1. Nhận định thị trường
VN-Index tiếp tục giảm thêm 5,04 điểm (tương đương 0,76%) xuống mức 654,66 điểm, với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt hơn 111 triệu cổ phiếu.
Đồ thị VN-Index ngày 13/12/2016. Nguồn: AmiBroker
Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nhật Cường cho rằng chỉ số VN-Index đang trong vùng quá bán và khả năng cao lực cầu bắt đáy sẽ gia tăng trong những phiên tới. Đồng thời, nếu không có ROS và SAB thì chỉ số VN-Index chỉ còn 627,15 điểm so với mức đỉnh tại 692.17 điểm vào ngày 29/09/2016. Tín hiệu trên có thể giúp tiết chế lực bán và thúc đẩy lực cầu trong ngắn hạn, đồng thời giúp thị trường có thể có diễn biến cân bằng hơn trong những phiên cuối tuần. Ngoài ra, quan sát trên từng nhóm cổ phiếu, hầu hết các nhóm cổ phiếu đã giảm mạnh về các mức hỗ trợ trung hạn, đặc biệt ở các cổ phiếu Midcaps có yếu tố cơ bản tốt. Do đó, các NĐT tiếp tục hạn chế bán tháo và quan sát thị trường. Đối với các NĐT chấp nhận rủi ro cao thì có thể mua thăm dò đáy với tỷ trọng thấp.
Nhà đầu tư muốn biết điểm mua, điểm bán Top 30 cổ phiếu mạnh nhất thị trường, vui lòng add Facebook của Cường để được tư vấn chi tiết.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 13/12/2016:
SAB tăng trần phiên thứ 6 liên tiếp đã góp phần lớn hỗ trợ chỉ số tuy nhiên VN-Index vẫn hồi phục không thành công do hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn giảm điểm. Nhóm cổ phiếu bia đồng loạt tăng trần.
- Các mã ngân hàng nhìn chung giảm với VCB; BID và CTG giảm. EIB & MBB đóng cửa tại tham chiếu trong khi STB và ACB giảm.
Tin cổ phiếu – VIB đã được chấp thuận niêm yết trên Upcom – theo website của mình, VIB đang chuẩn bị niêm yết 564,44 triệu cổ phiếu trên sàn Upcom vào đầu tháng sau sau khi được TTLK cấp mã chứng khoán.
VIB là ngân hàng quy mô trung bình được quản trị tốt với hệ số CAR cao và tỷ lệ nợ xấu thấp – VIB được đánh giá là ngân hàng có hoạt động kinh doanh khá thận trọng với tốc độ tăng trưởng CAGR của tổng tài sản là 13,5% và dư nợ cho vay là 13,4% trong giai đoạn 2008-2015. Sau khi phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 16,5% trong tháng 11/2016, vốn điều lệ của VIB hiện là 5.644 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối tháng 9/2016, tổng tài sản của VIB đạt 88.609 tỷ đồng (tăng 5,1% so với đầu năm); cho vay khách hàng đạt 53.374 tỷ đồng (tăng 11,7% so với đầu năm); hệ số CAR là 14,46% và tỷ lệ nợ xấu là 1,54%. Trong 9 tháng đầu năm 2016, LNTT đạt 408 tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ).
VIB trả cổ tức cao – Trong vài năm qua, VIB là một trong số ít các ngân hàng có khả năng trả cổ tức cao. Cụ thể, năm 2014 VIB trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 9% và thưởng cổ với phiếu tỷ lệ 14%; năm 2015 ngân hàng trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 8,5% và thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 16,5%.
Room gần như sẽ đầy ngay sau khi niêm yết – Cổ đông chiến lược Commonwealth Bank of Australia hiện nắm 20% cổ phần VIB. Do Ngân hàng đã quyết định chốt room cho khối ngoại ở mức 20,5% nên room còn lại dành cho NĐTNN chỉ còn 0,5% số lượng cổ phiếu lưu hành, tương đương 2,82 triệu đơn vị. Có lẽ VIB muốn để dành 9,5% cổ phần để chào bán cổ phần cho NĐT chiến lược hoặc NĐT tài chính tiềm năng.
VIB hiện được giao dịch quanh mức giá 15.000đ-16.000đ trên OTC; tương đương P/B từ 0,85 đến 0,90 lần.
Nhiều ngân hàng sẽ niêm yết trên Upcom từ năm sau do áp lực từ cơ quan quản lý – VIB có lẽ là ngân hàng đầu tiên trong số nhiều ngân hàng được kỳ vọng sẽ niêm yết trên Upcom trong năm sau với sự khuyến khích của cơ quan quản lý do niêm yết là một cách để cải thiện quản trị trong ngành ngân hàng và các cổ đông cá nhân sẽ được lợi từ sự cải thiện trong hoạt động và công tác công bố thông tin của các ngân hàng sau khi niêm yết. Và những ngân hàng không niêm yết có thể sẽ bị đưa vào diện cần phải tái cơ cấu.
VIB thuộc nhóm nhỏ các TCTD quy mô trung bình được quản trị tốt – trong số các NHTMCP quy mô trung bình có khả năng niêm yết trên Upcom và/hoặc trên HSX/HNX trong năm sau, chúng tôi đánh giá VIB; OCB và HD Bank là những ngân hàng có hoạt động quản trị, triển vọng tăng trưởng và chất lượng tài sản tốt nhất.
- Các mã tài chính phi ngân hàng biến động trái chiều và tăng với mã bảo hiểm BVH giảm trong khi PVI tăng. Cổ phiếu chứng khoán tăng dẫn đầu là HCM; SSI và VND.
- Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng biến động trái chiều với VNM & MSN giảm trong khi KDC tăng. SAB tăng trần và HAB cũng vậy. FPT giảm trong khi MWG đóng cửa tại tham chiếu và PNJ phục hồi.
Tin cổ phiếu – SAB tiếp tục tăng trần – Sau khi niêm yết trên HSX vào ngày 6/12, giá cổ phiếu Sabeco (SAB) đã tăng 68% từ mức giá khởi điểm 110.000đ. Và cũng tăng khoảng 15,5% so với mức cao trên thị trường OTC trước niêm yết.
SAB đang đắt hơn các cổ phiếu cùng ngành – Ở mức giá này, cổ phiếu đang giao dịch với PE là 27,4 lần dựa trên EPS 2016 theo dự báo là 6.733đ. Giá trị hợp lý của cổ phiếu theo ước tính của là 157.000đ/cp, theo đó định giá PE là 22,0 lần. Như dự báo, cổ phiếu đang có những biến động tương tự cổ phiếu Habeco và hàng loạt các cổ phiếu niêm yết gần đây khác khi tăng mạnh so với giá trị hợp lý được ước tính bằng cách so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực.
Giá cổ phiếu tăng mạnh sau niêm yết theo hình mẫu đã biết trước – Động thái tăng trần liên tục ở SAB là do (1) thị trường thiếu kinh nghiệm trong định giá ngành bia; (2) thiếu lựa chọn thay thế trong ngành và (3) tỷ lệ free float thấp. Lưu ý rằng đóng phiên hôm nay, có 96.830 cổ phiếu được giao dịch và khoảng 479.000 dư mua ở mức giá trần. Theo đó, giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng một vài phiên nữa trước khi khớp lệnh mua bán hoàn toàn. Và nhiều khả năng sau đó giá cổ phiếu sẽ điều chỉnh.
Định giá cao có thể gây khó khăn cho nỗ lực bán cổ phần – Quan sát từ trường hợp SCIC nỗ lực bán đấu giá 9% cổ phần tại VNM gần đây, dường như mức giá cao đã khiến các NĐT chiến lược tiềm năng do dự. Cũng lưu ý đến phát biểu trước đây của lãnh đạo Carlsberg về mức giá hợp lý trong trường hợp của Habeco. Mặc dù giá bán cao có thể là yếu tố hấp dẫn đối với cổ đông và đặc biệt là nhà nước, đây cũng là yếu tố có thể gây trở ngại hoặc kéo dài các cuộc đàm phán bán cổ phần. Đặc biệt nếu định giá được xem là cao hơn bình quân các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực.
Thời gian diễn ra bán cổ phần trong Q2 là sớm nhất – Theo thông tin mới nhất, kế hoạch bán cổ phần Sabeco sẽ không thể thực hiện cho đến tháng 4/2017. Hiện tại, các đơn vị tư vấn được mời tham gia tư vấn cho thương vụ này. Sau khi được lựa chọn, công tác chuẩn bị sẽ bắt đầu. Số lượng cổ phần mà Nhà nước bán ra vẫn chưa được quyết định trong khi đó báo chí nước ngoài cho biết theo một cán bộ cao cấp của Bộ Công thương, quy mô cổ phần chào bán là 40%.
- Cổ phiếu dầu khí giảm dẫn đầu là GAS; PVD; PVS và PXS.
- Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều với HPG giảm dù HSG & NKG tăng. AAA & STK đóng cửa tại tham chiếu trong khi DQC; HHS; PAC; RAL; TCM và TMT giảm. Trong khi đó BMP; CSM; DRC; EVE đều tăng.
Tin ngành – Sản lượng tiêu thụ ô tô tháng 11 giảm 4% so với cùng kỳ do sản lượng tiêu thụ tháng 11/2015 đã tăng mạnh – Tiêu thụ ô tô trong nước tăng 1% so với tháng liền trước và giảm 4% so với cùng kỳ đạt 28.442 chiếc trong tháng 11. Tiêu thụ tháng 11 tăng chậm lại so với những tháng trước và giảm nếu so sánh với cùng kỳ năm 2015 do sản lượng tiêu thụ trong tháng 11/2015 có sự gia tăng đột biến. Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), sản lượng tiêu thụ của từng chủng loại như sau: xe du lịch đạt 18.016 chiếc, giảm 0,7% so với tháng liền trước; xe thương mại đạt 9.296 chiếc, tăng 4% so với tháng liền trước; xe chuyên dụng đạt 1.130 chiếc, giảm 7,5% so với tháng liền trước. Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 21.961 chiếc, tăng 5,2% so với tháng liền trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) là 6.481 xe, giảm 12% so với tháng liền trước.
So với đầu năm, sản lượng tiêu thụ xe toàn ngành đã tăng 26% đạt 271.123 xe. Đối với các thành viên VAMA, sản lượng tiêu thụ đạt 243.675 chiếc, tăng 32% so với cùng kỳ.
- Cổ phiếu BĐS và xây dựng biến động trái chiều với VIC; BCI; CTI; DIG; KBC và KDH đóng cửa tại tham chiếu. CII; HBC; PC1 và SJS tăng trong khi CTD; DXG; NLG và TDH đều giảm.
- Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản nhìn chung giảm dẫn đầu là HAG; HNG; BHS; DPR; DPM; PAN; VHC & VFG. BFC là mã tăng hiếm hoi.
Tin cổ phiếu – DPR công bố KQKD 11 tháng với doanh thu giảm nhẹ trong khi LNTT giảm nhiều hơn – DPR công bố KQKD công ty mẹ 11 tháng đầu năm với doanh thu đạt 588,4 tỷ đồng (giảm 9% so với cùng kỳ), hoàn thành 108,4% kế hoạch cả năm được đặt ra thấp. LNTT đạt 119 tỷ đồng (giảm 26,2% so với cùng kỳ).
Doanh thu giảm do doanh thu từ bán cao su giảm vì giá giảm – Lưu ý rằng doanh thu bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính là bán cao su, doanh thu từ thanh lý cây cao su, doanh thu HĐ tài chính và doanh thu khác. Doanh thu từ bán mủ cao su giảm 5,1% so với cùng kỳ xuống còn 462,9 tỷ đồng; đóng góp 78,9% tổng doanh thu. Doanh thu khác giảm 21% so với cùng kỳ xuống còn 125,4 tỷ đồng. DPR dự kiến thanh lý 467,8 ha cây cao su cho cả năm và hiện đã thanh lý 459,47 ha (tăng 22,3% so với cùng kỳ) và đã ghi nhận khoảng 70 tỷ đồng từ hoạt động thanh lý này.
Sản lượng cao su tiêu thụ gần như giữ nguyên so với cùng kỳ và giá bán bình quân có sự hồi phục – Sản lượng cao su tiêu thụ giảm nhẹ 1,8% so với cùng kỳ xuống còn 14.470 tấn, hoàn thành 83,3% kế hoạch cả năm trong khi giá bán bình quân giảm 2,8% so với cùng kỳ xuống còn 31,3 triệu đồng/tấn. Và mặc dù giảm so với cùng kỳ thì giá bán bình quân vẫn cao hơn nhiều so với kế hoạch là 26 triệu đồng/tấn của công ty nhờ giá cao su đã bắt đầu hồi phục từ mức đáy là 26,7 triệu đồng/tấn vào tháng 12/2015.
Trong đó sản lượng xuất khẩu đạt 4.686,2 tấn; gần bằng năm ngoái (là 4.688,9 tấn); bằng 32,4% tổng sản lượng tiêu thụ (9 tháng đầu năm 2015 là 31,8%). Giá xuất khẩu giảm 8,6% so với cùng kỳ xuống còn 32,2 triệu đồng/tấn (năm ngoái là 35,2 triệu đồng/tấn), theo đó giá trị xuất khẩu giảm 10,5% so với cùng kỳ xuống còn 6.773 USD. Doanh thu tiêu thụ trong nước giảm 2,6% xuống còn 9.783,9 tấn; giá bán bình quân là 30,8 triệu đồng/tấn; bằng với 11 tháng đầu năm 2015.
Công ty đã hoàn thành 84,7% kế hoạch sản lượng cao su chế biến cả năm sau 11 tháng – DPR đặt kế hoạch chế biến 18.000 tấn cao su cho cả năm. Sau 11 tháng, công ty đã chế biến 15.246 tấn; bằng 84,7% kế hoạch cả năm. Trong đó có 2.289,6 tấn là mua ngoài.
LNTT giảm 26,2% so với cùng kỳ – còn 119 tỷ đồng. Theo đó DPR đã vượt 69,6% kế hoạch cả năm là 70 tỷ đồng với giá bán bình quân dự kiến là 26 triệu đồng/tấn cho cả năm.
Cho năm 2016, dự báo doanh thu thuần hợp nhất đạt 794,1 tỷ đồng (giảm 7,2%) và LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 132,9 tỷ đồng (giảm 8%)
Triển vọng lợi nhuận đã có sự cải thiện nhờ giá cao su hồi phục – Giá cao su đã chạm đáy tại 147,1JPY/kg (tương đương 1,27USD/kg) vào tháng 2/2016 và đã tăng 76% kể từ đó. Giá cao su nói chung biến động theo giá dầu với độ trễ nhất định. Giá dầu đã tăng 94% từ đáy. Dựa trên điều đó và và theo một số quan điểm bên ngoài rằng giá dầu WTI bình quân trong năm 2017 sẽ là 60USD/thùng, giả định giá cao su sẽ hồi phục mạnh trong năm sau. Ngoài ra chúng tôi cho rằng giá cao su còn tăng nhờ triển vọng lạc quan hơn về tăng trưởng của nền kinh tế thế giới với hoạt động sản xuất của Trung Quốc hồi phục và nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh hơn.
Chưa có kế hoạch cụ thể cho mở rộng diện tích trồng cao su – Công ty mẹ DPR có khoảng 9.000ha diện tích trồng cao su, xếp thứ 6 trong số các công ty thành viên của Tập đoàn Cao su Việt Nam. Trong đó, 2.000 ha là cây còn nhỏ, từ 0-6 năm và chưa cho mủ. Trong khi đó, phần diện tích còn lại 7.000ha chia đều cho 3 nhóm tuổi cạo mủ; 1-8 năm, 9-14 năm và 15-20 năm. Năng suất là khoảng 2 tấn/ha, là mức bình quân của cao su trồng tại Việt Nam. Công ty con Đồng Phú –Dak Nông sở hữu 1.000 ha tại tỉnh Dak Nông, trong đó diện tích cây trong độ tuổi cạo mủ là 240 ha. Một công ty con khác là Đồng Phú Kratie sở hữu 6.300 ha tại Campuchia, trong đó chỉ 230 ha đang khai thác thử nghiệm. Kế hoạch tương lai cho mở rộng diện tích cao su cho mủ của công ty là rất thận trọng, đơn giản là tăng mua thêm một số diện tích nhỏ từ các công ty tư nhân hoặc nông dân để bù cho số diện tích trả lại cho địa phương, tổng cộng là khoảng 20-30ha.
Kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến cao su mới tại Campubchia – DPR điều hành 2 nhà máy chế biến cao su ở Bình Phước với tổng công suất 15.000 tấn/năm. Nhà máy chế biến thứ 3 cũng tại Bình Phước với công suất 3.000 tấn/năm đang trong quá trình xây dựng. Nhà máy mới này dự kiến sẽ đi vào hoạt động kể từ Q3/2017. Khi đó, tổng công suất chế biến sẽ tăng thêm 20% lên 18.000 tấn/năm. Trong năm 2017, công ty cũng có kế hoạch xây dựng một nhà máy mới cạnh vùng trồng cao su tại Campuchia với tổng công suất khoảng 12.000-15.000 tấn/năm, chia thành 2 giai đoạn. Trong đó, công suất của Giai đoạn 1 sẽ là 6.000 – 9.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư cho Giai đoạn 1 ước tính là khoảng 150 tỷ đồng.
Lợi nhuận đóng góp từ các công ty con khác là khá nhỏ – DPR sở hữu 76,83% cổ phần tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Kỹ Thuật Đồng Phú (Dorufoam) chuyên sản xuất đệm, 52% cổ phần tại CPCP Gỗ Đồng Phú sản xuất đồ nội thất bằng gỗ và 51% cổ phần tại CTCP Khu Công nghiệp Bắc Đồng Phú. DPR ước tính Dorufoam sẽ tạo LNTT cả năm là 1-2 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2016, LNST của Gỗ Đồng Phú là 3,2 tỷ đồng và LNST của CTC KCN Bắc Đồng Phú là 3,1 tỷ đồng.
Công ty mẹ Tập đoàn cao su Việt Nam có vẻ hài lòng với thực trạng hiện tại – Mặc dù các DNNN khác có động thái cổ phần hóa, tư nhân hóa hay thoái vốn, công ty mẹ Tập đoàn Cao su Việt Nam, sở hữu 55,8% cổ phần tại DRP không tỏ ra có ý định thay đổi cấu trúc hiện tại. Do đó, không nhận thấy nhiều khả năng Tập đoàn sẽ đa dạng hóa với các sản phẩm cho giá trị gia tăng lớn hơn cũng như tham gia vào các liên doanh. Trái lại, Tập đoàn có vẻ hài lòng với việc cho phép các công ty thành viên mở rộng một cách thận trọng mảng kinh doanh chính miễn là việc đầu tư vốn sẽ không (1) ảnh hưởng đến trả cổ tức hoặc (2) dẫn đến nhu cầu tăng vốn mới. Và theo đó giá cổ phiếu biến động theo xu hướng giá cao su và cũng thiếu thanh khoản do thiếu sự quan tâm từ NĐT tổ chức hoặc các quỹ đầu tư lớn.
Dĩ nhiên, áp lực thay đổi ở nhiều DNNN ngày càng gia tăng và khả năng trong một vài năm tới, Tập đoàn Cao su có thể phải tư duy linh hoạt hơn. Tuy vậy, ở thời điểm này, vẫn còn sớm để đưa ra bất kỳ dự báo nào.
Định giá PB ở mức giữa vùng dao động của PB lịch sử trong vòng 5 năm – PB lịch sử 5 năm dao động từ 0,5 đến 1,07 và do vậy PB hiện tại đang nằm trong khoảng dao động này. Mức dao động hẹp PB lịch sử phản ánh cơ chế hoạt động thận trọng của cả tập đoàn. Phản ánh qua xu hướng ít biến động trong tăng trưởng diện tích trồng cao su.
Xét về định giá PE và so sánh với 3 công ty cùng ngành trong khu vực, nhận thấy PE 2016 tổng hợp là khoảng 23 lần. Trong khi đó PB tổng hợp là khoảng 2,7 lần. Cho thấy tiềm năng tăng giá đáng kể nếu DPR và tập đoàn có động thái thay đổi để phát huy hơn nữa những khả năng tiềm ẩn.
Quan điểm đầu tư – Giá cổ phiếu DPR đã tăng 24,2% so với đầu năm và cũng tăng 46,1% từ mức thấp năm 2015. Cổ phiếu không đắt và triển vọng tương lai có vẻ tốt. Tuy nhiên, do thanh khoản kém, ưa thích cổ phiểu PHR hơn trong ngành cao su. Thực tế, mặc dù tỷ lệ free float chỉ là 40%, cổ phiếu rất ít được giao dịch trên thị trường. KLGD bình quân 25 ngày giao dịch gần nhất là 48.416cp/ngày so với KLGD bình quân 653.410 cổ phiếu/ngày của cổ phiếu Cao su Phước Hòa (có diện tích trồng cao su lớn hơn và mô hình kinh doanh đa dạng hơn). NĐT dài hạn có thể lưu ý đến khả năng M&A hay cơ cấu trong ngành cao su, theo đó sẽ xuất hiện một số thương vụ sáp nhập bên trong Tập đoàn hay có sự tham gia của NĐT chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên, thời điểm diễn ra việc này có thể còn rất lâu nữa.
- Cổ phiếu ngành dược phẩm giảm dẫn đầu là DHG; DMC; IMP và TRA.
- Cổ phiếu ngành tiện ích, logistic và vận tải biến động trái chiều với NT2 & VSH giảm trong khi PPC đóng cửa tại tham chiếu. ACV tăng với NCT đóng cửa tại tham chiếu. GMD & VSC giảm. VNS đóng cửa tại tham chiếu. Giá cổ phiếu có thời điểm khá thấp trong phiên hôm nay do khối ngoại bán ròng những ngày gần đây có thể là động thái liên quan đến các quỹ ETF.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục lình xình và giảm phiên thứ 2 liên tiếp. Điểm lại tình hình hiện nay có thể thấy: kết quả đợt chào bán cổ phần VNM của SCIC gây thất vọng, SAB tiếp tục tăng trần, quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng tích cực diễn ra, thị trường đang chờ Fed tăng lãi suất, lo ngại về việc đồng USD mạnh lên và sắp tới là kỳ nghỉ lễ. Và với tình hình này thị trường sẽ chưa quyết định rõ ràng được xu hướng của mình. Trong khi đó NĐT còn đang tập trung vào đợt IPO Vietjet Air cộng với việc chuyển sàn của Viglacera & Habeco. (Nguồn: HSC)
Sau phiên đầu tuần giao dịch khá tích cực, hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài đã suy giảm đáng kể. Vẫn duy trì mua ròng nhưng giá trị đã giảm gần 85% so với phiên hôm qua khi chỉ đạt 20 tỷ đồng. Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 14,2 tỷ đồng (gảm 88,6% so với giá trị mua ròng của phiên trước), mặc dù vậy tính về khối lượng họ vẫn bán ròng hơn 3,4 triệu cổ phiếu. Họ duy trì mua ròng mạnh nhất mã VNM đạt gần 30 tỷ đồng. Tiếp đó, HSG được mua ròng hơn 23,5 tỷ đồng. Trong khi đó, VIC bị bán ròng mạnh nhất, gần 22,8 tỷ đồng. HPG và MSN bị bán ròng lần lượt 22,4 tỷ đồng và 12,6 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 6,5 tỷ đồng (giảm 29% so với phiên trước). Họ mua ròng tập trung hai mã PVS và VND, đạt lần lượt 1,8 tỷ đồng và 1,4 tỷ đồng. Ngoài ra, không còn mã nào có giá trị mua/bán ròng trên 1 tỷ đồng.
3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Thị trường tài chính toàn cầu chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách của FED diễn ra trong 2 ngày 13, 14 tháng 12. Chiều ngày thứ 4 (rạng sáng ngày thứ 5 theo giờ Việt Nam), chủ tịch FED bà Janet Yellen theo lịch sẽ có buổi họp báo công bố kết quả cuộc họp. Nhìn chung, lần họp chính sách này không thu hút được nhiều sự quan tâm của thị trường như các kỳ họp trước với nguyên nhân chính do thị trường đánh giá gần như chắc chắn FED sẽ nâng lãi suất cho kỳ họp lần này. Các hợp đồng tương lai đang cho thấy nhà đầu tư đánh giá khả năng FED nâng lãi suất lên đến hơn 95%. Nếu điều đó xảy ra, đây là lần nâng lãi suất đầu tiên và duy nhất trong năm nay và cũng là lần thứ 2 kể từ năm 2006.
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, khả năng FED nâng lãi suất trong kỳ họp lần này đã phản ánh khá đầy đủ vào diễn biến giá cổ phiếu trong giai đoạn gần đây. Bên cạnh đó, dữ liệu quá khứ cho thấy lần nâng lãi suất đầu tiên của FED cuối năm ngoái chỉ gây tác động tiêu cực trong ngắn hạn, khả năng thị trường tiếp tục điều chỉnh mạnh sau kỳ họp lần này là khá thấp. Ngược lại, nếu bà Yellen tiếp tục thể hiện quan điểm các lần nâng lãi suất tiếp theo trong năm 2017 sẽ được cân nhắc thận trọng, cùng với việc tâm lý nhà đầu tư được giải tỏa sau lần nâng lãi suất này, khả năng 2 chỉ số xuất hiện các nhịp hồi phục ngắn được đánh giá cao trong bối cảnh áp lực bán từ khối ngoại đã giảm đáng kể các phiên gần đây.
4. Sự kiện nổi bật ngày mai (14/12/2016):
14/12/2016 VPS Giao dịch bổ sung – 6,988,798 CP
14/12/2016 TBC Trả cổ tức đợt 1/2016 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
14/12/2016 CII Họp ĐHCĐ bất thường lần 2 năm 2016
14/12/2016 TBC Trả cổ tức đợt 1/2016 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
14/12/2016 KBE Trả cổ tức đợt 1/2016 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
5. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:
Ghi chú:
– T + 0 là ngày Mua.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.
—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Facebook / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com