1. Nhận định thị trường:
Tiếp tục tăng tốc ngay trong phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index tiến lên 744,1 điểm (1,4%) tăng 10,28 điểm cùng với 239,41 triệu cổ phiếu được khớp. Phiên giao dịch đầu tuần có nhiều yếu tố để có thể xếp vào một phiên bùng nổ đặc biệt. Đầu tiên là mức tăng điểm số rất cao, thứ hai là quy mô giao dịch rất lớn, tới trên 6.863 tỷ đồng. Tuy thế không phải tất cả các cổ phiếu đều bùng nổ trong một ngày như vậy. Độ rộng thị trường chỉ nghiêng đôi chút về số mã tăng điểm (146 mã tăng/120 mã giảm). Nếu xét theo tỷ lệ này thì phiên tăng điểm kỷ lục hôm nay thậm chí còn yếu hơn cả phiên cuối tuần trước.
Đồ thị VN-Index ngày 22/05/2017. Nguồn: AmiBroker
Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nhật Cường cho rằng chỉ số VN-Index có khả năng sẽ điều chỉnh trong phiên giao dịch ngày mai – 23/05/2017. Đồng thời, Nhật Cường đánh giá rủi ro ngắn hạn bắt đầu có chiều hướng gia tăng ở nhóm cổ phiếu đầu cơ do dòng tiền đang có xu hướng rút ra khỏi nhóm này. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu LargeCaps vẫn đang duy trì đà tăng và rủi ro ngắn hạn vẫn đang ở mức thấp. Có nghĩa là dòng tiền sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Do đó, các NĐT ngắn hạn nên hạn chế mua đuổi giá cao trong những thời điểm thị trường hưng phấn thái quá. Đồng thời, có thể hạ dần tỷ trọng ở nhóm cổ phiếu MidCaps và SmallCaps đã tăng giá mạnh.
Nhà đầu tư muốn biết điểm mua, điểm bán Top 30 cổ phiếu mạnh nhất thị trường, vui lòng inbox Fanpage Đầu Tư Cổ Phiếu của Cường để được tư vấn chi tiết.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 22/05/2017:
VN-Index chinh phục đỉnh cao mới của 9 năm, đóng cửa tại mức 744,1 điểm với thanh khoản tiếp tục được duy trì ở mức cao kỷ lục. PLX gần hoàn tất việc bán 20 triệu CP quỹ.
- Mức tăng sốc của các cổ phiếu ngân hàng trong phiên có thể lý giải bởi 2 thông tin. Thứ nhất, đó là nghị định 61 quy định việc thẩm định giá khởi điểm và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu có hiệu lực vào tháng 7 năm nay. Khi có quy định cụ thể, các ngân hàng có tiềm lực tài chính và mối quan hệ được kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận từ việc mua lại nợ xấu. Thứ hai, đó là dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD, và dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu sẽ được đưa ra thảo luận trong kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV khai mạc ngày hôm nay.
- Cổ phiếu tài chính, giao dịch sôi động và tiếp tục ghi nhận mức tăng đáng kể. Trong nhóm ngân hàng, BID là mã có thanh khoản tốt nhất với 15,7 triệu đơn vị được khớp và đóng cửa ở mức giá trần. Các mã khác cũng đều tăng mạnh: CTG (+5,5%), EIB (+3,2%), MBB (+3,1%), STB và VCB cùng có mức tăng trên 2%. Nhóm cổ phiếu chứng khoán phân hóa mạnh, trong khi SSI, VND, SHS,… giảm điểm thì HCM với lực mua khá tốt của khối ngoại vẫn duy trì mức tăng 1,7%, trong đó lực mua khối ngoại chiếm 37,5% khối lượng khớp lệnh.
- PLX liên tiếp đóng vai trò là động lực chính hỗ trợ thị trường. Phiên hôm nay, PLX tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào mức tăng của VN-Index khi bất ngờ tăng trần lên 60.600 đồng/cp. Như vậy so với mức giá chào sàn, PLX đã tăng 40.3%. Đến hết ngày hôm nay PLX gần như hoàn tất việc bán cổ phiếu quỹ khi số lượng còn lại 750.000 cổ phiếu trong số 20 triệu cổ phiếu quỹ mà PLX đăng ký bán từ ngày 03/05 đến ngày 02/06.
- Nhóm ngành dầu khí giữ vững xu hướng tăng từ đầu phiên nhờ những tín hiệu tốt của giá dầu thế giới. Dầu WTI liên tục tăng từ đầu tháng 5 và hiện đã vượt qua mốc 50 USD/ thùng. Với sự kỳ vọng của thị trường về kết quả cuộc họp 25/5, giá dầu được dự báo sẽ tăng mạnh trong tuần này. Một loạt cổ phiếu lớn ngành dầu khí đều tăng mạnh như GAS tăng 3,9%, PVD tăng 2,5%, PVS (sàn HNX) tăng 2,4%,…Đặc biệt PVX (sàn HNX) tăng mạnh 4,5% sau thông tin đồn đoán về việc thoái vốn tại một số công ty thành viên của PVX.
- Áp lực bán tăng mạnh ở nhóm bất động sản, xây dựng vào cuối phiên khiến nhiều mã tăng nóng thời gian qua giảm mạnh như DXG (-6,4%), LCG (-4,1%), TDH (-1,8%), HBC (-1,5%)…Tuy nhiên, một số mã vẫn hút tiền và tăng giá tốt như FCN, CTI, NVL, PC1…Đặc biệt, SCR, HQC, NVT tăng trần. HQC gây ấn tượng khi dư mua trần hơn 14 triệu cổ phiếu sau thông tin tích cực từ ĐHCĐ. QCG sau chuỗi 16 phiên tăng trần liên tiếp đã chững lại và chốt phiên tại mức giá 20.000 đồng (tăng 1,3%).
- Cơn sốt tái cơ cấu danh mục của MSCI áp đảo tâm lý thị trường hôm nay – Trong đợt tái cơ cấu danh mục sắp tới của MSCI Frontier Index, sau khi Pakistan hiện đã được nâng hạng lên Thị trường mới nổi, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục sẽ tăng lên. Hiện tại, tỷ trọng cổ phiếu Pakistan (13 mã) và cổ phiếu Việt Nam (6 mã bao gồm VNM, VIC, MSN, HPG, VCB và STB) trong iShares MSCI Frontier 100 ETF lần lượt là 10,92% và 8,2%. Tương đương tổng giá trị là 6,5 triệu USD và 48 triệu USD. Hiện tại thị trường đồn đoán rằng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục MSCI Frontier Markets 100 thậm chí có thể tăng từ 8% lên 12,63%. Mặc dù vậy đây có vẻ hoàn toàn chỉ là đồn đoán. Và cũng theo dự đoán này, dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam từ tái cơ cấu danh mục ước tính khoảng 25-30 triệu USD.
Và dĩ nhiên ngày càng nhiều những tin tức truyền thông đề cập đến thời điểm Việt Nam có thể được nâng hạng lên Thị trường mới nổi. Các cơ quan quản lý Việt Nam đang làm việc với MSCI để cải thiện thị trường về các mặt: tính minh bạch, khả năng tiếp cận, thanh khoản chung và số lượng các công ty lớn thông qua nhiều biện phát quản lý đồng thời đẩy mạnh qua trình cổ phần hóa và nhờ vậy số lượng các công ty niêm yết với vốn hóa thị trường trên 1 triệu USD đã tăng từ 12 công ty vào mùa hè năm ngoái lên 17 công ty ở thời điểm hiện tại (VNM, VCB, SAB, VIC, GAS, PLX, CTG, ROS, BID, MSN, VJC, NVL, BVH, HPG, MBB, MWG and ACB).
- Về tin vĩ mô thế giới, sau cuộc gặp các bộ trưởng thương mại APEC tại Hà Nội vào cuối tuần qua, thì hôm nay các bên quan tâm đến Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã nhóm họp hôm nay. RCEP là hiệp định thay thế TPP, tạo ra khu vực thương mại tự do với hơn 3,5 tỷ dân; gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand cũng như hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.Với TPP-12 hiện đã thu hẹp thành TPP-11 sau khi Mỹ rút lui, thì hiện RCEP đã trở thành tâm điểm chú ý. Bầu không khí của hội nghị APEC vẫn chịu tác động từ việc Mỹ từ chối tham gia chống chủ nghĩa bảo hộ trong tuyên bố cuối cùng nên hội nghị đã không đạt được tuyên bố chung. RCEP không toàn diện bằng TPP vì chỉ tập trung giảm thuế nhưng RCEP lại có nhiều nước tham gia hơn. Và với sự hậu thuẫn của Trung Quốc thì hiện đây là Hiệp định chủ yếu đang được nhắc đến nhiều.Trong thứ 4 tuần này Fed sẽ công bố biên bản họp diễn ra ngày 2-3/5. Các NĐT sẽ đọc kỹ biên bản để xem liệu Fed có tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 6 hay không (hiện đây là dự báo của thị trường). Số liệu kinh tế công bố gần đây đang hỗ trợ cho khả năng tăng lãi suất vào tháng 6 sau khi các số liệu kinh tế kém khả quan trong Q1 được chứng tỏ chỉ là tạm thời.
Giao dịch trên thị trường diễn ra sôi động ngay từ đầu phiên với thanh khoản ở mức rất cao với 272,7 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tương ứng giá trị 5.851 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận chiếm hơn 714 tỷ. FLC dẫn đầu với hơn 22 triệu cổ phiếu. Tiếp đó là BID (15,7 triệu), SCR (9,4 triệu), HQC (6,6 triệu), HAG (6,5 triệu).
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh 480 tỷ đồng trên cả 2 sàn. Trên sàn HOSE, họ tiếp tục mua ròng hơn 467 tỷ đồng. ROS bất ngờ được mua ròng mạnh 127,7 tỷ đồng. Tương tự như các phiên trước, PLX tiếp tục được mua ròng hơn 118 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, các mã bị bán ròng mạnh nhất bao gồm KDH (-14,9 tỷ đồng), SSI (-11,9 tỷ đồng), CTI (-11,77 tỷ đồng)…Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 12,6 tỷ đồng. VND được mua hơn 3,8 tỷ đồng. CKV tiếp tục bị bán mạnh nhất hơn 2,7 tỷ đồng. Các mã còn lại không có giao dịch đáng kể.
3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Kinh tế 4 tháng năm 2017 đã có nhiều cải thiện: Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, tình hình kinh tế – xã hội 4 tháng đầu năm 2017 đã có nhiều cải thiện so với Quý 1. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 không thay đổi so với tháng 3/2017 (mặc dù đã điều chỉnh giá dịch vụ y tế bước 2 tại 14 tỉnh, thành phố), CPI bình quân 4 tháng tăng 4,8% so với bình quân cùng kỳ năm 2016, thấp hơn mức bình quân 4,96% của Quý 1 năm 2017. Đặc biệt lạm phát cơ bản bình quân 4 tháng đầu năm 2017 chỉ tăng 1,62% so với bình quân cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản ổn định. Cụ thể, tổng thu ngân sách Nhà nước lũy kế 4 tháng đầu năm 2017 ước đạt gần 396,47 nghìn tỷ đồng, bằng 32,7% dự toán, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2016; Chi ngân sách Nhà nước ước thực hiện 4 tháng năm 2017 đạt 393,38 nghìn tỷ đồng, bằng 28,3% dự toán. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tính chung 4 tháng đầu năm 2017 ước đạt 62,09 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2016 tăng 6,6%); tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2017 đạt gần 64 tỷ USD, tăng 24 % so với cùng kỳ năm 2016 (cùng kỳ giảm 0,9%); nhập siêu 4 tháng năm 2017 là 1,91 tỷ USD, chiếm 3,1% kim ngạch xuất khẩu.
4. Sự kiện nổi bật ngày mai (23/05/2017):
23/05/2017 SGN Lấy ý kiến CĐ bằng VB
23/05/2017 DNL Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
23/05/2017 DHT Ngày GDKHQ Thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 1:1
23/05/2017 HND Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền, 300 đồng/CP
23/05/2017 GTS Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền, 405.9 đồng/CP
23/05/2017 NAS Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền, 3,100 đồng/CP
23/05/2017 LIX Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền, 1,500 đồng/CP
23/05/2017 HUT Ngày GDKHQ Trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 8%
23/05/2017 SDN Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền, 1,700 đồng/CP
23/05/2017 PDR Ngày GDKHQ Trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 10:1
23/05/2017 OPC Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
23/05/2017 PIS Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền, 120 đồng/CP
23/05/2017 TVU Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền, 1,261 đồng/CP
23/05/2017 VC1 Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền, 2,000 đồng/CP
5. Danh mục đầu tư:
Ghi chú:
– T + 0 là ngày Mua.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.
—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Facebook / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com