1. Nhận định thị trường:
VN-Index giảm nhẹ 1,94 điểm (tương đương 0,24%) xuống mức 805,93 điểm, với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt hơn 160 triệu cổ phiếu. Gió bất ngờ đổi chiều đột ngột vào cuối phiên khi thị trường đang tăng tưng bừng thì quay ra hạ độ cao liên tục và đóng cửa ở giá thấp nhất phiên. Thị trường rung lắc, điều chỉnh thì không quá bất ngờ nhưng cách trượt dốc của chỉ số gần như thẳng đứng thì chỉ có khả năng là dìm trụ, có nghĩa là phải có lực kéo xuống cùng lúc của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn.
Đồ thị VN-Index phiên giao dịch ngày 19/09/2017. Nguồn: AmiBroker
Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nhật Cường cho rằng chỉ số VN-Index có khả năng sẽ tiếp tục xảy ra các nhịp rung lắc, điều chỉnh trong phiên giao dịch ngày mai. Đồng thời, thị trường có thể sẽ bước vào giai đoạn tích lũy trong 1-2 phiên giao dịch tới. Ngoài ra, rủi ro ngắn hạn của thị trường vẫn đang ở mức thấp và chỉ số VN-Index vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên áp lực điều chỉnh có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều tới xu hướng tăng của chỉ số. Đặc biệt, chỉ số VN-Index có khả năng sẽ tiếp tục vận động trên mốc 800 điểm trong thời gian tới. Do đó, các NĐT ngắn hạn có thể nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu hoặc mở vị thế mua mới.
Tỷ trọng khuyến nghị: 51% cổ phiếu/49% tiền mặt.
Nhà đầu tư muốn biết điểm mua, điểm bán Top 30 cổ phiếu mạnh nhất thị trường, vui lòng inbox Fanpage Đầu Tư Cổ Phiếu của Cường để được tư vấn chi tiết.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 19/09/2017:
Giao dịch giằng co trong biên độ hẹp và đảo chiều vào cuối phiên, VN-Index đánh mất toàn bộ thành quả hồi phục của phiên đầu tuần.
- Mặc dù xu hướng của giá dầu thế giới vẫn khá tích cực, nhóm cổ phiếu dầu khí lại giao dịch kém sôi động khi đa số giằng co quanh mốc tham chiếu và đóng cửa trong sắc đỏ (GAS, PVS, PVB, PVT, PXS,…). Chiều ngược lại, PVD duy trì sắc xanh nhẹ trong suốt phiên bất chấp áp lực đến từ nhà đầu tư nước ngoài khi bán ròng lên đến hơn 1,4 triệu đơn vị – cao nhất trong vòng hơn 3 tháng trở lại đây.
- Nhóm cổ phiếu thép giao dịch tốt cả về giá và thanh khoản (HPG, NKG, TLH, VIS, TNA,…). Trong đó, NKG gây chú ý khi tăng mạnh 4,8% lên 34.800 đồng/cp và có thời điểm tăng trần. Nhóm sắt thép (HPG, NKG) tỏ ra nổi bật trong phiên điều chỉnh hôm nay khi vẫn giữ được sức hút trong bối cảnh giá thép trong nước và thế giới vẫn chưa cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt. Riêng đối với NKG, câu chuyện của cổ phiếu này còn liên quan đến SMC. Theo đó, Hội đồng quản trị của SMC đã thông qua việc mua 2 triệu cp NKG trong đợt phát hành riêng lẻ lần này với giá 27.000 đồng. Sự xuất hiện của SMC (chuyên về thương mại thép) trong danh sách cổ đông chiến lược của NKG sẽ là tin hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ tôn mạ của NKG, và rất có thể đây là lý do chính cho mức tăng giá của cổ phiếu này.
- Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp diễn trạng thái phân hóa với BID, CTG tăng điểm nhẹ trong khi ACB, VCB, STB, MBB, EIB… đóng cửa trong sắc đỏ.
- Tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, mặc dù mở cửa trong sắc xanh và có thời điểm tăng gần 3%, FLC đảo chiều giảm trở lại trong ít phút cuối phiên trước áp lực của khối ngoại khi bán ròng gần 2,5 triệu cổ phiếu. Bên cạnh đó, FIT, DRH, OGC, HAG, PDR,… cũng đóng cửa dưới tham chiếu. Chiều ngược lại, KBC, ITA, HAR, HAI, TSC… tăng điểm nhẹ.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 172,8 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 3.768 tỷ đồng. FLC tiếp tục dẫn đầu về thanh khoản với 19 triệu đơn vị, sau đó là FIT (6,4 triệu cổ phiếu), HPG (5,1 triệu cổ phiếu), SCR (4,7 triệu cổ phiếu)… Giao dịch thỏa thuận đóng góp 368 tỷ đồng, trong đó VNM và NVL có giá trị thỏa thuận lớn nhất, đạt lần lượt 78,5 và 70,3 tỷ đồng. ITA cũng có thỏa thuận đáng chú ý với hơn 5 triệu cổ phiếu (trị giá 20,9 tỷ đồng).
Khối ngoại sau 4 phiên giao dịch tiêu cực đã có những diễn biến hồi phục trở lại. Họ đã mua ròng trở lại gần 39 tỷ đồng. Trên sàn HOSE, khối ngoại đã mua ròng trở lại hơn 35,3 tỷ đồng sau 5 phiên bán ròng liên tiếp. HPG tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về giá trị mua ròng với hơn 62 tỷ đồng. Tiếp sau đó, PLX và SSI được mua ròng lần lượt 22,8 tỷ đồng và 18 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VCB có phiên thứ 4 liên tiếp dẫn đầu về giá trị bán ròng với 49,7 tỷ đồng. Trong khi đó, PVD và FLC đứng ngay sau với giá trị bán ròng đều trên 19 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối ngoại cũng mua ròng trở lại hơn 3,5 tỷ đồng. SHB được mua ròng mạnh nhất hơn 16,8 tỷ đồng. Trong khi đó, VCG dẫn đầu giá trị bán ròng hơn 5,4 tỷ đồng.
3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Giá thép tăng cao kỷ lục: Giá thép trong nước đã tăng mạnh theo giá thế giới, sản lượng xuất khẩu của một số doanh nghiệp Việt Nam tăng mạnh, dự báo nhiều khả năng giá thép trong nước và thế giới sẽ tăng tiếp. Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam nhìn nhận, nguyên nhân chính khiến giá thép trong nước và quốc tế tăng liên tục trong thời gian gần đây là do thị trường thép Trung Quốc (quốc gia chiếm khoảng một nửa sản lượng và tiêu thụ thép của thế giới) sôi động trở lại. Tình hình kinh tế ở Trung Quốc phục hồi, kéo theo nhu cầu thép tăng. Tháng 7 và 8 vừa qua, dù buộc đóng cửa nhiều nhà máy nhưng sản lượng thép của Trung Quốc vẫn đạt mức kỷ lục. Dự báo, năm 2017, Trung Quốc có thể đạt sản lượng 840 triệu tấn thép. Vì vậy, nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp thép tăng, làm cho giá nguyên liệu (quặng sắt, than cốc, thép phế liệu) tăng, kéo theo giá bán thành phẩm (phôi thép, thép cuộn cán nóng) và thép thành phẩm tăng theo.
4. Sự kiện nổi bật ngày mai (20/09/2017):
20/09/2017 VIB Lấy ý kiến CĐ bằng VB
20/09/2017 ELC Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2016 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 7%
20/09/2017 CDC Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
20/09/2017 SFN Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 1/2017 bằng tiền, 800 đồng/CP
5. Danh mục đầu tư:
Ghi chú:
– T + 0 là ngày Mua.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.
—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912842224
Facebook: https://www.facebook.com/dautucophieu.net/
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com