1. Nhận định thị trường:
Một ngày sau khi giảm 2%, chỉ số VN-Index giao dịch trong sắc xanh gần như cả phiên, nhưng chuyển sang sắc đỏ vào cuối phiên và đóng cửa giảm 0,25 điểm, tương ứng 0,04%, còn 568,03 điểm. Khối lượng giao dịch yếu đi (giảm 13.4%) cho thấy dòng tiền vẫn chưa tham gia mạnh ở vùng giá hiện tại.

Đồ thị VN-Index ngày 20/04/2016. Nguồn: Amibroker
VN-Index đã xuất hiện nỗ lực tăng điểm trở lại đường SMA20 nhưng sự hồi phục không đồng nhất của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đã khiến chỉ số chưa thể đóng cửa trên nhóm MA ngắn hạn. Cây nến đỏ đặc nhỏ dạng “Spinning Top” được hình thành ngay sát trên đường SMA50 kèm theo sự sụt giảm xuống dưới mức trung bình của thanh khoản, phần nào cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã tạm thời bình ổn trở lại sau một phiên sụt giảm mạnh trước đó.
Về hệ thống chỉ báo kỹ thuật, đường STO sau giai đoạn lao dốc mạnh đã bắt đầu về lại vùng quá bán, tuy nhiên khoảng cách giữa đường STO và đường tín hiệu vẫn được duy trì trên 20 điểm. Chỉ báo MACD đã cũng đã giao cắt xuống đường tín hiệu ở dưới ngưỡng 0, trong khi đường –DI đã cắt lên trên đường +DI. Như vậy, nếu chỉ số tiếp tục sụt giảm trong những phiên tới và không thể vượt lên mức điểm thấp nhất trong phiên giảm mạnh ngày hôm qua thì rủi ro chỉ số bước vào nhịp giảm mạnh sẽ tăng lên, đặc biệt là khi đường giá đã xuyên thủng đường PSAR.
Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng trong phiên giao dịch ngày mai 21/04/2016, chỉ số VN-Index có khả năng sẽ xuất hiện nhịp phục hồi kỹ thuật với mức kháng cự gần nhất là 570 điểm. Đồng thời, lực cầu sẽ tăng nhẹ ở trong các phiên tới và thị trường có thể sẽ xuất hiện các bẫy tăng giá. Ngoài ra, rủi ro giảm giá sẽ tiếp tục gia tăng và nhiều khả năng VN-Index sẽ tiếp tục test vùng hỗ trợ 555-560 điểm, vùng có sự hiện diện của đường MA100 và mây Kumo của Ichimoku Kinko Hyo, trong các phiên giao dịch sắp tới.
Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức giảm xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN-Index với mức kháng cự 588 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục tận dụng các nhịp hồi phục để hạ tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp. Đồng thời nhà đầu tư không nên mua vào và tuyệt đối không nên sử dụng margin trong giai đoạn này.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 20/04/2016:
Thị trường cố gắng giữ sắc xanh trong phần lớn thời gian phiên giao dịch, tuy nhiên lực bán mạnh tại một số cổ phiếu vốn hóa lớn như VNM, MSN đã tác động đưa VN-Index đóng cửa giảm 0,04%. Thanh khoản giảm nhẹ so với phiên hôm qua, độ rộng thị trường thu hẹp. Mức độ tham gia của khối nhà đầu tư nước ngoài ở mức cao và khối này mua ròng gần 162 tỉ đồng trên cả hai sàn. VNM ETF premium 1,05%, FTSE ETF premium 1,07%.
VN-Index biến động trong biên độ khá hẹp sau khi giảm mạnh hôm qua. Khối ngoại mua ròng và điều này đã hỗ trợ giá cổ phiếu ở những thời điểm quan trọng, đặc biệt là vào thời điểm đóng cửa. Tuy nhiên với NĐT đang bán ra và tâm lý chung đã trở nên kém lạc quan hơn trong thời gian gần đây, thì lực mua ròng của khối ngoại đã không thể giúp tạo ra sự khác biệt ở các chỉ số vào cuối phiên.
· Các mã ngân hàng biến động trái chiều và tăng hôm nay. VCB, BID và MBB dẫn đầu xu thế tăng. CTG & EIB đóng cửa tại tham chiếu trong khi EIB giảm. VAMC có vẻ đang đẩy mạnh bán một số khoản nợ xấu trong năm nay và đã có những tin đồn về tác động của điều này đối với các ngân hàng. Trong một số trường hợp người mua có lẽ sẽ yêu cầu mức chiết khấu cao so với giá trị sổ sách và điều này có thể sẽ tiếp tục tạo ra tâm lý không tích cực của NĐT đối với ngành. Tuy nhiên cuối cùng các ngân hàng sẽ nhận về một phần trong số nợ xấu bán được vì các ngân hàng vẫn là chủ sở hữu thực sự và người hưởng lợi khi bán của các khoản nợ xấu.
· BVH tăng nhẹ. Các mã chứng khoán không tăng giảm nhiều. Cả SSI & VND giảm trong khi HCM đóng cửa tại tham chiếu. PVI giảm nhẹ.
· VNM tiếp tục giảm do áp lực chốt lời ở mã này diễn ra trong phiên thứ 2 liên tiếp. FPT tăng nhẹ. BMP giảm. Câu chuyện nới room của BMP có vẻ hiện không rõ ràng. Đã có đề xuất liên quan đến nới room trong tài liệu họp ĐHCĐ nhưng mức độ ủng hộ của HĐQT hiện chưa rõ ràng.
· Các cổ phiếu dầu khí có biến động trái chiều nhưng nhìn chung không có mã nào tăng hay giảm đáng chú ý với GAS tăng điểm nhẹ, PVS giữ tham chiếu trong khi PVD giảm nhẹ. Sau khi đàm phán tại Doha thất bại, Nga đã ngay lập tức phát tín hiệu nước này có thể tăng sản lượng cũng như xuất khẩu dầu thô. Trong khi đó, Iran cho biết sản lượng dầu của Iran sẽ đạt tới những mức trước khi bị các lệnh trừng phạt trong hai tháng tới. Sự kiện này mở ra cơ hội cho những cuộc đàm phán sắp tới của OPEC khi mà Iran có đủ điều kiện họ cần để cân nhắc về việc tham gia bình ổn giá dầu. Trước đây nước này đã thể hiện quan điểm là họ sẽ không thay đổi lập trường về việc tham gia đóng băng sản lượng cho đến khi sản lượng khai thác của họ đạt được mức trước khi bị trừng phạt. Hãng thông tấn chính thức IRNA của Iran đưa tin Quốc hội nước này đã thông qua khoản ngân sách 97 tỷ USD cho năm nay. Khoản ngân sách mới này cho phép Chính phủ Iran định giá dầu ở mức 40 USD/thùng và sẽ xuất khẩu 2,25 triệu thùng/ngày.
· Các mã BĐS hầu hết tăng với VIC và BCI tăng mạnh. NLG đóng cửa tại tham chiếu.
· Các mã ngành sản xuất biến động trái chiều. HPG & HSG tăng tốt. Giá cổ phiếu HPG tăng trước thông tin công ty tham gia thị trường tôn mạ còn HSG tăng trước thông tin KQKD Q1 tốt hơn dự kiến. Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) công bố hoàn thành 92% kế hoạch năm chỉ sau 2 quý. Doanh nghiệp này vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất Quý II và lũy kế 6 tháng đầu niên độ với nhiều điểm đáng chú ý. Cụ thể, trong Quý II công ty đạt 319.000 tấn sản lượng thành phẩm, trong đó khoảng 30% là sản lượng xuất khẩu. Doanh thu thuần đạt 4.116 tỷ đồng, LNST 418 tỷ đồng. Cùng với đó, lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty đạt sản lượng 1,1 triệu tấn, hoàn thành 54% kế hoạch năm. Tổng doanh thu đạt 14.280 tỷ đồng, LNST đạt 605 tỷ đồng, hoàn thành lần lượt 56% và 92% kế hoạch năm. Diễn biến tăng mạnh của giá nguyên vật liệu quặng sắt trong thời gian gần đây đã đóng góp không nhỏ đến tăng trưởng của HSG trong quý II do doanh nghiệp này tích trữ được lượng lớn nguyên vật liệu ở mức giá thấp trước đó. Thông tin trên giúp HSG tăng kịch trần trong phiên giao dịch ngày hôm nay.
. PAC cũng tăng. EVE tiếp tục giảm. Giá cổ phiếu giảm mạnh sau khi nới room sau ĐHCĐTN diễn ra vào tuần trước.
· DHG tăng khá tốt hôm nay khi công bố KQKD Q1 với doanh thu đạt 815 tỷ đồng (tăng 21,87% so với cùng kỳ) và LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 151 tỷ đồng (tăng 35,25% so với cùng kỳ).
Trên HSX, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng, giá trị mua ròng đạt trên 138 tỷ đồng. SSI dẫn đầu về khối lượng mua ròng vơi trên 825 nghìn đơn vị. MBB, GAS và VCB cũng được mua ròng nhẹ. Chiều ngược lại, CTD dẫn đầu về khối lượng bán ròng với trên 111 nghìn đơn vị. VNM cũng bị bán ròng 100 nghìn đơn vị. VIC, EVE và FMC bị bán ròng nhẹ. Trên HNX, khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 23 tỷ đồng. SCR dẫn đầu về khối lượng mua ròng với trên 878 nghìn đơn vị. PVS, SHB và KLD cũng được mua ròng nhẹ. Chiều ngược lại, hai mã thuộc nhóm cổ phiếu chứng khoán là KLS và VND bị khối ngoại bán ròng lần lượt hơn 99 nghìn và 54 nghìn đơn vị.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
HPG: Dự kiến thâm nhập thị trường tôn mạ tại phía Bắc
Theo đó HPG sẽ cạnh tranh trực tiếp với HSG trên thị trường này. Ban đầu quy mô sẽ nhỏ và chỉ tập trung vào thị trường phía Bắc với nhu cầu nội tại của khu vực này thường không quá cao. Tuy nhiên với sự thay đổi về thói quen sử dụng VLXD và việc gia tăng các dự án nhà máy FDI tại đây, thì nhu cầu tại thị trường phía Bắc đang tăng lên. Điều này sẽ giúp HPG mở rộng chuỗi giá trị cho sản phẩm ống thép vì sản phẩm trung gian của quá trình sản xuất tôn là đầu vào chính của việc sản xuất ống thép. Nhà máy sẽ mở rộng phạm vi kinh doanh của HPG và sẽ tạo ra nguy cơ cạnh tranh đối với tham vọng ngày càng lớn của HSG tại thị trường phía Bắc.
Đây là thông tin tích cực cho HPG và một chút tiêu cực cho HSG. Giá cổ phiếu HPG tăng kém hơn HSG từ đầu năm (giá HPG tăng 25,8% lên 31.200 đồng trong khi HSG tăng 67,4% lên 39.500 đồng). Chuyên viên đưa ra giá mục tiêu cho HSG là 45.736 đồng còn HPG là 40.241 đồng. Một số NĐT có lẽ sẽ muốn chuyển từ nắm giữ HSG sang HPG. Tuy nhiên tỷ lệ float của cổ phiếu HPG lớn hơn và giá cổ phiếu cũng khó tăng hơn so với HSG.
HPG (Mua vào) – Sáng nay đã công bố kế hoạch thâm nhập thị trường tôn mạ tại phía Bắc bằng việc xây một nhà máy mới sản xuất tôn mạ với tổng công suất là 400.000 tấn/năm và mức vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng. Sản phẩm sẽ gồm: tôn tẩy gỉ, tôn cán nguội, tôn mạ lạnh, mạ kẽm và sơn màu. Sản phẩm sẽ được tiêu thụ tại thị trường phía Bắc.
HPG thấy có sự mất cân đối trên thị trường tôn mạ – HPG tin tưởng rằng có một sự bất cân đối lớn trên thị trường tôn mạ trong đó hiện chỉ có 2 doanh nghiệp tại phía Bắc tham gia sản xuất sản phẩm tôn. Và với số lượng doanh nghiệp FDI thành lập tại phía Bắc đang tăng lên thì công ty cảm thấy nhu cầu tôn mạ tại đây sẽ tăng lên. Tuy nhiên HPG không nói cụ thể về người mua tiềm năng đối với sản phẩm của công ty. Thông thường các doanh nghiệp sản xuất ô tô; hàng gia dụng; công ty chế biến thực phẩm và các công ty nội thất sẽ là người tiêu dùng sản phẩm tôn. Đó là chưa kể sản phẩm trung gian trong quá trình sản xuất tôn là đầu vào để sản xuất ống thép. Để sản xuất ống thép, hiện HPG đang phải mua CRC để sản xuất. Khi HPG xây xong nhà máy tôn, công ty có thể mua HRC và tự sản xuất CRC; từ đó nâng tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm ống thép thông qua một chuỗi giá trị khép kín.
Dự án này gồm hai giai đoạn – Công ty sẽ khởi công xây dựng Giai đoạn 1 (P1) trong tháng 5 năm nay và dự kiến hoàn thiện và tiến hành bán những sản phẩm đầu tiên vào đầu năm 2018, sau 18 tháng xây dựng. Công suất của P1 là khoảng 200.000 tấn/năm với chi phí đầu tư khoảng 1.200 – 1.500 tỷ đồng. Giai đoạn 2 (P2) sẽ khởi công xây dựng khi P1 đã hoạt động trong một thời gian. Công ty cho biết, 50 – 80% vốn đầu tư cho dự án này là vốn nội bộ trong khi đó phần còn lại 20 – 50% sẽ là từ vốn vay.
Quan điểm ngành cho thấy tiềm năng tại thị trường phía Bắc – Nhu cầu đối với toàn bộ phân khúc tôn là khoảng 2,5 – 2,8 triệu tấn/năm. Trong khi đó, công suất thiết kế trong nước là 3,2 – 3,5 triệu tấn/năm. Như vậy, có sự dư cung trong phân khúc này. Tuy nhiên, đối với các nhà sản xuất thép quy mô lớn, Chuyên viên có HSG, NKG, Đông Á với lợi thế kinh tế về quy mô chiếm khoảng 50%. Tuy nhiên, trong khu vực phía Bắc, chúng ta chỉ có hai nhà sản xuất là Tôn mạ VN Steel Thăng Long VN với công suất chỉ là 50.000 TPA và Thép Việt Mỹ (đang trong quá trình xây dựng).
Tuy nhiên, phần lớn các nhà máy tôn lớn nằm tại khu vực phía Nam và đây cũng chính là khu vực có mức cầu lớn nhất. Tuy nhiên, cầu đối với các sản phẩm tôn tại miền Bắc gần đây đã tăng lên nhờ những thay đổi trong thói quen sử dụng tôn là vật liệu xây dựng nhà. Đồng thời là sự gia tăng các nhà máy FDI tại đây, ưu tiên của HPG đối với phân khúc sản phẩm mới này sẽ là bắt đầu từ thị trường phía Bắc.
So với công suất tôn hiện tại của HSG, quy mô sản xuất tôn của HPG còn hạn chế – Công suất của P1 chỉ là 200.000 TPA, là mức khá nhỏ so với công suất hiện tại của HSG là 1,22 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, đây sẽ mức công suất lớn đối với thị trường phía Bắc. Trong khi đó, HSG cũng đang tiến hành xây dựng một nhà máy tôn tại Nghệ An. Do đó, từ năm 2018 trở đi, tổng công suất tôn của khu vực phía Bắc sẽ tăng lên đáng kể vào khoảng 1 triệu tấn với sự tham gia sản xuất tại miền Bắc từ HPG, HSG, Tôn mạ VN Steel Thăng Long VN và Thép Mỹ Việt.
Thông tin tích cực đối với HPG – Dự án này giúp HPG mở rộng thị phần trong ngành thép bằng cách giới thiệu các sản phẩm mới. Và với 20 năm kinh nghiệm trong ngành này, Chuyên viên tin rằng HPG sẽ trở thành một đơn vị cung cấp tôn chủ chốt trong 2 – 3 năm tới đối với thị trường phía Bắc. Sự mở rộng này cũng giúp HPG tích hợp hệ thống chuỗi giá trị trong sản xuất các sản phẩm ống thép, là sản phẩm truyền thống chủ chốt thứ hai của HPG.
———————-
SHA: Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc
Hôm nay, CTCP Sơn Hà Sài Gòn (HNX –SHA) vừa tổ chức ĐHCĐ thường niên cập nhật kết quả kinh doanh 2015 và kế hoạch 2016. Trong năm 2015, Công ty đạt được doanh thu và LNST lần lượt là 508,1 tỷ đồng (+14,3%) và 28,4 tỷ đồng, tăng 181% so với năm 2014. Tuy chưa hoàn thành kế hoạch DT cả năm nhưng LN của doanh nghiệp vượt 142% so với kế hoach. KQKD của SHA tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc mở rộng hệ thống phân phối, nâng số lượng chi nhánh bán hàng lên thêm 7 chi nhánh trong năm trước. Theo tìm hiểu, doanh nghiệp đã tiêu thụ được gần 100.000 bồn inox và gần 4.200 tấn ống thép không gỉ; đây vốn là 2 mặt hàng chủ đạo của doanh nghiệp, chiếm dến 79% trong tổng cơ cấu doanh thu trong năm 2015.
Bên cạnh đó, sản lượng bán hàng mảng bồn nhựa cũng có sự cải thiện nhẹ với doanh số bán hàng ước đạt 15.000 bồn trong năm 2015, tỷ trọng trong doanh thu tăng từ 6% lên 8%. Ngoài ra, biên LNG cũng ghi nhận sự cải thiện từ mức 13,5% lên 19,7%. Sự giảm giá của Nickel (vốn là nguyên liệu chính khi chiếm đến 90% trong tổng giá thành sản phẩm inox và ống thép không gỉ) đã ảnh hưởng tích cực đến biên gộp của DN. Cụ thể, giá Nickel bình quân 2015 đã giảm đến 30% so với bình quân giá NVL này trong năm 2014.
Năm 2016 doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu và LNST lần lượt là 535 tỷ đồng (+5,3% so với cùng kì) và 40,4 tỷ đồng (+42,3% so với cùng kì). Kế hoạch doanh thu có sự tăng trưởng dựa trên (1) hiện tượng Elnino dẫn đến tình trạng nắng nóng kéo dài, khô hạn cao góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản lượng bồn nước tăng, (2) doanh số các dòng sản phẩm tăng thêm nhờ vào việc mở rộng hệ thống chi nhánh. Cũng trong đại hội, đại diện doanh nghiệp lí giải cho việc đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận cao do (1) doanh thu các sản phẩm sản xuất tại nhà máy Chu Lai được miễn thuế, (2) kỳ vọng chi phí lãi vay giảm, (3)bBiên lợi nhuận gộp cũng được kì vọng duy trì mức tích cực do giá thép không gỉ được dự báo ở mức thấp.
Cụ thể, xét về nhà máy Chu Lai, trong 4 năm đầu, doanh nghiệp được miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Theo dự kiến, trong năm 2016, doanh nghiệp có thể sản xuất hơn 45 nghìn sản phẩm từ nhà máy Chu Lai, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 78,9 tỷ đồng và 6,9 tỷ đồng. Ngoài ra, thay thế nguồn vốn vay thương mại, nhu cầu vốn trong trung dài hạn của doanh nghiệp được giải quyết thông qua hai hình thức (1) phát hành 100 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu mệ chuyển đổi thời hạn 1 năm và (2) chào bán 5,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Tổng số vốn từ phát hành dự kiến vào khoảng 130 tỷ đồng. Trong đó, 45,8 tỷ đồng dự kiến được sử dụng cho việc xây dựng nhà máy 3 ở Hóc Môn và mở rộng hệ thống các chi nhánh; số tiền còn lại được SHA sử dụng để bổ sung nguồn vốn lưu động.
Theo chia sẻ của đại diện doanh nghiệp, trong Q1/2016, doanh thu và lợi nhuận sau thuế ước tính của SHA lần lượt đạt ~126 tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kì) và 7,5 tỷ đồng (+142%). EPS 2016 của SHA, sử dụng số kế hoạch, có thể đạt ~1.694 đ/cp. Với mức giá đóng cửa ngày 20/04/2016, SHA đang giao dịch ở mức P/E là 6,2x, không hấp dẫn so với lịch sử giao dịch của doanh nghiệp.
————————-
NT2: Công bố KQKD Q1 từ hoạt động kinh doanh chính tăng mạnh. Định giá đã ở mức hợp lý.
Trong Q1, doanh thu giảm 21,1% so với cùng kỳ và LNTT giảm 35,7% so với cùng kỳ. Trái lại EBITDA tăng 21,6% so với cùng kỳ nhờ chi phí đầu vào giảm (điều này cũng đã giúp tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện). Chuyên viên dự báo LNTT năm nay tăng trưởng 3,2% nhờ nhu cầu cao đối với nhiệt điện và giá khí đầu vào giảm. Các nhân tố tích cực đang cùng phát huy tối đa và triển vọng năm sau sẽ kém khả quan hơn do việc duy tu bảo dưỡng trong thời gian dài có thể làm giảm sản lượng trong khi giá khí đầu vào có thể cũng sẽ tăng.
Tiếp tục duy trì đánh giá Nắm giữ. Thông tin tốt đã phản ánh vào giá cổ phiếu. Cổ phiếu NT2 hiện có EV/EBITDA là 5,8 lần. NĐT dài hạn có thể xem xét những kế hoạch đầu tư mở rộng của công ty.
Doanh thu Q1/2016 giảm 21,1% so với cùng kỳ và LNTT giảm 35,7% so với cùng kỳ – Trong Q1 năm nay, NT2 công bố doanh thu thuần đạt 1,39 nghìn tỷ đồng (giảm 21,1% so với cùng kỳ và hoàn thành 23,1% kế hoạch) và LNTT đạt 341 tỷ đồng (giảm 35,7% so với cùng kỳ và hoàn thành 44,5% kế hoạch). Giá bán bình quân giảm cùng với đà giảm chi phí đầu vào và điều này không có gì bất ngờ. Tuy nhiên lợi nhuận gộp và EBIT tăng mạnh nhờ chi phí đầu vào giảm nhiều hơn giá bán bình quân. Chuyên viên lưu ý là kế hoạch doanh thu cả năm được đề ra dựa trên giá đầu vào cao hơn nhiều so với giá đầu vào hiện nay trên thị trường. Trong khi đó kế hoạch LNTT chưa tính đến tác động lãi/lỗ tỷ giá.
Sản lượng tăng nhưng giá bán bình quân giảm mạnh – Doanh thu giảm là do giá bán bình quân giảm 23% xuống còn 1.039đ/kWh (tính cho cả giá trên hợp đồng mua bán điện và giá phát điện cạnh tranh). Điều này chủ yếu là do giá khí đầu vào giảm. NT2 không công bố giá phát điện cạnh tranh bình quân và Chuyên viên ước tính giá này cao hơn giá trên hợp đồng mua bán điện với EVN (990,8đ/kWh) là 24%. Trong khi đó sản lượng điện tiêu thụ là 1,34 tỷ kWh (tăng 2,5% so với cùng kỳ). Theo đó công ty đã hoàn thành 30% kế hoạch phát điện cả năm là 4,45 tỷ kWh (giảm 19,1%). Chuyên viên cho rằng NT2 sẽ dễ dàng vượt kế hoạch sản lượng đề ra thấp.
Chuyên viên lưu ý hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền đối cho đợt phát hành cổ phiếu trả cổ tức 4% mệnh giá (100 cổ phiếu được nhận 4 cổ phiếu mới) và trả cổ tức tiền mặt 13% mệnh giá (hay 1.300đ/cp). Chuyên viên cũng bao gồm số cổ phiếu này vào tổng số cổ phiếu đang lưu hành để ước tính EPS. Cho năm 2016, NT2 có kế hoạch trả cổ tức 20% mệnh giá (theo bất kỳ hình thức nào).
Quan điểm đầu tư – Lặp lại đánh giá NẮM GIỮ. Giá cổ phiếu đã tăng khá nhiều trong 18 tháng qua nhờ vào sản lượng điện tăng và chi phí đầu vào giảm đồng thời với những diễn biến thuận lợi của tỷ giá. Với định giá hiện tại, định giá đã ở mức hợp lý mặc dù giá cổ phiếu đã điều chỉnh nhẹ gần đây. NĐT ngắn hạn có thể xem xét chốt lời do Chuyên viên cho rằng diễn biến giá sẽ không tăng nhiều hơn trong thời điểm từ nay đến cuối năm. Mặc dù vậy NĐT dài hạn hơn có thể cân nhắc kế hoạch mở rộng dài hạn tham vọng của công ty dự kiến tăng gấp đôi công suất có lẽ là đến năm 2019.
————————–
DPM: Đề xuất tăng cổ tức tiền mặt 2015 lên 4.000 đồng/CP; chiến lược đầy triển vọng từ năm 2016 trở đi. Với KQKD ấn tượng năm 2015, DPM đã đề xuất nâng cổ tức tiền mặt năm 2015 từ 2.500 đồng/CP lên 4.000 đồng/CP, tương ứng lợi suất cổ tức 13,5% theo giá hiện tại. Cổ tức tiền mặt tạm ứng 2.500 đồng/CP đã được thanh toán trong tháng 12/2015 và 1.500 đồng/CP còn lại sẽ được thanh toán sau ĐHCĐ nếu đươc phê duyệt. Công ty cũng có kế hoạch duy trì mức cổ tức tiền mặt tối thiểu 3.000 đồng/CP (lợi suất cổ tức 10%). DPM cũng đưa ra kế hoạch kinh doanh khá thận trọng cho năm 2016 với doanh thu 9,1 nghìn tỷ đồng (404 triệu USD) và LNST 1,2 nghìn tỷ đồng (55 triệu USD), thấp hơn lần lượt 5% và 28% dự báo tương ứng của Chuyên viên. Kế hoạch của công ty phù hợp với dự báo của Chuyên viên khi DPM thường vượt kế hoạch đề ra khoảng 15-20%.
Cũng trong tài liệu ĐHCĐ, DPM cũng đưa ra chiến lược phát triển giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2035. Trong vòng 5 năm tới, DPM sẽ tiếp tục duy trì vị trí số một trong thị trường phân bón trong nước, đưa vào hoạt động thành công nhà máy NPK trong năm 2017 và phát triển mảng kinh doanh hóa chất chuyên dụng khi đưa thêm nhiều dự án vào hoạt động. Giai đoạn 2021- 2025, DPM có mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu và tăng LNST 5 lần so với giai đoạn 2016-2020, nhờ mảng kinh doanh hóa chất, dự kiến sẽ trở thành yếu tố dẫn dắt tăng trưởng chính khi mảng phân urê và NPK bão hòa.
Thị trường đã phản ứng tích cực với thông tin này khi giá cổ phiếu DPM tăng mạnh 3% hôm nay. Chuyên viên hiện đang có khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 36.300 đồng/CP (Tổng mức sinh lời 32% bao gồm lợi suất cổ tức 10%).
————————–
DRC: KQLN Quý 1/2016 phù hợp với dự báo. Giữ KN PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG. CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) vừa công bố KQLN Quý 1/2016 với tăng trường khá mờ nhạt, trong đó doanh thu thuần đạt 746 tỷ đồng và LNST đạt 88 tỷ đồng, lần lượt giảm 3% và tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này nhìn chung phù hợp với dự báo của Chuyên viên vì lần lượt tương đương 21% và 20% dự báo cả năm do Chuyên viên đưa ra. Quý 1 thường là mùa thấp điểm trong năm tài chính của DRC. Giá bán trung bình giảm trong bối cảnh cạnh tranh tiếp tục gây áp lực đối với hoạt động của DRC trong khi lốp radial có biên lợi nhuận thấp, ảnh hưởng đến KQLN chung.
Cụ thể, biên lợi nhuận gộp của sản phẩm này giảm từ 9% hồi Quý 1/2015 xuống -12% trong Quý 1/2016 do giá bán trung bình giảm 17% và thời gian khấu hao giảm từ 15 năm xuống 7 năm kể từ Quý 2/2015. Tuy nhiên, sản phẩm lốp radial của DRC có kết quả khá tích cực khi sản lượng tăng 40% trong Quý 1/2016 so với cùng kỳ năm ngoái và đóng góp 26% doanh thu thuần, so với 22% Quý 1/2015. Tuy giá bán trung bình giảm tương đối mạnh so với Chuyên viên dự báo, KQLN Quý 1/2016 củng cổ quan điểm của Chuyên viên đối với DRC là cạnh tranh về giá tiếp tục ảnh hưởng đến tăng trưởng lợi nhuận.
Chuyên viên sẽ đưa ra báo cáo chi tiết vào tuần tới sau khi diễn ra ĐHCĐ nhưng tạm thời giữ khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG dành cho DRC với giá mục tiêu 47.200VND (tổng mức sinh lời 10%, bao gồm lợi suất cổ tức 5%). Theo giá đóng cửa phiên hôm nay 44.700VND, DRC hiện đang giao dịch tại mức PER 2016 là 10 lần, so với trung vị các công ty khác trong ngành là 8,9 lần.
————————-
GAS: Tiềm năng tăng trưởng lớn trong dài hạn. Chuyên viên điều chỉnh tăng 22% giá mục tiêu dành cho Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) lên 47.000VND và nâng khuyến nghị lên KHẢ QUAN. Việc Chuyên viên thay đổi phương pháp định giá ảnh hưởng đến giá mục tiêu. Chuyên viên tăng giai đoạn dự báo cho mô hình chiết khấu dòng tiền lên 10 năm thay vì 5 năm như trước đây, để phản ánh tiềm năng tăng trưởng dài hạn vào mô hình. Việc áp dụng thêm phương pháp định giá theo P/E cũng làm tăng giá mục tiêu.
KQLN 2016 sẽ giảm nhưng lợi suất cổ tức hấp dẫn. Chuyên viên dự báo KQLN 2016 sẽ giảm 23,4% vì GAS chỉ bắt đầu áp dụng cơ chế giá thị trường từ ngày 01/08/2015 đối với khí trên bao tiêu bán cho các nhà máy điện. Trước đó, giá khí được cố định tại mức cao. GAS cũng sẽ ghi nhận phần lỗ hồi tố còn lại (khoảng 30 triệu USD) từ khí trên bao tiêu năm 2016. Tuy nhiên, số dư tiền mặt của GAS và dòng tiền hoạt động mạnh khiến cổ phiếu này hấp dẫn về mặt cổ tức (lợi suất 7,9% năm 2015 và ổn định tại mức 6,8% từ 2016 trở đi). Giá dầu phục hồi sẽ giúp lợi nhuận phục hồi theo từ năm 2017 trở đi. Chuyên viên dự báo LNST của GAS sẽ tăng 10%-13%/năm trong giai đoạn 2016-2020 với giá dầu Brent là 40USD/thùng năm 2016, tăng lên 50USD/thùng năm 2017, và 60USD/thùng từ 2018-2020. Chuyên viên dự báo mức tăng trưởng này sẽ đạt đến 18%-20%/năm trong giai đoạn 2020-2015 nhờ sản lượng tăng mạnh cũng như giá dầu lên đến 70USD/thùng. Phí vận chuyển khí đường ống Phú Mỹ-Nhơn Trạch sẽ góp phần kích thích. GAS vừa được nhà nước cho phép tăng phí vận chuyển của đường ống Phú Mỹ – Nhơn Trạch từ 0,15USD/MMBTU lên 0,52USD/MMBTU.
Như vậy, lợi nhuận hồi tố có thể lên đến 66,2 triệu USD cho giai đoạn 2012-2014 và ước tính 22 triệu USD cho năm 2015, sẽ được ghi nhận vào bảng KQLN của GAS trong ba năm tới. Nhu cầu của các nhà máy nhiệt điện và khu công nghiệp sẽ giúp GAS tăng gấp đôi sản lượng bán ra trong 10 năm tới. Chính phủ vừa thông qua sửa đổi Quy hoạch Điện 7, theo đó tăng gấp ba lần công suất các nhà máy điện dùng khí trong 15 năm tới. Ngoài ra, lượng khí các khu công nghiệp tiêu thụ dự kiến sẽ tăng 2,5 lần cũng trong giai đoạn này vì nhu cầu khí của các khu công nghiệp tăng do việc thay than bằng khí khô, và thay LPG bằng CNG để giảm ô nhiễm môi trường. Việc thông qua giá sàn gần đây giảm bớt rủi ro giá dầu giảm mà không hạn chế tiềm năng tăng. Chính phủ đã thông qua mức sàn dành cho giá khí trên bao tiêu GAS bán cho các nhà máy điện, có hiệu lực từ ngày 09/01/2016.
Mô hình chiết khấu dòng tiền của Chuyên viên giả định giá dầu trung bình 40USD/thùng trong năm 2016. Nếu giả định giá dầu giảm 20USD/thùng trong giai đoạn dự báo của Chuyên viên thì tổng mức sinh lời Chuyên viên chỉ giảm xuống 7,9% trong khi giá dầu tăng 20USD/thùng sẽ khiến tổng mức sinh lời lên đến 20,1%.
———————-
HHS: Lãi quý 1 giảm 72%, đem gần 900 tỷ đồng đi gửi ngân hàng CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) công bố báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2016. Cụ thể, doanh thu thuần quý 1 của Hoàng Huy đạt 493,6 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ 2015. Trong kỳ, doanh thu tài chính Hoàng Huy tăng hơn 2 lần lên 13,2 tỷ đồng chủ yếu nhờ lãi tiền gửi, cho vay. Các chi phí phát sinh như chi phí tài chính, bán hàng, quản lý đều được tiết giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận khác của Hoàng Huy trong quý 1/2016 là âm 0,2 tỷ đồng, trong khi năm trước ghi nhận khoản lãi 120 tỷ đồng do mua rẻ Hoàng Giang. Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý 1/2016 của Hoàng Huy chỉ đạt 54 tỷ đồng, giảm mạnh 72% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2016, Hoàng Huy đặt chỉ tiêu doanh thu 4.000 tỷ đồng, LNST 398 tỷ đồng và với kết quả đã thực hiện trong quý 1, công ty mới chỉ hoàn thành 12% kế hoạch doanh thu và 14% kế hoạch lợi nhuận năm.
——————–
PVT: Tổng CTCP Vận tải dầu khí (HOSE: PVT, Vốn hóa: 2,686 tỷ đồng) Kế hoạch kinh doanh 2016 thận trọng Năm 2015, doanh thu PVT đạt 5,761 tỷ đồng, tăng 9.3% nhờ vào sự tăng trưởng của dịch vụ vận tải (+11%) và dịch vụ FSO/FPSO (235%). Trong năm 2015, doanh thu dịch vụ vận tải đạt 2,773 tỷ đồng nhờ vào sự ổn định trong hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ước tính PVT đã vận chuyển khoảng 7.2 triệu tấn dầu cho nhà máy Dung Quất, tăng 29% so với 2014. Ngoài ra, PVT còn mở rộng hoạt động vận tải ra thị trường quốc tế với tuyến vận chuyển tại thị trường Trung Đông. Với hoạt động FSO/FPSO, doanh thu tăng gấp 3 lần, đạt 493 tỷ đồng từ mức 147 tỷ nhờ đưa vào khai thác FSO Đại Hùng Queen. LNST năm 2015 tăng 7.4%, đạt 432 tỷ.
Trong năm 2016, ngoài nhà máy lọc dầu Dung Quất, PVT còn đẩy mạnh vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện Vũng Áng. Ngoài ra, PVT còn lên kế hoạch mở rộng thêm đội tàu nhằm tăng công suất chuyên chở phục vụ cho các dự án sắp đi vào hoạt động từ 2017 như nhà máy lọc dầu Nghi Sơn hay các dư án nhiệt điện khác. Cụ thể, PVT sẽ đầu tư 222 tỷ đồng cho một tàu chở dầu sản phẩm 130,000 DWT (vay nợ 158 tỷ đồng). PVT lên kế hoạch 5,000 tỷ doanh thu và 280 tỷ đồng LNST, giảm lần lượt 14% và 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Chuyên viên cho rằng kế hoạch này là khá thận trọng. Với lợi nhuận như trên, EPS dự phóng năm 2016 là 1,098 đồng/cp tương ứng với P/E là 9.5x. Đại hội đồng cổ đông 2016 cũng thông qua kế hoạch chi trả cổ tức 18% gồm 10% cổ phiếu và 8% bằng tiền mặt.
———————–
PVI: CTCP PVI (HNX)
KQKD 2015: 7,248 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm (+21.1%) trong đó bảo hiểm phi nhân thọ ghi nhận 3,146 tỷ đồng (+32% yoy). LNST đạt 576.3 tỷ (+135% yoy). Trong năm, công ty ghi nhận lợi nhuận đột biến khoảng 468 tỷ từ việc chuyển nhượng 26% PVI SunLife. ĐHĐCĐ đã thông qua cổ tức 2015 là 20%, nâng từ mức kế hoạch 9% trước đó. Dự kiến trả cổ tức trước Q3/2016.
Kế hoạch 2016: Tổng doanh thu toàn PVI đặt kế hoạch 10,367 tỷ đồng (+4.4%). Doanh thu chủ yếu đến từ mảng bảo hiểm phi nhân thọ. LNST của công ty mẹ đặt kế hoạch 305.7 tỷ đồng (-42% yoy). Nếu loại trừ thu nhập tài chính đột biến, BSC ước tính mức tăng trưởng lợi nhuận là 10.6% yoy. Cổ tức dự kiến là 12%. Với mức trích lập quỹ phúc lợi khen thưởng 6%, kế hoạch đề ra tương ứng với mức EPS 2016 = 1,291 VND/cp. Với mức giá đóng cửa ngày 20/4/2016 là 24,800 VND, cổ phiếu PVI đang được giao dịch với mức P/E forward = 19.2x, và mức P/B forward là 0.81x.
Quan điểm đầu tư: Năm 2016 dự kiến có nhiều khó khăn cho PVI khi giá dầu xuống thấp làm các đơn vị cắt giảm nhân sự, chi phí, vốn đầu tư, qua đó ảnh hưởng đến doanh thu bảo hiểm trong lĩnh vực dầu khí của PVI. Trong năm 2015, tỷ lệ doanh thu liên quan đến tập đoàn dầu khí trong tổng doanh thu là 28%. Công ty dự kiến sẽ phải mở rộng mạng lưới phân phối, tập trung phát triển kênh Banca, để bù lại cho mức giảm doanh thu từ lĩnh vực dầu khí. Trong năm, PVI tiếp tục thực hiện các công tác tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược cho PVI Re, thực hiện kế hoạch thoái vốn khỏi CTCP Đầu tư PV2 (giá gốc 73.3 tỷ đồng)
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Bất chấp giá thế giới giảm, giá dầu vẫn tăng 500 đồng/lít
Theo Liên bộ Tài chính – Công Thương, giữ nguyên mức trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và cho phép chi sử dụng Quỹ bình ổn giá cho xăng RON 92 là 639 đồng/lít; trích cho xăng E5 672 đồng/lít; trích cho dầu diesel 560 đồng/lít; trích cho dầu hỏa 878 đồng/kg và ngừng chi sử dụng cho dầu mazut. Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn, giá xăng RON 92 được giữ ổn định ở mức giá tối đa 14.940 đồng/lít. Giá xăng sinh học (E5) cũng được giữ nguyên ở mức tối đa 14.442 đồng/lít. Với các mặt hàng dầu, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được phép tăng giá dầu diesel 500 đồng/lít lên mức tối đa 10.373 đồng/lít và dầu hoả giữ nguyên ở mức 8.905 đồng/lít, dầu mazut tăng 335 đồng/lít lên 7.560 đồng/lít.
Theo Liên Bộ Tài chính Công Thương, việc điều chỉnh giá xăng dầu trên cơ sở giá bình quân thế giới có sự biến động trong 15 ngày qua. Đối với thuế nhập khẩu xăng dầu, áp dụng cho xăng RON 92 trong quý II/2016 sẽ ở mức 18,35%, tăng nhẹ so với 18,08% trong kỳ điều hành trước.Thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng dầu là: dầu diesel là 2,31%; dầu madut và dầu hỏa là 0%. Việc điều chỉnh giá và trích lập, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu áp dụng từ 16h30 chiều nay.
5. Sự kiện nổi bật ngày mai (21/04/2016):
21/04/2016 10:00 PSC Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
21/04/2016 10:00 VNX Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,900 đồng/CP
21/04/2016 10:00 Họp ĐHCĐ thường niêm năm 2016: VHG, C32, DCM, PGS, SHB, HCM, MTG
——————————–
Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net