DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật cổ phiếu BID – Khuyến nghị TRUNG LẬP với giá mục tiêu 28.000đ

Lượt xem: 1,376 - Ngày:
Chia sẻ

BID (Cổ phiếu BID) là một trong 4 ngân hàng nhà nước (BID, CTG, VCB, và Agribank) lớn nhất trong hệ thống ngân hàng.

Đồ thị cổ phiếu BID phiên giao dịch ngày 22/02/2019. Nguồn: AmiBrokerĐồ thị cổ phiếu BID phiên giao dịch ngày 22/02/2019. Nguồn: AmiBroker

Ngành và vị thế doanh nghiệp

Ngành ngân hàng Việt Nam là xương sống nền kinh tế, mặc dù có nhiều yếu tố bất ổn, nhưng được chính sách Nhà nước hỗ trợ xử lý tốt, phần lớn các tin xấu ngân hàng đều được Nhà nước giữ và công bố ra thị trường từ từ. Các vấn đề chính của Ngân hàng như là xử lý nợ xấu, xóa nợ chéo, mua lại ngân hàng yếu kém, áp dụng chuẩn Basel 2 đều được NHNN giãn ra trong vòng nhiều năm.

Sau giai đoạn tái cấu trúc 2012-2016 với việc rất nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh bán nợ xấu cho VAMC và tự trích lập dự phòng, tỷ lệ nợ xấu hệ thống nhân hàng hiện đã ở mức rất thấp.

Bán lẻ đang là xu thế của ngành ngân hàng trong những năm tới do qua mô dân số lớn với tỷ lệ người trẻ cao, nhu cầu mua sắm và tiêu dùng để cải thiện cuộc sống ngày càng tăng.

BID là một trong 4 ngân hàng nhà nước (BID, CTG, VCB, và Agribank) lớn nhất trong hệ thống ngân hàng.

Mô hình kinh doanh:

Giống các ngân hàng TMCP Việt Nam khác, doanh thu của BID vẫn đến từ các nghiệp vụ truyền thống: doanh thu từ lãi chiếm ~80%; Doanh thu phi tín dụng chiếm 20%.

BID là ngân hàng có quy mô lớn nhất VN hiện tại và là ngân hàng có vốn Nhà nước lớn nhất. BID thường có lợi thế về nguồn vốn Nhà nước như tiền gửi từ Kho bạc Nhà nước và tiền gửi từ Bộ Tài Chính với lãi suất thấp.

Định hướng của BID là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại VN. Tỷ trọng bán lẻ tại BIDV đã tăng dần qua các năm từ 2016 đến cuối 2018.

Tiềm năng doanh nghiệp:

Cho vay (tín dụng) tăng trưởng ~16% và huy đông tăng 20%; theo đó, hệ số LDR giảm nhẹ từ 100.8% xuống 99.9%, tỷ lệ rất cao khiến BID có thể gặp vấn đề thanh khoản.

NIM của BID có thể cải thiện nhẹ trong vài năm tới do BID đang dịch chuyển cho vay sang mảng khách hàng cá nhân có biên lợi nhuận tốt hơn (khách hàng SME, thể nhân, khách vay tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng dư nợ của mỗi nhóm này bình quân 40%/năm). Trong năm 2019, NIM dự báo tăng nhẹ từ 2.9% lên 3.0%

Tuy nhiên, khác với nhiều ngân hàng lớn khác như VCB MBB ACB đã xử lý xong các khoản nợ xấu do quá khứ để lại, BID vẫn sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trích lập dự phòng nợ xấu trong 2-3 năm tới; dự kiến chi phí dự phòng sẽ tăng và ăn mòn LN.

BID nhiều khả năng sẽ hoàn thành việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược KEB Hana Bank trong năm 2019 để tăng vốn và nâng hệ số CAR lên 10%.

Sức khỏe tài chính:

Chất lượng tài sản: BID có chất lượng tài sản ở mức trung bình nhưng đang được cải thiện – Tỷ lệ nợ xấu ~1.62%, cao hơn các ngân hàng đầu ngành khác như VCB, MBB, ACB, CTG; và theo kế hoạch, BID sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trích lập dự phòng nợ xấu trong 2019-2020. – NIM được duy trì ổn định ở mức ~ 3.0% từ 2017 đến 2018.

Hệ số an toàn vốn (CAR) của BID đang rất thấp ~8.7% vào cuối năm 2018, thấp hơn cả mức tối thiểu 9% do NHNN quy định. Nhu cầu tăng vốn của BID là vô cùng cấp bách. BID dự kiến phát hành 10% vốn cho cổ đông chiến lược Hàn Quốc là KEB Hana Bank trong năm 2019. Điều này sẽ giúp nâng CAR và cải thiện thanh khoản qua hệ số LDR.

Ngoài ra, BID cũng có quy mô dư nợ “khủng” với một vài doanh nghiệp hiện có tình hình hoạt động không khả quan như Hoàng Anh Gia Lai (HAG) cũng là rủi ro rất lớn

Dự đoán LNST năm 2019 và 2020 thuộc về cổ đông là 8,514 tỷ và 10,767 tỷ, tương ứng EPS 1,514đ và 2,116đ, chưa tính việc phát hành thêm cho đối tác chiến lược Hàn Quốc.

Nguồn: HSC

 

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý