DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật cổ phiếu HSG – Giá thép tăng thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận

Lượt xem: 1,326 - Ngày:
Chia sẻ

Giá thép tăng thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận

HSC điều chỉnh tăng giá mục tiêu theo phương pháp DCF lên 37.300đ (từ 26.700đ trước đó) sau khi điều chỉnh tăng mạnh dự báo lợi nhuận nhờ nhu cầu đối với các sản phẩm tôn từ các thị trường xuất khẩu chính tăng và giá thép tăng gần đây. Sau khi cổ phiếu tăng mạnh gần đây, P/E dự phóng 2021 và 2022 lần lượt là 7,1 lần và 6,7 lần, so với bình quân P/E dự phóng bình quân 1 năm là 7,6 lần. Tại giá mục tiêu mới của chúng tôi, tiềm năng tăng giá là 18,2% so với thị giá hiện tại; HSC duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng. Cổ phiếu HSG

Đồ thị cổ phiếu HSG phiên giao dịch ngày 23/04/2021. Nguồn: AmiBroker

Tăng dự báo giai đoạn 2021-2023

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, (VSA), sản lượng thép xuất khẩu 6 tháng đầu năm của Cổ phiếu HSG tăng gấp đôi so với cùng kỳ lên 570.123 tấn (tăng 98,3% so với cùng kỳ) nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ các nước châu Âu và Bắc Mỹ sau đại dịch COVID-19. Nhờ đó, tỷ trọng xuất khẩu trên tổng sản lượng thép bán ra đã tăng mạnh lên 53% từ mức 40,4% cùng kỳ năm ngoái. Giá bán cũng tăng mạnh trên thị trường xuất khẩu nhờ nhu cầu cao.

Đối với thị trường trong nước, sản lượng tiêu thụ thép tăng 19,2% so với cùng kỳ lên 504.971 tấn nhờ nhu cầu phục hồi mạnh trong tháng 3/2020 sau khi trải qua kỳ nghỉ Tết với nhu cầu yếu trong tháng 2/2021. Tỷ trọng sản lượng thép trong nước giảm xuống 47% từ 59,6% trong 6 tháng đầu năm 2020.

Giá thép cuộn cán nóng đã tăng mạnh lên 950 USD/tấn trong tuần này (tăng 35,7% so với đầu năm). Đây là nguyên liệu đầu vào quan trọng để sản xuất tôn và ống thép, việc giá thép cuôn cán nóng tăng khiến giá các sản phẩm thép của HSG tăng theo. Chi phí tăng được chuyển trực tiếp cho khách hàng. Ngoài ra, hàng tồn kho giá rẻ của HSG đã giúp tỷ suất lợi nhuận của Công ty tăng lên mức cao bất thường trong 6 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là trong giai đoạn Q2/2021.

HSC điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận giai đoạn 2021-2023 để phản ánh nhu cầu từ thị trường xuất khẩu và giá bán tăng. Hiện tại, chúng tôi dự báo lợi nhuận thuần năm 2021 sẽ tăng trưởng 83,6% lên 2.118 tỷ đồng. Đối với năm 2022 và 2023, chúng tôi dự báo lợi nhuận thuần là 2.245 tỷ đồng (tăng trưởng 6,0%) và 2.541 tỷ đồng (tăng trưởng 13,2%). Đáng chú ý, EPS dự phóng mới của HSC cao hơn đáng kể lần lượt 31%, 26% và 29% trong giai đoạn 2021-2023 so với dự báo của thị trường.

Tăng giá mục tiêu lên 37.300đ (tiềm năng tăng giá 18,2%); duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng

HSC điều chỉnh tăng mạnh giá mục tiêu theo phương pháp DCF lên 37.300đ (từ 26.700đ) sau khi điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận giai đoạn 2021-2023.

Giá cổ phiếu HSG đã tăng 27% kể từ Báo cáo cập nhật gần nhất của HSC vào tháng 2/2021 nhờ triển vọng tích cực toàn ngành thép. Bất chấp động thái này, P/E dự phóng 2021 là 7,1 lần vẫn thấp hơn so với bình quân P/E dự phóng 1 năm là 7,6 lần (trong 4 năm qua) (Bảng 1).

Bảng 1: P/E dự phóng trung bình lịch sử 1 năm của HSG Cổ phiếu HSG

Rủi ro đầu tư

Mua cổ phiếu quỹ: Cổ đông đã thông qua kế hoạch mua 22 triệu cổ phiếu quỹ (tương đương 5% số cổ phiếu đang lưu hành) bằng nguồn thặng dư vốn cổ phần và các quỹ khác. HSG đã trình kế hoạch và đang chờ UBCKNN phê duyệt; giá mua và thời điểm hiện chưa được công bố. Sau khi hoàn thành, lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong cả năm 2021 sẽ giảm và tính toán EPS nhiều khả năng sẽ phải điều chỉnh tăng. Chúng tôi vẫn chưa kết hợp điều này vào mô hình dự báo của mình.

Giá thép có khả năng điều chỉnh mạnh: Nhu cầu nguyên liệu công nghiệp mạnh nhờ các gói kích cầu ở Trung Quốc và sự cải cách sản xuất diễn ra trên toàn ngành do lo ngại về các vấn đề môi trường đã thúc đẩy giá thép nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, và từ đó là giá thép thành phẩm tăng trong vài tháng qua. Giá thép cuộn cán nóng hiện đang giao dịch ở mức cao (950 USD/tấn, tăng 35,7% so với đầu năm).

Có khả năng cả giá tôn, ống thép và giá thép cuộn cán nóng sẽ điều chỉnh mạnh trong năm 2021 do giá các sản phẩm này đều đang giao dịch ở mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, nếu giá thép giảm thì sẽ được bù đắp bởi giá thép cuộn cán nóng giảm. HSG đang ký hợp đồng kỳ hạn với các đơn hàng xuất khẩu và giá bán một phần dựa trên giá nguyên liệu đầu vào tại thời điểm thỏa thuận. Do đó, các hợp đồng mua bán kỳ hạn sẽ giúp HSG ổn định tỷ suất lợi nhuận.

Việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn của Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu: Tôn Việt Nam đang phải chịu một số chính sách thuế chống bán phá giá ở cả thị trường truyền thống (các nước ASEAN) và Mỹ, châu Âu, … Tuy nhiên, đối với các đơn hàng từ Mỹ, châu Âu và các nước Bắc Mỹ khác, HSG có thể sử dụng thép cuộn cán nóng của Việt Nam làm nguyên liệu đầu vào để được miễn thuế chống bán phá giá. Rủi ro này có thể giảm mạnh hơn nữa, khi Formosa và HPG (Mua vào, giá mục tiêu 67.500đ) hiện có thể cung cấp tới 70-75% tổng nhu cầu thép cuộn cán nóng trong nước.

Q2/2021: Lợi nhuận tăng gấp 4 lần

HSG công bố KQKD sơ bộ Q2/2021 với doanh thu thuần ấn tượng đạt 10.841 tỷ đồng (tăng 87,6% so với cùng kỳ) và lợi nhuận thuần đạt 833 tỷ đồng (tăng 314,3% so với cùng kỳ) nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 72,9% so với cùng kỳ và tỷ suất lợi nhuận tăng (nhờ giá thép tăng). Trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần và lợi nhuận thuần của HSG lần lượt đạt 19.941 tỷ đồng (tăng 61,3% so với cùng kỳ) và 1.405 tỷ đồng (tăng 267,7% so với cùng kỳ). Với kết quả này, HSG đã lần lượt đạt 53,1% và 66,3% dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận thuần mới trong năm 2021 của HSC. HSG đã gần hoàn thành kế hoạch lợi nhuận thuần năm 2021 là 1.500 tỷ đồng.

Sản lượng tiêu thụ tăng mạnh, giá bán bình quân tăng

Bảng 2: KQKD Q2/2021 và nừa đầu năm 2021, (tỷ đồng) Cổ phiếu HSG

Bảng 3: Cơ cấu sản lượng tiêu thụ nửa đầu năm 2021 theo mảng, (tấn) Cổ phiếu HSG

Bảng 4: Cơ cấu sản lượng tiêu thụ nửa đầu năm 2021 theo thị trường, (tấn) Cổ phiếu HSG

Bảng 5: Cơ cấu sản lượng tiêu thụ Q2/2021 theo mảng, (tấn) Cổ phiếu HSG

Bảng 6: Cơ cấu sản lượng tiêu thụ Q2/2021 theo thị trường, (tấn) Cổ phiếu HSG

Sản lượng tiêu thụ Q2/2021 tăng 72,9% so với cùng kỳ, nhờ đó sản lượng tiêu thụ nửa đầu năm 2021 tăng 51,2% so với cùng kỳ

Theo VSA, trong Q2/2021, HSG đã tiêu thụ được 561.994 tấn (tăng 72,9% so với cùng kỳ) các sản phẩm thép, bao gồm:

  • Sản phẩm tôn tiêu thụ 443.298 tấn (tăng 75,4% so với cùng kỳ). Trong đó, sản lượng xuất khẩu tăng hơn gấp đôi lên 310.005 tấn (tăng 133,9% so với cùng kỳ) trong khi sản lượng tiêu thụ trong nước tăng 10,9% so với cùng kỳ lên 133.293 tấn.

Như chúng tôi đã đề cập trong Báo cáo cập nhật HSG trước đây (Mảng kinh doanh mới nhiều tiềm năng, nâng khuyến nghị lên Tăng tỷ trọng, 26/2/2021, HSC), do nguồn cung thiếu hụt ở châu Âu và các nước Bắc Mỹ, nhu cầu đối với các sản phẩm nhập khẩu là rất lớn. HSG đã tăng sản lượng xuất khẩu sang các thị trường này khi giá tăng mạnh, nhờ đó lợi nhuận được cải thiện. HSG thường ký hợp đồng kỳ hạn, do đó tỷ suất lợi nhuận sẽ được đảm bảo trong tương lai.

Sản lượng tiêu thụ trong nước bị ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ Tết vào tháng 2/2021, khiến nhu cầu nội địa kém hơn so với thị trường xuất khẩu. Chúng tôi cho rằng nhu cầu trong nước suy giảm chỉ mang tính thời điểm và sản lượng tiêu thụ sẽ phục hồi mạnh mẽ trong tháng 3/2021.

Nhờ nhu cầu nước ngoài tăng mạnh, sản lượng xuất khẩu chiếm 57,7% tổng sản lượng tiêu thụ thép trong Q2/2021 từ 41,7% trong Q2/2020. Tỷ trọng sản lượng tiêu thụ trong nước đã giảm xuống 42,3% từ 58,3% cùng kỳ năm ngoái.

  • Ống thép tiêu thụ 118.696 tấn (tăng 64,3% so với cùng kỳ). Trong đó, sản lượng tiêu thụ trong nước đạt 104.545 tấn (tăng 51,2% so với cùng kỳ). Sản lượng xuất khẩu tăng đáng kể lên 14.151 tấn từ mức nền rất thấp chỉ 3.091 tấn trong Q2/2020.

Nhờ sản lượng tiêu thụ tăng mạnh trong Q2/2021, HSG đã tiêu thụ tổng cộng 1.075.094 tấn thép thành phẩm trong 6 tháng đầu năm 2021 (tăng 51,2% so với cùng kỳ), trong đó sản lượng xuất khẩu tăng gấp đôi lên 570.123 tấn (tăng 98,3% so với cùng kỳ) và sản lượng tiêu thụ trong nước tăng lên 504.971 tấn (tăng 19,2% so với cùng kỳ).

Giá thép tăng mạnh từ đầu năm

Giá thép cuộn cán nóng của Việt Nam (nguyên liệu đầu vào chính để sản xuất tôn và ống thép) giao dịch ở mức 905 USD/tấn (tính đến ngày 9/4/2021) (tăng 31,1% so với đầu năm, Bảng 7). Tuy nhiên, theo như HSC tham khảo các kênh bán hàng, giá thép cuộn cán nóng hiện đang giao dịch ở mức 950 USD/tấn hoặc thậm chí cao hơn. Giá thép cuộn cán nóng đang tăng lên từng ngày; giá thép biến động cùng chiều với giá nguyên liệu đầu vào.

Nhìn chung, doanh thu thuần trong Q2/2021 đã tăng mạnh lên 10.841 tỷ đồng (tăng 87,6% so với cùng kỳ). Từ đó, doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2021 cũng tăng mạnh lên 19.941 tỷ đồng (tăng 61,3% so với cùng kỳ).

Biểu đồ 7: Giá HRC Việt Nam, USD/tấn Cổ phiếu HSG

Tỷ suất lợi nhuận được củng cố nhờ doanh thu và tỷ suất lợi nhuận mở rộng

Lợi nhuận thuần Q2/2021 tăng hơn 4 lần lên 833 tỷ đồng (tăng 314,3% so với cùng kỳ). Tỷ suất lợi nhuận thuần cũng cao ở mức 7,7% trong Q2/2021, tăng từ mức 3,5% trong Q2/2020 nhờ chi phí được quản lý hiệu quả hơn, hiệu suất hoạt động của các nhà máy tăng và giá bán tăng mạnh.

Lợi nhuận thuần 6 tháng đầu năm 2021 cũng tăng mạnh lên 1.405 tỷ đồng (tăng 267,7% so với cùng kỳ) nhờ tỷ suất lợi nhuận tăng và doanh thu tăng 61,3% so với cùng kỳ. KQKD 6 tháng đầu năm 2021 đã đạt lần lượt 53,1% và 66,4% dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận thuần của HSC trong năm 2021.

Dự báo mới giai đoạn 2021-2023

Chúng tôi nâng lần lượt 36%, 22% và 22% dự báo lợi nhuận thuần giai đoạn 2021- 2023 nhờ nhu cầu sau đại dịch COVID-19 phục hồi mạnh hơn dự báo. Tỷ suất lợi nhuận cũng được cải thiện nhờ giá bán tăng. Nhu cầu xuất khẩu và giá bán đã vượt dự báo của HSC. Theo dự báo lợi nhuận thuần mới, lợi nhuận thuần sẽ tăng trưởng 83,6%, nhờ đó tốc độ tăng trưởng gộp bình quân trong 3 năm tới đạt 30,1%.

HSC tóm tắt các thay đổi dự báo trong Bảng 8-10 bên dưới. Chúng tôi sẽ thảo luận thông tin cụ thể làm cơ sở cho những giả định này.

Bảng 8: Dự báo mới giai đoạn 2021-2023 Cổ phiếu HSG

Đối với năm 2021, HSC dự báo Công ty sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ hiện tại trong khoảng thời gian còn lại của năm 2021 (HSG kết thúc năm tài chính vào tháng 9). Các hợp đồng kỳ hạn được ký kết trước 3-4 tháng với tiến độ giao hàng trong vòng 2 tháng, do đó, triển vọng trong năm nay vẫn tích cực và rõ ràng.

Ngoài ra, với việc nền kinh tế thế giới hồi phục mạnh mẽ nhờ rủi ro dịch bệnh lắng dịu và động thái xem xét giảm mức hoàn thuế xuất khẩu (hiện là 13%) đối với thép cuộn cán nóng xuất khẩu của Trung Quốc, giá thép cuộn cán nóng dự kiến tiếp tục tăng. Trong bối cảnh này, nhu cầu đối với sản phẩm thép sẽ vẫn cao và giá sẽ tiếp đà tăng.

Bảng 9: Giả định hoạt động tự sản xuất và thương mại giai đoạn 2020-2023, HSG Cổ phiếu HSG

Bảng 10: Các giả định tỷ suất lợi nhuận Cổ phiếu HSG

Sản lượng tiêu thụ: Chúng tôi dự báo tổng sản lượng tiêu thụ tăng trưởng 18,9% trong năm nay lên 1,9 triệu tấn chủ yếu nhờ nhu cầu thị trường xuất khẩu tăng mạnh. Trong năm 2022-2023, chúng tôi kỳ vọng sản lượng tiêu thụ sẽ tăng trưởng lần lượt 8,3% và 7,5%.

Giá bán bình quân: Chúng tôi giả định giá bán bình quân sẽ tăng 13,2% lên 19,4 triệu đồng/tấn trong năm 2021. Chúng tôi kỳ vọng giá bán bình quân sẽ tăng lần lượt 1% và 2,0% trong năm 2022-2023 nhờ tỷ trọng doanh thu tôn (thường có giá bán cao hơn) tăng.

Doanh thu thuần: Dựa trên giả định về sản lượng và giá bán bình quân, HSC nâng lần lượt 15%, 15% và 13% dự báo doanh thu thuần trong năm 2021, 2022 và 2023 lên lần lượt 37 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 36,5%); 43,1 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 14,6%) và 49,9 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 16,0%).

Tỷ suất lợi nhuận gộp: HSC dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2021 sẽ tăng lên 18,7% (từ 16,8%) nhờ giá nguyên liệu đầu giảm vào đầu năm, cộng với việc quản lý chi phí tốt hơn sau khi tái cơ cấu. Chúng tôi tin rằng với hiệu suất hoạt động cải thiện trong những năm tới và quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn, HSG sẽ duy trì tỷ suất lợi nhuận gộp ở mức 18-18,4% trong giai đoạn 2022-2023.

Chi phí bán hàng & quản lý: Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu được giữ nguyên ở mức 10,5-10,7% trong giai đoạn 2021-2023. Do đó, việc chi phí bán hàng & quản lý tăng là do doanh thu tăng trưởng – HSC dự báo chi phí bán hàng & quản lý sẽ tăng 47,1% lên 3.944 tỷ đồng trong năm 2021. Trong năm 2022 và 2023, chi phí bán hàng & quản lý sẽ lần lượt là 4.607 tỷ đồng (tăng 16,8%) và 5.292 tỷ đồng (tăng 14,9%).

Lỗ thuần từ HĐ tài chính: HSC dự báo khoản lỗ này sẽ giảm nhẹ xuống còn 533 tỷ đồng từ mức lỗ 560 tỷ đồng trong năm 2020 nhờ chi phí lãi vay giảm. Lỗ thuần từ HĐ tài chính trong năm 2022 và 2023 sẽ lần lượt tăng lên 612,4 tỷ đồng và 626,9 tỷ đồng.

Dự báo lợi nhuận thuần: HSC tăng dự báo lợi nhuận thuần năm 2021 lên 2.188 tỷ đồng (tăng trưởng 83,6%) nhờ điều chỉnh tăng dự báo doanh thu và tỷ suất lợi nhuận. Chúng tôi dự báo lợi nhuận thuần năm 2022 và 2023 lần lượt đạt 2.245 tỷ đồng (tăng trưởng 6,0%) và 2.541 tỷ đồng (tăng trưởng 13,2%).

EPS: Công ty đã trình UBCKNN phê duyệt kế hoạch mua vào 22 triệu cổ phiếu quỹ. Ở giai đoạn này, do thông tin về giá và thời điểm mua vào còn hạn chế, chúng tôi chưa đưa kế hoạch này vào các mô hình dự báo của mình.

Do đó, EPS dự phóng 2021, 2022 và 2023 lần lượt đạt 4.430đ, 4.695đ và 5.315đ. Việc mua cổ phiếu quỹ (tương đương khoảng 5%) nếu hoàn tất, HSC sẽ điều chỉnh tăng tính toán EPS.

Định giá và khuyến nghị

Chúng tôi tăng đáng kể giá mục tiêu lên 37.300đ (tiềm năng tăng giá là 18,2%) từ 26.700đ trước đó, chủ yếu do chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận. Ngoài ra, tình hình hoạt động và tài chính của HSG sẽ phục hồi mạnh mẽ trong giai đoạn này. Tại giá mục tiêu mới, P/E dự phóng 2021 và 2022 lần lượt là 8,4 lần và 8,0 lần, so với bình quân P/E dự phóng năm là 7,6 lần (trong 4 năm qua). Chúng tôi giữ nguyên khuyến nghị Tăng tỷ trọng đối với HSG.

HSC tiếp tục sử dụng DCF làm phương pháp định giá chính chính để xác định giá mục tiêu cho Cổ phiếu HSG. Chúng tôi tăng mạnh giá mục tiêu lên 37.300đ, tiềm năng tăng giá 18,2% so với thị giá hiện tại. Điều này phản ánh những thay đổi giả định như sau:

  • HSC đã nâng dự báo lợi nhuận lần lượt 35,9%, 23,3% và 22,7% dự báo lợi nhuận thuần trong năm 2021, 2022 và 2023.
  • HSC giữ nguyên các yếu tố đầu vào khác; cụ thể, giả định lãi suất phi rủi ro được giữ nguyên ở mức 3%.
  • Chúng tôi áp dụng chi phí vốn bình quân là 8,0% và giữ nguyên tốc độ tăng trưởng dài hạn là 2,0%, giá mục tiêu của chúng tôi cho HSG là 37.300đ (tiềm năng tăng giá là 18,5% so với thị giá hiện tại) từ 26.700đ trước đó.

Sau khi giá cổ phiếu tăng mạnh gần đây (tăng 27% kể từ đầu tháng 2/2021), tại thị giá hiện tại, P/E dự phóng 2021 và 2022 lần lượt là 7,1 lần và 6,7 lần, thấp hơn đáng kể so với bình quân P/E dự phóng 1 năm là 7,6 lần (trong 4 năm qua).

Tại giá mục tiêu mới, P/E dự phóng 2021 và 2022 lần lượt là 8,4 lần và 8,0 lần. Chúng tôi đang duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng nhờ triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay và mức định giá hấp dẫn hiện tại. Việc Công ty mua vào 22 triệu cổ phiếu quỹ (tương đương 5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành) có thể là động lực trong ngắn hạn của cổ phiếu.

Với lợi nhuận tích cực trong năm nay, HSC dự báo HSG sẽ thanh toán cổ tức bằng tiền mặt trở lại. Trong năm 2021, chúng tôi dự báo HSG sẽ thanh toán 1.000đ/cp, tương đương tỷ suất cổ tức là 3,2%. Dự báo cụ thể qtrong Bảng 11 dưới đây.

Bảng 11: Chính sách cổ tức bằng tiền Cổ phiếu HSG

Bảng 12: Tính toán FCFF, (tỷ đồng) Cổ phiếu HSG

Bảng 13: Chi phí vốn CSH và chi phí nợ Cổ phiếu HSG

Bảng 14: Tính toán WACC Cổ phiếu HSG

Bảng 15: Định giá DCF, (tỷ đồng) Cổ phiếu HSG

Bảng 16: Phân tích độ nhạy đối với tỷ lệ tăng trưởng dài hạnCổ phiếu HSG

Nguồn: HSC

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý