
Đồ thị VN-Index ngày 08/12/2015. Nguồn: Amibroker
1. Nhận định thị trường:
Hình mẫu nến Bullish engulfing xuất hiện mang hàm ý về khả năng VN-Index có thể đã tạo đáy của nhịp điều chỉnh ngắn hạn tại khu vực 560 điểm. Tuy vậy, để xác nhận cho tín hiệu đảo chiều này thì đòi hỏi VN-Index sẽ cần tiếp tục duy trì đà tăng giá trong phiên kế tiếp. Đáng chú ý trong phiên hôm nay là khối lượng giao dịch cũng có sự cải thiện mạnh theo chiều giá lên và đạt gần gấp 2 lần so với mức trung bình khối lượng của 5 phiên gần nhất. Điều này cho thấy cầu giá thấp đã nhập cuộc trở lại sau khi chỉ số thực hiện test thành công vùng hỗ trợ dưới 560 điểm. Do đó, khả năng cao chỉ số VN-Index có thể sẽ duy trì đà hồi phục và kiểm định các vùng kháng cự ngắn hạn 580 – 585 điểm. Đồng thời rủi ro ngắn hạn tiếp tục giảm dần và duy trì ở mức thấp cho nên cơ hội giải ngân càng ngày gia tăng trong ngắn hạn.
Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức giảm xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và hạ mức kháng cự của hệ thống xuống mức 581.5 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn nên dừng bán và nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn 30 – 40% danh mục hiện tại. Đồng thời, nếu nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao thì có thể cân nhắc mua vào với tỷ trọng thấp ở vùng giá hiện tại.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 08/12/2015:
Thị trường tăng trở lại bất chấp khối ngoại tiếp tục bán ròng trên cả hai sàn. Phiên chiều diễn ra rất tích cực với lực cầu phục hồi rõ nét. Thanh khoản tăng mạnh, cụ thể KLGD trên sàn HOSE tăng +44,2% và của sàn HNX là +674,7%. VN-Index nhanh chóng lấy lại được điểm số của 2 phiên liền trước nhờ sự dẫn dắt của các cổ phiếu vốn hóa lớn như VNM, VCB, BVH và FPT trong khi GAS giảm nhẹ, MSN đứng giá. Giao dịch thỏa thuận vẫn diễn ra sôi động tại một số cổ phiếu. Đáng chú ý có nhóm: VC3 (136,9 tỷ), GMD (49,1 tỷ), BCG (38,2 tỷ), HAG (60 tỷ), HNG (29 tỷ) được chuyển nhượng với khối lượng lớn.
Xu hướng bán ròng của khối ngoại vẫn tiếp diễn, thay vì bán ròng Bluechip, NĐTNN tập trung bán ra tại nhóm cổ phiếu dầu khí (GAS,PVD, PVS) và PHR, HHS, HQC. Giá trị bán ròng HOSE xấp xỉ -187,9 tỷ đồng và bán ròng mạnh -43,8 tỷ đồng tại HNX (trong đó -31,8 tỷ là NĐTNN bán ròng PVS). Trong nhiều phiên gần đây, giao dịch của các quỹ ETF đã ảnh hưởng khá mạnh đến tâm lý của NĐT trên thị trường mặc dù chỉ mang tính kỹ thuật. Kể từ đầu tháng 12 đến giờ, quỹ VNM ETF đã bị rút ròng 650.000 chứng chỉ quỹ. Dó đó, chỉ tính tiêng quỹ VNM đã bán ròng khoảng 200 tỷ khỏi thị trường Việt Nam.
Nhóm cổ phiếu bảo hiểm được sự dẫn dắt của BVH đã tăng tích cực so với nhóm cổ phiếu khác, BMI, BIC đều tăng mạnh hơn nhiều so với toàn thị trường. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng có diễn biến tương tự khi VCB là cổ phiếu dẫn dắt các mã ngân hàng khác như BID, CTG, STB, ACB.
Giá dầu tiếp tục phá đáy khiến cổ phiếu nhóm dầu khí có giao dịch tiêu cực. Về cuối phiên, các cổ phiếu nhóm dầu khí hồi phục theo đà tăng của thị trường và chỉ giảm nhẹ so với phiên hôm qua. Thậm chí, PVS đóng cửa tại mức tham chiếu dù NĐTNN bán ra rất mạnh. Cũng lưu ý rằng, trong các mã dầu khí hiện tại thì PVS đang là mã có chỉ số tốt nhất.
Nhóm cổ phiếu BĐS có giao dịch trái chiều khi Bloomberg cho rằng thị trường BĐS Việt Nam bắt đầu chu kỳ bong bóng. HQC bị bán tháo mạnh khiến đóng cửa trắng bên mua với thanh khoản đạt 7,5 triệu đơn vị. Ở chiều ngược lại DRH đóng của sát giá trần. DXG, NDN, PDR, LCG đứng giá khi hết phiên.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
HSG: Biên lợi nhuận gộp trong quý 4/2015 tăng mạnh nhờ giá nguyên liệu thấp. DT quý 4/2015 đạt 3.932 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2014 và giảm 18,6% so với quý trước. Sản lượng tiêu thụ đạt 267.510 tấn, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước và tăng 7,1% so với quý trước. Biên lợi nhuận gộp quý 4 tăng lên đến 19,8%, mức cao nhất kể từ quý 2/2013 đến nay.
Lợi nhuận ròng trong kỳ đạt 166,5 tỷ đồng, tăng 29,3% so với cùng kỳ. Mặc dù biên lợi nhuận gộp gia tăng, nhưng lợi nhuận ròng quý 4 lại giảm 31% so với quý trước do khoản lỗ tỷ giá 114 tỷ đồng, gấp 3,5 lần so với con số trong quý 3/2015 và 3,9 lần so với quý 4/2014.
HSG đã kết thúc năm tài chính 2015 thành công. Sản lượng bán ra tăng 28,3% so với năm 2014, đạt 1.039.140 tấn. Do giá bán trung bình giảm, doanh thu năm 2015 chỉ tăng 16,4% so với năm 2014. Lợi nhuận ròng tăng 58,7% so với năm 2014, đạt 651,2 tỷ đồng và vượt 44,7% kế hoạch năm 2015.
Dự báo DT năm 2016 sẽ đạt 17.894 tỷ đòng, tăng 2,6% so với năm 2015, dựa trên dự báo sản lượng bán ra sẽ tăng 19,1% và giá bán trung bình sẽ giảm 13,9%. Kỳ vọng lợi nhuân ròng sẽ đạt 674 tỷ đồng, tăng 3,5% so với năm 2015, tương ứng EPS đạt 4.783 đồng.
Khuyến nghị mua cổ phiếu HSG với giá mục tiêu 1 năm là 39.300 đồng, tăng 19,2% so với mức giá hiện tại là 33.000 đồng, tương ứng P/E mục tiêu 8x.
—————————————————————————————————————
BCI: KDH tăng cổ phần tại BCI lên 57,3%
Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH), công bố công ty đã mua thêm 32 triệu cổ phiếu của CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCI – Mua vào) vào ngày 3/12 vừa qua, theo đó tăng tỷ lệ sở hữu tại công ty này lên 57,31%, tương đương 49,7 triệu cổ phiếu, từ mức nắm giữ trước đó là 20,41%. Giao dịch được thực hiện qua phương thức giao dịch thỏa thuận vào tuần trước. Và, theo một công bố trước đó trên website công ty, KDH đã mua số cổ phiếu này với giá 24.000đ/cp.
Thương vụ này chấm dứt chuỗi động thái của cả hai công ty nhằm thay đổi cơ cấu cổ đông của BCI từ những cổ đông lớn khác sang KDH. Và động thái này cũng diễn ra sau khi ĐHĐCĐBT của BCI tổ chức gần đây đã tháo gỡ những rào cản cuối cùng đối với giao dịch trên.
Về cơ bản giao dịch thành công này sẽ giúp hợp nhất lợi thế về kinh nghiệm trong việc bán hàng cũng như công tác quản trị của KDH với quỹ đất lớn và tình hình tài chính tốt của BCI. Và khi KDH tham gia vào trong HĐQT của BCI (với 3 trong số 7 thành viên HĐQT sau ĐHĐCĐBT gần đây), cho rằng sẽ sớm có những thay đổi tích cực đối với BCI. NĐT dĩ nhiên sẽ xem có những dự án mới nào sẽ xuất hiện từ liên kết mới này.
BCI có kế hoạch mở bán dự án Corona City với diện tích 18,16 ha tại huyện Bình Chánh trong quý 2 năm tới và với sự tham gia của KDH, là doanh nghiệp đã thành công trong phát triển nhà phố và biệt thự dưới thương hiệu Mega. Theo đó, cho rằng BCI có thể giới thiệu dòng sản phẩm mới tương tự Mega thay vì chỉ bán các lô đất như trước đó.
Hơn nữa, BCI hiện sở hữu các dự án dân cư lớn như Phong Phú 4 (85ha), Green City (127ha), khu dân cư Tân Tạo (330ha), là những dự án mà nghĩ rằng phù hợp cho phát triển nhà phố và biệt thự và đây cũng là lĩnh vực quan tâm nhất đối với KDH.
Cho năm 2016, dự báo doanh thu thuần của KDH sẽ đạt 580 tỷ đồng (tăng trưởng 187%) dựa trên giả định của rằng công ty sẽ ghi nhận doanh thu định kỳ 88 tỷ đồng từ KCN Lê Minh Xuân. cũng dự báo dự án Phong Phú 4 sẽ đóng góp 320 tỷ đồng doanh thu sau khi công ty có thể chốt giá bán với chính quyền vào cuối năm nay. Hơn nữa, công ty cũng có kế hoạch bán/cho thuê 10,5 ha tại khu tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân với giá khoảng 2 -2,2 triệu đồng/m2 trong thời gian 40 năm, đóng góp khoảng 200 tỷ đồng vào tổng doanh thu. cũng dự báo khoản lãi khoảng 80 tỷ đồng từ bán 2 lô đất trên đường Kinh Dương Vương và An Dương Vương. Khoản lãi này sẽ được ghi nhận là thu nhập khác. Hơn nữa, công ty cũng sẽ ghi nhận 41,4 tỷ đồng lợi nhuận từ Liên doanh Big C An Lạc. Và tổng thể, ước tính LNST cho cổ đông công ty mẹ 2016 sẽ là 278 tỷ đồng (tăng trưởng 21,9%), theo đó EPS dự phóng là 3.128đ
Về kế hoạch phát triển các dự án trong tương lai, BCI cũng đã nhận được chấp thuận của cổ đông tại ĐHĐCĐBT đối với kế hoạch tăng vốn. Cụ thể, công ty có kế hoạch phát hành 33,28 triệu cổ phiếu mới thông qua phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược để tăng vốn điều lệ từ 867,2 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng. Theo đó, giá phát hành sẽ không thấp hơn 120% thị giá cổ phiếu tại thời điểm phát hành. BCI dự kiến phát hành số cổ phiếu này trong năm tới và công ty có ý định sử dụng số tiền thu về để tài trợ phát triển các dự án của công ty bao gồm một số dự án lớn như Green Village (Phong Phú 2), Corona City (11A), KCN Lê Minh Xuân mở rộng và khu dân cư Tân Tạo.
Ở mức giá hiện tại, cổ phiếu đang giao dịch với mức PE dự phóng 2016 là 7.5 lần, là mức định giá khá hấp dẫn so với các công ty trong ngành. Lặp lại đánh giá Mua vào.
—————————————————————————————————————
TJC: Từ năm 2013 TJC đã có bước chuyển mình với mức lãi gần 3 tỷ đồng nhờ những cải cách từ hệ thống và phương pháp kinh doanh. Bước chuyển mình thực sự đến vào năm 2014 khi doanh thu ghi nhận 222 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 23 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần so với năm 2013. Trong đó, lãi từ vận tải gần 10.4 tỷ đồng, tăng hơn 42% và hoạt động dịch vụ đem về mức lãi hơn 1.6 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2015, TJC đạt doanh thu 149,8 tỷ đồng giảm 12% và lợi nhuận sau thuế đạt 11,5 tỷ đồng giảm 25% so với cùng kỳ năm 2014. Sau 9 tháng hoạt động TJC hoàn thành 83% kế hoạch doanh thu và 115% kế hoạch lợi nhuận.
Về hoạt động, tháng 8/2015, công ty đã mua thêm 1 tàu mới trọng tải 8.782DWT để nâng cao năng lực cạnh tranh. Hoạt động của công ty vẫn ổn định như chuyển xi măng, clinker bằng xà lan cho công ty Chifon trong tuyến Hải Phòng Quảng Ninh.
Tiềm năng tăng trưởng trong những năm tiếp theo của công ty rất tốt khi triển vọng ngành dịch vụ Logistic tăng mạnh trong thời gian tới, giá nguyên liệu xăng dầu giảm mạnh, nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng mạnh khi Việt Nam tham gia sâu rộng vào các hoạt động kinh tế trong khối ASEAN và các hiệp định TTP được ký kết.
Với kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm tương đối khả quan, dự phóng TJC sẽ vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra với lợi nhuận sau thuế đạt 17 tỷ đồng, EPS tương ứng đạt 2000 đồng/cp. Diễn biến giao dịch gần đây.
Cổ phiếu TJC đang tích lũy về giá và thanh khoản. Sau phiên giao dịch ngày 08/12 cổ phiếu TJC đã hoàn thành mô hình cốc và tay cầm cùng với thanh khoản và giá tăng mạnh. khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cho mục tiêu giá đạt 14.000 đồng với những nhà đầu tư đã có cổ phiếu TJC và tích lũy mua vào mới khi thị trường điều chỉnh đối với những nhà đầu tư chưa có cổ phiếu.
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Từ đầu năm VAMC đã mua 94 nghìn tỷ đồng nợ xấu
Theo báo cáo mới nhất của VAMC vào ngày 15/11, từ đầu năm VAMC đã mua 94 nghìn tỷ đồng nợ xấu và phát hành 86 nghìn tỷ đồng trái phiếu đặc biệt. Trong khi đó VAMC đã xử lý được tổng cộng 12 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Theo đó kể từ khi bắt đầu hoạt động vào Q4/2013, VAMC đã phát hành 192 nghìn tỷ đồng trái phiếu đặc biệt để mua 220 nghìn tỷ đồng nợ xấu và xử lý được 17 nghìn tỷ đồng nợ xấu (tương đương 7,7% tổng số nợ xấu đã mua). Như vậy trong Q3, VAMC đã mua thêm 43,356 nghìn tỷ đồng nợ xấu và xử lý thêm 4,889 nghìn tỷ đồng nợ xấu (217,3 triệu USD). Theo báo cáo, công ty đã mua nợ xấu từ 39 TCTD, một công ty tài chính và một công ty cho thuê tài chính bằng trái phiếu đặc biệt.
VAMC đã xử lý gần 4.889 tỷ đồng nợ xấu trong quý 3/2015
Theo báo cáo thống kê về hoạt động quý 3/2015 của Công ty Quản lý tài sản các TCTD (VAMC), trong quý 3/2015, VAMC đã mua 43.356 tỷ đồng nợ xấu từ 39 tổ chức tín dụng, 1 công ty tài chính và 1 công ty cho thuê tài chính. Bên cạnh đó, trong quý 3, VAMC cũng đã xử lý hơn 4.889 tỷ đồng nợ xấu thông qua các hình thức khác nhau. Trong đó, bán nợ xấu gần 914,5 tỷ đồng, xử lý tài sản đảm bảo gần 655,5 tỷ đồng và sử dụng các hình thức xử lý tài sản đảm bảo khác là 3.319 tỷ đồng.
—————————————————————————————————————
Bộ công thương: Ước nhập siêu năm 2015 khoảng 4 tỷ USD.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, năm 2015 kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 164-164,5 tỷ USD, tăng khoảng 9,5% so với năm 2014. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu ước khoảng 168 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2014. Như vậy, nhập siêu trong năm nay khoảng 4 tỷ USD, tương ứng 2,4% kim ngạch xuất khẩu và thấp hơn so với chỉ tiêu 5% mà Quốc hội đặt ra. Bộ Công thương cho biết, trong 10 tháng đầu năm, mặc dù kinh tế thế giới khó khăn song xuất khẩu sang một số thị trường vẫn tăng trưởng tốt. Xuất khẩu sang thị trường châu Á đạt 65 tỷ USD, tăng gần 8% so cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu sang Asean đạt 15,4 tỷ USD, giảm 1,8%; sang Trung Quốc đạt 14 tỷ USD, tăng gần 14%; sang Nhật Bản đạt 11,6 tỷ USD, giảm 5,8%. Xuất khẩu sang thị trường châu Âu đạt 28,2 tỷ USD, tăng hơn 9% so cùng kỳ, trong đó xuất sang thị trường EU đạt 25,4 tỷ USD, tăng hơn 12%. Xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ đạt 33,8 tỷ USD, tăng gần 19% so cùng kỳ, trong đó xuất sang Hoa Kỳ đạt 27,7 tỷ USD, tăng gần 18%.
—————————————————————————————————————
Kiều hối về Tp.HCM năm 2015 ƣớc tăng 10% đạt 5,5 tỷ USD
Sáng 8/12, tại kỳ họp thứ 20 của Hội đồng nhân dân (HĐND) Tp.HCM khóa VIII, theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân Thành phố, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố ước đến cuối năm 2015 đạt 1.206.700 tỷ đồng, tăng 13% so với cuối năm 2014. Tín dụng tiếp tục tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (chiếm khoảng 80% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn). Lượng kiều hối trên địa bàn thành phố năm 2015 ước đạt khoảng 5,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014. Như vậy, lượng kiều hồi năm 2015 có thể sẽ cao hơn so với dự kiến ban đầu (khoảng 5,2 tỷ USD). Kiều hối về TP.HCM cũng chiếm trên 1/3 tổng kiều hối của cả nước dự kiến năm nay – khoảng 13-14 tỷ USD.
—————————————————————————————————————
Xuất khẩu cà phê năm 2015 giảm mạnh
Theo đánh giá mới nhất của Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (VICOFA), kết thúc niên vụ 2014-2015, xuất khẩu cà phê nước ta năm 2015 giảm mạnh về sản lượng và giá trị. tổng sản lượng cà phê xuất khẩu niên vụ 2014 – 2015 đạt khoảng 1,2 triệu tấn, kim ngạch 2,6 USD, giảm 20% về lượng và 13% giá trị so với niên vụ trước. Trong khi người trồng cà phê phải đối mặt với tình trạng giá giảm liên tiếp, các doanh nghiệp xuất khẩu không mua được sản phẩm do người dân cố trữ cà phê chờ giá lên. Theo tính toán, đến thời điểm này, người dân tỉnh Đăk Lăk còn trữ khoảng 300.000 tấn cà phê từ niên vụ trước.
—————————————————————————————————————
Đà Nẵng: 100% chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vƣợt kế hoạch
Ngày 8/12, tại kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Đà Nẵng khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016, Ông Trần Thọ, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng cho biết 11/11 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế-xã hội đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Cụ thể: Tổng thu sản phẩm xã hội GRDP đạt 45.885 tỉ đồng, tăng 9,8% (kế hoạch đề ra là 9-10%); ngành sản xuất dịch vụ tăng 11%; công nghiệp xây dựng tăng 12,1%; thủy sản, nông lâm tăng 3,5%; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 15%. Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 13.521 tỉ đồng, đạt 111,7% dự toán được HĐND giao (kế hoạch đề ra là 5-10%); tổng vốn đầu tư phát triển tăng 6,8%; giải quyết việc làm cho 3,15 vạn lao động; tỉ lệ giảm sinh đạt 0,15; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn Thành phố còn 0%; công dân nhập ngũ đạt 100%.
—————————————————————————————————————
Kinh tế Canada mất hơn 35.000 việc làm trong tháng 11
Theo Cơ quan Thống kê Canada (Statistics Canada), nền kinh tế nước này đã bị mất tới 35.700 việc làm trong tháng 11, đảo chiều hoàn toàn so với xu hướng tăng trong tháng 10. Số liệu điều tra thị trường việc làm của Statistics Canada cho biết hành chính công là khu vực có số việc làm bị sụt giảm lớn nhất với 32.500 việc làm, tương tự con số 32.000 việc làm tăng lên trong khu vực này hồi tháng 10 do có cuộc tổng tuyển cử. Cũng theo số liệu thống kê này, trong tháng 11, thị trường việc làm Canada bị mất tới 72.300 việc làm bán thời gian, trong khi số việc làm toàn thời gian tăng thêm 36.600. Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ mức 6,6% hồi tháng 10 lên 7% tháng 11, cao nhất kể từ tháng 4/2010 đến nay.
—————————————————————————————————————
Trung Quốc: Xuất khẩu sụt giảm tháng thứ 5 liên tiếp
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố sáng nay (8/12), trong tháng 11, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc (tính theo USD) đã sụt giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức suy giảm mạnh hơn so với con số 5% được các chuyên gia kinh tế của Bloomberg dự báo trước đó và chỉ thấp hơn một chút so với mức 6,9% của tháng 10. Xuất khẩu tới thị trường Mỹ – một trong những điểm sáng của kinh tế thế giới – cũng sụt giảm 5,3% so với 1 năm trước; trong khi thị trường EU giảm 9%. Kim ngạch nhập khẩu cũng suy giảm 8,7%. Con số đã được thu hẹp so với mức 18,8% của tháng 10. Chốt lại, tháng 11, Trung Quốc ghi nhận thặng dư thương mại ở mức 54,1 tỷ USD.
—————————————————————————————————————
Kinh tế Nhật Bản chính thức thoát khỏi nguy cơ suy thoái
Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, các số liệu thống kê chính thức cho thấy quý 3/2015, GDP của nước này đã tăng trưởng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đã giúp cho nền kinh tế Nhật Bản chính thức thoát khỏi nguy cơ suy thoái về mặt kỹ thuật. Trước đó, trong báo cáo sơ bộ, Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết GDP của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã giảm 0,8% trong quý 3/2015 sau khi giảm 0,5% trong quý 2/2015. Với các số liệu thống kê này, nền kinh tế Nhật Bản đã rơi vào suy thoái về mặt kỹ thuật. Theo số liệu mới nhất, chi tiêu vốn của doanh nghiệp là yếu tố chính đưa đến việc điều chỉnh số liệu tăng trưởng kinh tế khi tăng 0,6% thay vì giảm 1,3% theo báo cáo sơ bộ. Tuy nhiên, tiêu dùng, vốn đóng góp khoảng 60% GDP của Nhật Bản, tăng 0,4% trong quý 3 so với quý trước, trong khi mức tăng trong báo cáo sơ bộ là 0,5%. Trong khi đó, xuất khẩu được điều chỉnh từ tăng 2,6% lên 2,7%, còn mức tăng của nhập khẩu vẫn là 1,7%.
5. Sự kiện nổi bật ngày mai (09/12/2015):
LAS: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 15%.
STK: Ngày GD 4.230.499 CP niêm yết bổ sung.
TIX: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.
TCT: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 15%.
VAF: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.
VCS: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 20%.
Nguồn: Tổng hợp bởi – Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
LH: 0912.842.224 để được tư vấn tận tình và chuyên sâu nhất.