DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả: Đầu tư theo đà tăng trưởng

Lượt xem: 1,462,301 - Ngày:
Chia sẻ

Chào các bạn!

Để đầu tư chứng khoán thành công được hay không thì các bạn cần trang bị cho mình một chiến lược đầu tư, bao gồm từ việc lựa chọn cổ phiếu, thời điểm mua, thời điểm bán và việc quản trị danh mục đầu tư của mình như thế nào…Trong bài viết này, Nhật Cường xin giới thiệu đến các bạn và các nhà đầu tư (NĐT) một phương pháp, một chiến lược đầu tư chứng khoán rất hiệu quả – đó chính là phương pháp đầu tư theo đà tăng trưởng.

daututheodatangtruongp21

Phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả: Đầu tư theo đà tăng trưởng. Ảnh: Nguồn Internet

Phần 1: Giới thiệu phương pháp:

Như chúng ta đã biết trên thị trường hiện nay có rất nhiều chiến lược và trường phái đầu tư khác nhau như chiến lược đầu tư theo phân tích kỹ thuật, chiến lược đầu tư để hưởng cổ tức hay đầu tư giá trị, chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng…Các chiến lược trên đều mang lại thành công, tuy nhiên việc lựa chọn chiến lược nào để mang lại hiệu quả đối với mỗi NĐT là khác nhau và theo như thống kê trên thế giới thì NĐT cá nhân là phù hợp nhất với chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng và chiến lược này đã được kiểm nghiệm là thành công cho đa số các NĐT cá nhân. Lý do tại sao? Nhật Cường xin giải thích cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, đà tăng trưởng ở đây không phải là các cổ phiếu đã tăng quá nhiều mà đà tăng trưởng ở đây chính là các cổ phiếu đang có quán tính tăng mạnh.
  • Thứ hai, những cổ phiếu tăng trưởng mạnh chính là những cổ phiếu dẫn dắt đà tăng của thị trường nên những cổ phiếu này thường mang lại hiệu quả cao hơn thị trường chung và giúp cho NĐT cá nhân chủ động hơn thị trường. Qua đó giúp cho NĐT, nhất là NĐT cá nhân không bị cuốn theo thị trường chứ không bị động theo đám đông như kiểu hôm nay thấy thị trường khỏe thì nhao theo sóng hoặc hôm sau thấy thị trường xuống lại nhao ra bán. Nếu chúng ta tập trung vào nhóm cổ phiếu có đà tăng trưởng mạnh nhất thì chúng ta chủ động hơn thị trường chung, tức là những cổ phiếu này bao giờ cũng hoạt động trước thị trường, chạy trước thị trường và xuống sau thị trường, thậm chí khi thị trường đã đảo chiều đi xuống rồi thì những cổ phiếu có đà tăng trưởng mạnh này chưa xuống ngay và phải một thời gian sau mới xuống. Điều đó sẽ giúp cho các NĐT khi đầu tư vào nhóm các cổ phiếu này sẽ xuất phát sớm hơn khi thị trường tăng và ở đoạn sau khi thị trường đi xuống sẽ giữ được lâu hơn vì có độ trễ hơn do cổ phiếu nhóm này xuống chậm hơn qua đó giúp cho NĐT hành động hiệu quả hơn.
  • Thứ ba, trong một đà tăng thì khi chúng ta mua cao chúng ta sẽ bán được giá cao hơn và những người mua từ giá cao hơn này sẽ bán được giá cao hơn nữa. Rõ ràng đa số các NĐT khi tham gia vào một cuộc chơi trong thị trường uptrend (đi lên) thì đều có ăn nhưng khi thị trường downtrend (đi xuống) thì đa số đều mất tiền. Chính vì lý do như vậy nên chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng không những đã được thống kê là thành công ở TTCK Việt Nam mà trên toàn thế giới chiến lược đầu tư này đã được kiểm nghiệm là mang lại thành công cho đa số NĐT, nhất là đối với NĐT cá nhân.

Bất kỳ một chiến lược đầu tư nào thì cũng đều có ba bước như sau:

  • Thứ nhất là chúng ta phải tìm ra được một danh mục đầu tư.
  • Thứ hai là phải chọn được thời điểm đầu tư.
  • Thứ ba là chúng ta phải quản trị được danh mục đó (Kiểm soát lãi/lỗ).

1/ Chọn danh mục đầu tư:

Trên TTCK Việt Nam hiện nay có hơn 1.350 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu hàng ngày thường đều có những thông tin tốt, xấu riêng. Chúng ta nên nhìn bao quát tổng thể các cổ phiếu này hơn là việc chỉ tập trung sự chú ý vào một vài mã cụ thể. Chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng là chúng ta phải đầu tư vào các cổ phiếu nào mà đang có đà tăng tốt nhất thị trường. Câu hỏi đặt ra ở đây là làm cách nào để tìm ra các cổ phiếu đó và lý do tại sao lại nên đầu tư vào các cổ phiếu như vậy. Mọi người đều có thể biết không phải ngẫu nhiên mà một cổ phiếu tự nhiên lại có đà tăng mạnh, đà tăng mạnh xuất hiện bởi vì cổ phiếu này có lực mua tốt, lực gom mạnh và chính lực gom đó không phải tự nhiên mà có. Người ta bỏ tiền ra để mua gom chắc chắn phải có một lý do nào đó. Có thể là vì yếu tố cơ bản của doanh nghiệp đó tốt, có thể là triển vọng sắp tới sẽ rất tiềm năng, có thể là cổ phiếu đó đang được định giá hấp dẫn và cũng có thể là đội lái đang gom hàng. Bất kỳ một lý do nào đó cũng giúp cho hành động và việc gom hàng này là có mục đích và nếu chúng ta tham gia vào một cuộc chơi mà có mục tiêu, mục đích rõ ràng (nhất là đang ở trong pha tăng) thì chúng ta sẽ nhanh chóng đạt được lợi nhuận hơn so với tất cả các phương pháp khác.

2/ Thời điểm để đầu tư:

Khi bạn đã tìm được ra danh mục cổ phiếu để đầu tư như vậy rồi bước tiếp theo là bạn phải chọn ra được thời điểm thích hợp để áp dụng phương pháp này sao cho hạn chế được rủi ro nhất:

  • Thứ nhất, khi một cổ phiếu đang giao dịch trong vùng tích lũy tốt sẽ ít rủi ro.
  • Thứ hai, khi một cổ phiếu đã tích lũy đủ về lượng rồi thì sẽ có cơ hội rất cao bứt phá lên phía trước. Điều đó giúp chúng ta nhanh chóng kiếm được lợi nhuận trong ngắn hạn.

3/ Quản trị danh mục đầu tư (Kiểm soát lãi/lỗ):

Bất kể một chiến lược đầu tư nào cũng không bao giờ mang lại thành công 100%. Nhật Cường cho rằng một danh mục đầu tư với xác suất thành công là 60-70% đã là tốt rồi. Nhưng nếu bạn không biết quản trị tốt lãi/lỗ danh mục đầu tư của mình thì bạn sẽ thất bại.

Nhật Cường lấy ví dụ, nếu bạn có một danh mục đầu tư với xác suất thành công là 60%, có nghĩa là khi bạn mua 10 mã cổ phiếu trong đó có 6 mã có lãi và 4 mã bị lỗ (đây là một danh mục đầu tư theo Nhật Cường đánh giá là khá thành công). Tuy nhiên, mỗi mã có lãi với lợi nhuận trung bình là 5%, 6 mã sẽ là: 6 x 5 = 30%. Nhưng mỗi mã bị lỗ với mức lỗ trung bình là -10%, thì 4 mã sẽ là: 4 x (-10) = -40%. Như vậy cộng lại cả danh mục đầu tư gồm 10 mã, sẽ là: 30+ (-40) = -10%. Có nghĩa là tổng kết lại danh mục, bạn đã bị lỗ 10%. Đây là một ví dụ điển hình về một danh mục đầu tư thành công nhưng do quản trị rủi ro không tốt nên dẫn đến kết quả là vẫn bị thua lỗ.

Nhưng ngược lại, nếu bạn có một danh mục đầu tư chỉ với xác suất thành công là 30%, có nghĩa là khi bạn mua 10 mã cổ phiếu trong đó có 3 mã có lãi (với mức lãi trung bình 10% mỗi mã) và 7 mã bị lỗ (nhưng chỉ để lỗ dừng lại ở 3% mỗi mã) thì cộng lại cả danh mục đầu tư gồm 10 mã, sẽ là: (3×10)+ (7x(-3)) = 9%. Có nghĩa là tổng kết lại danh mục, bạn vẫn lãi 9%. Như vậy, cho dù xác suất đầu tư của bạn chỉ thành công ở mức 30% nhưng bạn vẫn chiến thắng. Có nghĩa là bạn nên đặt kỳ vọng lợi nhuận phải gấp tối thiểu 3 lần rủi ro thua lỗ mà bạn chấp nhận thì bạn mới mong có cơ hội chiến thắng được thị trường. Khi xây dựng một danh mục đầu tư, nếu bạn đặt mức rủi ro chấp nhận thua lỗ của mỗi cổ phiếu là -5% thì kỳ vọng lợi nhuận mà bạn mong muốn ở cổ phiếu đó phải là 15%. Nếu kỳ vọng lợi nhuận của bạn là 20% thì mức độ chấp nhận rủi ro cho phép để tối đa ở mức -7%. Ngoài ra, việc dừng lỗ kịp thời cũng giúp cho bạn không bao giờ rơi vào những tình huống quá nghiêm trọng. Nhật Cường thích câu nói “Cắt lỗ không bao giờ là sai”. Vì một khi cổ phiếu đã mất tới 50% giá trị thì nó phải tăng lại đúng 100% mới hòa được vốn, khi một cổ phiếu mất tới 75% giá trị thì nó phải tăng lại 300% mới trở lại được giá trị ban đầu. Mà trên TTCK, việc tìm ra được một cổ phiếu tăng 100% là cực kỳ khó khăn chứ chưa nói đến tăng 300%.

Chính vì vậy, trong ba bước trên là: Tìm danh mục đầu tư, thời điểm đầu tư và quản trị danh mục đầu tư (kiểm soát lãi/lỗ) thì Nhật Cường cho rằng việc kiểm soát tốt lãi/lỗ của danh mục đầu tư là yếu tố quan trọng nhất. Vì xác suất đầu tư thành công của các NĐT là khác nhau, nên việc kiểm soát lỗ của các NĐT là khác nhau.

Có rất nhiều bạn chia sẻ với Cường là: “Tôi đọc sách, sách nào cũng dạy là mức cắt lỗ (cutloss) nên để từ mức -7% đến -10% là phải cắt”. Đồng ý, cắt lỗ -7% đến -10%. Nhưng Cường hỏi ngược lại các bạn ấy là: “Thế mỗi lần đúng các bạn lãi được bao nhiêu?” các bạn trả lời là trong lịch sử từ trước tới giờ khi tham gia TTCK các bạn lãi nhiều nhất chỉ 7% thôi. Cường hỏi tiếp, “thế bình quân khi mua 10 mã, bạn đúng được bao nhiêu mã?” Các bạn trả lời là mua 10 mã thì chỉ đúng được 4 mã. Cường bảo luôn: “Thế bạn đi kinh doanh chứng khoán làm gì”. Mua 10 mã, đúng 4 mã, sai 6 mã không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Nhưng vấn đề là 6 mã sai thì cắt lỗ ở -7% đến -10%. Còn 4 mã đúng thì lãi chỉ cao nhất chỉ là 7%. Như vậy, tổng kết lại là các bạn đang đi làm từ thiện trên TTCK rồi.

Có thể thấy, không chỉ riêng chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng, mà ở chiến lược đầu tư nào chăng nữa thì chúng ta đều phải kiểm soát tốt mức lãi/lỗ của danh mục đầu tư. Tức là bạn phải biết khả năng của bạn đang ở đâu. Mỗi cơ hội đúng của bạn, làm tốt nhất bạn lãi được bao nhiêu %? Nếu là lãi được 10% ở mỗi cơ hội thì với 10 cơ hội của bạn (giả sử đúng được 5, sai 5 – tương ứng với xác suất đầu tư thành công là 50%) thì mức kiểm soát lợi nhuận của bạn phải gấp ít nhất 2 lần rủi ro. Có nghĩa là cứ cổ phiếu nào khi bạn mua về tài khoản mà lỗ 5% là bạn phải cắt lỗ. Bạn không cần biết phía sau là như thế nào, cứ chạm ngưỡng cắt lỗ là bạn cắt. Còn với các bạn khác, với biên lợi nhuận có được thấp hơn, chỉ là 7%/mỗi lần đúng chẳng hạn, với xác suất đầu tư thành công là 40% (4 mã đúng, 6 mã sai) thì khi cổ phiếu mua về tài khoản mà sai thì cổ phiếu lỗ -3% là bạn đã phải cắt lỗ rồi. Tức là bạn phải kiểm soát lãi lỗ rất là chủ động, nó phụ thuộc vào khả năng của mỗi người.

Như vậy, đọc qua phần 1 bài viết này, Nhật Cường muốn các bạn thống kê lại là qua 10 lần giao dịch gần nhất, bình quân bạn đúng bao nhiêu cơ hội, sai bao nhiêu cơ hội và bình quân với những lần đúng của bạn là được bao nhiêu %? Từ đó, bạn sẽ biết được là mỗi lần sai thì lỗ bao nhiêu % là bạn phải cutloss. Mỗi người có một ngưỡng cutloss khác nhau, không có ai là giống ai cả. Đó chính là bài toán quản trị rủi ro mà Nhật Cường muốn đề cập với các bạn trong chiến lược đầu tư tăng trưởng.

Phần tiếp theo, Nhật Cường sẽ đi vào chi tiết cách sử dụng chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng.

Phần 2: Hướng dẫn cách sử dụng

Hiện tại, Nhật Cường biết đến một công cụ có thể đánh giá mỗi cổ phiếu ra thành hệ thống các điểm số khác nhau (được chiết xuất ra file excel) giúp cho NĐT tạo lập được một danh mục theo đúng chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng.

Top 25 cổ phiếu được đánh giá mạnh nhất thị trường ngày 02/06/2016

Các điểm số này được đánh giá dựa trên sự so sánh tất cả các cổ phiếu đang niêm yết trên sàn với nhau. Qua đó cho thấy được cổ phiếu nào đang có đà tăng tốt, cổ phiếu nào đang có trạng thái tích lũy tốt nhất, cổ phiếu nào có thanh khoản tốt, cổ phiếu nào có vốn hóa tốt, cổ phiếu nào có điểm cơ bản tốt (điểm cơ bản được xây dựng ở đây dựa trên các chỉ số P/E, P/B, ROE, ROA..), cổ phiếu nào có điểm tổng hợp tốt (tổng hợp cả 5 tiêu chí đà tăng, tích lũy, thanh khoản, cơ bản, vốn hóa), % wash out thể hiện từ đầu sóng cổ phiếu đã lên được nhiều hay chưa. Vì đây là phương pháp đầu tư theo đà tăng trưởng, tuy nhiên nếu chúng ta theo đuổi những cổ phiếu đã có sóng chạy quá xa rồi thì rõ ràng độ rủi ro sẽ lớn và với độ cao như vậy thì điểm tin cậy có cao hay không.

Giá khuyến nghị cho NĐT biết được vùng nào nên mua, vùng nào nên bán. Qua đó giúp cho các NĐT quản trị tốt được lãi/lỗ danh mục đầu tư của mình là lợi nhuận gấp hai lần rủi ro.

Như vậy, đây là một hệ thống đánh giá, so sánh tất cả các cổ phiếu niêm yết trên sàn với nhau theo các tiêu chí như Nhật Cường vừa nêu, hệ thống này giúp cho NĐT xây dựng được danh mục đầu tư phù hợp với mình. Tức là hàng ngày các NĐT sẽ chọn lựa ra được nhiều cổ phiếu theo các tiêu chí khác nhau tùy theo sở thích của NĐT. Có NĐT thì thích cổ phiếu có đà tăng tốt, có NĐT thì thích cổ phiếu tích lũy tốt, có nhà đầu tư lại thích thanh khoản cao, có NĐT lại thích những cổ phiếu mới tăng (từ đầu sóng) …

Chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng là sự tổng hợp của cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Phương pháp này giúp cho NĐT chọn lựa ra được cổ phiếu mạnh hơn thị trường chung. Do đó, khi thị trường có xu hướng đi lên nó cực kỳ hiệu quả trong việc giúp cho NĐT chọn ra đc các cổ phiếu mạnh và khi thị trường đi xuống sẽ hạn chế được tối thiểu rủi ro cho NĐT.

Các cổ phiếu đều được đánh giá dựa trên điểm tổng hợp. Điểm tổng hợp của mỗi cổ phiếu dựa trên 5 tiêu chí: Đà tăng, Tích lũy, Thanh khoản, Vốn hóa, Cơ bản. 5 tiêu chí này đã được định lượng ra điểm số cụ thể sau từng phiên giao dịch.

Nhật Cường xin giải thích qua về 5 tiêu chí trên:

  1. Điểm Đà tăng: Thể hiện sức mạnh và sức bật của cổ phiếu. Điểm đà tăng càng cao thì điểm tích lũy càng giảm.
  2. Điểm Tích lũy: Là quá trình cổ phiếu đang tạo nền. Điểm tích lũy càng cao thì cổ phiếu đó càng an toàn và khả năng tăng giá của cổ phiếu đó càng sớm diễn ra.
  3. Điểm Thanh khoản: Cổ phiếu nào dễ mua bán hơn thì điểm cao hơn.
  4. Điểm Vốn hóa: Cổ phiếu nào có tầm ảnh hưởng đến thị trường chung hơn.
  5. Điểm Cơ bản: Cổ phiếu nào có chỉ số đẹp hơn.

Ngoài ra, còn 1 số tiêu chí đáng chú ý nữa là:

  • Nền giá: Cổ phiếu nào có độ nén giá chặt hơn.
  • % Từ điểm Wash out: Cổ phiếu đã tăng được bao nhiêu % kể từ đầu sóng.
  • Giá mua cao nhất: Vùng giá thích hợp để mua vào khi cổ phiếu đang giao dịch ở dưới giá mua cao nhất. Tuy nhiên, giá cổ phiếu vẫn có thể giảm về vùng giá cắt lỗ.
  • Giá bán cao nhất: Vùng giá thích hợp để bán ra khi cổ phiếu đang giao dịch ở trên giá bán cao nhất. Tuy nhiên, giá cổ phiếu vẫn có thể tiếp tục tăng.
  • Giá cắt lỗ: Nên tuân thủ nguyên tắc bán cắt lỗ khi giá cổ phiếu vi phạm giá cắt lỗ.
  • Giá mua cao nhất/Giá đóng cửa (%): Trong ngoặc màu đỏ ( ) là giá đóng cửa phiên liền trước đã vượt giá mua cao nhất (tính theo %). Màu xanh là giá đóng cửa phiên liền trước vẫn đang ở dưới giá mua cao nhất.

Danh mục Nhật Cường chọn ra 4 mã để mua ngày 02/06/2016

Nhật Cường lấy ví dụ cụ thể danh mục đầu tư mà Cường thực hiện mua từ ngày 02/06/2016 (các bạn có thể kiểm chứng danh mục tại cuối bài viết Tại đây) đến ngày 10/06/2016, chỉ mới qua 8 ngày, nhưng bình quân lợi nhuận của mỗi cổ phiếu (hay tính chung của cả danh mục) đã là 4.3%. Trong khi chỉ số VN-Index chỉ tăng 1.7%. Điều đó cho thấy danh mục mà Nhật Cường đầu tư theo phương pháp đà tăng trưởng đã tăng mạnh hơn 1.5 lần thị trường chung, cá biệt có mã KSB với đà tăng tốt, tích lũy tốt đã tăng 9.5% chỉ sau 8 ngày và tăng gấp hơn 5 lần thị trường chung. Chỉ có 1 cơ hội bị lỗ là mã SVC -1,8% (Cường đã cắt lỗ mã này ngày 07/06/2016 – các bạn kiểm chứng Tại đây).

Như vậy, với việc kiểm soát lợi nhuận/rủi ro như thế này và theo một phương pháp bộ lọc như trên thì xác suất thành công các bạn có thể thấy là tương đối cao.

Top 25 cổ phiếu được đánh giá mạnh nhất thị trường ngày 02/06/2016

Bây giờ ta cùng phân tích chi tiết hai cơ hội đúng nhiều nhất là KSB và VCS. Ví dụ là KSB (Xếp hạng thứ 7 trong bảng Top 25 cổ phiếu ở trên). Nhìn vào bảng hệ thống điểm số ở trên (vào thời điểm ngày 02/06/2016), bạn có thể thấy điểm tổng hợp là 8.7 điểm, đà tăng 9.5 điểm, tích lũy 9.5 điểm, thanh khoản 9.4 điểm, vốn hóa 8.3 điểm, cơ bản 6.8 điểm. % Wash out (mới lên từ đầu sóng) 19.2%, có giá khuyến nghị mua cao nhất là không quá 52.3 và giá culoss (nếu mua sai – bị fail) là 49.9. Rõ ràng tại thời điểm ngày 02/06/2016 bạn có thể thấy là hệ thống đầu tư theo đà tăng trưởng này khác rất nhiều so với các hệ thống tư vấn khác, giúp cho NĐT tránh bị mua đuổi, có nghĩa là khi chúng ta đã có các tiêu chí rõ ràng như vậy thì chúng ta xuất phát từ những điểm mà cổ phiếu chưa chạy, tức là các cổ phiếu đã tích lũy đầy đủ về lượng rồi và chỉ chờ sự bùng nổ về chất.

Đồ thị cổ phiếu KSB ngày 02/06/2016. Nguồn: Amibroker

Nếu theo những tín hiệu phân tích kỹ thuật truyền thống thì rõ ràng vào ngày 02/06/2016 chúng ta chỉ thấy được rằng cổ phiếu KSB đang đi ngang, nên chắc chắn nhiều bạn theo trường phái đầu tư kỹ thuật thì phải chờ đợi các tín hiệu bùng nổ mới vào mua. Rõ ràng là theo trường phái phân tích kỹ thuật thì biên lợi nhuận của bạn ít hơn và độ rủi ro cao hơn.

Đồ thị cổ phiếu KSB ngày 10/06/2016. Nguồn: Amibroker

Qua đó có thể thấy được rằng với việc sử dụng các tiêu chí rõ ràng như trong bộ lọc trên thì chúng ta xuất phát từ rất sớm, xuất phát khi các cổ phiếu còn đang trong vùng tích lũy và sau đó gặt hái được hiệu quả.

Cơ hội thứ hai là VCS cũng tương tự như vậy (Xếp hạng thứ 15 trong bảng Top 25 cổ phiếu ở trên), ngày 02/06/2016 VCS chưa có chỉ báo kỹ thuật nào cho thấy tín hiệu để mua.

Đồ thị cổ phiếu VCS ngày 02/06/2016. Nguồn: Amibroker

Thậm chí, nhiều bạn còn nghĩ VCS đang giao dịch trên vùng đỉnh và sắp điều chỉnh. Nhưng theo bộ lọc trên chúng ta lại nhìn thấy điểm mua. Ở thời điểm đó (ngày 02/06/2016), điểm tổng hợp của VCS là 8.4, đà tăng 9.0 điểm, tích lũy 8.2 điểm, nền giá tuần 9.8 điểm, nền giá tháng 6.8 điểm và giá thị trường của VCS tời điểm đó là 92.4 vẫn đang ở dưới giá mua cao nhất mà hệ thống khuyến nghị là 98.3. Tức là, hệ thống giúp bạn giao dịch rất chủ động, chỉ cần có tiêu chí là bạn sẽ có cơ hội và có cơ hội là bạn có thể mua từ vùng tích lũy có độ rủi ro là rất thấp.

Đồ thị cổ phiếu VCS ngày 10/06/2016. Nguồn: Amibroker

Có một cơ hội bị sai là SVC, bạn có thể thấy là kể cả sau đấy có sai thì khi hàng về tài khoản, Nhật Cường cũng không bị lỗ nhiều. Nếu Nhật Cường giữ thêm một hôm nữa thì SVC lại tăng giá trở lại và Cường sẽ không bị lỗ nhưng theo đúng nguyên tắc của Cường, Cường cắt lỗ khi SVC giảm gần 2%.

Các bạn thấy rằng nếu chúng ta theo các tiêu chí của bộ lọc thì điểm mua rất chủ động và bạn không phải bị mua đuổi, không cần phải chờ đến điểm break…Mặt khác, các NĐT đều biết tất cả trường phái đầu tư đều không thể đúng 100%. Trong trường hợp bạn mua một cổ phiếu theo trường phái break, với xác suất thành công là 50% (10 cơ hội: đúng 5, sai 5). Nếu là sai, với một điểm break sau khi bạn mua cách vùng tích lũy khoảng 5-6% thì rủi ro phải đối mặt sẽ là rất lớn. Trong khi đấy, nếu bạn mua trong vùng tích lũy thì kể cả khi sai, bạn cũng không gặp phải những rủi ro quá lớn. Như vậy, rõ ràng là việc xây dựng cho NĐT một danh mục đầu tư như trên sẽ mang lại hiệu quả hơn rất nhiều, khi ấy bạn sẽ hoàn toàn chủ động trong việc giao dịch mà không cần phải nghe, hóng thị trường, bạn không cần phải đi quá sâu vào việc phân tích cổ phiếu này như thế nào. Tất nhiên, với mỗi thời điểm mà chúng ta có thể kết hợp với những thông tin vĩ mô cộng với cả các yếu tố cơ bản như Nhật Cường phân tích trên website thì bạn có thêm các yếu tố để cộng hưởng và giúp bạn tự tin hơn rất nhiều tại thời điểm mua, bất chấp lúc đó thị trường chung diễn biến như thế nào. Vì bạn biết rằng cổ phiếu đó đang hiệu quả hơn thị trường chung và mạnh hơn thị trường chung rất nhiều lần nên không có lý do gì khiến bạn phải nhìn thị trường để trading cổ phiếu đó. Thậm chí, chúng ta phải tự tin là cổ phiếu trong bộ lọc đó xuất phát trước thị trường và khi thị trường điều chỉnh chưa chắc cổ phiếu đó đã điều chỉnh theo vì có các tiêu chí tốt hơn so với thị trường chung.

Kết luận lại, để xây dựng một chiến lược đầu tư dễ dàng như Nhật Cường vừa chia sẻ cũng không phải là đơn giản vì phương pháp này vừa đem lại hiệu quả cao mà lại dễ dàng sử dụng. Nếu NĐT nào muốn sử dụng phương pháp này xin vui lòng liên hệ với Nhật Cường. Phương pháp này đã được Nhật Cường sử dụng hơn một năm qua cho tất cả các khách hàng của Nhật Cường và đã gặt hái được rất nhiều thành công trong thời gian vừa rồi. Hệ thống điểm số này hàng ngày được Nhật Cường cung cấp cho khách hàng để giúp cho NĐT quyết định hôm nay NĐT nên làm gì và danh mục cổ phiếu nào là danh mục cổ phiếu cần chú ý, chuẩn bị cho những pha tăng trưởng mới. Các NĐT đã được Nhật Cường trang bị cho một công cụ rất hữu ích và trong thời gian sắp tới Nhật Cường sẽ tiếp tục xây dựng các gói chiến lược đầu tư khác như chiến lược đầu tư ăn cổ tức, chiến lược theo đầu tư giá trị và các chiến lược khác để mang lại thành công cho các NĐT.

Thông tin chi tiết NĐT vui lòng liên hệ với Nhật Cường. Nhật Cường luôn sẵn sàng hỗ trợ!

Phan Nhật Cường – Trưởng phòng Tư vấn Đầu tư Chứng khoán Cao cấp
Điện thoại / Zalo: 0912842224
Fanpage: Đầu Tư Cổ Phiếu
Website: dautucophieu.net

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý