1. Nhận định thị trường:
VN-Index bất ngờ sụt giảm mạnh, đánh mất 11,58 điểm (tương đương 2%), đóng cửa tại 568,28. Thanh khoản tăng nhẹ so với phiên trước đó với 125,5 triệu cổ phiếu khớp lệnh.

Đồ thị VN-Index ngày 19/04/2016. Nguồn: Amibroker
VN-Index quay đầu giảm mạnh và xuyên thủng liên tiếp 2 ngưỡng hỗ trợ là đường SMA100 và nhóm MA ngắn hạn. Cây nến đỏ đặc dài dạng Long Black Candle được hình thành với sự bảo phủ của sắc đỏ, kèm theo thanh khoản tăng nhẹ lên mức khối lượng trung bình 20 phiên gần nhất (tương ứng 124 triệu cổ phiếu/phiên). Điều này cho thấy tâm lý lo ngại và có phần hoảng sợ của nhà đầu tư về khả năng sụt giảm mạnh của thị trường, nhất là khi cây nến đỏ dài xuất hiện ngay sau mẫu hình nến “Shooting Star” được hình thành trước đó.
Về hệ thống chỉ báo kỹ thuật, các chỉ báo dao động (William%R, STO) sau một giai đoạn hồi phục đã cắt xuống dưới vùng quá mua và bắt đầu quá trình lao dốc mạnh. Đường STO đã tạo ra khoảng cách lên đến trên 20 điểm so với đường tín hiệu. Đường RSI cũng đã chớm xuống dưới ngưỡng 50. Điều này sẽ là yếu tố cản trở đà hồi phục của đường giá trong những phiên tới.
Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng xu hướng ngắn hạn của thị trường đã có chuyển biến tiêu cực và áp lực bán có thể sẽ gia tăng trong các phiên tới. Đồng thời, do VN-Index đã cắt xuống dưới đường EMA(26) khá dễ dàng nên khả năng chỉ số có thể sẽ xuất hiện các nhịp hồi kỹ thuật và đó sẽ là cơ hội để nhà đầu tư giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu. Mức hỗ trợ tiếp theo của chỉ số trong nhịp giảm này là 555-560 điểm, vùng có sự hiện diện của đường MA100 mây Kumo của Ichimoku Kinko Hyo. Ngoài ra, Nhật Cường đánh giá rủi ro ngắn hạn tiếp tục gia tăng cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn không nên mua vào thời điểm này.
Hệ thống chỉ báo xu hướng hạ mức xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN-Index từ tăng xuống giảm và xuất hiện điểm bán ngắn hạn. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng các nhịp hồi kỹ thuật để mở vị thế bán và đưa tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục về mức thấp.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 19/04/2016:
Tâm lí yếu ớt từ việc chinh phục ngưỡng 580 điểm thất bại 5 phiên liên tiếp tuần trước cùng thông tin tiêu cực từ cuộc họp tại Doha về việc cắt giảm sản lượng dầu mỏ đã tác động không tốt lên Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày hôm nay. VN-Index có phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ đầu năm (-2,00%), chỉ số VN 30 cũng giảm đáng kể (-1,61%). Thanh khoản gia tăng so với 2 phiên gần nhất, độ rộng thị trường thu hẹp. Mức độ tham gia của khối nhà đầu tư nước ngoài ở mức khá và khối này mua ròng gần 28 tỉ đồng trên cả hai sàn. VNM ETF premium 0,24%.
Thị trường đã giảm mạnh sau khi nghỉ lễ trong bối cảnh giá dầu giảm cộng với tâm lý thất vọng trước việc VN-Index liên tục thất bại trong các nỗ lực bứt phá. Khối ngoại mua ròng nhẹ và áp lực bán chủ yếu là từ NĐT trong nước.
• Các mã ngân hàng giảm không quá mạnh, dẫn đầu là VCB; CTG; BID; ACB và STB. EIB đóng cửa tại tham chiếu; MBB tăng. Ngành ngân hàng từ đầu năm tăng kém và hiện đã chạm ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật nên hôm nay không chịu áp lực bán tháo quá mạnh.
• BVH giảm. Các mã chứng khoán giảm; HCM giảm mạnh. SSI và VND cũng giảm. BVH đã công bố mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 5-6%/năm, đạt mốc 1,5-1,6 nghìn tỷ đồng vào năm 2020 và tăng trưởng doanh thu 8-10%/năm, đạt mốc 80-85 nghìn tỷ đồng. Có thể nói mục tiêu tăng trưởng doanh thu lợi nhuận như trên trong một thị trường sơ khai như Việt Nam là khiêm tốn.
• VNM giảm xuống dưới mốc 140.000đ vào ngày hôm nay trước áp lực chốt lời tăng lên. FPT và BMP cũng giảm. Câu chuyện nới room ở cả 3 cổ phiếu chủ chốt đều đang hứng chịu áp lực. VNM sẽ cần thêm thời gian để hoàn tất việc nới room; FPT thì khó có thể nới room trong khi BMP có vẻ còn chưa nghiêm túc trong việc này.
• VIC giảm sau khi tăng gần đây. Trong khi đó các mã BĐS khác cũng giảm đáng kể với BCI giảm. KBC & CTD giữ khá vững tuy nhiên CII & DXG giảm. Chuyên viên thấy VIC đã được chấp thuận niêm yết 1 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trên Hose. CBRE công bố báo cáo cho biết trong Q1 căn hộ hạng sang đóng góp 41% số căn mở bán; tiếp theo là phân khúc hạng trung đóng góp 39%. Điều này cho thấy đã có sự dư cung ở phân khúc cao cấp của thị trường.
• Các mã ngành sản xuất giảm; dẫn đầu là HSG & HPG. PAC giảm mạnh. Các mã ngành ô tô là TMT và HHS cũng giảm. DQC hôm nay đã dừng chuỗi tăng gần đây. Mã có tính đầu cơ là TTF tăng mạnh. SKG cũng tăng tốt.
• Các mã dầu khí như GAS & PVD giảm mạnh; đặc biệt là PVD sau khi cuộc gặp Doha không đem lại một thỏa thuận. Có thông tin là PVN yêu cầu GAS tạm thời hoãn dự án Kho cảng LNG Thị Vải với tổng mức đầu tư 286 triệu USD để xem xét lại tính khả thi.
Trên HSX, nếu không tính giao dịch bán thỏa thuận 2,96 triệu đơn vị CII trị giá hơn 71,2 tỷ đồng thì khối ngoại vẫn tiếp tục mua ròng gần 71 tỷ đồng phiên ngày hôm nay. FLC dẫn đầu về khối lượng mua ròng với gần 1,8 triệu đơn vị. HAG cũng được mua ròng trên 1 triệu đơn vị. SSI và HPG cùng được mua ròng trên 900 nghìn đơn vị mỗi mã. Chiều ngược lại, VIC dẫn dầu về khối lượng bán ròng với trên 486 nghìn đơn vị. SHI và VNM cũng bị bán ròng lần lượt hơn 471 nghìn và 234 nghìn đơn vị.
Trên HNX, khối ngoại có phiên mua ròng liên tiếp thứ 14, giá trị mua ròng đạt gần 28 tỷ đồng. SCR dẫn đầu về khối lượng mua ròng với trên 1,6 triệu đơn vị. SHB và PVS cũng được mua ròng nhẹ lần lượt hơn 370 nghìn và 363 nghìn đơn vị. Chiều ngược lại, NDN dẫn đầu về khối lượng bán ròng với trên 336 nghìn đơn vị. HUT và KLS cũng bị bán ròng lần lượt hơn 271 nghìn và 225 nghìn đơn vị.
Với mức độ cho vay margin vẫn còn khá cao và hiện không có nhiều thanh khoản tự do trong hệ thống ngân hàng thì có vẻ NĐT trong nước không có mấy động lực để mua vào. Trong khi đó NĐTNN cũng đang thận trọng đối với các thị trường sơ khai và mới nổi. Trong bối cảnh này thị trường điều chỉnh có lẽ là không quá bất ngờ.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
PPC: Cổ tức bằng tiền mặt tăng bất ngờ nhưng KQLN Quý 1 bị ảnh hưởng do giá trên thị trường phát điện cạnh tranh và lỗ từ tỷ giá. Theo tài liệu ĐHCĐ vừa công bố, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) đề xuất trả cổ tức bằng tiền mặt tại mức 2.500VND/cổ phiếu cho năm 2015, lợi suất cổ tức 14,1%, cao hơn 66% so với giả định hiện nay của Chuyên viên là 1.500VND/cổ phiếu.
Công ty đề xuất trả cổ tức cao dù KQLN Quý 1 thấp. Trong Quý 1, doanh thu giảm 14,9% xuống 1.706 tỷ đồng và lỗ ròng 157 tỷ đồng so với mức lãi 51 tỷ đồng hồi cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu giảm chủ yếu do giá điện giảm, trong khi sản lượng gần như không đổi so với Quý 1 năm ngoái. Giá bán trung bình của điện giảm khoảng 14% trong Quý 1 so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu do giá trên thị trường phát điện cạnh tranh giảm. Giá trên thị trường phát điện cạnh tranh tại miền Bắc thấp bất ngờ dù hạn hán ảnh hưởng đến sản lượng thủy điện. Tuy không nắm rõ nguyên nhân, Chuyên viên cho rằng đây chỉ là một hiện tượng bất thường tạm thời, và giá trên thị trường phát điện cạnh tranh sẽ phục hồi trong năm nay nhờ cầu tăng mạnh và thời tiết nóng và khô bất thường.
Ngoài ra, Phả Lại hiện đang thực hiện hợp đồng mua bán điện tạm thời với Tập đoàn Điện lực Việt Nam với giá điện thấp hơn và sản lượng hợp đồng thấp hơn nhiều (Phả Lại 1 hiện đang hoàn tất hợp đồng mua bán điện với EVN). Vì vậy, lợi nhuận gộp giảm 61% xuống 52 tỷ VND, chỉ bằng 4,1% dự báo của Chuyên viên. Ngoài ra, đồng yen Nhật tăng giá 6% so với tiền đồng Việt Nam trong Quý 1, qua đó phát sinh 261 tỷ đồng lỗ chưa ghi nhận từ việc định giá lại nợ. PPC đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 642 tỷ đồng dù lỗ trong Quý 1 và trả cổ tức bằng tiền mặt, trị giá 17% mệnh giá cho năm 2016, với lợi suất lên đến 9,6% giá hiện tại.
Giá cổ phiếu PPC phiên hôm nay giảm 2,7%, phù hợp với diễn biến chung của thị trường, và cổ phiếu này hiện đang giao dịch với PER trượt chỉ 5,3 lần. Hiện Chuyên viên đưa ra khuyến nghị MUA dành cho PPC do lợi suất hấp dẫn. Chuyên viên sẽ đưa ra báo cáo cập nhật ngay sau khi diễn ra ĐHCĐ ngày 26/04.
————————–
HSG: KQKD 6 tháng đầu năm của HSG đạt tốt và sát kỳ vọng
Chiều nay, CTCP Hoa Sen (HSG – MUA VÀO) đã chính thức công bố 2 số liệu quan trọng cho KQKD 6 tháng đầu năm nay. Theo đó, doanh thu thuần là 8.029 tỷ đồng (giảm 8,5% so với cùng kỳ) trong khi đó LNST tăng vọt 151,5% so với cùng kỳ và đạt 605 tỷ đồng. Kết quả này cao hơn 4% so với dự báo LNST của Chuyên viên trước đó là 580 tỷ đồng.
Sản lượng tiêu thụ đạt 590.415 tấn thành phẩm (tăng 22,1% so với cùng kỳ) với thi trường trong nước là động lực tăng trưởng chính. Trong khi đó, theo thống kê của VSA, HSG xếp thứ nhất về thị phần ống thép với thị phần làt 22,56%; tăng so với mức 19% vào cuối năm ngoái.
Tuy nhiên, giá bán bình quân chung đã giảm 25% so với cùng kỳ, chỉ còn khoảng 13,6 triệu đồng/tấn so với mức giá 18,1 triệu đồng/tấn trong 6 tháng đầu năm ngoái. Giá bán giảm là do sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm với tỷ trọng của ống thép có giá bán thấp tăng. Chi phí nguyên liệu đầu vào cũng giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm tài chính của HSG theo đó kéo giá bán giảm. Tuy nhiên, gần đây, đã có dấu hiệu bắt đầu phục hồi của giá bán bình quân đối với các sản phẩm của HSG.
LNST tăng vọt chủ yếu nhờ tỷ suất lợi nhuận gộp phục hồi mạnh nhờ nguyên liệu tồn kho chi phí thấp được mua vào thời điểm ngay trước khi giá bán bắt đầu tăng trở lại trong tháng 2. Đồng thời, công tác quản lý chi phí tốt hơn và công suất hoạt động cao hơn cũng tác động làm tăng lợi nhuận. Chuyên viên vẫn chờ đợi BCTC đầy đủ trước khi có phân tích chi tiết hơn về tỷ suất lợi nhuận gộp và các khoản mục khác.
————————–
C32: Lợi nhuận quý I giảm 8%, nhận giấy phép khai thác đá tại Tân Đông Hiệp Kết quả kinh doanh giảm do hụt doanh thu hợp đồng xây dựng. CTCP Đầu tư Xây dựng 32 (mã C32-HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2016 với kết quả kinh doanh giảm khá so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu bán hàng đã giảm hơn 22% xuống còn 82,56 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu mảng hợp đồng xây dựng sụt giảm từ 35,6 tỷ đồng xuống còn 5,5 tỷ đồng. Cùng kỳ năm trước, mảng này chiếm tỷ trọng tới 30%doanh thu nhưng lại chỉ đóng góp phần nhỏ vào lợi nhuận gộp. Biên lãi gộp quý I/2016 tăng khá so với cùng kỳ từ 27,6% lên 35,8%. Nhờ vậy, lãi gộp quý này vẫn tăng nhẹ bất chấp sự sụt giảm của doanh thu. Tuy nhiên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng mạnh. Lợi nhuận sau thuế cảu C32 do đó giảm 8%, còn hơn 19,6 tỷ đồng. EPS quý I đạt 1.754 đồng/cp. C32 cho biết đã nhận quyết định từ UBND tinh Bỉnh Dương vào ngày 18/01/2016 về việc cho phép C32 khai thác đá xây dựng tại mỏ đá xây dựng Tân Đông Hiệp thuộc phường Tân Bá Hiệp, thị xă Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Khu vực khai thác có diện tích 116.950m2, công suất khai thác 908.155 m3/nãm. Thời hạn khai thác đến ngày 31/12/2017. Dự kiến vào ngày tới đây, C32 sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2016. Năm 2015, C32 đã hoàn thành vượt 33% kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, C32 tiếp tục thận trọng lên kế hoạch cho năm 2016 này. Công ty phấn đấu đạt 550 tỷ đồng doanh thu và 79 tỷ đồng lợi nhuận. Dù tăng nhẹ so với kế hoạch lợi nhuận năm 2015 nhưng mức lợi nhuận này chi tương đương với 78% kết quả thực hiện lợi nhuận năm 2015. C32 đề xuất chi 26,88 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông, tương đương tỷ lệ 24%. Cổ tức dự kiến năm 2016 cũng tiếp tục duy trì ở tỷ lệ này. Tại Đại hội tới đây, C32 cũng đề xuất cổ đông chương trình phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động (ESOP). Số lượng cổ phiếu phát hành là 560.000 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 5%. Cổ phiếu được phát hành với giá 15.000 đồng/cp và không bị hạn chế thời gian chuyển nhượng. Số vốn huy động được sẽ được sử dụng để bổ sung vốn lưu động.
—————————
LIX: Sẽ trình ĐHCĐ trả cổ tức năm 2015 tỷ lệ 50% Công ty Cổ phần Bột giặt Lix (mã CK: LIX) công bố BCTC quý 1/2016. Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ đạt 441,45 tỷ đồng tăng gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái, giá vốn hàng bán cũng tăng thêm gần 14% nên lãi gộp đạt 95,74 tỷ đồng tăng 13,17% so với cùng kỳ 2015. Trong kỳ doanh thu từ hoạt động tài chính tăng do tăng lãi tiền gửi tiền cho vay tuy nhiên chi phí lãi vay cũng chính là nguyên nhân khiến chi phí tài chính trong kỳ tăng cao, ngoài ra chi phí bán hàng cũng tăng thêm gần 29% nên kết quả LIX lãi ròng 37,2 tỷ đồng tăng 12,6% so với quý 1/2015 tương đương EPS đạt 1.723 đồng. Bột giặt LIX cũng vừa mới công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 28/4 tới. Theo đó, với kết quả kinh doanh hết sức khả quan trong năm 2015, LSNT đạt 181,4 tỷ đồng tăng 124,6% so với cùng kỳ và vượt tới 124% kế hoạch LNTT, công ty dự kiến trình cổ đông phương án chia cổ tức năm 2015 với tỷ lệ lên tới 50% bằng tiền, trong đó đã tạm ứng 15% vào ngày 4/12/2015. Bột giặt LIX cũng trình cổ đông kế hoạch phát hành 10.8 triệu cp tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu. Về kế hoạch kinh doanh năm 2016, LIX dự kiến trình mục tiêu kinh doanh với doanh thu 1.850 tỷ đồng và LNTT đạt 160 tỷ đồng, cổ tức ở mức 20%.
————————
MWG: Nỗ lực duy trì tăng trưởng
• Đẩy mạnh tăng trưởng cả hai hệ thống Thegioididong và DienmayXanh • Năm 2016 được khởi động đúng theo định hướng tăng trưởng của BLĐ MWG • Động lực tăng trưởng 2016 đến từ (1) Tiến độ và chất lượng mở mới cửa hàng DienmayXanh và (2) Khả năng duy trì doanh số của cửa hàng cũ và khai phá thêm địa điểm kinh doanh mới của Thegiodidong • Dự phóng KQKD năm 2016 • Tăng trưởng dài hạn (2017-2020) cần thêm thời gian để kiểm nghiệm.
Quan điểm và Định Giá: Chuyên viên đánh giá rất cao đội ngũ lãnh đạo và văn hóa phát triển của MWG. Đồng thời, về hoạt động kinh doanh cốt lõi hiện tại (bán lẻ điện thoại và bán lẻ điện máy), DN cũng đang phát triển rất ổn định, với vị thế đầu ngành bán lẻ thiết bị công nghệ. Tăng trưởng lợi nhuận năm 2016 được ước tính hơn 33%. EPS năm 2016 của MWG dự kiến sẽ đạt khoảng 9,300 đồng, tương ứng với mức P/E forward vào khoảng 8,4. Đây là mức định giá rất hấp dẫn trong ngắn hạn vì MWG có mức ROE ổn định trong nhiều năm liền trên 50%, và mức PE hiện tại thấp hơn khoảng 30% so với trung bình P/E của các doanh nghiệp trong ngành và thấp hơn khoảng 20% so với các doanh nghiệp có cùng vốn hóa.
Trong giai đoạn tăng trưởng vẫn đang duy trì mức cao, BLĐ MWG đã chủ động mở mới các kế hoạch kinh doanh nhằm bảo đảm tăng trưởng dài hạn. Cuối năm 2015, MWG đã mở mới mảng kinh doanh BachhoaXanh và năm 2016 sẽ khởi động kế hoạch mở rộng thị trường bán lẻ thiết bị công nghệ sang các quốc gia trong khu vực. Hiện tại, còn quá sớm để đánh giá khả năng thành công của hai kế hoạch kinh doanh mới này nhưng qua đó Chuyên viên đánh giá cao sự năng động của BLĐ MWG trong việc thực hiện các kế hoạch nhằm duy trì vị thế công ty tăng trưởng hàng đầu Việt Nam. Các kế hoạch kinh doanh mới đều đang giai đoạn thử nghiệm nên Chuyên viên tạm thời chưa tính đến động lực tăng trưởng từ các kế hoạch nêu trên. Với kịch bản này, mức PE hợp lý đối với MWG trong năm 2016 vào khoảng 10x và mức EPS năm 2016 vào khoảng 9.300 đồng.
Chuyên viên giữ khuyến nghị MUA đối với MWG trong DÀI HẠN và mức giá mục tiêu năm 2016 khoảng 93.000 đồng.
—————————
TDH: Ghi nhận tại Đại hội cổ đông
Ngày 15/4/2016, Chuyên viên tham dự Đại hội cổ đông năm 2016 của Nhà Thủ Đức với ghi nhận như sau:
Kết quả kinh doanh 2015 tăng trưởng, hoạt động cơ cấu tài chính thực hiện mạnh mẽ. Doanh thu từ bất động sản đóng góp 559 tỷ đồng, tăng 48% yoy. Trong đó, nguồn thu chủ yếu đến từ các dự án cũ như TDH Trường Thọ, TDH Phước Bình, 57 nền dự án Phước Long SpringTown, chuyển nhượng khu đất cao tầng trong khu dân cư Phước Long cho Hưng Thịnh…Các dự án có kế hoạch triển khai trong năm 2015 như KDC Bình Chiểu 2 (4ha), đất nền trong dự án TDH – Tocontap (4.900m2) chỉ mới hòan thiện pháp lý và đầu tư hạ tầng nên sẽ được chuyển sang kinh doanh trong năm 2016. Một điểm tích cực khác trong năm 2015 là công ty đã thanh hoán các khoản đầu tư không hiệu quả như Công ty CP Thông Đức (sở hữu KS ở Đà Lạt), Dệt may Tài Chính, CTCP Xây dựng Phong Đức…Tổng số tiền thu được từ thanh ly cổ phần trong năm 2015 là 377 tỷ. Mặc dù vậy, Chuyên viên cũng có lưu ý là nguồn tiền thu lại được TDH đem đi mua cổ phần và cho công ty FDC vay. Chính vì thế, Chuyên viên cho rằng đây là sự hợp tác của TDH – FDC nhằm cơ cấu các tài sản kém hiệu quả của TDH sang cho FDC. Và FDC sẽ được mua lại cổ phần của TDH với giá chiết khấu khá hấp dẫn so với giá trị sổ sách. Các giao dịch đầu tư chéo này dù ít nhiều gây ra những băn khoăn cho cổ đông, nhưng Chuyên viên cho rằng đây là động thái cho thấy sự chủ động hơn trong Ban lãnh đạo TDH và việc cơ cấu lại danh mục tài sản có thể là bước đầu chuẩn bị cho sự thay đổi trong tương lai.
Kế hoạch 2016 và những điểm chính trong Đại hội cổ đông.
Kế hoạch kinh doanh 2016: Kế hoạch kinh doanh 2016 trình Đại hội tăng trưởng nhẹ về doanh thu nhưng lợi nhuận sau thuế tăng 71% yoy. Đây là mức kế hoạch mà Chuyên viên cho rằng phù hợp vì (1) Dự án sẽ kinh doanh và ghi nhận trong 2016 không nhiều, cụ thể: chung cư Phước Long (168 căn), KDC Bình Chiều GĐ 2 (1,4ha đất kinh doanh), đất nền TDH – Tocontap (4.700m2) và vài sản phẩm còn lại của Long Hội City, Trường Thọ và Phước Bình (2) Năm 2015, công ty ghi nhận lãi chuyển nhượng đầu tư tài chính 45 tỷ, trong khi, năm 2016 TDH không còn nhiều khoản đầu tư hiệu quả để chuyển nhượng.
Điểm chính trong Đại hội cổ đông.
Giới thiệu 6 dự án mới sẽ hợp tác với May Liên Phương & FDC trong thời gian tới. Trong đó, dự án văn phòng – căn hộ tại vị trí Phùng Khắc Khoan hợp tác với FDC trên diện tích hơn 2.000m2 dự kiến mang lại doanh thu 1.400 tỷ đồng với tổng vốn đầu tư 530 tỷ.
Thông qua phân chia lợi nhuận trong năm 2015. Theo đó cổ tức 2015 bằng trả bằng tiền mặt với giá trị 10% mệnh giá cổ phần (đã tạm ứng 5%) và thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 15%.
Khuyến nghị đầu tư Đánh giá về TDH, Chuyên viên cho rằng hoạt động của Công ty trong năm 2015 có những thay đổi thật sự đáng lưu ý. Đầu tiên, Chuyên viên cho rằng Ban lãnh đạo của TDH có những động thái cho thấy sự chủ động & quyết liệt hơn sau một thời gian dài điều hành thận trọng và chưa hiệu quả. Theo đó, các khoản đầu tư tài chính không hiệu quả (tài chính dệt may, khách sạn Đà Lạt…) được chuyển nhượng thành công để mang lại dòng tiền 377 tỷ cho TDH. Với nguồn tiền dồi dào, công ty triển khai lại dự án TDH Phước Long, khu dân cư Bình Chiều 2 (4ha) và góp vốn vào công ty FDC trong nửa sau 2015. Ngoài ra, sau nhiều lần trì hoãn, TDH đã thực hiện xong việc phát hành tăng vốn từ 419 lên 617 tỷ với số tiền dự kiến thu được là 247 tỷ đồng. Như vậy, những hạn chế của TDH trong thời gian qua bao gồm (1) Sự thiếu quyết liệt của ban điều hành (2) Danh mục đầu tư dàn trải, chiếm dụng nguồn vốn (3) Thiếu hụt nguồn vốn để kinh doanh..đã ít nhiều giải quyết trong năm 2015.
Triển vọng năm 2016, Chuyên viên cho rằng kết quả kinh doanh dù tăng trưởng mạnh nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn khi các dự án mới bắt đầu triển khai nhiều trong năm 2016. Với kế hoạch dự kiến, EPS ước tính 1.280, tương đương P/E là 10,8 lần. Đáng chú ý là chỉ số P/B đang rất hấp dẫn khi đang giao dịch chỉ ở mức 0,6 lần, trong khi chất lượng tài sản khá tốt và nhiều dự án đã bắt đầu đưa vào triển khai sẽ có khả năng tạo dòng tiền tích cực trong tương lai. Trên cơ sở đó, Chuyên viên kỳ vọng giá cổ phiếu TDH sẽ diễn biến tích cực hơn trong năm 2016.
————————
SJS: Công bố LNST kiểm toán tăng trưởng 63,1%. Triển vọng chưa hoàn toàn khả quan do công ty vẫn tiếp tục quá trình tiến hành tái cơ cấu.
Mặc dù doanh thu 2015 giảm nhưng LNST tăng trưởng 63,1% nhờ hoàn nhập được 61,7 tỷ đồng dự phòng cho khoản đầu tư tài chính vào CTCP Xi măng Hạ Long. Tỷ suất lợi nhuận gộp cũng tăng nhờ giá bán đất nền bình quân tăng. Chuyên viên dự báo doanh thu tăng nhưng LNTT giảm 20,4% do chi phí lãi vay tăng và không còn lợi nhuận từ hoàn nhập dự phòng. Ở mặt tích cực, SJS sẽ sớm hoàn thiện phần cơ sở hạ tầng tại dự án Nam An Khánh và mở bán lại cho khách hàng cá nhân trong năm nay. Tuy nhiên nợ ngắn hạn cao vẫn là vấn đề đáng quan ngại và cần có kế hoạch tái cơ cấu cụ thể.
Tiếp tục duy trì đánh giá Kém khả quan. Hiện giá thấp hơn 25% so với RNAV và chỉ cao hơn 7.3% so với đáy 12 tháng; định giá hiện tại là khá hợp lý. SJS cũng đã hết lỗ lũy kế và thoát khỏi diện cảnh báo. Tuy nhiên sẽ cần một quá trình tái cơ cấu nợ toàn diện trước khi có thể trở thành một cổ phiếu đầu tư.
LNST sau kiểm toán 2015 tăng nhờ công ty bán thêm đất nền cho NĐT thứ cấp – SJS công bố KQKD kiểm toán 2015 với doanh thu giảm 30,2% còn 855,45 tỷ đồng trong khi LNST tăng trưởng 63,1% lên 225,87 tỷ đồng. Mặc dù không đạt kế hoạch doanh thu 2015 là 1.300 tỷ đồng thì công ty lại hoàn thành kế hoạch LNTT là 245 tỷ đồng nhờ hoàn nhập 61,7 tỷ đồng dự phòng trích lập cho khoản đầu tư tài chính vào CTCP Xi măng Hạ Long (khoản đầu tư này được chuyển nhượng trong Q3/2015).
Doanh thu từ bán đất nền giảm do đất nền dự án Nam An Khánh bán cho NĐT thứ cấp giảm – Doanh thu từ bán đất nền giảm 31,4% còn 809,4 tỷ đồng do hoạt động bán đất nền dự án Nam An Khánh (NAK) kém đi. Ước tính công ty đã ghi nhận doanh thu 3,5 ha trong số 5 ha đất nền đã bán (tổng giá trị là 900 tỷ đồng) cho Techcom Development (bên liên quan với Techcombank). SJS trước đó đã bán đất nền cho Techcom Development và với giá trị đất bán trong 2015, thì tổng giá trị hợp đồng bán đất cho Techcom Development cho đến nay là 2.100 tỷ đồng; tương đương với khoảng 12ha đất. Ghi nhận một phần từ hợp đồng bán đất này đã đóng góp chủ yếu vào doanh thu năm 2015. Chuyên viên ước tính công ty cũng đã bán 120 lô đất nền trong năm cho khách hàng cá nhân với giá từ 18-20 triệu đồng/m2; đem về 680 tỷ đồng doanh thu; sẽ được ghi nhận vào 2016 sau khi giao nhà cho người mua.
Doanh thu dịch vụ tăng trưởng 1% và đạt 46 tỷ đồng, đóng góp 5,4% vào tổng doanh thu.
Quan điểm đầu tư – Lặp lại đánh giá Kém khả quan. Giá cổ phiếu SJS giảm hơn 11,7% so với đầu năm và hiện chỉ cao hơn 7.3% so với mức thấp 12 tháng. Cổ phiếu giao dịch với giá thấp hơn 25% so với ước tính RNAV của Chuyên viên là 25.372đ/cp. Do vậy, đây là mức định giá hợp lý. SJS đã và đang nỗ lực dành lại vị thế trên thị trường. Công ty không còn ghi nhận lỗ lũy kế, HoSE cũng đã thu hồi cảnh báo đối với cổ phiếu và rõ ràng đã tránh được nguy cơ hủy niêm yết. Trong khi đó, thị trường BĐS tại Hà Nội đặc biệt là phân khúc biệt thự và đất nền đang có diễn biến khá tích cực. Tuy nhiên, vấn đề nợ ngắn hạn vẫn đáng lo ngại với phần lớn tài sản đã được dùng để đảm bảo cho các khoản vay nợ, và phần lớn nợ đã quá hạn hoặc sẽ đáo hạn trong hai năm tới. Chuyên viên hy vọng SJS có thể đi theo chiến lược của các công ty BĐS khác trong những năm gần đây trong việc tái cấu trúc lại các khoản nợ vay.
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Đợt tăng giá cổ phiếu dầu khí đảo chiều khi đàm phán Doha không đạt được thỏa thuận. Thỏa thuận “đóng băng” sản lượng giữa các quốc gia OPEC và ngoài OPEC đã không đạt được sự đồng thuận vào hôm Chủ nhật, do những căng thẳng giữa Ả-rập Saudi và Iran. Ả-rập Saudi đã yêu cầu Iran phải tham gia thỏa thuận này trong khi Iran vẫn bảo vệ lập trường của mình, từ chối cắt giảm sản lượng cho đến khi đạt được mức sản lượng tương đương thời điểm trước cấm vận. Các đồn đoán trước cuộc họp từ thông tin “rò rỉ” về việc hiệp ước Ả-rập Saudi nhằm đóng băng sản lượng là thông tin không chính xác; thực tế vào hôm nay, Phó Bộ trưởng Năng lượng Nga Kirill Molodtsov còn cho biết nước này đang xem xét nâng sản lượng sản xuất trong năm nay, với kế hoạch sản xuất 540 triệu tấn dầu thô so với 534 triệu tấn dầu thô năm 2015. Ngày hôm qua, giá dầu thô đã giảm mạnh do tin tức này khi những nhà đầu cơ “đón đầu” sự phục hồi giá dầu sau cuộc đàm phán tại Doha đã bán tháo. Tuy nhiên trong hôm nay, thị trường có vẻ như đã “rũ bỏ” được sự thất vọng từ đàm phán Doha khi giá dầu Brent tăng 40 cent chạm mốc 43,27 USD/thùng, do thông tin các cuộc đình công của các công nhận trong ngành dầu khí tại Kuwait, tác động đến sản lượng của quốc gia này. Hôm Chủ nhật, sản lượng dầu thô của Kuwait đã giảm còn 1,1 triệu thùng/ngày so với con số 2,8 triệu thùng trong tháng 3.
Tuy nhiên, phần lớn các chuyên gia đều dự báo sản lượng dầu thô tại Kuwait sẽ sớm phục hồi và nhà đầu tư sẽ lại tiếp tục hướng sự chú ý đến tình tạng thừa cung toàn cầu.
Do thị trường Việt Nam đóng cửa trong hôm thứ Hai, các nhà đầu tư đã phản ứng với thông tin từ Doha trong phiên hôm nay khi bán mạnh các cổ phiều dầu khí. PVD, PVS và GAS giảm lần lượt 5,4%, 2,5%, 4,3%.
Chuyên viên giữ nguyên khuyến nghị rằng các NĐT nên chú ý vào triển vọng lợi nhuận ngắn hạn của các các công ty dầu khí và xu hướng dài hạn của giá dầu thô, thay vì đặt cược vào diễn biến giá dầu thô trong ngắn hạn.
———————
Mobifone trình phương án IPO cho phê duyệt
Tổng Giám đốc Mobifone, ông Cao Duy Hải xác nhận tập đoàn viễn thông này đã trình phương án IPO lên Bộ Thông tin và Truyền thông cho phê duyệt. Diễn biến này đánh dấu một bước quan trọng khác trong quá trình xác nhận ngày đấu giá cuối cùng. Giả định, phương án đề trình được phê duyệt, tiếp đó, kế hoạch sẽ được trình lên Thủ tướng để phê duyệt với khung thời gian cụ thể kèm theo. Căn cứ vào tiến độ trước đó, dự kiến phê duyệt cuối cùng sẽ rơi vào khoảng Q3, theo đó ngày đấu giá sẽ là vào cuối năm nay hoặc 6 tháng đầu năm 2017. Và Chuyên viên cho rằng thời gian phê duyệt dự kiến vào 6 tháng đầu năm sau sẽ là khả thi hơn một chút.
Trong quá trình chuẩn bị cho IPO, Mobifone sẽ thoái vốn toàn bộ các khoản đầu tư ngoài ngành bao gồm đầu tư vào hai ngân hàng SeAbank và TPBank. Đơn vị điều hành mạng di động này có kế hoạch bán 33,4 triệu cổ phiếu SeAbank và 14,28 triệu cổ phiếu TPBank thông qua đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vào ngày 24/4 tới. Và sau đó tiếp tục bán phần cổ phần còn lại tại TP bank (26,18 triệu cổ phiếu hay 4,76% cổ phần) trước thời điểm diễn ra IPO. Trong khi đó, vào tháng 1/2016, Mobifone cũng đã mua lại 95% cổ phần của CTCP Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) theo sát chiến lược tập trung vào các phân khúc kinh doanh chủ chốt bao gồm di động, TV, bán lẻ và truyền thông.
MobiFone báo cáo đạt 36,9 nghìn tỷ đồng doanh thu trong năm 2015, tăng trưởng 8,28%, trong khi đó lợi nhuận tăng trưởng 1,1% đạt 7,4 nghìn tỷ đồng. Công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu 2016 là 35,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2015 và lợi nhuận đạt 5,2 nghìn tỷ đồng.
5. Sự kiện nổi bật ngày mai (19/04/2016):
20/04/2016 10:00 EBS Trả cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền, 700 đồng/CP
20/04/2016 10:00 NT2 Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,300 đồng/CP
20/04/2016 10:00 NT2 Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:4
20/04/2016 10:00 VCM Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
20/04/2016 10:00 HAR Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016
20/04/2016 10:00 PVT Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016
20/04/2016 10:00 DHA Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016
——————————–
Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net