1. Nhận định thị trường:
VN-Index tăng 2,19 điểm (tương đương 0,38%), đóng cửa tại 579,26. Thanh khoản tiếp tục được duy trì ổn định tương đương các phiên giao dịch gần đây, với 139 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Dòng vốn chảy vào thị trường trong phiên hôm nay tiếp tục ở mức cao khi vượt trên mức bỉnh quân 20 phiên gần nhất.

Đồ thị VN-Index ngày 17/03/2016. Nguồn: Amibroker
VN-Index đã vượt lên trên đường SMA200 nhưng áp lực chốt lời tại vùng cản này một lần nữa cho thấy sức nặng khiến chỉ số thoái lui trở lại xuống dưới đường SMA200 về cuối phiên. Trên đồ thị kỹ thuật hình thành một cây nến dạng Shooting star với khối lượng giao dịch lớn, cho thấy lực cầu phần nào bị lấn át trên thị trường và do đó chỉ số có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trong phiên giao dịch tới. Ngưỡng hỗ trợ hiện tại của chỉ số là ngưỡng MA100 tại 572 điểm. Áp lực cung tiềm ẩn có dấu hiệu tăng dần về cuối phiên cũng một phần do đường giá lần đầu tiếp cận cận trên của dải BB đang ở trạng thái nằm ngang. Chỉ số vẫn chưa thể bứt phá thành công qua vùng cản được hội tụ bởi đường SMA200 và ngưỡng Fibonacci 61,8% tại 580 điểm.
Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng trong phiên giao dịch ngày mai 18/03/2016, chỉ số VN-Index nhiều khả năng sẽ điều chỉnh về vùng 575-577 điểm và khối lượng giao dịch sẽ tăng đột biến trong phiên ATC do các quỹ ETF thực hiện tái cơ cấu danh mục. Đồng thời, Nhật Cường đánh giá rủi ro ngắn hạn vẫn đang còn tiềm ẩn rất lớn do đó các nhà đầu tư cần tiết chế việc mua đuổi ở các nhịp tăng mạnh.
Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và nâng mức cắt lỗ của hệ thống lên mức 565.35 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn không nên mua mới ở giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trên cơ sở có hàng sẵn có trong tài khoản, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể lưu ý đến các cổ phiếu bị bán mạnh bởi các quỹ ETF trong phiên giao dịch ngày mai.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 17/03/2016:
VN-Index tăng 0.38% đóng cửa tại 579.26 điểm sau quyết định giữ nguyên lãi suất của FED và giá dầu tăng.Thanh khoản tăng cả khối lượng lẫn giá trị giao dịch, độ rộng thị trường tích cực. Khối ngoại mua ròng gần 228 tỉ đồng trên cả hai sàn, VNM ETF premium 0.15%, FTSE ETF discount -0.05%.
Các thị trường đóng cửa tăng nhưng VN-Index chưa vượt được mốc 580 với GTGD ở mức vừa phải. Độ rộng thị trường mở rộng; đã có 35 mã tăng trần và 11 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN vẫn đạt cao và khối này mua ròng mạnh. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động hơn; trong đó có giao dịch thỏa thuận lớn đã diễn ra ở mã SBT; giao dịch thỏa thuận trung bình diễn ra ở các mã HNG; EIB; KLS và ELC.
Các thị trường tăng tốt hôm nay nhưng VN-Index vẫn chưa vượt qua được mốc 580 mặc dù đã có khởi đầu đầy hứa hẹn. Cùng với thị trường khu vực (thị trường khu vực phản ứng tích cực trước phát biểu ôn hòa của Fed về khả năng nâng lãi suất trong tương lai), thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng điểm.
• Các mã ngân hàng biến động trái chiều trong phiên hôm nay. VCB; ACB giảm; BID đóng cửa tại tham chiếu trong khi CTG; STB; MBB và EIB tăng. Trong đó đáng chú ý nhất là VCB hôm nay giảm sau khi tăng tốt hôm qua. Hiện ngành ngân hàng không có mã dẫn dắt và đây là nguyên nhân chính khiến VN-Index gặp khó khăn trong việc vượt ngưỡng 580 một cách thuyết phục. Tăng trưởng tín dụng từ đầu năm thấp và nhiều bài báo chỉ ra những thông tin gây lo ngại đã khiến NĐT có tâm lý tiêu cực đối với ngành.
• BVH tăng trong khi các mã chứng khoán giảm. Các mã chứng khoán mở cửa tăng nhưng sau đó đã đi xuống về cuối phiên. Và hiếm khi thị trường bứt phá khi mà các mã chứng khoán giảm.
• VNM tăng; FPT đóng cửa tại tham chiếu còn BMP tăng. Câu chuyện room tiếp tục thu hút được lực mua của NĐT với nhiều hoạt động trước mùa ĐHCĐTN đang diễn ra. Thị trường đang kỳ vọng và chờ đợi tin tốt từ VNM trong nội dung họp ĐHCĐTN.
• Các mã ngành thép đã có phiên khởi sắc, dẫn đầu là HSG & HPG. Giống như những mã dầu khí, các mã ngành thép hiện có vẻ đang khá nhạy cảm với biến động giá quặng sắt vì điều này là chỉ báo cho triển vọng nhu cầu trên thế giới. HSG cũng đã động thổ nhà máy mới 3 nghìn tỷ đồng của mình.
• Các mã ngành sản xuất khác cũng có phiên khởi sắc nói chung. Dẫn đầu là PAC vốn cũng đã tăng trong những tuần gần đây. Có vẻ NĐT đã phấn khích hơi thái quá trước tin đồn chia cổ tức tiền mặt và bằng cổ phiếu. DRC cũng là mã tăng tốt từ đầu năm và hôm nay cũng tăng nhẹ. DQC giảm.
• Các mã BĐS cũng bật lại sau khi giảm gần đây, dẫn đầu là VIC; NLG; BCI và DXG. Bộ Xây dựng đã gửi công văn đến NHNN đề nghị xem xét lại các quy định thắt chặt tín dụng BĐS (sẽ có ảnh hưởng đến thị trường BĐS trong tương lai). Trước đó Bộ này cũng đã đề nghị kéo dài thời gian thực hiện gói 30 nghìn tỷ đồng (theo kế hoạch sẽ kết thúc vào mùa hè này). Bộ Xây dựng đã tích cực đưa ra những đề xuất hỗ trợ cho ngành nhưng đến nay không phải đề xuất nào của Bộ này cũng được chấp thuận.
• Các mã ngành tài nguyên tăng trở lại nhờ giá dầu thô bật lại, dẫn dầu là GAS & PVD. Hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền của GAS và giá cổ phiếu này đã đóng cửa tại tham chiếu. Và mặc dù giá dầu WTI đã bật lên trên mốc 39USD (là mức cao trong lần tăng trước đó) vào ngày hôm nay thì cả GAS & PVD vẫn đóng cửa bên dưới đỉnh thiết lập gần đây. Trong trường hợp của PVD có lẽ sự chậm trễ trong việc công bố KQKD 2015 có lẽ là nhân tố ảnh hưởng. Hiện Chuyên viên kỳ vọng PVD sẽ công bố KQKD 2015 trong vài tuần tới.
• Các mã ngành tiện ích như NT2 và PPC tăng tốt; điều này thường có nghĩa là tỷ giá đã có biến động theo hướng tích cực vào đêm qua.
• Mã ngành xây dựng là CTD và HBC cũng tăng. Điều đáng nói là trong khi các mã BĐS giảm do lo ngại siết tín dụng trong tương lai thì CTD vốn không có vay nợ vẫn tiếp tục tăng. Rõ ràng là NĐT không lo ngại về triển vọng nhu cầu của thị trường BĐS mà chỉ lo ngại về việc siết tín dụng cho ngành.
• DHG tiếp tục tăng trước nhiều tin đồn trên thị trường.
Trên HSX, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng, giá trị mua ròng đạt trên 204 tỷ đồng. EIB và SBT dẫn đầu về khối lượng mua ròng với trên 5 triệu đơn vị mỗi mã tuy nhiên giao dịch chủ yếu được thực hiện qua phương thức thỏa thuận. MBB, HPG và REE cũng được mua ròng nhẹ. Chiều ngược lại, PPC dẫn đầu về khối lượng bán ròng với trên 2,6 triệu đơn vị. MSN, IJC và SSI cũng bị bán ròng nhẹ. Trên HNX, khối ngoại mua ròng trở lại với giá trị mua ròng đạt trên 23,3 tỷ đồng. Khối ngoại chủ yếu mua ròng SCR với trên 2 triệu đơn vị. CEO, SHB và SHB cũng được mua ròng nhẹ. Chiều ngược lại, HDO dẫn đầu về khối lượng mua ròng với trên 940 nghìn đơn vị. HUT và SDT cũng bị bán ròng nhẹ.
Ngày mai là phiên cuối cùng để hai quỹ ETF thực hiện tái cân đối danh mục. Trong khi đó, chuyên viên nhận thấy một số cổ phiếu thuộc diện phải giảm tỷ trọng hoặc loại khỏi danh mục như PPC, SSI, STB, VIC và VCB chưa bị bán đủ. Như vậy, không loại trừ khả năng áp lực bán ở các cổ phiếu này có thể khiến VN-Index tiếp tục thất bại tại mốc 580 điểm.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
AAA: Kế hoạch lợi nhuận năm 2016 gấp 2,5 lần năm trước
Theo tờ trình của HĐQT, năm 2016 này, An Phát Plastic (AAA) đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất lên tới 2.100 tỷ đồng – tăng 28% so với năm 2015 và lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 100 tỷ đồng – gấp 2,5 lần con số đạt được năm 2015. Dự kiến mức chi trả cổ tức từ 10 – 15% bằng tiền mặt. Trong năm qua, sự biến động của giá dầu thô thế giới đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá nhựa nguyên liệu, đẩy sự tiêu thụ sản phẩm của các đối tác của An Phát vào khó khăn. Công ty đã phải giảm giá bán để trợ giúp khách hàng, do đó làm giảm lợi nhuận trong quý I/2015. Từ quý II trở đi, An Phát đã phục hồi được đơn hàng và giá bán. Ông Phạm Ánh Dương – Chủ tịch HĐQT của An Phát cho biết, rút kinh nghiệm từ năm 2015 về việc ký hợp đồng chốt giá bán dài hạn, năm 2016 Công ty đã đàm phán lại với khách hàng để ký các hợp đồng với những điều khoản có thể thay đổi linh hoạt. Cụ thể, hợp đồng được ký với điều khoản nếu giá nguyên liệu có điều chỉnh +\ – 5% thì giá bán sẽ điều chỉnh theo tỷ lệ biến động tương xứng. Các hợp đồng được đàm phán ký ngắn hạn hơn, tránh kéo dài. Vì vậy giá dầu không thể ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh nhiều như trước được nữa. Từ năm 2015, An Phát đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất số 6 tại Hải Dương với công suất thiết kế 37.000 tấn sản phẩm/năm, chuyên sản xuất sản phẩm cao cấp cho thị trường Nhật Bản. Dự kiến, nhà máy số 6 sẽ đi vào hoạt động từ tháng 6/2016. Công ty cũng đã mua 15 000 m2 đất tại Cụm Công nghiệp An Đồng để đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất số 7 chuyên phục vụ thị trường Hoa Kỳ. Dự kiến tháng 10/2016 Nhà máy sẽ được xây dựng hoàn thiện. Hai Nhà máy này được xây dựng với kỳ vọng thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản. Ông Dương cho biết, hiện tại Thái Lan là đối thủ trực tiếp của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Nhật. Thái Lan có Công ty TPBI là đối thủ trực tiếp của An Phát với lợi thế thành lập lâu năm, có cả công nghiệp tái chế nhựa và sản xuất bao bì màng ghép. Sản lượng của họ khoảng 55 000 tấn/ năm và hiện là Công ty lớn nhất Đông Nam Á về sản xuất bao bì. Tuy nhiên theo kế hoạch, sau khi nhà máy 6 và 7 đi vào hoạt động, chạy 100% công suất thì sản lượng của An Phát sẽ đạt khoảng 80 000 tấn/năm, vượt qua TPBI trở thành Công ty sản xuất bao bì màng mỏng lớn nhất Đông Nam Á.
—————-
STK: Giảm kế hoạch kinh doanh trước ĐHCĐTN. Tiếp tục duy trì đánh giá Nắm giữ
STK đã giảm kế hoạch kinh doanh cho năm nay với doanh thu thuần tăng trưởng 58,9% (giảm 11,8% so với kế hoạch trước đó) và LNST tăng trưởng 78,1% (giảm 3% so với kế hoạch trước đó). Kế hoạch mới sát hơn với dự báo của chuyên viên. chuyên viên giữ nguyên dự báo cho 2016 với doanh thu tăng trưởng 40,3% chủ yếu nhờ sản lượng tăng trong LNST tăng trưởng 24,4% do chi phí khấu hao và lãi vay tăng.
Tiếp tục duy trì đánh giá Nắm giữ. P/E dự phóng là 14,7 lần; không còn rẻ. Hiện giá cổ phiếu cũng thiếu động lực tăng trưởng ngắn hạn do xu hướng giảm của nhu cầu kể từ Q4 năm ngoái có lẽ sẽ tiếp diễn trong năm nay cho dù công ty vừa tăng công suất. Về dài hạn, chuyên viên ưa chuộng cổ phiếu này vì STK đang mở rộng hoạt động kinh doanh; có lượng khách hàng lớn và có tiềm năng tăng trưởng. Trên thực tế STK được coi là một trong những doanh nghiệp hưởng lợi chính từ TPP và các hiệp định FTA khác.
STK đã điều chỉnh giảm kế hoạch doanh thu và lợi nhuận 2016 với mức tăng trưởng sau điều chỉnh vẫn cao – STK gần đây đã công bố nội dung họp ĐHCĐTN sẽ được tổ chức vào ngày 28/3/2016; trong đó có nghị quyết HĐQT về kế hoạch kinh doanh mới cho 2016. Theo đó, cho năm nay, STK đặt kế hoạch doanh thu là 1,64 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 58,9%) và LNST là 127 tỷ đồng (tăng trưởng 78,1%). Giả định đằng sau kế hoạch mới đặt ra là;
(1) Sản lượng đạt 45.176 tấn (tăng 68%); thấp hơn 11,9% so với kế hoạch ban đầu là 51.256 tấn (tăng 90,6%).
(2) Giá bán bình quân giảm 5,5% xuống còn 36.411đ/kg
(3) Giá PET chip đầu vào giảm 10.2% còn 18.329đ/kg; theo đó chênh lệch giữa giá bán và giá đầu vào tăng nhẹ thêm 0,4% lên 18.082đ/kg
(4) Lãi suất tăng 1%. Giả định tỷ giá VNĐ/USD tăng 4%.
(5) Thuế suất là 8,4% nhờ được ưu đãi thuế cho Nhà máy Trảng Bảng Giai đoạn 1,2,3.
Kế hoạch doanh thu điều chỉnh thấp hơn 11,8% và LNST thấp hơn 3% so với kế hoạch kinh doanh đề ra ban đầu. Trước đây, STK đặt kế hoạch doanh thu 2016 là 1,86 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 80%) và LNST đạt 130,9 tỷ đồng (tăng trưởng 82%). Kế hoạch kinh doanh mới điều chỉnh của STK sát hơn với dự báo của chuyên viên và vẫn cao hơn. Với KQKD Q4 năm ngoái không khả quan do nhu cầu yếu nên hiện chuyên viên giữ quan điểm thận trọng khi dự báo. Hiện chuyên viên vẫn giữ nguyên dự báo cho 2016 đối với STK.
Tiếp tục duy trì đánh giá Nắm giữ – chuyên viên ưa chuộng cổ phiếu STK nhờ công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh; có lượng khách hàng quốc tế lớn; có hoạt động được quản trị tốt và có đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm. Và trên thực tế STK là một trong những doanh nghiệp hưởng lợi chính từ TPP. STK tập trung vào mảng sợi polyester với tiềm năng tăng trưởng cao hơn bình quân ngành vì hiện ngành may đang chuyển dần từ sợi cotton sang polyester. Hiện đang không có nhiều doanh nghiệp dệt may niêm yết có hoạt động được quản trị tốt và còn room nên STK là cổ phiếu có thể đầu tư dài hạn. Tuy nhiên hiện định giá là không hề rẻ trong khi tình hình kinh doanh kém khả quan của Q4 năm ngoái có thể sẽ vẫn tiếp diễn trong đầu năm nay. Và do đó trong ngắn hạn cổ phiếu không có nhiều động lực tăng. Tuy nhiên STK là cổ phiếu nên được theo dõi sát để xem liệu nhu cầu có sự cải thiện hay không.
—————-
FPT: Dự kiến hoàn tất việc chuyển nhượng mảng bán lẻ trong năm nay
Chuyên viên vừa thực hiện cuộc trao đổi qua điện thoại với CTCP FPT (FPT) và công ty đã xác nhận sẽ hoàn tất việc thoái vốn khỏi mảng bán lẻ vào cuối năm 2016. Công ty vừa ký hợp đồng tư vấn vào cuối tháng 3/2016 và đang trong quá trình tìm kiếm nhà đầu tư tiềm năng. Mặc dù mảng bán lẻ đóng góp 20% vào doanh thu của FPT, tỷ trọng của mảng này trong khoản mục lợi nhuận trước thuế khá khiếm tốn, chỉ chiếm từ 2% đến 6% mỗi năm, tương đương với biên lợi nhuận ròng kém hấp dẫn, chỉ từ 1% đến 2% so với tỷ lệ hai con số của các mảng khác. Ngành bán lẻ hiện đang đối mặt với tình trạng cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ mạnh, đặc biệt là công ty dẫn đầu ngành – CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG). Theo đó, thương vụ chuyển nhượng này là chiến lược đúng đắn đối với quá trình phát triển của công ty và sẽ giúp cải thiện biên lợi nhuận chung của FPT.
Chuyên viên giữ nguyên khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 1 năm là 63.000 đồng/cổ phiếu. Hôm nay, giá cổ phiếu FPT không đổi, đóng cửa ở mức 48.500 đồng/cổ phiếu, tương đương với P/E năm 2015 là 12,2 lần và P/E dự phóng năm 2016 là 10,1 lần.
—————-
HSG: Khởi công nhà máy ống thép, ống nhựa công suất 365.000 tấn/năm
Theo đó, nhà máy nằm tại cụm công nghiệp Kiện Khê I, huyện Thanh Liêm (Hà Nam) trên diện tích 20,4ha, tổng vốn đầu tư dự toán là 3.000 tỷ đồng.
—————-
KDH: Vinacapital bán xong 7 triệu cổ phiếu
Ba quỹ thuộc Vinacapital vừa cho biết đã bán xong toàn bộ số lượng cổ phần KDH, yổng số cổ phiếu KDH mà nhóm này đăng ký bán lên tới 7 triệu cổ phiếu, tương đương 3,89 % vốn điều lệ.
—————-
ACV: Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam
Kết quả kinh doanh 2015: năm 2015, ACV ước đạt 11,876 tỷ đồng doanh thu và 2,155 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Trong khi doanh thu tăng trưởng 12% thì lợi nhuận lại giảm 35%. Năm 2015, sản lượng hành khách tăng khoảng 24% so với năm 2014, đạt 63.12 triệu hành khách, sản lượng hàng hóa cũng tăng 11.9%y.o.y, đạt 973 nghìn tấn và lượt hạ cất cánh thương mại tăng 20.8%y.o.y đạt 448,520 chuyến. Mức tăng trưởng sản lượng hành khách và số lượt hạ cất cánh thương mại đều cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012-2014 thì mức tăng trưởng về số lượng hàng hóa lại thấp hơn. Năm 2015, nhiều dự án lớn hoàn thành được đưa vào khai thác gồm nhà ga hành khách T2 Nội Bài (15,000 tỷ đồng), nhà ga hành khách Vinh (498 tỷ đồng), mở rộng nhà ga hành khách Quốc nội Tân Sơn Nhất (499 tỷ đồng),… khiến cho chi phí khấu hao và chi phí lãi vay tăng mạnh so với năm 2014.
Kế hoạch kinh doanh 2016: dựa trên đặt kế hoạch sản lượng tăng16% đối với số lượng hành khách, tăng 12% đối với hàng hóa và tăng 15% đối với lượt cất cánh thương mại, ACV dự kiến năm 2016 đạt 12,095 tỷ đồng doanh thu (+ 2%y.o.y) và 2,056 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế không bao gồm chênh lệch tỷ giá (-5%y.o.y). Với mức lợi nhuận dự kiến trên, ACV đặt kế hoạch chi trả 5% cổ tức/năm.
Phát hành thêm và bán bớt phần vốn cho cổ đông chiến lược: ACV và tập đoàn Aéroport de Paris đang tiến hành đám phán để chào bán 65.9 triệu cổ phần phát hành thêm và 382.7 triệu cổ phần do nhà nước thoái vốn (tổng cộng 448.6 triệu cổ phần) với giá chào bán khởi điểm là 13,100 đồng/cổ phần Dự kiến niêm yết trên Upcom: ACV dự kiến muộn nhất là tháng 7/2016 sẽ niêm yết trên Upcom
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 0-0,25%.
Cuộc họp Ủy ban thị trường mở Mỹ (FOMC) đã kết thúc vào đêm qua theo giờ Việt Nam với kết quả là không có sự thay đổi nào về lãi suất đồng USD. Diễn biến này ko gây nhiều bất ngờ, xét trong bối cảnh NHTW châu Âu (ECB) và NHTW Nhật Bản (BOJ) trước đó vài ngày cũng đã họp và quyết định tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ. Quyết định này cũng cho thấy sự thận trọng nhất định của FED khi chưa muốn nâng tiếp lãi suất đồng USD vì như vậy sẽ càng khiến đồng USD mạnh lên so với EUR và JPY, làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Mỹ so với các nước này. Ngoài ra, đáng chú ý là trong thông cáo báo chí đêm qua, FED cũng hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế của Mỹ từ mức “vững chắc” (solid) về mức “vừa phải” (moderate). FED cũng thay đổi lộ trình dự kiến tăng lãi suất với khả năng 2 lần điều chỉnh trong năm và đưa lãi suất lên mức 0,9% vào thời điểm cuối năm 2016 (thay vì 1,4% trước đó). Theo chuyên viên, nhiều khả năng FED sẽ tiếp tục bám sát vào số liệu kinh tế Mỹ cũng như toàn cầu hàng tháng để đưa ra thời điểm tăng tiếp lãi suất kế tiếp thay vì vạch ra một lộ trình cố định. Thông tin mới này đã tạo sự hỗ trợ cho giá các loại hàng hóa cơ bản như dầu thô, cao su, kim loại… trong phiên hôm qua và sáng nay.
—————-
Vốn FDI tăng mạnh trong hai tháng đầu năm.
Tổng vốn FDI đăng ký mới và bổ sung vào Việt Nam trong hai tháng đầu năm đạt 2,8 tỷ USD, tăng 135% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, vốn thực hiện đạt 1,5 tỷ USD, tăng 15,4% YoY. Đáng chú ý, vốn FDI vẫn tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đăng ký đạt 1,9 tỷ USD, chiếm 71,2% tổng vốn đăng ký; ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 210,6 triệu USD, chiếm 7,5%; các ngành còn lại đạt 597,8 triệu USD, chiếm 21,3%. Thông tin mới nhất cũng cho biết hãng công nghệ nổi tiếng thế giới Apple đã đề xuất xây dựng một trung tâm cơ sở dữ liệu phục vụ khu vực Châu Á tại Hà Nội. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD. Như vậy tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã thu hút được khá nhiều các Tập đoàn công nghệ lớn đến đầu tư như Samsung, Microsoft, LG và mới nhất là Apple. Mặc dù quy mô đầu tư ban đầu còn khá khiêm tốn nhưng chuyên viên đánh giá sự xuất hiện của Apple sẽ tiếp tục tạo động lực, giúp phát triển hoạt động đầu tư nghiên cứu cũng như hình thành chuỗi sản xuất công nghiệp phụ trợ cho Việt Nam. Đây tiếp tục là những dấu hiệu khả quan dự báo về một năm bội thu của thu hút vốn FDI trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng.
5. Sự kiện nổi bật ngày mai (18/03/2016):
18/03/2016 L35 Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2014 bằng tiền, 400 đồng/CP
18/03/2016 VNL Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 800 đồng/CP
18/03/2016 GDT Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 3/2015 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
18/03/2016 SSM Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền, 900 đồng/CP
—————-
Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net