
Đồ thị VN-Index ngày 04/11/2015
1. Quan điểm kỹ thuật:
Mình cho rằng chỉ số VN-Index có thể sẽ điều chỉnh về mức 600 điểm trong vài phiên giao dich tới. VN-Index đang gặp thử thách lớn khi tiếp cận mức kháng cự 615 điểm. Tại mức kháng cự này, nếu VN-Index không vượt qua được thì xác suất điều chỉnh sẽ là rất cao. Đồng thời, mình cũng quan sát thấy rằng dòng tiền bán ra vẫn chưa có dấu hiệu quay trở lại. Do vậy, khả năng cao VN-Index sẽ phải đối diện với một đợt sụt giảm mạnh trong thời gian sắp tới để cơ cấu lại dòng tiền từ những các mã đã tăng sang các mã đang tích lũy. Điều đó cho thấy rủi ro ngắn hạn đang có chiều hướng gia tăng. Vì vậy NĐT cần thận trọng trong giai đoạn này và không nên mở vị thế mua mới.
Hệ thống chỉ báo xu hướng của mình vẫn duy trì mức tăng cho xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN-Index và giữ mức cắt lỗ của hệ thống ở mức 593,6 điểm. Do đó, các NĐT ngắn hạn không nên mở vị thế mua mới và tận dụng cơ hội (khi VN-Index tăng điểm) để bán ra, hạ bớt tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 04/11/2015:
Quả thực, hôm nay là một phiên giao dịch rất thiếu cảm xúc của VN-Index. Tuy rằng sàn tiếp tục tăng điểm trong phiên sáng, nhưng không khí giao dịch lại khá ảm đạm. Đến phiên chiều lại đuội dần khi áp lực bán gia tăng. Nhiều cổ phiếu đã giảm giá sau phiên tăng điểm đầy hưng phấn hôm qua, trong nhóm vốn hóa lớn chỉ có MSN, GAS vẫn giữ sắc xanh đến cuối phiên. Hết phiên ATC, VN-Index giảm nhẹ -1,11 điểm (~ -0,18%) về vùng giá 610 điểm, trong khi HNX-Index dừng tại mốc 81,73 điểm sau khi giảm -0,2% giá trị vốn hóa.
VNM và FPT lập kỷ lục mới về GTGD. Hai mã nổi bật phiên hôm qua là VNM và FPT tiếp tục có diễn biến đầy ấn tượng hôm nay, trong đó phần lớn lượng cổ phiếu giao dịch của hai mã này có bên mua và bên bán đều là khối ngoại. Cụ thể, khối ngoại đã trao tay 6,1 triệu cổ phiếu VNM (tương đương với 801,1 tỷ đồng) tại kênh giao dịch thỏa thuận. Vì vậy, giá trị giao dịch mã này lên đến 35 triệu USD, vượt xa con số kỷ lục phiên hôm qua. Tương tự, có hơn 2,4 triệu cổ phiếu FPT được giao dịch với giá trần giữa khối ngoại với nhau. Tổng giá trị giao dịch của hai mã này lên đến hơn 36% của cả chỉ số VN-Index. Tuy nhiên, vì các cổ phiếu trên chủ yếu được giao dịch thỏa thuận nên không có tác động đáng kể đối với giá cổ phiếu VNM (không đổi) và FPT (-1%).
Về giao dịch khối ngoại, NĐTNN tiếp tục mua ròng +46,2 tỷ tại HOSE và mua ròng +9,7 tỷ đồng tại sàn HNX sau phiên bán ròng hôm qua.
Nhóm cổ phiếu dầu khí phản ứng không mấy tích cực khi giá dầu thế giới tăng (ngoại trừ GAS – đóng vai trò mã trụ).
3. Thông tin Doanh nghiệp:
TMT: HĐQT đã thông qua kế hoạch phát hành 1,5 triệu cổ phiếu ESOP cho ban lãnh đạo và các nhà quản lý cấp cao của Công ty tại cuộc họp diễn ra ngày 2/11. Và nguồn phát hành là lợi nhuận chưa phân phối. Việc thưởng cổ phiếu ESOP cho Ban điều hành và các nhà quản lý cấp cao nếu thị giá cổ phiếu vượt 50.000đ đã được thông qua tại ĐHCĐTN 2013. Hiện điều kiện đưa ra đã được thỏa mãn và dự kiến cổ phiếu ESOP sẽ được phát hành vào tháng 11 hoặc tháng 12 năm nay.
Tại ngày 21/10/2015, thị giá cổ phiếu TMT đã vượt 50.000đ lần đầu tiên. Hiện cổ phiếu ESOP dự kiến phát hành bằng 4,93% số lượng cổ phiếu lưu hành và không hạn chế chuyển nhượng hay giao dịch. Tại giá đóng cửa ngày hôm nay, số lượng cổ phiếu ESOP có giá trị tương đương 80,25 tỷ đồng.
TMT đã điều chỉnh tăng kế hoạch lợi nhuận năm 2015 với kế hoạch của LNST tăng thêm 33,3% so với kế hoạch ban đầu lên 200 tỷ đồng – HĐQT giữ nguyên kế hoạch số lượng xe tiêu thụ là 7.900 chiếc (tăng 171,1%). Đồng thời giảm kế hoạch doanh thu thuần xuống còn 3.550 tỷ đồng (tăng trưởng 159,8%) từ kế hoạch ban đầu là 3.804 tỷ đồng. Trái lại, TMT điều chỉnh tăng kế hoạch LNST lên 200 tỷ đồng (tăng trưởng 221,5%) so với kế hoạch trước đó là 150 tỷ đồng.
Công ty đặt kế hoạch năm 2016 tăng trưởng mạnh – TMT đặt kế hoạch doanh thu thuần năm 2016 là 5.800 tỷ đồng (tăng trưởng 63,4%) và LNST là 264 tỷ đồng (tăng trưởng 32%). TMT dự kiến tiêu thụ được 10.560 xe, tăng mạnh so với 7.900 xe năm 2015. Chủ yếu nhờ mở rộng hoạt động kinh doanh và hợp tác với Tata để phân phối xe của Tập đoàn này tại Việt Nam.
Doanh thu thuần 9T tăng mạnh 240,4% còn LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng 448,2% – Gần đây, TMT đã công bố KQKD 9T với doanh thu thuần đạt 2.832,7 tỷ đồng (tăng 240,4% so với cùng kỳ) và LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ là 179,8 tỷ đồng (tăng 448,2% so với cùng kỳ). Sau 9T, TMT đã hoàn thành 79,8% kế hoạch doanh thu và 89,4% kế hoạch LNST đã điều chỉnh.
Doanh thu tăng nhờ số lượng xe tiêu thụ tăng gấp 3 lần. Trong khi đó lợi nhuận tăng nhờ doanh thu tăng mạnh cộng với tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện.
Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng nhờ những lợi ích kinh tế về quy mô – Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng 13,8% từ mức 12% trong cùng kỳ năm ngoái.
Lỗ tài chính thuần tăng do lỗ tỷ giá tăng mạnh – TMT hạch toán mức lỗ tài chính thuần tăng gấp 6 lần, là 65,6 tỷ đồng do lỗ tỷ giá và chi phí lãi vay tăng mạnh, lần lượt tăng 425% và 376%. Đến cuối tháng 9, dư nợ vay của công ty ở mức rất cao, là 549 tỷ đồng, tăng 92,9% so với mức dư nợ 280,3 tỷ đồng vào thời điểm đầu năm nay. Chủ yếu là tài trợ cho vốn lưu động do công ty đã tăng mạnh số lượng hàng tồn kho trong suốt cả năm nay.
Chi phí bán hàng và quản lý tăng nhưng tăng ít hơn doanh thu – Chi phí bán hàng và quản lý là 100,9 tỷ đồng (tăng 138% so với cùng kỳ) và chiếm 3,56% doanh thu thuần.
LNST tăng gần 5 lần – LNTT đạt 225,1 tỷ đồng (tăng 404% so với cùng kỳ) và LNST cho cổ đông cty mẹ đạt 179,8 tỷ đồng (tăng 448,2% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý tốc độ tăng trưởng của doanh thu Q3 giảm do tốc độ tiêu thụ xe giảm dần trong Q3 và lợi nhuận bị ảnh hưởng do công ty ghi nhận tổng cộng 28 tỷ đồng lỗ tỷ giá trong Q3 năm nay.
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Nội dung của TPP có thể sẽ được công bố trong tuần này:
Nội dung cuối cùng của TPP có thể sắp được công bố – 12 quốc gia thành viên TPP có thể sẽ công bố nội dung TPP ngay vào cuối tuần này sau khi đã đạt được nhiều tiến triển hơn dự kiến trong kỳ soạn thảo tại Tokyo vào cuối tháng trước. Nội dung của TPP đã được nhiều người dự đoán trước và đã được xem xét cẩn thận để đánh giá tác động đối với nhiều nền kinh tế.
Lộ trình giảm thuế và quy định về tỷ lệ nội địa hóa sẽ được xem xét kỹ – Trong trường hợp của Việt Nam, TPP sẽ được xem xét kỹ đối với những nội dung có liên quan đến ngành dệt may & giày dép (đặc biệt là nội dung về tỷ lệ nội địa hóa); mức giảm thuế bình quân tại thị trường Mỹ ở nhiều ngành (ngoài dệt may & giày dép; thì thuế đối với sản phẩm gỗ và thép cũng quan trọng). Các lĩnh vực khác như bản quyền và sở hữu trí tuệ cũng là nội dung quan tâm.
Thời gian để tất cả các nước phê duyệt sẽ mất ít nhất 6 tháng – Quá trình phê duyệt có thể sẽ bắt đầu tại một số nước và dự kiến sẽ kéo dài đến mùa hè năm sau. Và Quốc hội Mỹ thông qua dự kiến sớm nhất là phải Q2 năm sau.
Sớm nhất cũng phải đến 2017 TPP mới có thể bắt đầu được thực thi – Ít nhất phải đến năm 2017 TPP mới có thể bắt đầu được thực thi với giả định quá trình phê chuẩn diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên tác động ban đầu của TPP tại Việt Nam đã thể hiện ở sự tăng mạnh của vốn FDI trong Q3.
Ngân hàng HSBC: đánh giá kinh tế Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng ổn định, dù ngành sản xuất còn tăng trưởng chậm. “Một khi áp lực giá cả tăng lên trong năm tới, chúng tôi cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 0,5% trong quý III/2016, đưa mức lãi suất thị trường mở từ 5% như hiện nay lên 5,5%,” báo cáo của HSBC viết. HSBC dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ quay trở lại ở mức 3,3% vào cuối nửa đầu năm 2016 so với cùng kỳ.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP): tổng XK thủy sản của cả nước trong tháng 10 ước đạt 604 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, XK tôm giảm gần 33%, cá tra giảm gần 30%, cá ngừ giảm 11% và mực, bạch tuộc giảm 28%. Theo VASEP trước những thách thức về nhu cầu sụt giảm, vòng xoáy giảm giá XK nông thủy sản nói chung, XK trong 2 tháng cuối năm sẽ chỉ tăng nhẹ so với những tháng đầu năm và vẫn thấp hơn 20 – 25% so với năm 2014.
5. Sự kiện nổi bật ngày mai (05/11/2015):
AAA: Ngày GD 9.899.988 CP niêm yết bổ sung.
C32: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức đợt 1 năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 12%.
PSE: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức đợt 1 năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 8%.
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
LH: 0912.842.224 để được tư vấn tận tình và chuyên sâu nhất.