Khả năng vào diện cảnh báo vì lỗ thuần
Theo Quyết định số 85/QĐ-SGDHCM của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, cổ phiếu sẽ thuộc diện cảnh báo nếu LNST trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm của doanh nghiệp là số âm.
Các doanh nghiệp niêm yết thường công bố BCTC hợp nhất kiểm toán từ tháng 4 đến tháng 5.
Khả năng không lọt giỏ chỉ số VN30
Theo các tiêu chí của giỏ chỉ số VN30, cổ phiếu được đưa vào diện cảnh báo trong vòng 3 tháng trước khi hoàn thành thu thập dữ liệu hoặc từ ngày hoàn thành thu thập dữ liệu đến ngày thực hiện điều chỉnh danh mục sẽ không lọt giỏ chỉ số VN30.
Báo cáo KQKD lỗ có lẽ sẽ ảnh hưởng đến VIC trong đợt review giỏ chỉ số VN30 vào tháng 7/2022.
Giỏ chỉ số FTSE Vietnam
Tương tự như VN30, FTSE Vietnam không quy định rằng KQKD của doanh nghiệp niêm yết kém khả quan sẽ ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn cổ phiếu thành phần của giỏ chỉ số, nhưng có đề cập rằng cổ phiếu trong danh sách cảnh báo và kiểm soát đặc biệt của SGDCK sẽ không đủ điều kiện đưa vào giỏ chỉ số. Do đó, có tồn tại khả năng VIC không lọt giỏ chỉ số FTSE Vietnam trong đợt review Q2/2022.
Việc cấp margin có thể trở nên khó khăn
Theo Quyết định số 87/QĐ-UBCK, doanh nghiệp niêm yết ghi nhận lỗ trong kỳ review và/hoặc có lỗ lũy kế trên BCTC hợp nhất năm đã kiểm toán gần nhất (hoặc BCTC bán niên đã soát xét gần nhất), sẽ không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.
Do đó, có khả năng xa VIC sẽ được đưa ra khỏi danh sách đủ điều kiện giao dịch ký kỹ. Tuy nhiên, điều này còn phải đợi kết luận cuối cùng của HSX sau khi VIC công bố BCTC kiểm toán.
Bảng 1: Danh sách các cổ phiếu trong danh mục của các quỹ ETF tại thời điểm cuối tháng 12/2021
Lợi nhuận âm và khả năng lọt danh mục quỹ ETF
Nếu BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2021 sắp tới của VIC ghi nhận lỗ, cổ phiếu VIC có lẽ sẽ được đưa vào diện cảnh báo, từ đó có thể ảnh hưởng đến khả năng lọt danh mục đầu tư của một số quỹ ETF.
Chỉ số VN30 và các quỹ ETF sử dụng chỉ số VN30 làm cơ sở
Theo số liệu từ Fiinpro, tỷ trọng của VIC trong danh mục các quỹ DCVFM VN30 ETF, SSIAM VN30 ETF, MAFM VN30 ETF và KIM Growth VN30 ETF lần lượt khoảng 7,3%; 7,3%; 7,3% và 8% với số lượng cổ phiếu lần lượt là 8,4 triệu đơn vị, 83.449 đơn vị, 533.894 đơn vị và 78.191 đơn vị.
Nếu cổ phiếu VIC không vào giỏ chỉ số VN30 trong đợt review tháng 7/2022, các quỹ ETF trên có thể cần bán ra tổng cộng 9,1 triệu cổ phiếu VIC. Ngày giỏ chỉ số VN30 mới có hiệu lực là ngày 1/8/2022 nên trong trường hợp cần thiết, các quỹ ETF sẽ tái cơ cấu lại danh mục trước thời điểm đó.
Quỹ FTSE Vietnam ETF
Hiện tại, tỷ trọng của VIC trong giỏ chỉ số FTSE Vietnam ETF là khoảng 14,2%, tương đương khoảng 13,3 triệu cổ phiếu VIC. Trong trường hợp BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2021 của VIC ghi nhận lỗ, VIC có khả năng sẽ ra khỏi giỏ chỉ số FTSE Vietnam trong đợt review Q2/2022. Trong trường hợp này, quỹ FTSE Vietnam ETF sẽ bán ra toàn bộ 13,3 triệu cổ phiếu VIC vào tháng 7/2022.
Chúng tôi đánh giá việc HSX đưa một cổ phiếu vào diện cảnh báo vì ghi nhận lỗ thường chỉ là biện pháp mang tính tạm thời. HSX có nhiều quyền tự quyết ở đây và nếu KQKD năm 2022 có lãi trở lại, VIC sẽ ra khỏi diện cảnh báo.
Bảng 2: Ước tính số lượng cổ phiếu bán ra trong trường hợp VIC không lọt các giỏ chỉ số trong kỳ review sắp tới
Nguồn: HSC
Tuyên bố miễn trách nhiệm: Báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. Dautucophieu.net sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.