Cuộc Chiến Tranh Thương Mại Mỹ – Trung gây áp lực đến thị trường Việt Nam như thế nào?
Trước tiên, xét trong năm 2018, tính từ đỉnh điểm tăng trưởng đầu năm, với bối cạnh VN-Index nước ta giảm nhẹ 1,72% thì chỉ số Shanghai Composite lại sụt giảm ở mức báo động gần 22.65%. Chỉ mỗi Mỹ duy trì sức tăng trưởng của mình thông qua việc khuyến khích tiêu dùng trong nước và gia tăng việc làm cho người dân bản xứ.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu nổ ra từ tháng 3 bởi việc Donald Trump ra nghị quyết tăng thuế thép cho sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ nhằm bảo vệ ngành công nghiệp nặng nội địa khiến Trung Quốc lập tức trả đũa với gói thuế áp trực tiếp vào sản phẩm Hoa Kì lên tới 3 tỉ USD.
Cuộc chiến leo thang khi giữ tháng 4 Mỹ quyết định đưa ra gói áp đặt thuế quan 50 tỷ đô vào các sản phẩm công nghiệp nói chung của Trung Hoa tạo ra đòn đáp trả từ phía chính phủ Tập Cận Bình dành cho nông sản Mỹ lên thuê tới 25%. Mối quan hệ của 2 nước càng lung lay hơn khi Trump giữ lời hứa trước ngày bầu cử hồi 2016 của mình rằng đánh thuế 50 tỷ USD trên mọi sản phẩm xuất xứ từ Trung Hoa vào tháng 6 năm nay.
Giọt nước tràn ly vào tháng 9 vừa qua khi 2 nước đồng loạt gây áp lực lẫn nhau với các gói thuế trên 250 tỷ USD khiến 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đắm trong khủng hoảng và chứng kiến một viễn cảnh tương lai vô cùng ảm đạm. Sự xung đột ở mối quan hệ song phương này khiến rủi ro đầu tư toàn cầu trong thời gian qua đạt mức báo động.
Vậy nguyên nhân của cuộc chiến quy mô lan tỏa này là gì?
Mỹ muốn kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc
Sự lớn mạnh theo cấp số nhân của Trung Quốc từ năm 1960 (nhất sau kế hoạch Tam Trinh của Đặng Tiểu Bình) đến nay khiến Mỹ cảm thấy bị đe dọa vị trí độc tôn của mình. Theo dự bảo của OECD thì Trung Quốc sẽ “tước vị” Mỹ trở thành đất nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ngoài việc nền kinh tế phát triển quá nhanh và bền vững của Trung Quốc, Mỹ còn muốn gây áp lực cho chính quyền Tập Cận Bình mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài vào cạnh tranh. Bởi thị trường đông dân nhất thế giới là miếng bánh mắt xích cho lợi nhuận các doanh nghiệp thế giới. Tuy nhiên chính sách bảo hộ khiến các ông lớn nước ngoài liên tục thất bại tại thị trường này khiến Mỹ muốn cân bằng sự bất cân đối này.
Trung Quốc được hưởng lợi nhất từ cách mạng 4.0
Từ năm 2006 đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta có thời điểm tăng ở ngưỡng 7% tuy nhiên không được duy trì liên tục. Vậy điều gì khiến Trung Quốc giữ vững mức tăng 10% trong suốt 2 thập kỉ qua?
Ở mỗi giai đoạn cách mạng công nghiệp thế giới, đều xuất hiện một quốc gia khai thác tốt nhất để trở thành đế chế hùng mạnh như Anh thời Phục Hưng, Mỹ Thời cách mạng công nghiệp 2.0 đến nay. Qua biểu đồ ta thấy Trung Quốc đang nhen nhóm vươn lên từ cách mạng 3.0 để đuổi kịp 2 quốc gia hàng đầu
4.0 là cuộc cách mạng tận dụng các phát minh từ 3.0 để tân tiến và kết nối các thị trường một cách hiệu quả nhất. Trung Quốc, với những ưu điểm tuyệt đối của mình đang được cho là đất nước hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cách mạng này bởi các ưu đãi chuyển giao công nghệ, nội địa hóa mọi phương tiện kết nối ngoại địa…
Ngoài ra, Mỹ muốn hạ giá trị thâm hụt thương mại với Trung Quốc do nhân công rẻ và giá thành giảm khiến tình trạng nhập siêu của Mỹ với Trung Quốc kéo dài suốt nhiều năm qua. Donald Trump đã khẩn thiết ép buộc các công ty sản xuất tại nước ngoài quay lại sản xuất trong nước để giữ vững được Tổng Giá Trị Xuất Khẩu Nội Địa.
Cuộc chiến từ tháng 3 tới nay diễn ra như thế nào?
Các mặt hàng công nghệ của Trung Quốc bị áp thuế nhiều nhất
Đây được xem là đòn trả đũa của Mỹ với chính sách bảo hộ của Trung Quốc tại mặt hàng công nghệ (như trên biểu đồ). Các mặt hàng còn lại bị áp thuế cao là các ngành phụ trợ công nghệ, tỏ rõ tham vọng dập tan sức mạnh của các công ty công nghệ hàng đầu ở đây như Huawei, Oppo,… Điều này hiển nhiên ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong dài hạn bởi chi phí dâng cao, thị trường bó hẹp, kì vọng đầu tư doanh nghiệp thấp.
Cuộc chiến còn lan ra quy mô toàn cầu khi đến Quỹ Tiền Tệ Thế Giới IMF phải hạ dự báo tăng trưởng thế giới từ 3.9 còn 3.7 và đánh giá các bên cho thấy, Trung Quốc sẽ nhanh chóng rơi vào suy thoái nếu căng thẳng còn tiếp tục leo thang vào năm 2019. Đổi lại, Mỹ cũng sẽ khó tăng trưởng được bởi chủ nghĩa bảo hộ do Mỹ đang khởi xướng cũng sẽ gây ra đòn trả đũa đa phương trong tương lai.
Như đã biết, tham vọng của Trung Quốc trong tài chính là biến đồng Nhân Dân Tệ của mình được chấp nhận trong rổ tiền tệ của IMF (hiện nay chỉ có 6 nước). Để đạt được tham vọng đó, họ liên tục phá giá nội tệ sau khi chuyển sang cơ chế tiền tệ thả nổi (floating monetary system). Điều này gây áp lực cho Hoa Kì bởi nó giúp thúc đẩy xuất khẩu, hút đầu tư nước ngoài và tăng tỉ lệ việc làm. (Từ tháng 3 đến nay, NDT đã bị phá giá xuống 10% đủ đề bù đắp với lượng thuế Mỹ áp đặt riêng với hàng Trung Quốc).
Là thị trường đông dân nhất thế giới, TQ là đối tác thương mại chính của rất nhiều nước trên thế giới không riêng gì Mỹ. Việc phá giá đồng NDT khiến đồng nội địa của các nước còn lại cũng phải điều chỉnh theo xu hướng để tránh đem thiệt hại cho nước mình. Có thể thấy Argentina là nước phá giá đồng tiền của mình lên mức 50% (lấy USD làm tham chiếu).
Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể yên tâm bởi các đánh giá cho thấy, Mỹ – Trung không có nhiều động lực để theo đuổi cuộc chiến thương mại này và nhiều khả năng căng thẳng sẽ được hạ nhiệt khi nhiệm kì của Trump kết thúc. Dẫu vậy, nếu Tập Cận Bình tiếp tục giữ vững quan điểm bảo hộ chuyển giao công nghệ của mình, thì một cuộc chiến mới nổ ra là nằm trong dự đoán.
Tác động đến Việt Nam như nào?
Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam sẽ là nước tiếp theo bị áp thuế do Mỹ cũng thâm hụt thương mại với Việt Nam được gia tăng theo các năm. Dù vậy, ta có thể thấy các doanh nghiệp FDI không có nghĩa vụ phải chuyển giao công nghệ; Chính sách tỷ giá Việt nam khá ổn định (3%/năm); Mức nhân công và nguồn nhân lực dồi dào tương đương khiếp VN có thể trở thành đối tác thay thế cho TQ.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, dòng vốn vào thị trường sẽ khan hiếm do tâm lí đầu tư toàn cầu gia tăng. Ngoài ra tỷ giá với các nước cũng là một sự khó khăn không nhỏ với các mặt hàng xuất nhập khẩu. Trong trung hạn thì xuất nhập khẩu sẽ có tác động tích cực nhiều hơn tiêu cực khi xuất khẩu sẽ đa phần được hưởng lợi (chỉ có gỗ và cao su chịu thiệt hại) và dòng vốn FDI sẽ luân chuyển sang Việt Nam thay vì Trung Quốc (thực tế Hàn Quốc đang làm vậy). Dẫu vậy, trong dài hạn, cuộc chiến tranh thương mại chỉ gây ra mất mát cho đa phương và không nước nào được lợi cả.
Một lo ngại chỉ ra rằng, CTTM sẽ khiến TQ tuồn hàng sang việt nam để tiêu thụ và xuất khẩu, qua đó làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh nội địa và chất lượng xuất khẩu toàn cầu. Về lâu dài sẽ gây liên lụy cho nước ta nếu Mỹ cũng áp thuế để bài trừ.
Nguồn: HSC