Sự kiện: Công bố KQKD Q4/2023 vào ngày 30/1
STB đã công bố LNTT Q4/2023 đạt 2,7 nghìn tỷ đồng (tăng 45% so với cùng kỳ), nhờ chi phí dự phòng giảm mạnh (giảm 83% so với cùng kỳ) trong khi tổng thu nhập hoạt động giảm 14% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước trích lập dự phòng trong kỳ đạt 3,3 nghìn tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ.
Đồ thị cổ phiếu STB phiên giao dịch ngày 05/02/2024. Nguồn: AmiBroker
Với kết quả thực hiện Q4/2023, LNTT cả năm 2023 đạt 9,6 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 52% và bằng 100% dự báo của HSC (lợi nhuận trước trích lập dự phòng đạt 13,3 nghìn tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ và bằng 93% dự báo của chúng tôi).
Tín dụng tăng trưởng ổn định
Tổng dư nợ cho vay Q4/2023 tăng 10% so với cùng kỳ (tăng 2,4% so với quý trước) đạt 483 nghìn tỷ đồng. Trong cơ cấu cho vay, cho vay khách hàng cá nhân và DNNVV vẫn chiếm tỷ trọng chính, đạt trên 90% tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối Q4/2023 (STB không có TPDN). STB đã sử dụng gần hết hạn mức tăng trưởng tín dụng được NHNN giao là 11% nhưng HSC không thất vọng về điều này – vì chúng tôi đánh giá tăng trưởng tín dụng của STB là thực chất, không có động tác kỹ thuật nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng vào cuối Q4/2023.
Bảng 1: KQKD Q4/2023, STB
Về mặt huy động, tiền gửi khách hàng tiếp tục tăng 0,6% so với quý trước (tăng 12,3% so với đầu năm) đạt 511 nghìn tỷ đồng và giấy tờ có giá tăng 7,3% so với quý trước (tăng 12,3% so với đầu năm) đạt 29 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tại thời điểm cuối Q4/2023 là 18,6%; tăng từ 17,3% tại thời điểm cuối Q3/2023 nhưng vẫn thấp hơn mức đỉnh 22,6% tại thời điểm cuối Q2/2023.
Tỷ lệ NIM hồi phục
Tỷ lệ NIM Q4/2023 tăng 42 điểm cơ bản so với quý trước (giảm 117 điểm cơ bản so với cùng kỳ) đạt 3,64% với lợi suất gộp giảm 23 điểm cơ bản so với quý trước (giảm 15 điểm cơ bản so với cùng kỳ) xuống còn 8,84% trong khi chi phí huy động giảm 68 điểm cơ bản so với quý trước (tăng 95 điểm cơ bản so với cùng kỳ) đạt 5,64%. Tỷ lệ NIM năm 2023 đạt 3,76%; tăng từ mức 3,35% trong năm 2022.
HSC tin rằng tỷ lệ NIM của STB sẽ tiếp tục tăng vì chi phí huy động (lãi suất tiền gửi) nhiều khả năng giảm và các khoản cho vay ưu đãi lãi suất đối với khách hàng gặp khó khăn dần đáo hạn (giúp nâng cao lợi suất cho vay).
Thu nhập lãi thuần giảm 7% so với cùng kỳ trong Q4/2023 còn 5,6 nghìn tỷ đồng nhưng tăng trưởng 29% trong cả năm 2023 đạt 22,1 nghìn tỷ đồng; bằng 102% dự báo của HSC.
Thu nhập ngoài lãi giảm vì thu nhập hoạt động dịch vụ kém khả quan
Thu nhập ngoài lãi Q4/2023 giảm 34% so với cùng kỳ xuống còn 1.075 tỷ đồng, chủ yếu vì lãi thuần HĐ dịch vụ giảm 34% so với cùng kỳ xuống cồn 586 tỷ đồng (lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối đi ngang so với cùng kỳ đạt 297 tỷ đồng). HSC tin rằng lãi thuần HĐ dịch vụ giảm chủ yếu vì thu nhập bancassurance giảm và dịch vụ thanh toán chưa hồi phục.
Chi phí hoạt động tăng
Tổng chi phí hoạt động Q4/2023 tăng 29% so với cùng kỳ lên 3.410 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lương tăng 14% so với cùng kỳ lên 1.660 tỷ đồng trong khi chi phí liên quan đến tài sản tăng 19% so với cùng kỳ lên 675 tỷ đồng. Trong kỳ, số lượng nhân viên gần như giữ nguyên ở 18.514 người.
Tỷ lệ CIR Q4/2023 tương đương quý trước ở mức 50,8%.
Chất lượng tài sản cải thiện
Ở phần ‘ngân hàng tốt’, tỷ lệ nợ xấu của STB tăng nhẹ lên 2,28% (từ 2,2% trong Q3/2023) và tỷ lệ nợ nhóm 2 gần như đi ngang so với quý trước ở mức 0,73% (từ 0,71% quý trước). Hệ số LLR tăng lên 68% từ 64% tại thời điểm cuối Q3/2023.
Về khoản cho vay 3 nghìn tỷ đồng đối với Bamboo Airways (BAV), STB đang trong quá trình chuyển nợ thành vốn góp (tương đương 11,4% cổ phần tại BAV) nên nợ xấu và/hoặc chi phí dự phòng có thể sẽ chưa phải ghi nhận ngay. Quá trình này được sự hỗ trợ từ 6 bộ ngành và các pháp nhân như PLX (Mua vào, giá mục tiêu 43.600đ), ACV (Mua vào, giá mục tiêu 84.100đ) và Sây bay Tân Sơn Nhất. Chúng tôi kỳ vọng STB sẽ không phải góp thêm vốn/cho vay thêm đối với BAV.
Chi phí dự phòng Q4/2023 giảm 83% so với cùng kỳ xuống còn 544 tỷ đồng, theo đó chi phí dự phòng cả năm là 3,7 nghìn tỷ đồng (giảm 57% so với cùng kỳ) với chi phí tín dụng giảm còn 0,8% (so với 2,14% trong năm 2022). HSC nhấn mạnh rằng chi phí dự phòng giảm là hợp lý vì quá trình tái cơ cấu của STB (và gánh nặng chi phí dự phòng cao) có thể sẽ kết thúc trong 1-2 quý tới.
Nợ xấu của STB tại thời điểm cuối Q4/2023 (Bảng 2) giảm còn 11 nghìn tỷ đồng từ 14 nghìn tỷ đồng trong Q3/2023 (tương đương 1,64% tổng tài sản, giảm từ 2,15% tại thời điểm cuối Q3/2023). Số dư trái phiếu VAMC thuần giảm còn 1,8 nghìn tỷ đồng từ 3,9 nghìn tỷ đồng trong Q3/2023.
Giữ nguyên khuyến nghị Mua vào, giá mục tiêu và dự báo
KQKD năm 2023 vẫn sát dự báo của HSC về: lợi nhuận thuần, tỷ lệ NIM, chất lượng tài sản và tiến độ xử lý tài sản tồn đọng. Theo đó, chúng tôi duy trì dự báo với quan điểm là tài sản tồn đọng sẽ được xử lý xong vào giữa năm 2024. Trên thực tế, triển vọng của STB sau tái cơ cấu rất tích cực với lợi nhuận thuần 2 năm (năm 2023-2025) tăng trưởng với tốc độ CAGR khoảng 40%.
Hiện Cổ phiếu STB có P/B dự phóng năm 2024 là 1,02 lần; chiết khấu 4% so với bình quân nhóm NHTM tư nhân ở mức 1,06 lần. HSC duy trì khuyến nghị và giá mục tiêu.
Bảng 2: Tài sản tồn đọng đưuọc xử lý tính đến cuối Q4/2023, STB
Nguồn: HSC
Tuyên bố miễn trách nhiệm: Báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. Dautucophieu.net sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.