DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật cổ phiếu FMC – Tỷ suất lợi nhuận gộp kỳ vọng được cải thiện nhờ nâng cao tỷ lệ tự chủ tôm đầu vào

Lượt xem: 1,149 - Ngày:
Chia sẻ

Chúng tôi tiến hành cập nhật định giá cổ phiếu FMC – CTCP Thực phẩm Sao Ta niêm yết trên sàn HSX. Bằng cách sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền, chúng tôi xác định giá mục tiêu của cổ phiếu FMC là 29.800 đồng/cp, cao hơn 3% so với mức giá hiện tại. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu FMC cho mục tiêu trung và dài hạn. Nhà đầu tư xem xét mua vào cổ phiếu FMC tại mức giá 25.000 đồng/cp (+19% so với giá mục tiêu). Khuyến nghị này được đưa ra dựa trên các luận điểm chính như sau:Cổ phiếu FMC

Đồ thị cổ phiếu FMC phiên giao dịch ngày 23/06/2020. Nguồn: AmiBroker

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ

  • Chi phí tôm nguyên liệu đầu vào của Cổ phiếu FMC được kỳ vọng giảm nhờ tỷ lệ tự chủ tôm từ vùng nuôi tăng từ 20% lên 30%. Đầu năm 2020, FMC mở rộng vùng nuôi tôm với diện tích khoảng 81ha, vị trí bên cạnh vùng nuôi tôm cũ tại thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng, giúp nâng tổng diện tích nuôi tôm của FMC lên 270 ha (+30% so với năm 2019). Tháng 05/2020, FMC đã hoàn thành công tác thả giống tại vùng nuôi này, dự kiến đến khoảng tháng 10/2020 sẽ bắt đầu thu hoạch.
  • Đầu năm 2020, kho lạnh 6.000 tấn của FMC đã đi vào hoạt động, kỳ vọng giúp công ty chủ động hơn trong công tác quản lý hàng tồn kho và tiết giảm chi phí lưu trữ. Kho lạnh tọa lạc tại khu công nghiệp An Nghiệp, nằm cạnh các nhà máy chế biến, thuận lợi cho công tác vận chuyển, hỗ trợ giữa các đơn vị, giúp nâng tổng công suất kho lạnh của công ty lên 10.000 tấn.
  • Thị trường EU – chiếm khoảng 27% tổng doanh thu của FMC năm 2019, được hưởng ưu đãi thuế từ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Khi đó, thuế xuất khẩu của các mặt hàng tôm nguyên liệu sẽ giảm ngay về 0% và tôm chế biến sẽ giảm về 0% theo lộ trình sau 7 năm Hiệp định có hiệu lực, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ tại thị trường EU.
  • Giá trị xuất khẩu tôm của FMC sang thị trường Mỹ – chiếm khoảng 19% tổng doanh thu của FMC năm 2019, được kỳ vọng tăng, nhờ kết quả của lần rà soát thuế chống bán phá giá (CBPG) gần nhất – POR 13, sản phẩm tôm của Việt Nam vào thị trường này là 0%, thấp hơn so với mức thuế của POR 12 là 4,58%.
  • Chính sách chi trả cổ tức ổn định: Giai đoạn 2008-2019, FMC duy trì mức chi trả cổ tức ổn định, trung bình khoảng 2.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tỷ suất cổ tức mỗi năm khoảng 8%. Theo nghị quyết tại ĐHCĐ năm 2020, FMC thông qua quyết định mức chi trả cổ tức năm 2020 là 2.500 đồng/cổ phiếu. Đây là mức cổ tức hấp dẫn cho nhà đầu tư khi đầu tư vào cổ phiếu FMC.

CÁC YẾU TỐ CẦN THEO DÕI

  • Biến động giá tôm nguyên liệu mua ngoài: do hiện tại FMC chỉ mới tự chủ được khoảng 25-30% sản lượng tôm nguyên liệu đầu vào, 70-75% còn lại FMC phải thu mua bên ngoài để phục vụ chế biến, do đó, biến động giá tôm nguyên liệu trên thị trường sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận gộp của FMC.
  • Rào cản thương mại và kỹ thuật tại các thị trường xuất khẩu: Là mặt hàng thực phẩm, do đó, các sản phẩm tôm xuất khẩu luôn được đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe và nghiêm ngặt nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Bên cạnh đó, mặt hàng tôm Việt Nam hiện nằm trong danh sách các mặt hàng phải chịu thuế CBPG tại thị trường Mỹ từ những năm 2003 cho đến nay, mặc dù mức thuế suất cho POR13 là 0%, nhưng mức thuế suất này sẽ được Bộ Thương mại Mỹ (DOC) xem xét và xác định từng năm, do đó, mức thuế CBPG này có thể sẽ tăng cho những kỳ rà soát tiếp theo.

Cổ phiếu FMC

Nguồn: FPTS

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý