DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Nhận định thị trường ngày 30/11/2015 gồm cập nhật về kim ngạch thương mại, FDI, tỷ giá tháng 11, PLC, ACV

Lượt xem: 13,469 - Ngày:
Chia sẻ
Đồ thị VN-Index ngày 27/11/2015.

Đồ thị VN-Index ngày 27/11/2015. Nguồn: Amibroker

1. Quan điểm kỹ thuật:

Mình cho rằng hai chỉ số sẽ xuất hiện các nhịp hồi phục kỹ thuật trong phiên giao dịch đầu tuần và mình đánh giá mức độ rủi ro ngắn hạn của toàn thị trường đã có chiều hướng gia tăng và sẽ dễ xuất hiện các nhịp bulltraps trong ngắn hạn cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn cần hạn chế giải ngân ở vùng giá hiện tại.

Hệ thống chỉ báo xu hướng của mình vẫn duy trì mức giảm xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và mức kháng cự của hệ thống ở mức 606.05 điểm. Do đó, mình khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn dừng mua và tận dụng các nhịp hồi kỹ thuật để hạ tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp.

Hôm nay gần như là phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11 nhưng diễn biến vẫn chưa có nhiều cải thiện so với các phiên đã diễn ra trong tháng. Tháng này thị trường đã chứng kiến hơn 14 phiên giảm điểm, mức khá cao trong năm nay. Từ đầu năm, tháng chứng kiến số phiên giảm điểm nhiều nhất là tháng 3 (15 phiên), với mức giảm điểm của tháng này là 7%. Tuy nhiên, tháng 11 này chứng kiến nhiều phiên giảm với cường độ thấp nên hiện tại thị trường chỉ mới giảm 4% so với giá đóng cửa tháng 10.

Như trong nhận định hôm qua, thị trường đang trải qua các phiên giao dịch khá khác so với lịch sử, thanh khoản không cạn dần sau khi đã tạo đỉnh mà vẫn duy trì quanh mức cao hơn so với thanh khoản vùng đỉnh. Trung bình tuần này, KLGDKL trên HSX vẫn duy trì quanh mốc 143 triệu cổ phiếu, cao hơn 11% so với trung bình tuần trước. Tuy nhiên, khối ngoại chưa cho thấy tín hiệu giải ngân mạnh trên thị trường. Khối này vẫn tiếp tục bán ròng trong tuần này, với giá trị bán ròng hơn 131 tỷ. Độ dài khoảng thời gian giảm điểm lần này (từ ngày 6/11 đến ngày 27/11) đã xấp xỉ độ dài thời gian tăng điểm trước đó (từ ngày 2/10 đến ngày 5/11) và thanh khoản trong nhịp giảm điểm vẫn được duy trì ở mức cao, thậm chí cao hơn thanh khoản trung bình tại vùng đỉnh và giai đoạn tăng điểm. Đồng thời, theo thống kê từ đầu năm 2014 đến nay, số ngày trong nhịp giảm điểm luôn thấp hơn số ngày trong nhịp tăng điểm. Do đó, mình kỳ vọng chuỗi ngày giảm điểm sẽ không còn kéo dài. Trong tháng 12, sẽ có các sự kiện là quyết định về việc đưa đồng NDT vào giỏ tiền tệ Quyền Rút Vốn Đặc biệt (SDR) (theo đó đồng NDT sẽ trở thành đồng tiền dự trữ và củng cố thêm chính sách thả nổi một phần đối với đồng tiền này của Trung Quốc) và nâng lãi suất tại Mỹ, theo đó thị trường có lẽ sẽ vẫn còn bất ổn. Tuy nhiên, mình kỳ vọng các thông tin về tỷ lệ sở hữu nước ngoài cũng như lộ trình thoái vốn của SCIC sẽ được chi tiết hóa hơn và sẽ là yếu tố hỗ trợ thị trường. Trên thực tế nguyên nhân chính khiến thị trường giảm gần đây không phải là 2 nhân tố kể trên mà là lo ngại của NĐT về vấn đề margin trong đó các NĐT lo ngại margin tại một số công ty chứng khoán sắp đạt đến giới hạn cho phép vào thời điểm mà các ngân hàng không muốn tăng thêm cho vay chứng khoán vì sắp tới là thời gian cao điểm cho vay. Có thể nói có vẻ đây là những lo ngại ngắn hạn và mình cho rằng đợt điều chỉnh này sẽ nhanh chóng qua đi và nhiều nhất có lẽ cũng chỉ diễn ra vài tuần. Hiện vũng hỗ trợ mạnh của Vnindex đặt tại 570-575 điểm; nghĩa là không còn xa so với mặt bằng hiện tại.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào đồ thị tuần, chúng ta có thể thấy chỉ số VN-Index đã ghi nhận ba tuần điều chỉnh liên tiếp và tuần này cũng là tuần có mức giảm mạnh nhất trong tháng 11.

Đồ thị VN-Index theo tuần. Nguồn: Amibroker

Theo mức giảm mạnh này thì đồ thị nến của VN-Index đã xuyên phá xuống phía dưới của đường MA 20. Điều này hàm ý về khả năng đà giảm sẽ tiếp diễn và mình xin đưa ra kịch bản xấu nhất là VN-Index sẽ thực hiện kiểm tra cận dưới của bollinger bands theo tuần tương ứng khu vực 540 điểm. Biến động khối lượng giao dịch cũng là dấu hiệu rủi ro đáng lưu ý khi thanh khoản có chiều hướng tăng lên trong khi VN-Index đi xuống báo hiệu áp lực bán liên tục được đẩy mạnh.

Về chỉ báo, do Stochastic Oscillator đang phản ánh khá chính xác với những nhịp tăng-giảm của chỉ số trên đồ thị tuần nên động thái cắt xuống của %K với %D sau tuần giao dịch cũng cảnh báo về nhịp giảm xảy ra tương tự như giai đoạn tháng 3 đến tháng 5/2015. Như vậy, tổng hợp tín hiệu của VN-Index thì nhiều khả năng xu hướng giảm giá sẽ tiếp tục chi phối diễn biến của tuần giao dịch tiếp theo. Trong đó, vùng hỗ trợ 575 – 580 điểm với sự hiện diện của đường trung bình giá SMA 200 ngày sẽ giữ vai trò là ngưỡng hỗ trợ số 1. Trong trường hợp ngưỡng hỗ trợ này dễ dàng bị phá vỡ thì cần đánh giá lại xu hướng ngắn hạn của VN-Index theo kịch bản xấu hơn là chỉ số sẽ lùi về khu vực đáy của giai đoạn tháng 4 và tháng 5/2015 trong phạm vi 540-560 điểm.

Mặc dù VN-Index vẫn đang nằm trong phạm vi cho phép của một xu hướng điều chỉnh trung gian nhưng do những giới hạn cảnh báo đảo chiều xu hướng đang liên tiếp bị vi phạm nên rủi ro hình thành xu hướng giảm sâu của chỉ số sẽ là yếu tố quan trọng cần cân nhắc trong việc đưa ra quyết định đầu tư ở giai đoạn này. Trên cơ sở đánh giá xu hướng theo tuần, nhiều khả năng đà giảm của VN-Index có thể khiến ngưỡng hỗ trợ động MA 200 tiếp tục bị xuyên phá. Theo đó, mình khuyến nghị thận trọng với các danh mục lướt sóng ngắn hạn; nhà đầu tư ngắn hạn dừng mua và tận dụng các nhịp hồi kỹ thuật để hạ tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 27/11/2015:

Hai thị trường khởi động phiên giao dịch khá cân bằng, sắc xanh xuất hiện trong thời gian đầu của phiên giao dịch sáng. Tuy nhiên, áp lực bán ra được đẩy mạnh ngay sau đó, kéo dài suốt phiên chiều. Đỉnh điểm vào thời gian khoảng 2 giờ chiều, cả hai chỉ số đã giam khá mạnh. Theo đó, hai chỉ số đóng cửa tại vùng giá thấp nhất trong ngày.

VN-Index chốt ngày tại 582,8 điểm (-1,28%) còn HNX-Index dừng phiên ở mức 81,4 điểm (-0,51%).

Thanh khoản duy trì xấp xỉ mức ngày hôm qua, nhưng theo quan sát của chúng tôi áp lựa bán gia tăng mạnh trong phiên ATC. HSX hôm nay có 134 triệu đơn vị khớp lệnh với giá trị đạt gần 1.943 tỷ đồng trong khi HNX có 58,8 triệu cổ phiếu chuyển nhượng thành công với giá trị 534 tỷ đồng. Mình kỳ vọng sớm nhìn thấy sự cải thiện trở lại của thanh khoản để dòng tiền không bị rơi vào trạng thái thu hẹp.

Mình nhận thấy nhóm các cổ phiếu có vốn hóa lớn tiếp tục có sự sụt giảm mạnh, như VIC (-1,4%), MSN (-1,4%), BVH (-4,4%). Thêm vào đó, nhóm ngân hàng – nhóm chiếm vốn hóa lớn nhất TT cũng sụt giảm đồng loạt, một số cổ phiếu ngân hàng giảm giá mạnh đáng chú ý như: VCB (-2,4%), CTG (-2%), BID (-1,4%),… Mình nhận thấy nhóm các cổ phiếu có vốn hóa lớn tiếp tục có sự sụt giảm mạnh, như VIC (-1,4%), MSN (-1,4%), BVH (-4,4%). Thêm vào đó, nhóm ngân hàng – nhóm chiếm vốn hóa lớn nhất TT cũng sụt giảm đồng loạt, một số cổ phiếu ngân hàng giảm giá mạnh đáng chú ý như: VCB (-2,4%), CTG (-2%), BID (-1,4%),…

Khối ngoại “góp lửa” vào sự sụt giảm hôm nay khi chuyển sang bán ròng. Cụ thể các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 2,2 triệu cổ phiếu với giá trị đạt -41 tỷ đồng thông qua khớp lệnh tại HSX. Các mã bị bán ra mạnh nhất là: VNM (-19,2 tỷ đồng), SSI (-15,4 tỷ đồng), HAG (-6,9 tỷ) và VIC (-6,9 tỷ đồng).

Phiên hôm nay ghi nhận mức rơi đáng kể của VN-Index, hiện chỉ số đã không thành công khi thử lại vùng hỗ trợ quan trọng – khu vực 590 điểm, vùng di chuyển của MA 50.

3. Thông tin Doanh nghiệp:

PLC: Tạm ứng cổ tức 2015 tại mức 3.000 đồng/cổ phiếu

Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex (PLC) vừa công bố sẽ tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt tại mức 3.000 đồng/cổ phiếu, lợi suất 7,7%. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông dành cho cổ tức bằng tiền mặt tạm ứng năm 2015 là 15/12 trong khi ngày trả cổ tức là 31/12.

KQLN 9 tháng đầu năm 2015 tích cực với LNST tăng 44% và doanh thu tăng 5% nhờ biên lợi nhuận gộp tăng trong bối cảnh chi phí dầu gốc đầu vào thấp. Như vậy, LNST đã đạt 76% dự báo cả năm của chúng tôi, cho thấy tăng trưởng cả năm đạt 36%.

Sau khi tạm ứng cổ tức với tổng số tiền là 242 tỷ đồng, số dư tiền mặt cuối năm dự báo còn 956 tỷ đồng, củng cố quan điểm của chúng tôi là tại ĐHCĐ sắp tới, công ty có thể nâng cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2015 tổng cộng lên trên mức 3.000 đồng/cổ phiếu.

Theo giá đóng cửa phiên hôm nay, PLC hiện đang giao dịch tại mức PER 8 lần EPS dự phóng 2016 và tổng suất sinh lợi là 15,7% (bao gồm lợi suất cổ tức là 7,7%).

—————————————————————————————————————

ACV: IPO của Tổng Công ty Cảng Hàng Không Việt Nam (ACV) sẽ diễn ra vào ngày 10 tháng 12

ACV gần như độc quyền khai thác toàn bộ các sân bay dân dụng tại Việt Nam cả trực tiếp hoặc qua công ty con. Công ty dự kiến chào bán lần đầu 3,47% cổ phần qua phiên đấu giá diễn ra vào ngày 10/12 với giá khởi điểm là 11.800đ. Và dự kiến bán tiếp 20% cổ phần cho đối tác chiến lược.

Trong dài hạn, số lượng lượt hành khách thông qua cảng và khối lượng hàng hóa tăng sẽ giúp tạo ra tăng trưởng.

Trong tương lai, công ty có 5 dự án gồm cả nâng cao năng lực sân bay hiện tại và xây sân bay mới.

Hiện phần lớn doanh thu của ACV là từ dịch vụ hàng không nhưng công ty còn tiềm năng rất lớn trong việc nâng cao các nguồn doanh thu khác (dịch vụ phi hàng không và bán lẻ) lên tỷ lệ ngang bằng với bình quân khu vực.

Chẳng hạn nâng cấp cơ sở phục vụ bán lẻ và thực phẩm đồ uống có thể sẽ làm doanh thu tăng đáng kể. Và (các) đối tác chiến lược có lẽ sẽ đóng vài trò quan trọng trong việc định hướng quá trình này.

ACV sẽ bán 3,47% cổ phần thông qua quá trình chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tương đương bán ra 77,8 triệu cổ phiếu với giá chào bán là 11.800đ/cp. Dựa trên giá khởi điểm đưa ra công ty sẽ có mức vốn hóa thị trường là 26,5 nghìn tỷ đồng (1,17 tỷ USD) với tổng số cổ phiếu lưu hành là 2.243,1 triệu cổ phiếu. Và với mức giá tham khảo này, giá trị của tổng sổ cổ phiếu chào bán tại IPO sẽ là 918 tỷ đồng. Hạn cuối cho NĐT đăng ký tham gia đấu giá là ngày 2/12 và hạn cuối bỏ giá là ngày 8/12. IPO sẽ diễn ra vào ngày 10/12/2015.

4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Tổng cục Thống kê ước tính tháng 11 nhập siêu là 200 triệu USD

Tổng cục Thống kê ước tính nhập siêu tháng 11 là 200 triệu USD và từ đầu năm nhập siêu là 3,8 tỷ USD – Tổng cục Thống kê công bố ước tính ban đầu cho số liệu kim ngạch thương mại tháng 11 với mức thâm hụt là 200 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu đạt 14,3 tỷ USD, giảm 0,1% so với tháng liền trước và tăng 7,9% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu là 14,5 tỷ USD, tăng 5% so với tháng liền trước và tăng 14,4% so với cùng kỳ. Theo đó nhập siêu sau 11 tháng là 3,8 tỷ USD (năm 2014 sau 11 tháng xuất siêu 3,3 tỷ USD). Các doanh nghiệp nội địa tiếp tục tạo mức nhập siêu lớn với 18,8 tỷ USD sau 11 tháng trong khi khối FDI đóng góp mức xuất siêu 15 tỷ USD.

Kim ngạch nhập khẩu từ đầu năm tăng mạnh hơn và chủ yếu là nhập máy móc; nguyên liệu hoặc phụ tùng để sản xuất – Từ đầu năm kim ngạch nhập khẩu tăng 13,7% so với cùng kỳ và đạt 152,5 tỷ USD (cùng kỳ năm ngoái tăng 11,8%). Giá trị nhập khẩu của các sản phẩm dùng để chế biến & sản xuất sản xuất hàng xuất khẩu tăng nhanh. Nhập khẩu máy móc tăng 25.7%, máy tính và hàng điện tử tăng 27,7%; trong khi đó nhập khẩu điện thoại & linh kiện tăng 29,7% so với cùng kỳ. Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu kim loại & sản phẩm chất dẻo tăng lần lượt là 22% và 19,8% so với cùng kỳ. Trong khi đó nhập khẩu ô tô và phụ tùng tăng mạnh 60% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm tăng kém đi do nhu cầu và giá hàng hóa cơ bản giảm – kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm đạt 148,7 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ; thấp hơn mức tăng 14% so với cùng kỳ của 11 tháng 2014. Điều này chủ yếu là do giá trị xuất khẩu giảm do giá hàng hóa khai thác và nông sản đặc biệt là dầu thô & nông sản giảm. Xuất khẩu dầu thô giảm 48,3% so với cùng kỳ về giá trị (sản lượng chỉ giảm 0,2% so với cùng kỳ); xuất khẩu than giảm 65,4% so với cùng kỳ về giá trị và giảm 75,5% về sản lượng sau khi cơn bão hồi tháng 8 đã làm ngập nhiều mỏ than. Giá trị xuất khẩu nông sản cũng giảm; kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm 15,6% so với cùng kỳ về giá trị; cà phê giảm 29,3% trong khi cao su giảm 14,2% so với cùng kỳ về giá trị (mặc dù sản lượng tăng 5,3%).

Xu hướng hiện nay có vẻ sẽ còn tiếp diễn trong 6T đầu năm 2016 – với việc không có nhiều dấu hiệu giá hàng hóa cơ bản lập đáy; kim ngạch thương mại toàn cầu giảm và xuất khẩu của khối FDI tăng mạnh thì xu hướng nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu có thể sẽ còn tiếp diễn trong 2016. Hai nhân tố đầu tiên là dễ hiểu còn nhân tố thứ 3 sẽ cần giải thích thêm. Trong khi đầu tư của khối FDI để xây dựng nhà máy mới trên thực tế là thông tin tốt cho xuất khẩu thì tác động tích cực này sẽ có độ trễ là 24 tháng từ khi vốn FDI được giải ngân cho đến khi nhà máy xây xong và hoạt động với 80-100% công suất vì sẽ mất 12-18 tháng xây dựng và 6-12 tháng chạy thử. Tuy nhiên vốn FDI tăng thường đi kèm với việc nhập khẩu tăng mạnh hơn so với xuất khẩu. Ban đầu là nhập khẩu nguyên liệu xây dựng nhà máy và sau đó là nhập khẩu máy móc và cuối cùng là nguyên liệu hoặc linh phụ kiện để sản xuất ra hàng hóa cuối cùng. Việc thiếu một nền công nghiệp chuyên sâu và các chuỗi cung ứng khiến các nhà máy được xây dựng nhằm mục đích sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ trước tiên phải nhập khẩu phần lớn phần giá trị trong sản phẩm được sản xuất và xuất khẩu.

—————————————————————————————————————

FDI thực hiện 11 tháng đầu năm cao kỷ lục

Tính chung 11 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước nhìn chung không có đột biến, đạt 194,1 nghìn tỷ đồng, bằng 92,2% kế hoạch năm và tăng 4% so với cùng kỳ năm 2014.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 tháng đầu năm có dấu hiệu tăng trưởng rất tốt phần lớn nhờ Môi trường kinh tế, chính trị và xã hội củ Việt Nam khá tiềm năng. Cụ thể, tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 20,22 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 11 tháng năm nay ước tính đạt 13,20 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2014. Mặc dù mới chỉ là số liệu thống kê 11 tháng nhưng đây lại mức cao kỷ lục từ trước đến nay.

Dòng vốn FDI có thể sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong 2016 khi các hiệp định thương mại tự do như VK- FTA (Việt Nam-Hàn Quốc), VCU FTA (Việt Nam – Liên minh Hải Quan) có hiệu lực. Trong trung hạn, khi hiệp định thương mai tự do VN-EU FTA (Việt Nam – EU), và TPP có hiệu lực sẽ là nhân tố thúc đấy tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước noài.

—————————————————————————————————————

Tỷ giá tăng đáng kể trong tháng 11

Hiện tại, giá USD niêm yết vào chiều nay (27/11/2015) tại Vietcombank và BIDV giao dịch quanh mức 22.520 đồng/ USD, tăng 170 đồng so với 1 tháng trước (27/10/2015). Trong khi đó, giá USD tự do hiện giao dịch ở mức 22.630 đồng, tăng 290 đồng so với 1 tháng trước, vượt trần tỷ giá là 22.547 đồng.

Việc NHNN tuyên bố sẽ sẵn sàng can thiệp vào thị trường ngoại hối thời gian gần đây là hành động hợp lý và cần thiết nhằm ổn định tỷ giá, qua đó ổn định sản xuất kinh doanh.

Giá USD đang có dấu hiệu tăng trở lại có thể là do:

1) nhu cầu USD cho các hoạt động thanh toán bằng ngoại tệ thường có xu hướng tăng vào cuối năm;

2) Giá USD trên thị trường ngoại hối quốc tế đang có xu hướng mạnh hơn sovới rổ ngoại tệ lớn do lo ngại FED sẽ tăng lãi suất vào tháng 12;

3) Theo một số nguồn tin chưa kiểm chứng, một ngân hàng lớn trong nước đã mua thêm trái phiếu chính phủ thời hạn năm năm lãi suất 4,4%, trị giá 1 tỷ USD, điều này cũng phần nào làm tăng nhu cầu USD trên thị trường. Mặc dù vậy thì chúng tôi đánh giá thấp khả năng điều chỉnh tỷ giá từ đây đến cuối năm do dư địa điều chỉnh tỷ giá cam kết 2% đã hết và ngoài ra dự trữ ngoại hối theo thống kê mới nhất (vào tháng 7/2015) là 37 tỷ USD, đủ lớn để NHNN can thiệp thị trường ngoại hối khi cần thiết.

—————————————————————————————————————

IMF sẽ có quyết định về việc đưa đồng NDT vào giỏ tiền tệ Quyền Rút Vốn Đặc biệt (SDR). Có khả năng ảnh hưởng đến tỷ giá trong tương lai

Cuộc họp quan trọng của IMF để quyết định về việc có đưa đồng NDT của Trung Quốc vào giỏ SDR hay không sẽ diễn ra vào thứ 2, ngày 30/11; trong đó nhiều người cho rằng IMF sẽ đồng ý thêm đồng NDT vào giỏ SDR. Trên thực tế quyết định nâng lãi suất của Fed từ 0% lên có lẽ là 0,25% có thể diễn ra sau đó vài tuần. Cả hai sự kiện này có thể sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá tiền đồng trong tương lai mặc dù trong ngắn hạn ảnh hưởng sẽ là không lớn (vì cả 2 sự kiện này đều đã được đề cập rộng rãi tới thị trường trước đó vài tháng/vài năm).

Do vậy thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ hơn biến động của tỷ giá trong vài tháng tới.

—————————————————————————————————————

– EC thành lập quỹ bảo hiểm tiền gửi;

– Deutsche Bank nộp phạt 31 triệu USD để tránh bị truy tố ở Mỹ;

– HSBC: Trung Quốc là chìa khóa cho giá dầu;

– Saudi Arabia soán ngôi nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới của Nga;

– Thổ Nhĩ Kỳ mất 3 tỷ USD vì khách Nga ngừng tới.

– Chứng khoán Trung Quốc lao dốc mạnh do lo ngại điều tra, bắt bớ từ các Công ty chứng khoán.

– Trong nước, Việt Nam-Đức phấn đấu đưa kim ngạch thương mại lên 20 tỷ USD;

– Dệt may dự kiến đạt kim ngạch 27,5 tỉ USD;

– 11 tháng, gần 87.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 28%;

– Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng mạnh;

– GDP của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 dự kiến đạt con số 9,8%.

 

Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.

LH: 0912.842.224 để được tư vấn tận tình và chuyên sâu nhất.

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý