Bản Việt (Cổ phiếu VCI) là công ty chứng khoán thị phần thứ 3 trên sàn HOSE (chỉ sau SSI và HCM) và đứng thứ 8 trên sàn HNX.
Đồ thị cổ phiếu VCI phiên giao dịch ngày 21/09/2018. Nguồn: AmiBroker
Ngành và vị thế công ty trong ngành:
- Ngành chứng khoán cung cấp nhân sự và kỹ thuật để kêu gọi vốn cho nhiều ngành nghề kinh doanh khác, cũng như trong ngắn hạn giúp chính phủ thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước bổ sung ngân sách.
- Theo thông tư 210, từ đầu 2017 các CTCK sẽ hạch toán theo giá thị trường đối với các khoản tự doanh.
- Giá trị giao dịch toàn thị trường HOSE năm 2017 đạt 1,044K tỷ, tăng tới gần ~72% so với năm 2016 và tiếp tục có khả năng tăng mạnh trong năm 2018 khi các CTCK đẩy mạnh các nghiệp vụ mới như sản phẩm index future và cover warrant.
- Việc nâng hạng thị trường vẫn đang được UBCK đặt lên hàng đầu, đây là bước ngoặt quan trọng để “nâng tầm” cho TTCK VN.
- Bản Việt (VCI) là công ty chứng khoán thị phần thứ 3 trên sàn HOSE (chỉ sau SSI và HCM) và đứng thứ 8 trên sàn HNX.
Mô hình kinh doanh:
- Hoạt động của VCI dựa trên 2 mảng chính là: Quản lý quỹ (Quỹ Bản Việt) và môi giới chứng khoán. Cơ cấu lợi nhuận gộp 6 tháng 2018, hoạt động môi giới chiếm ~62.5%, cho vay ký quỹ chiếm 24%, tự doanh chiếm 15.1%, các dịch vụ khác như IB vẫn đang lỗ.
- Do bản chất là công ty vừa hoạt động môi giới và đầu tư nên cơ cấu lợi nhuận của VCI thay đổi khá nhanh giữa các năm/các quý tùy theo tình hình TTCK.
- Danh mục tự doanh quý 2/2018 lên đến 2,850 tỷ đồng (tăng 25% vs đầu năm) đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, UPCOM, chưa niêm yết, và trái phiếu với các khoản đầu tư chủ yếu là MSN (236 tỷ), VPB (476 tỷ), MWG (285 tỷ), TCB (576 tỷ), DIG (385 tỷ), POW (130 tỷ)
Triển vọng doanh nghiệp:
- TTCK nhận được rất nhiều yếu tố hỗ trợ: TTCK tiếp tục tăng trưởng tốt do vĩ mô ổn định, LNST các DN tăng trưởng tốt, các yếu tố thu hút dòng tiền như bán vốn DNNN, IPO, MSCI – LN của SSI năm 2018 được kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ vào: (1) Hoạt động tự doanh hưởng lợi từ khuynh hướng thị trường, đem lại tỷ suất sinh lời cao hơn. (2) Doanh thu môi giới tăng cao vì giá trị giao dịch thực hiện tăng mạnh theo thanh khoản của thị trường, sản phẩm Chứng quyền đảm bảo ra đời. (3) Doanh thu cho vay ký quỹ tăng vì nhu cầu vay của nhà đầu tư lớn hơn.
- 6 tháng/2018, dư nợ margin của VCI đang ở mức cao ~4,381 tỷ (tăng ~25% vs cùng kỳ) tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho hoạt động giao dịch ký quỹ, lãi suất trên thị trường vẫn đang có xu hướng ổn định. Thông qua các mối quan hệ tốt từ cấp lãnh đạo nên VCI hút được nhiều khách hàng là các tổ chức nên hoạt động môi giới tương đối tốt.
- Danh mục đầu tư của VCI, ngoại trừ cổ phiếu VPB và TCB đang đi ngang, đa phần các mã khác đều tăng giá khá tốt trong quý 3 như MSN MWG DIG POW sẽ giúp VCI ghi nhận lợi nhuận tốt.
Sức khỏe tài chính:
- VCSH đạt 1,412 tỷ, 501 tỷ tiền mặt, dư nợ cho vay margin đạt gần 2,200 tỷ. Tuy nhiên, mức độ sử dụng nợ vay của VCI tương đối lớn với khoản vay ngắn hạn (bao gồm vay ngân hàng và trái phiếu) là 2,970 tỷ để tài trợ thêm cho hoạt động cho vay và thực hiện các nghiệp vụ tự doanh.
- Chỉ số thanh khoản hiện thời và tỷ lệ vốn/nợ phải trả đều ở mức thấp lần lượt là 1 lần và 0.45 lần – Nhìn chung, BCTC của VCI không được đánh giá quá cao.
- LNST 2018 và 2019 ước đạt 1,000 tỷ và 1,050 tỷ, tương đương EPS 5,951đ và 6,248đ.
Nguồn: HSC
Từ khóa: VCI