1. Nhận định thị trường:
VN-Index giảm mạnh 16,67 điểm (tương ứng 3,07%) xuống mức 526,37 điểm, với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt hơn 155 triệu cổ phiếu tăng mạnh so với các phiên giảm trước.

Đồ thị VN-Index ngày 18/01/2016. Nguồn: Amibroker
VN-Index đóng cửa giảm mạnh hình thành gap so với cây nến trước đó thể hiện áp lực bán trong phiên rất mạnh, đồng thời hình thành cây nến đỏ với bóng dưới dài cho thấy lực bán mạnh nhưng lực cầu bắt đáy cũng xuất hiện, với khối lượng giao dịch tăng mạnh lên đáng kể. Trong phiên, VN-Index cũng đã giảm về mức thấp nhất 518,16 điểm gân với ngưỡng hỗ trợ quanh 510 điểm khiến lực cầu bắt đáy xuất hiện. Tuy nhiên, sự hỗ trợ vững chắc của ngưỡng 510 điểm vẫn cần quan sát thêm trong các phiên tới. Đường RSI(14) đã đi xuống dưới ngưỡng 30, trong khi đường MACD histogram tiếp tục đi xuống ở dưới ngưỡng 0.
Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng chỉ số VN-Index sẽ còn nhịp giảm vào đầu phiên giao dịch ngày mai sau dư địa giảm giá mạnh của phiên hôm nay. Tuy nhiên, chỉ số VN-Index có thể sẽ hồi lại dần vào cuối phiên và đóng cửa ở mức giá xanh trong phiên giao dịch ngày mai 19/01. Đặc biệt, chỉ số VN-Index có thể tăng 4-5 điểm và chốt phiên ở trên mức 530. Đồng thời, theo hệ thống chỉ báo kỹ thuật, khả năng chỉ số VN-Index sẽ xuất hiện các nhịp hồi phục kỹ thuật tại các vùng hỗ trợ ngắn hạn 525 – 530 điểm và mô hình đảo chiều đang dần hình thành trên nhiều cổ phiếu cho nên mức độ rủi ro ngắn hạn đang có chiều hướng giảm dần.
Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức giảm xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và hạ mức kháng cự của hệ thống xuống mức 565 điểm. Do đó, trên quan điểm thận trọng, các nhà đầu tư ngắn hạn chưa nên mở lại vị thế mua. Đồng thời, nếu nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao thì có thể mua thăm dò đáy với tỷ trọng thấp.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 18/01/2016:
Diễn biến tiêu cực từ các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới và giá dầu giảm sâu đã tác động lên tâm lí nhà đầu tư. VN-Index có phiên giảm mạnh nhất kể từ đầu năm, đóng cửa tại 526.37 điểm, giảm 3.07% so với phiên cuối tuần trước, lấy hết phần điểm đạt được trong cả năm 2015. Hoạt động bắt đáy gia tăng, thanh khoản thị trường tăng vọt lên mức 2,581 tỉ đồng. Khối ngoại bán ròng hơn 18 tỉ đồng trên cả hai sàn, VNM ETF discount -2.52%, FTSE ETF premium 0.37%.
Các thị trường giảm mạnh với GTGD tăng. Độ rộng thị trường thu hẹp đáng kể; đã có 25 mã tăng trần và 91 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN ở mức trung bình và khối này đã bán ròng nhẹ. Đã có giao dịch thỏa thuận lớn diễn ra ở mã MSN và giao dịch thỏa thuận nhỏ diễn ra ở các mã PDR và VNM.
Thị trường hôm nay giảm liên tục và điều này có lẽ là do ảnh hưởng của phiên giảm mạnh trên thị trường Phố Wall vào hôm thứ 6 mặc dù các thị trường khu vực hôm nay giảm không mạnh đến như vậy. Hôm nay là phiên giảm rất sâu với cả hai chỉ số có lúc giảm hơn 4% trước khi lấy lại được một phần số điểm đã mất khi đóng cửa.
Hoạt động bán giải chấp cộng với áp lực bán của khối ngoại đã đẩy thị trường xuống mạnh. Và hôm nay thị trường giảm đồng loạt chứ không chỉ tập trung ở các mã bluechip như tuần trước. Hôm nay thị trường đã bị bán tháo với nhiều mã đã cho thấy rõ xu hướng đi xuống trên đồ thị phân tích kỹ thuật.
• Các mã ngân hàng giảm mạnh hôm nay; dẫn đầu là BID; CTG và VCB. MBB; ACB; STB và EIB giảm ít hơn. BIDV tạm dừng làm thủ tục cho vay mua nhà đối với những khách hàng có tài sản thế chấp là nhà hình thành trong tương lai, trong đó có cả những khoản vay thuộc gói 30.000 tỷ. Tín dụng cho BĐS đã tăng trưởng mạnh trong năm 2015, và mới đây tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2016 trên địa bàn TPHCM hôm 15/1, đại diện của NHNN đã cho biết năm nay NHNN sẽ kiểm soát tín dụng bất động sản cũng như tín dụng dài hạn. Thông tin về BIDV khiến nhiều NĐT lo ngại về tính bền vững của thị trường BĐS trong nước vốn chỉ mới hồi phục từ cuối năm 2014. Cổ phiếu BID giảm sàn và kéo theo các mã ngân hàng khác như VCB, CTG, MBB, STB,… giảm sâu, có thời điểm CTG cũng giảm sàn, VCB giảm sát giá sàn.
• Các mã chứng khoán giảm mạnh. BVH cũng giảm đáng kể.
• Các mã dầu khí cũng giảm mạnh với GAS giảm sàn. PVD & PVS giảm ít hơn GAS.
• VNM & FPT hôm nay cũng cho thấy xu hướng giảm.
• Các mã ngành cao su chẳng hạn như DPR tiếp tục đi ngược xu hướng chung và tăng.
• HAG cũng đóng cửa giảm mạnh trong khi HNG đóng cửa tại tham chiếu.
• VIC đóng cửa tại tham chiếu.
Trên HSX, giá trị bán ròng của khối ngoại đã giảm mạnh trong phiên hôm nay, chỉ đạt trên 36,7 tỷ đồng. Tuy nhiên tính từ đầu năm 2016 khối ngoại đã bán ròng trên 551,6 tỷ đồng ở HSX. HPG dẫn đầu về khối lượng bán ròng với trên 1,2 triệu đơn vị. ITA cũng bị bán ròng trên 1,1 triệu đơn vị. VIC, HAG, VCB bị bán ròng nhẹ. Chiều ngược lại, DXG dẫn đầu về khối lượng mua ròng với trên 655 nghìn đơn vị, PVD, SSI và NT2 được mua ròng lần lượt hơn 530 nghìn, 343 nghìn và 200 nghìn đơn vị. Trên HNX, khối ngoại chuyển sang trạng thái mua ròng với giá trị mua ròng đạt trên 11,2 tỷ đồng. PVS dẫn đầu về khối lượng mua ròng với trên 756 nghìn đơn vị. KLS, SHB và TIG cũng được mua ròng lần lượt hơn
Các chỉ số chỉ trong một phiên đã giảm xuống gần đường hỗ trợ dài hạn sau khi xác nhận xu hướng giảm trong hôm thứ 6. Hôm nay hoạt động giải chấp đã diễn ra mạnh mẽ. Hiện nếu lịch sử có thể lặp lại thì VN-Index sẽ bật lại từ mốc 510 vào ngày mai hoặc ngày kia và phục hồi từ đây.
Tỷ giá NDT và thị trường chứng khoán Trung Quốc đã ổn định hơn nhiều vào hôm nay. Do đó nói chung, trong khi cho rằng thị trường sẽ tiếp tục giảm trong vài phiên tới thì khả năng ngưỡng hỗ trợ dài hạn của thị trường nhiều khả năng sẽ được giữ vững.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
DIC: Công bố kết quả kinh doanh dự kiến năm 2015. Theo đó, Công ty đạt mức 3533 tỷ VNĐ, tăng 5% so với kế hoạch; LNTT dự kiến đạt mức 29.2 tỷ VNĐ, tăng 15% so với kế hoạch.
Hoạt động kinh doanh cốt lõi của DIC hiện nay vẫn phân phối, kinh doanh và sản xuất là Clinker, Thạch cao, Sắt thép, Gỗ tròn và ngói màu cao cấp Nhật Bản. Nhìn chung với bề dày hoạt động hơn 20 năm, Công ty đã tạo dựng được thương hiệu uy tín và đáng tin cậy trên thị trường.
Mô hình hoạt động của DIC là Công ty sở hữu các công ty con và công ty liên kết hoạt động trong từng lĩnh vực riêng rẽ. Hiện tại, DIC sở hữu có 9 công ty con trực thuộc và 1 công ty liên kết hoạt động trên các lĩnh vực: Xuất Nhập khẩu Clinker, Thạch cao, Gỗ, Sắt thép, Sản xuất VLXD, Giao nhận vận tải, đầu tư Khu công nghiệp, Cao ốc Thương mại…
Trong năm 2016, diễn biến thị trường bất động sản tương đối thuận lợi, do đó hoạt động kinh doanh của Công ty có ổn định hơn. Doanh thu và lợi nhuận gộp đều có mức tăng trưởng khả quan lần lượt là 18% và 43% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chi phí lãi vay và chi phí bán hàng tăng mạnh khiến lợi nhuận ròng của Công ty vẫn chỉ đạt mức khá khiêm tốn so với quy mô vốn điều lệ.
DIC đặt mục tiêu trong năm 2016 sẽ đạt 3797 tỷ doanh thu và 33.8 tỷ LNTT. Khả năng với sự tăng trưởng ổn định của thị trường bất động sản trong năm 2016, nhiều khả năng DIC sẽ đạt kế hoạch kinh doanh đề ra.
————————————
VSC: Cảng mới sẽ thúc đẩy lợi nhuận từ 2017 trở đi
Năm 2015, biên lợi nhuận gộp của CTCP Tập đoàn Container Việt Nam (VSC) tăng mạnh nhờ dịch vụ container lạnh tăng bất thường. Doanh thu từ container lạnh theo ước tính đạt 140 tỷ đồng (6,4 triệu USD) trong năm 2015, tăng mạnh 250% so với năm 2014. Trong 9 tháng đầu năm 2015, có hơn 2.000 container lạnh tại khu vực Cảng Hải Phòng, chủ yếu vận chuyển thực phẩm đông lạnh được nhập khẩu bằng đường biển vào Việt Nam để vận chuyển tiếp sang Trung Quốc bằng đường bộ. Việc Trung Quốc thắt chặt biên giới Việt-Trung trong các tháng gần đây đã khiến thủ tục hải quan tốn nhiều thời gian, kéo dài giai đoạn lưu kho các kho lạnh này. Các dịch vụ container lạnh (bốc xếp, điện) có biên lợi nhuận gộp cao hơn nhiều (lên đến 50%) so với các dịch vụ bốc xếp container khác do tính chất chuyên biệt.
Các cảng tại Hải Phòng dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh nhờ dòng FDI vào thành phố này ổn định. Trong ba năm qua, Hải Phòng luôn là một trong năm thành phố thu hút nhiều FDI nhất tại Việt Nam. Xu hướng tăng của dòng vốn FDI từ các doanh nghiệp Nhật Bản, và gần đây là các doanh nghiệp Hàn Quốc như LG, dự kiến sẽ ổn định trong các năm tới, qua đó giúp duy trì mức tăng trưởng 14%-18% về lưu lượng hàng hóa đi qua các cảng tại Hải Phòng từ 2016 đến 2020.
Vị trí đắc địa sẽ giúp cảng Vip-Green hưởng lợi từ việc tăng trưởng hàng hóa thông qua tại khu vực Hải Phòng . Năm 2016, khả năng chỉ các công ty điều hành cảng tại khu vực hạ nguồn (như Vip-Green) của sông Bạch Đằng có thể thu hút lượng hàng hóa tăng thêm tại Hải Phòng. Tính đến cuối tháng 12/2015, lưu lượng hàng hóa qua Hải Phòng dự kiến lên đến 3,75 triệu TEU, tăng 12,1% so với năm 2014. Giả định năm 2016, tỷ lệ tăng trưởng lưu lượng hàng hóa trong khu vực này sẽ được duy trì, như vậy sẽ có thêm 400.000-450.000 TEU được xếp dỡ tại khu vực Hải Phòng vào năm tới, cao hơn so với năm 2015.
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Cán cân thương mại năm 2015 thâm hụt 3,54 tỷ USD
Trong tháng 12/2015, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 563 triệu USD – Hải quan đã công bố số liệu xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 12 với thâm hụt 563 triệu USD, so với mức thặng dư 263 triệu USD trong tháng 11. Theo đó, giá trị xuất khẩu là 13,73 tỷ USD, giảm 1,1% so với tháng trước và tăng 6,8% so với cùng kỳ, trong khi đó nhập khẩu đạt gần 14,30 tỷ USD, tăng 4,9% so với tháng trước và cũng tăng 3,7% so với cùng kỳ.
Nhập siêu cả năm 2015 là 3,54 tỷ USD – Với thâm hụt thương mại tháng 12 được công bố, mức thâm hụt cả năm 2015 tăng lên 3,54 tỷ USD từ mức thâm hụt 11 tháng công bố trước đó là 2,87 tỷ USD. Trong khi đó, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 2,37 tỷ USD trong năm 2014 và cũng thặng dư nhỏ trong năm 2013. Trong năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu là 162,11 tỷ USD, tăng trưởng 7,9%, giảm tốc so với mức tăng trưởng trong năm 2014 là 13,8%. Trong khi đó, tổng giá trị nhập khẩu là 165,65 tỷ USD, tăng trưởng 12%, tương đương với mức tăng trưởng của năm 2014.
Sự giảm tốc ở đây là do sự suy giảm của giá trị xuất khẩu hàng hóa, chủ yếu là dầu thô (giảm 48,5% so với năm 2014) cũng như các nông phẩm như cà phê (giảm 24,8%), cao su (giảm 13,9%) và gạo (giảm 4,5% so với năm 2014). Về giá trị nhập khẩu, chúng tôi nhận thấy nhập khẩu một số mặt hàng chính tăng đáng kể, như máy móc và thiết bị (tăng 23,1% so với năm 2014; trong đó 62% từ phân khúc FDI), máy tính, hàng điện tử và phụ kiện (tăng 23,4% trong đó 92% từ phân khúc FDI), điện thoại các loại và linh kiện (tăng 24,8% trong đó 88% từ phân khúc FDI), hàng dệt may (tăng 7,8% trong đó 63% từ phân khúc FDI),…
Hoạt động thương mại FDI tiếp tục tạo thặng dư tốt – Trong năm 2015, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài công bố tạo tăng thăng dư thương mại 13,33 tỷ USD (tăng trưởng 36,8%), so với mức thặng dư 9,74 tỷ USD năm 2015 và 6,49 tỷ USD năm 2013. Cụ thể, các doanh nghiệp FDI đã đạt được 110,59 tỷ USD từ xuất khẩu tăng trưởng 17,7% (so với mức tăng trưởng tương đương năm 2014 là 16,1%) và đã chi 97,26 tỷ USD cho nhập khẩu, tăng 15,5% so với năm 2014 (mức tăng của nhập khẩu trong năm 2014 là 13,1%).
5. Sự kiện nổi bật ngày mai (19/01/2016):
BST: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức đợt 2 năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 6%.
D2D: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức 6 tháng đầu năm 2015, tỷ lệ 10%
TV4: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 5%.
————————————
Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net