1. Nhận định thị trường:
VN-Index giảm thêm 3,55 điểm (tương đương 0.62%) xuống mức 572,27 điểm, với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt hơn 143 triệu cổ phiếu. Khối lượng giao dịch đã giảm trở lại (hơn 17%) sau phiên tăng mạnh vào cuối tuần trước. Tuy nhiên vẫn duy trì được xu hướng tăng so với chuỗi 6-7 phiên giao dịch trước đó.

Đồ thị VN-Index ngày 21/03/2016. Nguồn: Amibroker
Sau tổ hợp nến có tính chất khá giống với Evening Star xuất hiện trước đó, mẫu hình nến đảo chiều giảm Three Black Crows tiếp tục xuất hiện trong phiên giao dịch hôm nay. Các tín hiệu kỹ thuật cũng cho thấy khả năng đảo chiều giảm của VN-Index rõ đã nét hơn. Cụ thể, RSI(14) đang đi xuống hình thành xu hướng giảm, đặc biệt đường MACD cũng đã cắt xuống dưới đường tín hiệu hình thành tín hiệu bán ra đối với VN-Index.
Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng trong phiên giao dịch ngày mai 22/03/2016, chỉ số VN-Index có thể kiểm định vùng hỗ trợ 565 – 570 điểm. Đồng thời, chỉ số VN-Index có thể sẽ xuất hiện các nhịp hồi kỹ thuật do VN-Index đang giảm về gần vùng hỗ trợ MA100 tại 571 điểm. Do đó các nhà đầu tư cần tiết chế việc mua vào ở các nhịp tăng vì rủi ro ngắn hạn vẫn còn rất lớn.
Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và nâng mức cắt lỗ của hệ thống lên mức 566.81 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn vẫn chưa nên mở lại vị thế mua mới. Đồng thời, việc giữ trạng thái danh mục với tỷ trọng cổ phiếu vừa phải và không nên sử dụng margin là cần thiết ở giai đoạn hiện tại. Đặc biệt, việc bán các cổ phiếu đã vi phạm mức cắt lỗ trong danh mục 30 cổ phiếu cần quan tâm hàng ngày của Nhật Cường là hành động cần thiết lúc này.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 21/03/2016:
VN-Index tiếp tục gặp áp lực chốt lời rất mạnh tại ngưỡng kháng cự 580 điểm. Thanh khoản duy trì ở mức cao, độ rộng thị trường thu hẹp. Khối ngoại bán ròng hơn 4 tỉ đồng trên cả hai sàn, VNM ETF discount -0.77%, FTSE ETF premium 0.76%.
Các thị trường một lần nữa giảm điểm về cuối phiên dù tăng điểm trong phiên sáng. VN-Index đóng cửa giảm thêm 0,6% lùi về 572,27 điểm trong khi HNXIndex cũng đánh mất 0,35% chốt 80,3 điểm. Số mã giảm vẫn áp đảo số mã tăng với tỷ lệ 3:2. Giao dịch duy trì sôi động với 225 triệu cổ phiếu được trao tay. Khối ngoại bán ròng phiên thứ 2 với giá trị không đáng kể.
Hầu hết các thị trường trường Châu Á cũng đều giảm hôm nay sau khi giá dầu WTI giảm ngày thứ 2 và đánh mất mốc 40$/thùng. Dù vậy, chứng khoán Trung Quốc đang kéo dài mạch tăng ấn tượng khi Chỉ số Shanghai đã vượt ngưỡng 3.000 điểm và hướng tới mức cao nhất trong 2 tháng nhờ nới lỏng việc kiểm soát dòng vốn cho vay kí quỹ, các quỹ nhà nước đang tiến hành mua lại cổ phiếu cũng như đồng NDT phục hồi. Trong khi đó, hoạt động chốt lời tăng cường sau khi VN-Index lại bất thành trong việc giữ vững trên mốc 580. Các mã hàng hóa nhìn chung điều chỉnh, dẫn đầu là nhóm dầu khí như PVD và GAS do giá dầu giảm. Nhiều mã tăng mạnh gần đây cũng giảm dưới áp lực chốt lời.
VCB đóng cửa tăng nhẹ sau khi tăng vọt trước đó. Nhà băng này vừa công bố sẽ phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho NĐTNN với tỷ lệ 10% và phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 35% nhằm tăng vốn điều lệ từ 26.000 tỷ đồng lên 35.000 tỷ đồng. Ngoài ra, VCB cũng lạc quan về triển vọng lợi nhuận 2016 với mức tăng trưởng 17%. STB cũng tăng trong khi MBB và EIB giảm. Các tên tuổi lớn BID và CTG đi ngang. BVH giảm nhẹ phiên thứ 2. Các mã chứng khoán hàng đầu như SSI đi ngang còn HCM quay đầu giảm.
VNM giảm mạnh lần đầu tiên trong 5 phiên gần đây và góp phần kéo VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ. MSN cũng đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày, qua đó kéo dài đà giảm phiên thứ 5. Trong khi đó, FPT điều chỉnh nhẹ còn BMP duy trì xu thế tăng. Các nhóm liên quan đến câu chuyện nới room như dệt may, logistic và dược phẩm đồng loạt giảm mạnh.
Đáng chú ý, VIC nhanh chóng đảo chiều và ghi nhận phiên tăng mạnh nhất kể từ đầu năm, qua đó giúp thu hẹp đáng kể biên độ giảm của VN-Index hôm nay. Các mã BĐS khác phân hóa khi KBC và NLG tăng còn DXG, FLC, HQC và KDH giảm mạnh. CTD đi ngang trong khi HBC tiếp tục giảm. Cổ phiếu ngành thép phân hóa trở lại với HPG tăng nhẹ và HSG giảm sau 3 phiên tăng.
HAG tăng sau khi tập đoàn này triển khai giai đoạn 2 dự án Myanmar Center, làm giảm mối lo ngại những vấn đề tài chính mà công ty đang gặp phải. Ngược lại, HNG giảm mạnh nhất trong 3 tuần và đóng cửa ở mức giá sàn sau khi tăng mạnh gần đây. Các mã khoáng sản và cao su nhìn chung tiếp tục giảm dưới áp lực chốt lời. Trong khi đó, TMT bất ngờ tăng trần sau khi lao dốc gần đây. Ngược lại, HHS giảm sâu. Ở các mã có giao dịch tích cực khác, VHG, SBT tăng còn BHS giảm.
Trên HSX, khối ngoại tiếp tục bán ròng nhẹ hơn 19 đồng. SBT dẫn đầu về khối lượng bán ròng với trên 1 triệu đơn vị. HAG, DXG và MSN cũng bị bán ròng nhẹ. Chiều ngược lại, KCB dẫn đầu về khối lượng mua ròng với trên 390 nghìn đơn vị. NT2, MBB và HPG cũng được mua ròng nhẹ.
Trên HNX, khối ngoại mua ròng nhẹ gần 15 tỷ đồng. PVS dẫn đầu về khối lượng mua ròng với trên 416 nghìn đơn vị. IVS và SHB cũng được mua ròng nhẹ. Chiều ngược lại, khối ngoại chủ yếu bán ròng TIG với khối lượng đạt trên 399 nghìn đơn vị.
VN-Index đã có thêm 1 ngày để kiểm định lại mốc 580 nhưng một lần nữa đã không thành công. Đây được xem là tín hiệu tiêu cực và đang củng cố khả năng điều chỉnh trong ngắn hạn.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
HAG: Cập nhật thông tin về dự án ở Mi-an-ma
Vào cuối tuần vừa qua, chuyên viên đã thực hiện chuyến đi đến Yangon để tham dự lễ khởi công giai đoạn 2 của dự án HAGL Myanmar Center. Buổi lễ đã diễn ra thành công với sự tham dự của khách mời đặc biệt là ông U Myint Swe, phó Tổng thống thứ nhất của Mi-an-ma.
Giai đoạn 1 của dự án trị giá 440 triệu USD này bao gồm một trung tâm thương mại, hai cao ốc văn phòng cho thuê (đã chính thức đi vào hoạt động trong tháng 12/2015), và một khách sạn 5 sao (đang trong giai đoạn hoàn thiện nội thất). Theo HAG, tính đến cuối tháng 2/2016, tỷ lệ lấp đầy của trung tâm thương mại đạt 90% và khoảng 60% diện tích khu văn phòng đã được ký hợp đồng cho thuê hoặc giữ chỗ.
Giai đoạn 2 của dự án chính thức được khởi công vào ngày 19/3/2016 vừa qua và BIDV cam kết sẽ tài trợ 35% tổng vốn đầu tư giai đoạn này. Giai đoạn này bao gồm hai tháp tổ hợp trung tâm thương mại – văn phòng, 2 khu căn hộ dịch vụ và 3 tòa tháp căn hộ cho thuê dài hạn. HAG cho biết có khoảng 30% số lượng căn hộ dài hạn đã được giữ chỗ hoặc ký hợp đồng thuê và các căn hộ này sẽ được bàn giao vào năm 2018.
Trong chuyến thăm lần này, chuyên viên rất ấn tượng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng cũng như sự xuất hiện nhiều hơn của các ngân hàng tại Mi-an-ma. Tuy nhiên, chuyên viên muốn đề cập một số điểm về dự án Marga Landmark Dagon City 1, được hoãn lại vào cuối năm ngoái do vị trí xây dựng quá gần chùa Shwedagon. Hiện nay dự án này đã được cấp một khu đất mới với diện tích 17,7 mẫu (tương đương với diện tích dự án HAGL Myanmar Center) ở góc giao nhau giữa hai đường Kabar Aye Pagoda và đường Kanbe, có hướng nhìn thẳng ra hồ Inya. Nhà thầu Xinh-ga-po của dự án dự tính sẽ xây dựng một tổ hợp gồm khu các khu trung tâm bán lẻ, các tòa nhà văn phòng hạng A, một khách sạn 5 sao và tám tòa nhà căn hộ chung cư và penhouse, dành cho các khách hàng trong nước và nước ngoài. Theo đó, dự án này sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp chính với dự án HAGL Myanmar Center. Nhu cầu căn hộ, văn phòng đang tăng dần lên tại Mian-ma; nhưng có vẻ tính đến hiện tại cung đang tăng nhanh hơn cầu và khả năng sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các chủ phát triển bất động sản tại Mi-an-ma.
Hôm nay, giá cổ phiếu HAG tăng 1,2%, đóng cửa ở mức 8.500 đồng/cổ phiếu, tương đương với P/E và P/B năm 2015 lần lượt là 12,1 lần và 0,4 lần.
——————-
VSC: CTCP Container Việt Nam (HSX: VSC – Vốn hóa: 2.8 nghìn tỷ đồng) đặt mục tiêu lợi nhuận thấp trong năm 2016.
Mặc dù vừa trải qua năm 2015 với kết quả kinh doanh ấn tượng, ban lãnh đạo công ty vẫn thận trọng đặt mục tiêu doanh thu 2016 ở mức 1,015 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ và LNTT ở mức 262 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ.
Nhờ vào cảng VIP Greenport, Viconship đặt kế hoạch tổng sản lượng qua 2 cảng tăng 65% so với cùng kỳ đạt 580k Teus trong năm 2016. Do cảng cũ Greenport đã chạy vượt công suất thiết kế, nhiều khả năng ban lãnh đạo VSC kỳ vọng cảng mới sẽ vận hành ở mức 90% công suất thiết kế của giai đoạn 1. Ngay sau khi giai đoạn 1 đi vào hoạt động cuối năm ngoái, giai đoạn 2 cũng đã được khởi động và sẽ tăng gấp đôi công suất thiết kế cảng mới lên 500k Teus vào cuối năm nay.
Trong năm 2016, VSC kỳ vọng sẽ trả 20%-30% cổ tức (gồm tiền mặt và cổ phiếu).
Viconship là một trong số ít cảng có dư địa công suất để đáp đứng tăng trưởng tương lai gần nhờ vào các hiệp định thương mại. Chuyên viên kỳ vọng công ty sẽ vượt mục tiêu năm nay với doanh thu và LNST tương ứng đạt 1,118 tỷ đồng và 265 tỷ đồng. Ở mức giá thị trường hiện tại là 69k đồng/cp, VSC đang giao dịch tại mức PE dự phóng 2016 là 11x. KN MUA.
——————-
CMG: Một trong số ít DN niêm yết hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Trong nhóm cổ phiếu công nghệ, hiện nay thị trường đang tập trung vào bốn DN, với mã niêm yết lần lượt là: CMG, ELC, FPT, ITD. Trong đó, CMG và FPT hoạt động trong các lĩnh vực tương đối giống nhau, gồm viễn thông, tích hợp hệ thống, phần mềm (CNTT) và phân phối – lắp ráp. Tuy nhiên, quy mô và thị trường của CMG nhỏ hơn so với FPT.
Hoạt động kinh doanh đang cải thiện. Trong 9T đầu năm tài chính 2015, CMG đã ghi nhận doanh thu và LNST dành cho cổ đông công ty mẹ lần lượt là 2.741 tỷ đồng (+16% yoy) và 91,5 tỷ đồng (+14,3% yoy). Trong đó, hai mảng đang đóng góp chính vào lợi nhuận của CMG vẫn là viễn thông và tích hợp hệ thống.
Viễn thông và tích hợp hệ thống: tăng trưởng ổn định nhờ tập trung phát triển tại phân khúc thị trường ngách. Trong mảng viễn thông, CMG vốn dĩ bất lợi hơn so với các doanh nghiệp đầu ngành như: Viettel, VNPT, FPT do CMG phát triển muộn hơn và không sở hữu hạ tầng mạnh như các doanh nghiệp này. Hiện tại, CMG vẫn vẫn phải thuê ngoài phần lớn hạ tầng, kể cả trục cáp nội địa và chỉ sở hữu tỷ lệ 12,5% trong đường truyền quốc tế APG. Tuy nhiên, CMG đã linh động phát triển tại phân khúc thị trường ngách thông qua việc phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Người viết cho rằng lợi thế lớn nhất của CMG so với đối thủ là khả năng linh hoạt trong việc thiết kế gói sản phẩm riêng biệt dành cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng có quy mô vừa và nhỏ (với doanh thu tháng khoảng 20-30 triệu). Đồng thời, hai điểm sáng đối với CMG trong hoạt động kinh doanh viễn thông trong năm 2016: (1) tuyến trục quốc tế APG ước tính được “cập bờ” trong giai đoạn giữa năm 2016 sẽ giúp CMG giảm chi phí thuê kênh và (2) tham gia chiến lược của TIME dotcom (một trong các DN viễn thông hàng đầu của Malaysia) sẽ giúp CMG tiếp cận được các đường truyền quốc tế của TIME dotcom cũng như là tiếp cận cơ hội mở rộng tập khách hàng trên thị trường quốc tế.
Mảng tích hợp hệ thống vẫn tăng trưởng tốt dù doanh nghiệp đầu ngành FPT-IS đang khá khó khăn. Doanh nghiệp ước tính trong năm tài chính 2015, doanh thu mảng này sẽ vào khoảng 1.500 tỷ, tăng 25% so với năm 2014. Đồng thời, CMG kỳ vọng mảng này tiếp tục tăng trưởng ổn định 15-25%/năm nhờ tập khách hàng của CMG khá ổn định, tập trung vào các hợp đồng có quy mô vừa phải (dưới 10 tỷ đồng) và các khách hàng ngân hàng (với tăng trưởng nhóm này khoảng 15% trong năm 2015). Đồng thời, FPT-IS đang gặp khó khăn cũng là cơ hội để CMG khai thác khách hàng mới.
Tiềm năng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng mảng phần mềm nhờ vào phát triển kinh doanh gia công phần mềm. Hiện tại, CMG đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh gia công phần mềm, đặc biệt là thị trường Nhật. Doanh nghiệp chia sẻ đã tuyển dụng hơn 200 kỹ sư phục vụ thị trường này, nâng tổng kỹ sư phần mềm lên hơn 300 nhân công. Doanh thu từ mảng gia công phần mềm hiện chiếm khoảng 30% tổng doanh thu mảng phần mềm (ước tính khoảng 40-50 tỷ năm) và được kỳ vọng sẽ nâng lên 70% trong các năm tiếp theo.
Trong năm tài chính 2015 (kết thúc vào tháng 3/2016), CMG ước tính sẽ hoàn thành vượt kế hoạch về cả doanh thu và lợi nhuận khoảng 10%. Do đó, doanh thu và LNTT vào khoảng 3.700 tỷ đồng (+12% yoy) và 170 tỷ (+31% yoy). LNST dành cho cổ đông công ty mẹ trong năm tài chính 2015 vào khoảng 125 tỷ đồng (+14,6% yoy), tương ướng với mức EPS khoảng 1.900 đồng. Với mức giá đóng cửa hôm nay (21/3/2016), CMG đang giao dịch với mức P/E forward cho năm tài chính 2015 vào khoảng 8.5x.
——————-
PPC: Báo cáo cập nhật PPC 2016
Cập nhật KQKD 2015
Doanh thu, sản lượng và giá bán điện tương đương 2014: Sản lượng tiêu thụ 2015 khoảng 5,71 tỷ kwh điện, hoàn thành kế hoạch năm 2015 và tương đương năm 2014 Lợi nhuận 2015 sụt giảm mạnh do chi phí tài chính tăng: Lỗ chênh lệch tỷ giá khoảng 280 tỷ VNĐ so với mức lãi 585 tỷ VNĐ năm 2014 Trích dự phòng đầu tư tài chính 329 tỷ VNĐ bao gồm: Nhiệt điện Quảng Ninh lỗ 576 tỷ VNĐ; Trích trước dự phòng khoản lỗ chênh lệch tỷ giá của Quảng Ninh trong giai đoạn đầu tư (1.260 tỷ VNĐ)
Triển vọng 2016
Chuyên viên ước tính PPC có thể đạt 7.691 tỷ VNĐ doanh thu và 773 tỷ VNĐ lợi nhuận sau thuế trong năm 2016, tăng trưởng 63% so với 2015 (giả định VNĐ mất giá 7% so với JPY) EPS 2016 ở mức 2.369 VNĐ/cổ phần Với giá đóng cửa 21/03/2016, P/E 2016 ở mức 8 lần, là mức thấp so với bình quân ngành điện khoảng 9 lần như hiện nay. Với việc các thông tin tiêu cực đã qua, và lợi nhuận 2016 triển vọng khả quan, Chuyên viên KN Mua vào với triển vọng 2016 của PPC.
——————-
DQC: Cập nhật kết quả kinh doanh 2015.
Tổng doanh thu giảm 10,3%, thị trường nội địa và xuất khẩu tăng trưởng trái chiều: Tổng doanh thu cả năm đạt 1,103 tỷ đồng. Doanh thu từ thị trường nội địa ước tính đạt 823 tỷ đồng, tăng trưởng 20% trong đó có sự đóng góp đáng kể từ mảng đèn LED; doanh thu xuất khẩu ước tính chỉ đạt 250 tỷ đồng, giảm 52% do không còn hoạt động thanh lý tồn kho như năm 2014. Theo đó, lợi nhuận sau thuế DQC cũng giảm 13%, bên cạnh doanh thu xuất khẩu giảm mạnh thì lý do chủ yếu là chi phí quảng cáo tăng đáng kể trong Q3 2015, đây là chương trình quảng bá thương hiệu Điện Quang mà công ty thực hiện với chu kỳ 3-4 năm/lần.
Tập trung vào mảng kinh doanh đèn LED là hướng đi đúng đắn: Dù không công bố tỷ trọng trên tổng doanh thu, Chuyên viên được biết doanh thu từ đèn LED đã tăng gấp 3 lần trong năm 2015. Theo ước tính của DQC, tổng nhu cầu thiết bị chiếu sáng của Việt Nam sẽ tăng 20% trong 5 năm tới trong đó đèn LED có thể sẽ chiếm đến 80% tổng nhu cầu so với mức khiêm tốn 30% ở hiện tại.
Triển vọng 2016.
Kế hoạch kinh doanh thận trọng, với tổng doanh thu năm 2016 là 1,100 tỷ đồng, tương đương năm 2015 và lợi nhuận trước thuế 230 tỷ đồng, giảm 12%. BVSC đánh giá đây là chỉ tiêu có phần hơi quá an toàn của DQC khi sản lượng 2 tháng đầu năm ước tính tăng khoảng trên 30% so với cùng kỳ. Chuyên viên dự báo doanh thu Công ty sẽ đạt 1.269 tỷ đồng, tăng 15% và lợi nhuận sau thuế đạt 220 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, với các giả định:
(i) Doanh thu nội địa tiếp tục tăng trưởng 20% nhờ vào mảng đèn LED và doanh thu xuất khẩu ổn định.
(ii) Biên gộp ở mức 31,5% giảm nhẹ so với 2015.
(iii) Tỉ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu giảm từ 11,2% còn 10% nhờ giảm các chi phí truyền thông.
Qua đó, EPS dự phóng ước tính đạt 7.000 đồng/cp.
Khoản thu hồi từ đối tác Cuba có thể sẽ không kịp ghi nhận trong năm 2016, Chuyên viên được biết dư nợ hiện tại là khoảng 8 triệu USD và thời hạn thanh toán cuối là Q4 2016. Tuy nhiên, việc trả nợ của đối tác có thể chậm từ 1 đến 2 tháng do đó việc ghi nhận có thể đẩy sang đầu Q1 2017.
Bắt đầu giải ngân cho dự án nhà máy mới ở Khu công nghệ cao Sài Gòn với mục tiêu giải quyết một phần nhu cầu chip LED đầu vào của DQC. Dự án có tổng dự án gần 600 tỷ đồng, trong năm 2016 sẽ giải ngân từ 200 – 300 tỷ đồng. Nếu được thực hiện đúng tiến độ, nhà máy có thể sẽ được đưa vào vận hành từ năm 2017. Do đây là dự án công nghệ cao nên sẽ được ưu đãi miễn thuế 100% trong 4 năm đầu hoạt động.
Quan điểm đầu tư: Kể từ khi chạm đáy 6 tháng ở mức giá 49.500 đồng/cp vào ngày 1/2/2016 thì cổ phiếu DQC đã có mức hồi phục khá tốt, tăng trên 24% – mức tăng mà Chuyên viên cho rằng đã phần nào phản ánh kỳ vọng lợi nhuận tích cực trong năm 2016, mà đặc biệt là tiềm năng tăng trưởng từ mảng đèn LED nội địa. Về mặt cổ tức, tỷ lệ năm nay có thể được nâng lên 30-35% – tương ứng với 5% trên thị giá hiện tại, nếu được thông qua tại đại hội cổ đông trong tháng 4 sắp tới. Cổ phiếu DQC hiện đang giao dịch ở mức P/E dự phóng 2016 8,8 lần.
——————-
VIS: Năm 2015 lỗ trước thuế 52 tỷ
Theo đó, kết thúc năm 2015, VIS ghi nhận khoản lỗ 52 tỷ đồng (trong đó trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi gần 16 tỷ đồng, dự phòng giảm giá hàng tồn kho gần 11 tỷ đồng).
——————-
BCI: Kế hoạch 2016 lãi 120 tỷ đồng HĐQT của CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh đã thông qua kế hoạch trong năm 2016 với doanh thu 420 tỷ. Lãi ròng ước đạt 120 tỷ đồng, chỉ bằng 41% so với năm 2015.
——————-
MSN: Kế hoạch 2016 lãi 2,000 tỷ
CTCP Tập đoàn Masan đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 với kế hoạch kinh doanh 1,900 tỷ đồng đến 2,000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ.
——————-
HQC: Kế hoạch phát hành hơn 205 triệu cp
Theo đó, công ty sẽ phát hành 31.6 triệu cp để trả cổ tức với tỷ lệ 25:2 từ nguồn vốn lợi nhuận chưa phân phối; tiếp đó HQC sẽ chào bán 98.75 triệu cp cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 4: 1 và phát hành cho đối tác chiến lược 74.65 triệu cp.
——————-
DXG: Asia Invest đã bán 8,2 triệu cp.
CTCP Asia Invest đã bán 8.2 triệu cp của CTCP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh với mục đích đầu tư tài chính, giảm tỷ lệ nắm giữ xuống còn 1.45% tương đương 1.7 triệu cp.
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Giá xăng tăng 5%
Theo tin vừa phát đi từ Bộ Công Thương, Liên Bộ: Công Thương-Tài chính vừa thống nhất điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu định hướng từ 16 giờ 30 chiều nay (21/3). Theo đó, giá xăng RON 92 sẽ tăng 670 đồng/lít do giá tham chiếu (giá xăng RON92 bình quân 15 ngày tại Singapore) tăng mạnh 18% trong kỳ công bố. Giá xăng bán lẻ tại Việt Nam tăng nhẹ hơn nhờ việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu 1,047 đồng/lít. Lần tăng giá xăng này cũng kết thúc chuỗi giảm giá 8 lần liên tiếp và đồng thời cũng là lần tănggiá xăng đầu tiên trong năm nay. Vì vậy, giá xăng hiện tại vẫn thấp hơn 12% so với đầu năm.
Theo ước tính của Chuyên viên, việc tăng giá xăng lần này sẽ không có tác động lên CPI tháng 3 nhưng có thể khiến CPI tháng 4 tăng thêm 0.2%
——————-
Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 5 năm từ 6,5% đến 7%
Trong phiên họp Quốc hội thứ 11, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ mục tiêu tăng trưởng GDP trong 5 năm tới giai đoạn từ 2016 đến 2020 là 6,5% đến 7%. Năm 2020, GDP bình quân đầu người của Việt Nam dự kiến đạt khoảng 3.200 USD đến 3.500 USD. Ngành công nghiệp và dịch vụ đóng góp 85% tổng GDP. Bội chi ngân sách nhà nước chỉ chiếm khoảng 4% GDP.
Trong giai đoạn năm 2011-2015, GDP đã tăng 5,9%/năm và không hoàn thành mục tiêu trước đó đề ra. Năm 2015, GDP của Việt Nam đạt 193,4 tỷ USD, tương đương với GDP bình quân đầu người là 2.109 USD. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn thấp so với một số nước Đông Nam Á như Singapore (56.287 USD), Malaysia (10.830 USD), Thái Lan (5.561 USD) và Indonesia (3.515 USD).
5. Sự kiện nổi bật ngày mai (22/03/2016):
22/03/2016 HOT Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016
22/03/2016 PMC Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 1,400 đồng/CP
——————-
Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net