1. Nhận định thị trường:
Tiếp tục có phiên hồi phục, VN-Index tiến lên 611,89 điểm, tăng nhẹ 0,27 điểm cùng với 95,08 triệu cổ phiếu được khớp.

Đồ thị VN-Index ngày 25/05/2016. Nguồn: Amibroker
VN-Index đã không thể duy trì đà tăng tích cực đến hết phiên. Diễn biến tích cực của phiên giao dịch hôm qua đã không được tiếp diễn. Tín hiệu cảnh báo đảo chiều tích cực Hammer cũng không được xác nhận. Khối lượng giao dịch không cải thiện thêm, vẫn giữ ở mức khoảng 90% mức bình quân 20 phiên.
Dải Bollinger đang có dấu hiệu thu hẹp dần, đặc biệt là cận dưới đang có sự hội tụ về khu vực hoạt động của đường MA20 sẽ yếu tố giúp củng cố hơn cho khoảng hỗ trợ tại 600-605 điểm. So với phiên tăng ngày 24/05, tín hiệu hồi phục trong phiên hôm nay vẫn khá yếu và là biểu hiện đặc trưng của một nhịp hồi phục kỹ thuật. Cụ thể, nhóm chỉ báo chậm (có độ tin cậy cao) như RSI, MACD tiếp tục giữ tín hiệu bán trong ngắn hạn do xu thế giảm vẫn đang chi phối chỉ số. Nhìn chung sau 02 phiên hồi nhẹ, chỉ số vẫn giữ vững được mức hỗ trợ mới thiết lập tại 608 điểm là điểm được cho là tích cực. Như vậy, chỉ số đang dần hình thành một biên độ vận động mới và khá hẹp trong khoảng 608-618 điểm. Trường hợp chỉ số thoát khỏi khoảng dao động này sẽ cho các tín hiệu mới hơn về xu thế thị trường.
Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng trong phiên giao dịch ngày mai 26/05/2016, chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục duy trì đà tăng và dòng tiền sẽ hướng về các nhóm cổ phiếu Midcaps và Smallcaps. Đồng thời, Nhật Cường đánh giá chỉ số VN-Index có thể quay trở lại thử thách vùng giá 618 điểm với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu dầu khí.
Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và giữ mức cắt lỗ của hệ thống ở mức 608.79 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu và mở vị thế mua mới với các cổ phiếu đã xác nhận xu hướng trong top 50 cổ phiếu cần quan tâm hàng ngày của Nhật Cường.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 25/05/2016:
VN-Index diễn biến tích cực trong phần lớn phiên giao dịch tuy nhiên lực bán lớn ở nhóm blue-chips tại phiên ATC đã khiến thị trường đóng cửa ở mức thấp nhất phiên. Nhóm VN 30 giảm 0,31%. Giá trị giao dịch cải thiện, độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng giá. Khối nhà đầu tư nước ngoài tham gia với mức độ yếu hơn các phiên gần đầy và khối này mua ròng gần 32 tỉ đồng trên cả hai sàn. VNM ETF premium 0,19%, FTSE ETF discount -1,03%.
• Các mã ngân hàng không tăng giảm nhiều với VCB & EIB tăng. CTG & BID đóng cửa tại tham chiếu trong khi ACB; MBB và STB giảm. EIB tăng mặc dù ĐHCĐTN hôm qua diễn ra không suôn sẻ. Lý do ở đây rõ ràng là sự đấu tranh khốc liệt giữa 2 nhóm cổ đông kiểm soát phần lớn số lượng cổ phiếu lưu hành. Và các nhóm này có lẽ sẽ tiếp tục đẩy giá cổ phiếu tăng vì muốn tìm cách giành được quyền kiểm soát ngân hàng.
• BVH giảm trong khi PVI đóng cửa tại tham chiếu. Các mã chứng khoán nói chung tăng, dẫn đầu là HCM trong khi SSI giảm. Thị trường có tin đồn về khả năng mua cổ phần chiến lược tại HCM và điều này có lẽ là động lực đằng sau động thái tăng của cổ phiếu này trong hôm nay. Những tin đồn như vậy hiếm khi là thật.
• Trong số các mã ngành hàng tiêu dùng, VNM giảm nhẹ. MSN giảm trong khi KDC tăng. FPT đóng cửa tại tham chiếu. MWG tiếp tục tăng mặc dù mức độ tăng đã kém đi.
• Các mã dầu khí tăng tốt với GAS & PVD tăng nhưng đóng cửa cách xa mức cao trong phiên. PVS và PXS cũng tăng. Giá dầu tăng trước dấu hiệu cho thấy tồn kho tại Mỹ giảm tuần trước đã giúp cổ phiếu dầu khí tăng.
• Các mã BĐS diễn biến trái chiều với VIC; TDH và NLG đóng cửa tại tham chiếu. BCI & SJS & KBC tăng. CII giảm. CTD và HBC tăng.
• Các mã ngành sản xuất nói chung giảm, dẫn đầu là HSG; BMP and PAC. HPG đóng cửa tại tham chiếu. TTF giảm nhẹ. TMT đóng cửa tại tham chiếu.
• Các mã ngành nông nghiệp và thủy sản đã có một phiên khả quan với SBT tăng mạnh. HAG đóng cửa tại tham chiếu trong khi HNG tăng nhẹ. Mã ngành nông nghiệp đang nổi lên là GTN tiếp tục tăng trước một số động lực gồm: hoạt động M&A tiếp tục diễn ra, room nới lên 100% và dự kiến KQKD khả quan trong năm nay. VFG cũng tăng.
• Trong số các mã khác, mã ngành thuốc đông dược TRA tăng mạnh.
Trên HSX, khối ngoại mua ròng 26,3 tỷ đồng. NT2 dẫn đầu về khối lượng mua ròng với 333K. PET và PVT cũng được mua ròng tích cực với hơn 288 và 275K. Chiều ngược lại, PVD bị bán ròng 551K. Trên HNX, khối ngoại mua ròng nhẹ 5,2 tỷ đồng. PVS dẫn đầu về khối lượng mua ròng với 219K. Chiều ngược lại, VCG bị bán ròng nhiều nhất đến 151K.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
GMD: CTCP Gemadept (HSX: GMD, Vốn hóa: 5,095 tỷ đồng) Tập trung vào ngành nghê cốt lõi, mục tiêu 10,000 tỷ đồng doanh thu vào năm 2020.
ĐHCĐ 2016 của GMD đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2016 với doanh thu 3,700 tỷ đồng (+3%), LNTT 430 tỷ (-14.8%). Ngoài ra, GMD đặt mục tiêu doanh thu 10,000 tỷ đồng vào cuối năm 2020, tương đương tốc độ tăng trưởng 29%/năm trong giai đoạn 2016-2020.
Để có thể đạt được những mục tiêu trên, GMD đã đề ra chiến lược phát triển với việc tập trung vào ngành nghề cốt lõi là khai thác cảng, logistics, đồng thời thoái vốn khỏi các hoạt động kinh doanh ngoài ngành như bất động sản, cao su. Tại miền Bắc, GMD sẽ tập trung khai thác các cảng Nam Hải và Nam Hải Đình Vũ, đồng thời thực hiện chiến lược M&A với các cảng khác tại khu vực này. Tại Miền Nam, GMD đã cho tái khởi động lại dự án Gemalink và đầu tư thêm ICD cảng sông làm vệ tinh cho Gemalink khi cảng này đi vào hoạt động. Trong năm nay, GMD sẽ tập trung đưa vào khai thác Giai đoạn 2 của ICD Nam Hải và Me Kong logistics.
Về dự án Gemalink, GMD cần thêm 200tr USD để tái khởi động dự án. Theo kế hoạch, giai đoạn 1 được hoàn thành vào cuối năm 2018 với công suất hoạt động 1.2tr TEUs và sẽ nâng lên 2.4tr TEUs khi giai đoạn 2 hoàn thành. Hiện tại ở khu vực Cái Mép – Thị Vải, vị trí của cảng Gemalink là thuận tiện nhất so với các cảng đang hiện hữu, ngoài ra khi hoàn thành xong, cảng có thể tiếp nhận những tàu có trọng tải lớn 200,000 DWT và có bến chính tiếp nhận một lúc 3 tàu mẹ cùng một bến cho tàu feeder trong khi các cảng hiện hữu chỉ có thể tiếp nhận được 1 tàu mẹ.
Với số lượng hàng hóa thông qua cảng tại miền Bắc tăng trưởng tốt trong 4 tháng đầu năm cùng với KQKD Q1/2016 của GMD cũng tăng trưởng so với cùng kỳ, Chuyên viên tin rằng GMD sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đề ra. Tại hội đồng cổ đông 2016, cổ đông thông qua trả cổ tức 2015 bằng tiền mặt 20%. Với giá hiện tại 42,600 VND/cp, P/E dự phóng 2016 của GMD là 14.7x.
——————————-
VIC: Triển vọng năm 2016 rất khả quan nhờ ghi nhận doanh thu BĐS.
KQKD Q1 phản ánh triển vọng tích cực cả năm với doanh thu lợi nhuận ghi nhận từ BĐS nhà ở tăng mạnh nhờ nhiều dự án BĐS lớn sẽ được ghi nhận trong năm nay và năm sau. Các mảng khác như cho thuê TTTM và bán lẻ cũng đang tăng trưởng nhanh và đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm do cơ cấu doanh thu kém hiệu quả hơn với tỷ suất lợi nhuận gộp mảng bán lẻ giảm mạnh do đang trong quá trình đầu mở rộng nên làm tăng chi phí. Cho cả năm 2016, công ty đặt kế hoạch doanh thu tăng trưởng 32% và LNST tăng trưởng 100%. Chuyên viên thận trọng hơn và dự báo LNST tăng trưởng 85% do mảng bán lẻ sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Triển vọng dài hạn là tích cực nhờ công ty có quỹ đất lớn và có nhiều dự án mới mở bán chẳng hạn như Vinhomes Golden River, Vinhomes Star, Vinhomes Springlake…
Tiếp tục duy trì đánh giá Mua vào. Hiện thị giá cổ phiếu VIC đang thấp hơn 22% so với RNAV là 70.512đ. P/E dự phóng hiện vẫn ở mức khá cao. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng mạnh của lợi nhuận và vị thế đầu ngành BĐS cũng như bán lẻ tại Việt Nam dần hình thành lợi thế của công ty.
LNST Q1 của VIC tăng 190% so với cùng kỳ – Doanh nghiệp đầu ngành phát triển BĐS VIC gần đây đã công bố KQKD hợp nhất Q1/2016 khả quan nhờ bắt đầu ghi nhận nhiều dự án BĐS lớn. Doanh thu đạt 15,2 nghìn tỷ đồng (tăng 137% so với cùng kỳ và hoàn thành 34% kế hoạch cả năm) và LNST đạt 1 nghìn tỷ đồng (tăng 190% so với cùng kỳ và hoàn thành 35% kế hoạch cả năm).
Doanh thu tăng mạnh nhờ ghi nhận từ các dự án BĐS nhà ở – Với ghi nhận mới đáng kể từ dự án BĐS nhà ở từ năm 2016, doanh thu BĐS nhà ở tăng mạnh lên 10,54 nghìn tỷ đồng (tăng 146% so với cùng kỳ). Chuyên viên ước tính trong Q1/2016, ghi nhận chủ yếu xuất phát từ dự án Vinhomes Royal City (0,5 nghìn tỷ đồng), và 2 dự án mới là 54A Nguyễn Chí Thanh (2,5 nghìn tỷ đồng), và Central Park (7,54 nghìn tỷ đồng). Công ty đã bán được hơn 10.000 căn hộ trong năm ngoái (tăng hơn 10 lần so với cùng kỳ) và 900 căn biệt thự biển (mới chỉ được mở bán từ năm ngoái); theo đó ghi nhận doanh thu lợi nhuận sẽ đạt cao cho đến cuối 2007.
Lợi nhuận gộp mảng BĐS tăng 130% so với cùng kỳ lên 3,8 nghìn tỷ đồng cho dù tỷ suất lợi nhuận gộp giảm xuống còn 35,7% so với mức 38,2% của năm ngoái. Điều này là do cơ cấu doanh thu kém hiệu quả hơn với tỷ suất lợi nhuận ghi nhận trong Q1 ở mức khá thấp. Tuy nhiên Chuyên viên cho rằng tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng trở lại 40% vào cuối 2016 do ghi nhận doanh thu từ biệt thự biển có tỷ suất lợi nhuận cao là 50%. Chuyên viên kỳ vọng doanh thu từ biệt thự biển sẽ được ghi nhận vào Q3 và Q4 năm nay.
Mảng cho thuê TTTM tiếp tục tăng trưởng nhanh – Doanh thu cho thuê mặt bằng bán lẻ tăng 56% so với cùng kỳ và đạt 802 tỷ đồng nhờ diện tích cho thuê tăng hơn 2 lần trong Q1 so với cùng kỳ lên 883.000 m2. Tổng số TTTM đang hoạt động hiện là 22 TTTM (Q1 năm ngoái là 10 TTTM) và VIC dự kiến sẽ tăng mức độ phủ sóng các TTTM của mình trên toàn quốc với thêm 20 TTTM mới trong 2016; theo đó đến cuối năm diện tích TTTM cho thuê sẽ tăng 70% lên xấp xỉ 1,5 triệu m2.
Lợi nhuận gộp đạt 367 tỷ đồng (tăng 23% so với cùng kỳ). So với năm ngoái, tỷ suất lợi nhuận gộp mảng cho thuê diện tích TTTM giảm từ 58,2% xuống còn 45,8% do tỷ trọng của các TTTM mở tại các tỉnh với tỷ suất lợi nhuận kém hơn tăng. Đồng thời nhiều TTTM mới mở nên cũng có chi phí ban đầu cao và chưa hoạt động ở mức tối ưu. Sẽ cần có thời gian để thay đổi thói quen mua sắm cũng như các hoạt động nhằm thu hút cư dân tại các tỉnh đến TTTM mua sắm. Chuyên viên cho rằng tỷ suất lợi nhuận mảng này sẽ được cải thiện lên từ 50-55% trong 2 năm tới.
Doanh thu mảng khách sạn & dịch vụ giải trí tăng 54% so với cùng kỳ nhờ số lượng phòng tăng mạnh – Doanh thu mảng khách sạn & dịch vụ giải trí trong Q1 đạt 984 tỷ đồng (tăng 54% so với cùng kỳ); đạt được nhờ Vinpearl Phú Quốc Resort & Villas, Vinpearl Nha Trang Bay Resort & Villas, và Vinpearl Hạ Long Bay Resort được khai trương vào 2015. Tổng số lượng phòng hiện là 4.400 (tăng 84%).
Doanh thu từ Dịch vụ y tế, bệnh viện tăng đáng kể, tăng 42% so với cùng kỳ và đạt 216 tỷ đồng – VIC tiếp tục mở rộng mạng lưới thông qua hợp tác với những doanh nghiệp bảo hiểm; theo đó giúp mở rộng đáng kể số lượng khách hàng. Công ty cũng mở thêm các chuyên khoa thông qua hợp tác với các cơ sở y tế trên cả nước. Đến nay, VIC đã đưa vào hoạt động 3 bệnh viện quốc tế và 2 phòng khám. Tổng số giường bệnh đã tăng lên 1.078 (tăng 55,7%). Chiến lược của VIC là kết hợp sản phẩm chăm sóc sức khỏe vào các dự án BĐS nhà ở dưới hình thức dịch vụ giá trị giá tăng cho người mua nhà. Trên thực tế, điều này giúp làm tăng nguồn thu thường xuyên cho công ty.
Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 53,8 tỷ đồng (tăng 52% so với cùng kỳ). So với năm ngoái, tỷ suất lợi nhuận gộp mảng dịch vụ y tế, bệnh viện tăng từ 23,2% lên 25%. Chuyên viên cho rằng điều này là nhờ viện phí đối với nhiều dịch vụ y tế đã tăng.
Doanh thu mảng giáo dục cũng tăng đáng kể, tăng 45% so với cùng kỳ – Doanh thu mảng giáo dục tăng 45% so với cùng kỳ lên 172 tỷ đồng. VIC hiện có 1 trường THCS, 1 trường THPT và 1 trường mẫu giáo tại VinhomesTimes City; 3 trường mẫu giáo tại Vinhomes Riverside, 54A Nguyễn Chí Thanh và Royal City. Số lượng học sinh là 10.000 (một năm trước là 6.300). Học phí mỗi học sinh là xấp xỉ 33 triệu đồng/năm không kể các phụ phí như thức ăn đồ uống, đưa đón, đồng phục, sách vở… Hệ thống Vinschool hiện có các bậc giáo dục từ mẫu giáo đến THPT với định hướng theo quốc tế thông qua các chương trình giao lưu học tập ở nước ngoài. Doanh thu mảng giáo dục tăng trưởng phản ánh nhu cầu chưa được đáp ứng từ người dân có thu nhập trung bình hiện đang muốn có điều kiện giáo dục tốt cho con em của mình. Sau khi mức độ tăng trưởng đạt đến ngưỡng nhất định, Chuyên viên cho rằng doanh thu mảng này sẽ tăng trưởng cùng tốc độ với sự bàn giao nhà ở các dự án BĐS nhà ở của VIC.
Lợi nhuận gộp tăng 15% so với cùng kỳ và đạt 54,4 tỷ đồng với tỷ suất lợi nhuận gộp giảm xuống 31,7% từ 39,9% của năm ngoái do trường mới được xây và đang bắt đầu tuyển sinh.
Doanh thu mảng bán lẻ tăng hơn 3,6 lần nhờ có sự mở rộng mạnh mẽ – Doanh thu bán lẻ tăng mạnh 363% so với cùng kỳ lên 2,2 nghìn tỷ đồng. Tại thời điểm cuối Q1/2016, trên toàn quốc Chuyên viên ước tính tổng số lượng cửa hàng Vinmart là 52 (tăng 7 lần so với cùng kỳ) với số lượng cửa hàng Vinmart+ là gần 800 (tăng 26 lần). VIC dự kiến mở 60 cửa hàng Vinmart và 3.000 cửa hàng Vinmart+ đến cuối 2016. Để làm được điều này, VIC sẽ tiếp tục thực hiện một số thương vụ M&A trong tương lai sau thương vụ mua Oceanmart và Maximark.
Chuyên viên cũng thấy cạnh tranh đang tăng lên từ các nhà bán lẻ nước ngoài chẳng hạn như Aeon (Nhật Bản), Emart (Hàn Quốc), BigC và Metro (được NĐT Thái Lan mua lại). Doanh thu bán lẻ tăng nhờ website mua hàng trực tuyến Adayroi được thử nghiệm gần đây. Thêm vào đó, các sản phẩm nông nghiệp VinEco cạnh tranh với sản phẩm VietGAP và GlobalGAP hiện được phân phối thông qua 3 kênh: kênh truyền thống là các cửa hàng Vinmart & Vinmart+ và kênh trực tuyến. Với nhu cầu đối với sản phẩm rau sạch và tươi ngày càng tăng, VinEco kỳ vọng có thể phân phối được hơn 36 tấn/ngày so với 30 tấn/ngày vào năm ngoái.
Lợi nhuận gộp giảm xuống còn 15 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kỳ. Quá trình mới hoạt động của mảng bán lẻ khiến tỷ suất lợi nhuận gộp giảm xuống còn 0,7% từ mức 10,8% của năm ngoái và thấp hơn nhiều so với tỷ suất lợi nhuận gộp bình quân. Điều này cho thấy sự mở rộng mạnh mẽ các cửa hàng mới sẽ chưa đem lại lợi nhuận ít nhất trong vài năm tới. Điều này có lẽ là do những vấn đề liên quan đến việc quản trị chuỗi mua hàng và cung cấp; thường là những khó khăn khi mở rộng quá nhanh ở các chuỗi bán lẻ. Với mục tiêu mở rộng đầy tham vọng, Chuyên viên cho rằng tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng bán lẻ sẽ vẫn dưới 5% trong năm nay.
Lợi nhuận gộp chung đạt 4,3 nghìn tỷ đồng, tăng 92% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận gộp chung giảm xuống 28,4% từ mức 35,1% năm ngoái. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm có thể do (1) cơ cấu các mảng kinh doanh kém hiệu quả và (2) tỷ suất lợi nhuận của một số phân khúc giảm. Việc đẩy mạnh mở rộng hoạt động bán lẻ đã dẫn đến sự sụt giảm của tỷ suất lợi nhuận của phân khúc này trong khi đó các mảng kinh doanh cho tỷ suất lợi nhuận cao thông thường như nhà ở, cho thuê, khách sạn và giải trí cũng ghi nhận sự giảm sút do một vài nguyên nhân khác nhau:
Doanh thu BĐS chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu nhờ các dự án lớn đang tiến hành bàn giao nhà cho người mua – Doanh thu từ BĐS chiếm tới 70% tổng doanh thu so với tỷ trọng 67% trong năm ngoái trong khi đó sự mở rộng nhanh chóng của mảng bán lẻ cũng giúp đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu với mức tăng từ 7% lên 14%. Doanh thu từ Cho thuê mặt bằng bán lẻ và Khách sạn & Dịch vụ giải trí duy trì ổn định, lần lượt đóng góp 5% và 6% tổng doanh thu. Và mặc dù ghi nhận mức tăng trưởng khá, mảng dịch vụ Giáo dục, Bệnh viện và Quản lý chỉ chiếm 1% tổng doanh thu.
Tổng doanh thu thường xuyên trong Q1/2016 là 4,5 nghìn tỷ (tăng 125% so với cùng kỳ), chiếm 29% tổng doanh thu, giảm so với tỷ trọng 31% trong Q1 năm ngoái. Do giai đoạn trũng của chu kỳ đầu tư mới đã qua, tỷ lệ ghi nhận doanh của mảng BĐS sẽ tăng trong 2 năm tới cho đến khi các dự án nhà ở hiện tại hoàn thành bàn giao. Chuyên viên dự kiến doanh thu BĐS đạt đỉnh điểm trong năm tới.
Công ty đã hoàn thành 35% kế hoạch LNST cả năm 2016 – LNST Q1/2016 đạt 1 nghìn tỷ đồng (tăng 190% so với cùng kỳ). Lỗ tài chính thuần giảm 48% so với cùng kỳ còn 232 tỷ đồng nhờ doanh thu HĐ tài chính tăng 69% so với cùng kỳ, đạt 547 tỷ đồng. Mặt khác, chi phí tài chính ổn định ở mức 780 tỷ đồng (tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ).
Chuyên viên dự báo LNST 2016 sẽ tăng trưởng 85% – Dự báo của Chuyên viên thấp hơn một chút so với kế hoạch của công ty đối với LNST do Chuyên viên cho rằng sự mở rộng nhanh chóng của mảng bán lẻ sẽ tiếp túc tác động tiêu cực tới tỷ suất lợi nhuận gộp và theo đó ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế. Chuyên viên vẫn dự báo mức tăng trưởng chung ấn tượng. Cụ thể, dự báo doanh thu 2016 sẽ đạt 44,2 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 30%) và LNST đạt 2,8 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 85%). Chuyên viên dự báo EPS sẽ là 1.291đ/cp (tăng 103% so với năm 2015) theo đó P/E dự phóng là 42,61 lần và P/B là 4,45 lần.
Room cho NĐTNN điều chỉnh từ 29% lên 39% sau chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi – Trong Q1/2016, toàn bộ trái phiếu chuyển đổi đang lưu hành kể từ đợt phát hành 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi trong năm 2012 đã được chuyển đổi hoàn toàn. Sau chuyển đổi này, room cho NĐTNN đã tăng lên 39% từ mức 29% trước đó. Chuyên viên lưu ý rằng VIC trước đó đã khóa 20% trong số 49% room cho NĐTNN theo quy định dự trữ room cho chuyển đổi trái phiếu. Công ty hiện vẫn dự trữ 10% room còn lại, tương đương 194 triệu cổ phiếu, cho phát hành trái phiếu chuyển đổi trong tương lai.
Về chiến lược năm 2016, công ty tiếp tục duy trì tham vọng mở rộng quyết liệt đối với toàn bộ các mảng kinh doanh hoạt động – VIC sẽ tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu thị trường trong ngành phát triển BĐS với một danh sách dài các dự án đang mở bán như Vinhomes Central Park (TPHCM), Vinhomes Times City – Park Hill (Hà Nội), Vinhomes Gardenia, Vinhomes Riverside 2 (Hà Nội) và các hoạt động xây dựng hiện tại tại các dự án mới như Vinhomes Star, Vinhomes Paradise, Vinhomes Springlake. Gần đây nhất, VIC đã khởi công một dự án mới, tên là Vinhomes Golden River. Dự án này có diện tích 23 ha, nằm trên một ví trí đắc địa thuộc Quận 1, TPHCM, gần với Vinhomes Central Park và Saigon Pearl. Giá bán ước tính đối với hợp phần chung cư giao động từ 4.000-6.000 USD/m2.
VIC vẫn luôn khá tích cực trong tất cả các mảng kinh doanh đặc biệt là gia tăng quỹ đất. Tổng quỹ đất tính đến cuối năm 2015 của VIC là 34,8 triệu m2 (tương đương 3.479 ha) (tăng trưởng 6%) trong đó diện tích đất cho phát triển BĐS chiếm 76%, là 2.783 ha (tăng trưởng 56%). Quỹ đất cho phát triển nhà ở chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM trong khi đó các dự án nghỉ dưỡng thường nằm ở các thành phố biển/du lịch dọc bờ biển.
Quan điểm đầu tư – Lặp lại khuyến nghị MUA VÀO. Định giá có vẻ khá đắt tuy nhiên triển vọng tăng trưởng trong trung hạn là rất lớn. Bên cạnh đó, với vị thế là doanh nghiệp đầu ngành BĐS và bán lẻ với số lượng đáng kể các tài sản hoạt động tại nhiều ngành khác, cổ phiếu VIC xứng đáng một mức giá cao hơn. Và công ty cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc gia tăng quỹ đất với vị trí đắc địa ở trung tâm các thành phố lớn cũng như hoàn thành đúng tiến độ các dự án quy mô lớn với hạ tầng đồng bộ trong ngân sách dự kiến. Hơn nữa, giá bán trên thị trường thứ cấp đối với các dự án của công ty vẫn duy trì ổn định thậm chí trong năm khó khăn nhất của thị trường BĐS. Dựa trên những thông tin về các dự án mà Chuyên viên có được từ trước đến nay, ước tính RNAV đạt 70.512đ/cp, có nghĩa là giá cổ phiếu hiện tại vẫn thấp hơn 22% so với RNAV ước tính này. Giá cổ phiếu VIC đã tăng 15,8% so với đầu năm và hiện cao hơn 48,6% so với mức thấp 12 tháng. Room còn trống hiện là khoảng 283.374.098 cổ phiếu, hay 14,6%.
——————————-
VNM: Giữ vững vị thế dẫn đầu, VNM xứng đáng được định giá lại nhờ việc nới trần FOL
Doanh thu và LNST quý 1/2016 tăng lần lượt 19% và 39% so với quý 1/2015, phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi. Tuy nhiên, Chuyên viên tăng giá mục tiêu thêm 11% qua việc tăng tỷ trọng của phương pháp hệ số PER trong định giá của Chuyên viên, với quan điểm rằng VNM đã vươn đến quy mô tầm khu vực và công ty xứng đáng được định giá tương đương với các công ty cùng ngành trong khu vực
Nâng trần sở hữu nước ngoài (FOL) giúp VNM thu hẹp chênh lệch định giá với các công ty cùng ngành trong khu vực. Chuyên viên gia tăng tỷ trọng phương pháp PER lên 80% từ 40% trước đây vì phương pháp này phản ánh tốt hơn quan điểm của Chuyên viên về việc nới trần FOL hoàn toàn sẽ giúp VNM tiếp tục thu hẹp chênh lệch định giá với các công ty cùng ngành trong khu vực. Quan điểm của Chuyên viên dựa trên: 1) Quy mô của VNM đã vươn đến tầm khu vực và cổ phiếu nên được so sánh ngang bằng hơn với các công ty khác trong khu vực. VNM xếp thứ ba tính về cả giá trị vốn hóa và LNST trong các công ty so sánh của chúng tôi. 2) VNM có vị thế dẫn đầu thị trường và triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ do lượng tiêu thụ sữa vẫn còn thấp ở Việt Nam, cũng như được hỗ trợ bởi điều kiện vĩ mô thuận lợi, 3) với việc tăng room NN, VNM có khả năng thu hút một lượng lớn dòng tiền đổ vào thị trường Việt Nam do quy mô, nền tảng cơ bản và khả năng đầu tư không có đối thủ tại Việt Nam.
VNM tiếp tục giành thêm thị phần nhờ tăng chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng đã tăng vọt 45% so với quý 1/2015, giúp củng cố mức tăng trưởng sản lượng ấn tượng 18% tại thị trường trong nước. Thị phần của VNM trong phân khúc sữa nước đã đạt 54,4% trong quý 1/2016 so với 53% trong năm 2015, trong khi công ty cũng đạt mức thị phần thống trị 40% trong qúy 1/2016 đối với mảng sữa bột cho trẻ em, vốn luôn là sân chơi riêng của các công ty nước ngoài như Abbot và Mead Johnson. VNM có kế hoạch gia tăng thị phần cho mảng này lên hơn 50%. Việc gia tăng chi phí Quảng cáo & Khuyến mãi (A&P) mang lại thêm thị phần sẽ giúp các NĐT bớt lo ngại về việc chi phí bán hàng gia tăng. Điều này cũng củng cố quan điểm của Chuyên viên rằng trong trung và dài hạn, các công ty quy mô nhỏ sẽ không thể cạnh tranh với lợi thế quy mô lớn của VNM.
Chuyên viên vẫn giữ nguyên mức tăng trưởng LNST 25% năm 2016. Tăng trưởng doanh thu và chi phí bán hàng đều vượt nhe so với dự phóng của Chuyên viên trong quý 1/2016, đo đó Chuyên viên điều chỉnh tăng cả hai khoản mục này. Chuyên viên cũng điều chỉnh giảm 60 điểm cơ bản cho % chi phí quản lý trên doanh thu khi với chương trình ESOP vừa được thông qua tại ĐHCĐ, chi phí bằng tiền liên quan đến chương trình mua cổ phiếu bằng tiền thưởng cho CB-CNV trong năm 2015 sẽ không tái diễn trong năm nay.
——————————-
FPT: 4T/2016: Kết quả phù hợp với kỳ vọng và Xuất khẩu Phần mềm đã cho thấy cải thiện về biên LN. Giữ KN MUA.
FPT thông báo KQKD sơ bộ 4 tháng đầu năm 2016 với lợi nhuận trước thuế 796 tỷ đồng (-10% so với cùng kỳ), phù hợp với kỳ vọng của chuyên viên và đạt 26% dự báo cả năm của chuyên viên.
Như đã giải thích trong báo cáo gần đây, lợi nhuận của mảng xuất khẩu phần mềm (28% LNTT 4T/2016) sẽ được cải thiện trong các quý sau. Bằng chứng là trong tháng tư, biên lợi nhuận trước thuế của phân khúc này tăng 2,3 điểm phần trăm so với Q1 2016 nhờ tiết kiệm chi phí marketing tại các thị trường mới như Singapore trong khi đã bắt đầu nhận được các hợp đồng nhỏ tại nước này. Lợi nhuận sẽ còn cải thiện hơn nữa trong những tháng còn lại nhờ vào những kế hoạch cải thiện hiệu quả công việc, lợi nhuận tăng lại tại Slovakia và cắt giảm chi phí, chẳng hạn như giảm ngân sách cho bộ phận back office.
Mặt khác, phù hợp với kết quả Quý 1/2016, dịch vụ viễn thông (34% LNTT 4T/2016) tiếp tục suy giảm về lợi nhuận trước thuế (-12% so với cùng kỳ). Đây là vì 1 / chi phí đầu cuối liên quan đến các dự án quang hóa tại TP.HCM và Hà Nội, 2 / dự án quang hóa mới ở các thành phố khác và 3 / khoản dự phòng tương đương với 1,5% doanh thu cho Quỹ dịch vụ Viễn thông Công ích. Tuy nhiên, chuyên viên kỳ vọng lợi nhuận dịch vụ viễn thông sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm 2016 sau khi việc phân bổ các chi phí nói trên tại TPHCM và Hà Nội đã kết thúc.
Phân khúc CNTT trong nước tiếp tục giảm với mức lỗ trước thuế 35 tỷ đồng trong 4T/2016 so với LNTT 64 tỷ đồng trong cùng kỳ, nhưng cần lưu ý rằng việc hạch toán doanh thu của mảng này là không ổn định theo quý vì điều này phụ thuộc vào tiến độ hoàn thành các dự án. Theo FPT, trong năm nay, hầu hết các dự án dự kiến sẽ được hoàn thành vào nửa cuối năm, trong khi vào năm 2015, nhiều dự án đã được ghi nhận trong nửa đầu năm.
LNTT của mảng phân phối (16% LNTT 4T/2016) giảm 43% so với cùng kỳ do doanh số mất đi từ MWG trong khi mảng bán lẻ (7% LNTT 4T/2016) có LNTT tăng trưởng mạnh 36% so với cùng kỳ nhờ vào sự đóng góp từ các cửa hàng đã mở trong năm 2015 cũng như năm 2016.
Chuyên viên duy trì khuyến nghị MUA cho FPT với giá mục tiêu 62.000 đồng (tổng mức sinh lời 36,7% bao gồm lợi suất cổ tức 4,8%) vì KQKD 4T/2016 phù hợp với dự báo hiện tại của chuyên viên. chuyên viên tin rằng tăng trưởng sẽ bắt đầu quay trở lại vào nửa cuối năm 2016 trong khi việc thoái vốn mảng phân phối và bán lẻ mà chuyên viên hy vọng sẽ được hoàn thành vào quý 4 năm 2016, vẫn là một yếu tố tích cực cho giá cổ phiếu.
——————————-
C32: Vay gần 500 tỷ đồng từ 2 ngân hàng lớn Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 3-2 (C32 – HOSE) thống nhất chủ trương vay vốn tổng cộng 480 tỷ đồng từ 2 Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Nam Bình Dương và Ngân hàng VietinBank – Chi nhánh Bình Dương. Cụ thể, C32 vay BIDV – Nam Bình Dương 320 tỷ đồng, trong đó: vay ngắn hạn, thấu chi và bảo lãnh là 200 tỷ đồng; vay đầu tư tài sản cố định 20 tỷ đồng và vay đầu tư dự án 100 tỷ đồng. Khoản vay 160 tỷ đồng còn lại mà C32 vay Vietinbank -Bình Dương cơ cấu gồm: vay ngắn hạn, bảo lãnh 30 tỷ đồng; vay thấu chi 30 tỷ đồng, vay đầu tư dự án 100 tỷ đồng. Đối với cả 2 khoản vay này, C32 cho biết, mục đích là để bổ sung vào vốn lưu động, đầu tư dự án, đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng… phục vụ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Được biết, C32 đã đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh năm nay với chỉ tiêu doanh thu thuần 550 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 79 tỷ đồng, giảm 22% so với thực hiện năm 2015.
——————————-
DCS: Ủy viên HĐQT đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu Theo đó, Bà Trần Thị Ánh Nguyệt – Ủy viên HĐQT của CTCP Tập đoàn Đại Châu đã đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu để nâng tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ.
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Bộ Tài chính sẽ xem xét bỏ giá trần sữa trẻ em. Đây là thông tin tích cực đối với VNM.
Trong buổi làm việc gần đây, Bộ Tài chính đã đề cập đến việc có thể sẽ bỏ giá trần sữa trẻ em từ 1/7. Giá trần sữa trẻ em đã được áp dụng trong gần 2 năm và ảnh hưởng đến khoảng 20% doanh thu của VNM do bị áp giá bán trần. VNM sẽ là doanh nghiệp hưởng lợi chính khi bỏ giá trần sữa trẻ em vì giá trần áp dụng với VNM thấp hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh. Và khi giá tăng sẽ trực tiếp nâng cao lợi nhuận cho công ty. Và mức độ tác động đối với lợi nhuận của VNM sẽ tùy thuộc vào mức độ tăng giá sữa của công ty. Trên thực tế, Bộ Tài chính vẫn chưa có quyết định chính thức về vấn đề này. Chuyên viên hiện dự báo LNST năm 2016 tăng trưởng 17,3%.
Tiếp tục duy trì đánh giá Mua vào. Thông tin trên là động lực tăng giá mới cho giá cổ phiếu VNM vì giúp nâng cao lợi nhuận của công ty trong tương lai. Vấn đề nới room cũng đã được làm rõ gần đây và có thể sẽ có những đông thái cụ thể về vấn đề này trong vài tháng tới.
Bộ Tài chính cho biết sẽ xem xét bỏ giá trần sữa trẻ em – Tại buổi tiếp và làm việc với đại sứ Michael Froman – đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết sẽ xem xét bỏ giá trần sữa trẻ em dưới 6 tuổi từ 1/7/2016. Quy định giá trần sữa trẻ em được áp dụng từ 1/6/2014 và theo kế hoạch trước đây sẽ kéo dài đến 31/12/2016. Như vậy, có vẻ quy định nói trên sẽ được gỡ bỏ sớm hơn kế hoạch là 6 tháng.
Quy định giá trần sữa trẻ em được áp dụng tùy từng công ty và giá trần sữa trẻ em áp dụng cho VNM thấp hơn nhiều các doanh nghiệp khác – Theo quy định, giá bán buôn tối đa các sản phẩm trên do Bộ Tài chính đặt ra còn giá bán lẻ không được vượt quá 15% giá bán buôn tối đa đăng ký với Bộ Tài chính. Giá trần được tính dựa trên chi phí các thành phần hàng hóa do chính doanh nghiệp đặt ra. Và giá trần sẽ được áp dụng tùy từng công ty. Chẳng hạn giá trần áp dụng cho sản phẩm của VNM thấp hơn nhiều so với hầu hết sản phẩm nhập khẩu với giả định là chi phí của VNM thấp hơn và công ty là doanh nghiệp đầu ngành. Quy định giá trần tác động đến khoảng 25-30 sản phẩm của VNM, bao gồm cả những sản phẩm mới đưa ra thị trường.
VNM sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất và có lẽ sẽ tăng giá sữa ngay sau khi chính thức bỏ quy định giá trần sữa trẻ em – Nếu quy định giá trần sữa trẻ em được gỡ bỏ, thì VNM là người hưởng lợi chính vì giá trần áp dụng cho sản phẩm của VNM thấp hơn nhiều sản phẩm cạnh tranh cùng loại. Và theo đó sẽ làm thu hẹp khoảng cách về giá giữa sản phẩm của VNM và sản phẩm cạnh tranh cùng loại. Sữa bột cho trẻ em đóng góp khoảng 20% vào tổng doanh thu của VNM và đóng góp quan trọng vào lợi nhuận của công ty. Nhóm sản phẩm này cũng là động lực tăng trưởng chính của công ty nhờ khả năng giành thêm thị phần, không giống như nhóm sữa đặc và sữa chua; nơi mà VNM đã giữ thị phần lên đến trên 80%. Chuyên viên cũng lưu ý rằng gần đây thị phần sữa bột của VNM đã tăng từ hơn 30% năm ngoái lên gần 40% trong Q1 năm nay. Việc bỏ giá trần sữa có thể giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận và giúp công ty ứng phó linh hoạt hơn với sự biến động của giá sữa nguyên liệu.
Chuyên viên dự báo LNST tăng trưởng 17,3% trong năm nay – Trước mắt Chuyên viên duy trì dự báo đối với lợi nhuận cho năm nay. Tuy nhiên nếu công ty tăng giá sữa trẻ em thì điều này có thể sẽ ảnh hưởng đáng kể đến LNST. Tuy nhiên trước mắt cần có sự khẳng định của Bộ Tài chính về vấn đề này. Tiếp đến VNM sẽ phải xác định chiến lược của họ về giá bán và kế hoạch điều chỉnh giá nếu có. Đây là vấn đề nhạy cảm nên Chuyên viên cho rằng các động thái của VNM sẽ rất cẩn trọng. Nếu Bộ Tài chính chính thức bãi bỏ giá trần đồng thời VNM điều chỉnh giá bán, thì Chuyên viên sẽ xem xét lại dự báo lợi nhuận của mình năm nay. Tuy nhiên, theo Chuyên viên khả năng VNM tăng giá bán là khó xảy ra vì giá sữa nguyên liệu đang ở mức rất thấp.
5. Sự kiện nổi bật ngày mai (26/05/2016):
26/05/2016 10:00 PXS Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 300 đồng/CP
26/05/2016 10:00 VMA Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 800 đồng/CP
26/05/2016 10:00 HTC Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 4/2015 bằng tiền, 500 đồng/CP
26/05/2016 10:00 BED Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,428 đồng/CP
26/05/2016 10:00 THW Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 700 đồng/CP
26/05/2016 10:00 HLC Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 700 đồng/CP
26/05/2016 10:00 TST Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016
——————————-
Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Nhật Cường nhận Quản lý Tài khoản, Tư vấn Đầu tư và Ủy thác Đầu tư Chứng khoán.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net