DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 13/12/2016

Lượt xem: 2,952 - Ngày:
Chia sẻ

1. Nhận định thị trường:

VN-Index đóng cửa phiên đầu tuần giảm 3,37 điểm (tương đương 0,51%) xuống mức 659,70 điểm. Số mã giảm gấp 3 lần số mã tăng.

 Đồ thị VN-Index ngày 12/12/2016. Nguồn: AmiBrokerĐồ thị VN-Index ngày 12/12/2016. Nguồn: AmiBroker

Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nhật Cường cho rằng chỉ số VN-Index có khả năng sẽ hồi phục trở lại vào cuối phiên giao dịch ngày mai 13/12/2016. Đồng thời, Nhật Cường đánh giá chỉ số đang rơi vào trạng thái quá bán ngắn hạn và nhiều cổ phiếu đã giảm về các mức hỗ trợ mạnh. Ngoài ra, áp lực bán không quá lớn nhưng dòng tiền vẫn còn yếu và thị trường chưa có động lực tăng rõ ràng do phiên cơ cấu danh mục của hai quỹ ETFs đang đến gần. Do đó, các NĐT ngắn hạn cần hạn chế mua đuổi ở các nhịp tăng và chờ điểm mua được xác nhận. Các NĐT ngắn hạn chỉ nên xem xét mua thăm dò với tỷ trọng thấp ở các nhịp giảm, đặc biệt là ở nhóm cổ phiếu ngành dầu khí. Đồng thời, NĐT có thể sử dụng chiến lược đầu tư ngược trong kỳ cơ cấu hai quỹ ETFs lần này.

Nhà đầu tư muốn biết điểm mua, điểm bán Top 30 cổ phiếu mạnh nhất thị trường, vui lòng add Facebook của Cường để được tư vấn chi tiết.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 12/12/2016:

Thị trường chìm trong sắc đỏ, VN-Index mất mốc 660 điểm. VNM được mua ròng hơn 128 tỷ đã giúp chấm dứt chuỗi ngày bán ròng của khối ngoại. Cổ phiếu đầu cơ tiếp tục xu hướng giảm do bị cắt giảm margin của các công ty chứng khoán.

  • Các mã ngân hàng nhìn chung giảm với VCB; BIT & CTG giảm. EIB tăng trong khi ACB; MBB và STB đều giảm.

Tin doanh nghiệp – Truyền thông đưa tin nguyên TGĐ Ngân hàng Đông Á đã bị bắt giữ vào cuối tuần – Theo truyền thông, ông Trần Phương Bình, cựu TGĐ của Ngân hàng Đông Á (mã OTC là DAF) đã bị bắt giữ vào cuối tuần trước cùng với một số cựu lãnh đạo cao cấp khác. Ông Bình bị bắt giữ do những vi phạm về quản lý tài chính, cấp tín dụng gây hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đông Á. Trong thông báo chính thức của mình, NHNN khẳng định Ngân hàng Đông Á sẽ tiếp tục hoạt động bình thường và quyền lợi của người gửi tiền cũng như quyền/nghĩa vụ của các bên liên quan sẽ được đảm bảo.

Ngân hàng Đông Á đã nằm trong diện giám sát đặc biệt của NHNN kể từ tháng 8/2015 – Hơn 1 năm trước, một số lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Đông Á đã bị đình chỉ chức vụ và kể từ đó Ngân hàng hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của NHNN. Thông tin cụ thể về các sai phạm phát sinh tại Ngân hàng Đông Á chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, nhiều nguồn thông tin cho rằng đã có sai phạm do đầu tư không hiệu quả vào lĩnh vực BĐS và một số sai phạm khác liên quan đến thủ tục cấp tín dụng.

Trong thời gian gần đây Ngân hàng Đông Á đã không công bố rộng rãi các BCTC – Lần cuối Ngân hàng Đông Á công bố công khai BCTC là cuối 2014. Tại thời điểm này, Ngân hàng có tổng tài sản là 87,10 nghìn tỷ đồng, tổng cho vay khách hàng là 51,84 nghìn tỷ đồng, tổng dự phòng trích lập lũy kế là 952 tỷ đồng. Ngân hàng có tổng vốn huy động khách hàng là 77,41 nghìn tỷ đồng và vốn điều lệ là 5 nghìn tỷ đồng. LNTT năm 2014 giảm đáng kể xuống chỉ còn 35,14 tỷ đồng, giảm 918% từ mức 430,19 tỷ đồng năm 2013. Trong năm tài chính 2015 và 2016, Ngân hàng Đông Á không công bố công khai BCTC. Tuy nhiên, tài sản sinh lãi và nguồn vốn huy động có lẽ đã giảm trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng.

Vào năm 2014, Ngân hàng Đông Á có số lãi dự thu lớn – Ngân hàng Đông Á có 5.649 tỷ đồng lãi dự thu tại thời điểm cuối 2014 (tại thời điểm cuối 2013 là 4.062 tỷ đồng). Số lãi dự thu trên bằng 10,89% tổng dư nợ cho vay khách hàng ở cùng thời điểm, cao hơn nhiều so với mức 1-3% ở các ngân hàng niêm yết lớn. Lãi dự thu nói lên nhiều điều về sức khỏe của một ngân hàng vì lãi dự thu cho thấy chất lượng tài sản. Trong các trường hợp trước đây ở GPB, VNCB, SCB, PNB và Pvcombank, tỷ lệ lãi dự thu/tổng dư nợ cho vay khách hàng cũng đều trên 10%. Trên thực tế, có lẽ dưới sự giám sát của NHNN thì tình hình của Ngân hàng Đông Á đã có sự cải thiện kể từ thời điểm kể trên.

Cơ cấu cổ đông của Ngân hàng Đông Á “loãng” – Trong các cổ đông của Ngân hàng Đông Á chúng tôi thấy có: CTCP Xây dựng Bắc Nam 79 nắm 10%; PNJ nắm 7,7% còn Văn phòng Thành ủy T.P Hồ Chí Minh nắm 6,87%. Ngân hàng không có đối tác chiến lược nước ngoài. Ngoài cổ phần do PNJ (TGĐ của PNJ là bà Cao Thị Ngọc Dung, vợ ông Bình) nắm giữ, thì ông Trần Phương Bình và gia đình nắm 7,06% cổ phần Ngân hàng Đông Á; tương đương 35,2 triệu cổ phiếu.

Diễn biến mới nêu trên không ảnh hưởng đến hoạt động hiện tại của Ngân hàng nhưng tương lai về lâu dài của Ngân hàng vẫn chưa được định đoạt – Ngân hàng Đông Á đã và đang hoạt động ổn định dưới sự giám sát của NHNN trong hơn 1 năm qua và thông tin trên sẽ không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên kết quả tái cơ cấu và khả năng thay đổi sở hữu tại Ngân hàng Đông Á vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Trên thực tế cần thêm thông tin từ cơ quan quản lý về chính sách về lâu dài đối với một loạt tổ chức đang trong diện giám sát đặc biệt của NHNN.

  • Các mã tài chính phi ngân hàng giảm nhìn chung cũng giảm dẫn đầu là các mã bảo hiểm BVH & PVI giảm. Cổ phiếu chứng khoán giảm dẫn đầu là SSI; HCM và VND.
  • Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng biến động trái chiều với VNM & MSN giảm trong khi KDC tăng. SAB tiếp tục tăng trần trong khi BHN cũng tăng mạnh. FPT; MWG và PNJ đều giảm.

Tin cổ phiếu – Đợt chào bán cổ phần VNM của SCIC đã không thu hút được nhiều sự quan tâm như kỳ vọng trước đó – Trong đợt chào bán 9% cổ phần của VNM (Khả quan) chỉ có 2 NĐT tổ chức đăng ký mua với tổng số cổ phần đăng ký là 5,4%. Thời hạn chót đăng ký mua cổ phần là hôm thứ 6 tuần trước và phiên đấu giá đã diễn ra chiều nay. Theo đó, tập đoàn F&N đã mua thành công hơn 78,379 triệu cổ phiếu VNM với giá 144.000đ/cp.

F&N theo đó đã nâng tỷ lệ nắm giữ lên 16,35% – 2 pháp nhân thuộc F&N là F&N DAIRY INVESTMENTS PTE. LTD và F&N BEV MANUFACTURING PTE. LTD đã đăng ký mua lần lượt 39.189.150 cổ phiếu & 39.189.150 cổ phiếu VNM. Sau khi đấu giá và chuyển nhượng, cổ phần của F&N sẽ tăng từ 10,95% lên 16,35%. Lưu ý giá tối thiểu là 144.000đ (theo quy chế, nếu giá sàn vào ngày đấu giá cao hơn 144.000 thì giá khởi điểm sẽ là giá sàn; tuy nhiên điều này đã không diễn ra).

Câu hỏi là điều gì sẽ xảy ra đối với 3,6% cổ phần chưa bán được – Trên thực tế trước đây đã có nhiều phiên đấu giá diễn ra không thành công hoặc số cổ phần chào bán không được bán hết. Thông thường thì số cổ phần còn lại thường được chào bán sau đó, thường là với giá khơi điểm thấp hơn. Gần đây SCIC đã chào bán không thành công cổ phần tại VSH (Khả quan) trong 2 lần đầu nhưng đã bán thành công trong lần thứ 3. Do vậy, có thể SCIC vẫn cho rằng kết quả đấu giá lần này là chấp nhận được.

Có lẽ cần phải xem lại các quy định và thủ tục đấu giá – Mặc dù đã tổ chức một buổi giới thiệu cơ hội đầu tư “hoành tráng” và những bước chuẩn bị khá dài, đợt đấu giá này lại có số lượng đăng ký thấp. Trước tiên, thủ tục trước khi đăng ký đặt mua cổ phần là phức tạp và nhiều. Thứ hai là giá tối thiểu bị cho là cao (cao hơn 6% so với giá đóng cửa phiên hôm thứ 6).

Tin cổ phiếu – Giá cổ phiếu PNJ giảm 4,93% có thể do những diễn biến liên quan đến Đông Á Bank – Giá cổ phiếu Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ – Nắm giữ) đã giảm 4,93% hôm nay với 245.150 cổ phiếu được giao dịch. Giá cổ phiếu giảm sau thông tin bắt giữ một số cựu lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Đông Á (Đông Á Bank), bao gồm cả Tổng giám đốc. PNJ sở hữu 7,7% cổ phần của Đông Á Bank và giá trị khoản đầu tư này trên BCTC của PNJ hiện bằng không sau khi PNJ đã trích lập 395,27 tỷ kể từ năm 2015. Do đó, diễn biến xoanh quanh Đông Á Bank gần đây sẽ không ảnh hưởng đến KQKD của PNJ. Tuy vậy, liệu thông tin này có tác động gián tiếp đổi với PNJ hay không thì vẫn cần quan sát thêm.

Cổ phiếu PNJ đã giảm gần đây mặc dù các yếu tố căn bản tốt – Sau khi tăng 176,53% từ mức giá thấp nhất vào cuối năm 2014 đến mức đỉnh 82.000đ/cp trong tháng 7/2016, cổ phiếu đã giảm 19,43%. Giá cổ phiếu tăng mạnh trước đó được hỗ trợ bởi hoạt động kinh doanh tăng trưởng nhanh chóng với số lượng cửa hàng bán lẻ vàng PNJ tăng mạnh 60% kể từ cuối năm 2014. Trong khi đó, cũng trong giai đoạn này, thị phần trang sức bán lẻ của PNJ cũng tăng từ 20% lên 25%.

Quan điểm đầu tư – Lặp lại đánh giá NẮM GIỮ. Giá cổ phiếu PNJ đã tăng 72,34% so với đầu năm với định giá P/E mảng kinh doanh chính dự phóng là 13,39 lần, tương đương với các công ty cùng ngành khác như MWG có P/E dự phóng là 14,6 lần. Phương án phát hành riêng lẻ và những quan ngại liên quan đến Đông Á Bank sẽ dẫn đến một số lo lắng trong ngắn hạn.

Dù vậy, vẫn có các yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu bao gồm dự báo của chúng tôi về LNST năm 2017 tăng trưởng 25%, khả năng nới room của PNJ và bán lại Đông Á Land. Mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh thu của chuỗi cửa hàng bán lẻ chậm dần cho thấy dấu hiệu bão hòa trong ngành, câu chuyện tăng trưởng dài hạn vẫn rất tiềm năng. PNJ hiện nắm 25% thị phần trang sức có thương hiệu trong khi đó thị trường không thương hiệu cũng hứa hẹn nhiều cơ hội.

Tin niêm yết – Habeco nộp hồ sơ đăng ký niêm yết trên HoSE – Habeco (BHN) gần đây đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết toàn bộ 231,8 triệu cổ phiếu trên HoSE. Sau khi niêm yết trên Upcom gần đây. Quá trình phê duyệt sẽ không kéo dài và dự báo cổ phiếu sẽ niêm yết trên HoSE trước cuối năm nay.

  • Cổ phiếu dầu khí biến động trái chiều với GAS đóng cửa tại tham chiếu; PVD & PVS tăng và PXS giảm.

Tin ngành – Thỏa thuận của các nước ngoài OPEC và phát biểu của A-rập Xê-út có thể mở ra bước ngoặt cho các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam – Các nước ngoài OPEC thông báo sẽ tích cực tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC và A-rập Xê-út cũng hi vọng sẽ cắt giảm sản lượng hơn nữa trong thời gian tới; và đây sẽ là cơ hội đối với các doanh nghiệp ngành dịch vụ dầu khí Việt Nam đặc biệt là PVD (Khả quan)PVS. Giá dầu cần trên mức 60USD/thùng để tạo lực đẩy phục hồi hoạt động E&P ở Việt Nam.

KQKD của PVD & PVS có thể có sự phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2017 – Tuy nhiên, nhiều khả năng giá dầu WTI sẽ đạt được mức này trước khi kết thúc nửa đầu năm sau. Và do đó, mặc dù vẫn cho rằng KQKD của PVD & PVS không thể phục hồi đáng kể trong năm tới, vẫn có khả năng KQKD 6 tháng cuối năm có sự phục hồi do mức so sánh thấp.

NĐT trung đến dài hạn có thể bắt đầu mua vào cổ phiếu dầu khí từ bây giờ – Sự tham gia tích cực của các nước ngoài OPEC trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC sẽ đảm bảo sự chênh lệch cầu/cung dẫn đến (1) lượng tồn kho dầu trên thế giới giảm và theo đó (2) giá dầu sẽ tăng ổn định, rõ ràng điều tồi tệ nhất đối với ngành dầu khí đã qua đi. Do đó, khuyến nghị khách hàng tăng dần tích lũy cổ phiếu trong ngành. PVD (Khả quan) vẫn là lựa chọn hàng đầu của chúng tôi, tiếp đó là PVS.

  • Cổ phiếu ngành sản xuất nhìn chung giảm với HPG; HSG và NKG giảm. AAA; BMP; CSM; DQC; DRC; HHS; PAC; RAL; TCM và TMT đều giảm. EVE và STK tăng.
  • Cổ phiếu BĐS và xây dựng biến động trái chiều với VIC đóng cửa tại tham chiếu và KDH & NLG cũng vậy. BCI & CTD tăng dù CII: CTI; DIG; DXG; HBC; KBC; SJS; TDH và PC1 đều giảm.

Tin cổ phiếu – Cổ phiếu KBC giảm do bị loại khỏi danh mục của quỹ ETF – Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC – Khả quan) với mã cổ phiếu KBC đã giảm sàn hôm nay sau thông tin bị loại khỏi danh mục của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF sau kỳ review định kỳ hàng quý.

Thanh khoản của cổ phiếu rất tốt, do đó rủi ro giảm giá là hạn chế – Theo công bố gần đây nhất, quỹ ETF sở hữu tổng cộng 6,3 triệu cổ phiếu KBC, trong khi đó, KLGD bình quân 30 ngày giao dịch gần nhất ở cổ phiếu này là 3,29 triệu cổ phiếu. Do đó, mặc dù nhận thấy áp lực bán ra trong ngắn hạn ở cổ phiếu vẫn còn tiếp diễn, rủi ro giá cổ phiếu giảm mạnh là hạn chế.

Lặp lại đánh giá Khả quan và nhận thấy cơ hội tốt để mua vào – Ở mức giá đóng cửa hôm nay, cổ phiếu đang giao dịch với PE dự phóng 2016 là 8,9 lần và PE dự phóng 2017 là 7,3 lần, là mức rất hợp lý. Do đó, đây là cơ hội mua vào tốt đối với NĐT dài hạn.

Câu chuyện tăng trưởng của KBC không hề thay đổi – KBC sẽ tổ chức cuộc họp cuối năm vào chiều mai với các nhà đầu tư ở Bắc Ninh để xây dựng chiến lược phát triển cho năm 2017 và các năm tiếp theo. Mặc dù TPP bị trì hoãn, câu chuyện tăng trưởng của KBC vẫn còn nhiều triển vọng khi làn sóng đầu tư FDI lớn và ổn định vẫn được duy trì. Các KCN của KBC vẫn hấp dẫn các doanh nghiệp sản xuất từ khu vực Bắc Á trong đó có Hàn Quốc nhờ chi phí thấp cũng như mục tiêu chiến lược khác. Do đó, động lực tăng trưởng lớn đặc biệt sau khi giai đoạn 3 của KCN Tràng Duệ hoàn thiện.

Tin niêm yết – Viglacera sẽ niêm yết trên HNX vào ngày 22/12 – Tập đoàn vật liệu xây dựng Viglacera sẽ niêm yết trên HNX vào ngày 22/12. Thông tin chi tiết vẫn chưa được công bố.

  • Cổ phiếu ngành nông nghiệp & thủy sản biến động trái chiều với HAG; HNG; DPM đều tăng trong khi PAN đóng cửa tại tham chiếu. BFC; BHS; GTN; SBT; VFG và VHC đều giảm.
  • Cổ phiếu ngành dược phẩm giảm dẫn đầu là DHG; DMC; IMP và TRA.
  • Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, logistic và vận tải biến động trái chiều với NT2 giảm và PPC đóng cửa tại tham chiếu trong khi VSH tăng. ACV; GMD và NCT đều giảm với VSC đóng cửa tại tham chiếu. VNS cũng vậy. (Nguồn: HSC)

Nhà đầu tư nước ngoài đã chấm dứt chuỗi bán ròng liên tiếp khi mua ròng trở lại gần 134 tỷ đồng, tuy nhiên nếu xét về khối lượng thì họ vẫn bán ròng hơn 1,4 triệu cổ phiếu. Trên sàn HOSE, khối ngoại đã chấm dứt chuỗi bán ròng 7 phiên liên tiếp bằng việc mua ròng trở lại hơn 124,5 tỷ đồng, mặc dù vậy, nếu tính về khối lượng họ vẫn bán ròng hơn 2 triệu cổ phiếu. Đáng chú ý, họ đã mua ròng trở lại mã VNM, đạt tới hơn 128,4 tỷ đồng. Đứng sau VNM về giá trị mua ròng là VCB, đạt hơn 12 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, HPG bị bán ròng hơn 12 tỷ đồng. Hai mã PHR và PVD bị bán ròng lần lượt 9,7 tỷ đồng và 7,4 tỷ đồng. Các mã VIC, HAG, STB, DXG và MSN đều bị bán ròng hơn 5 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 9,3 tỷ đồng. Họ mua ròng mạnh nhất mã PMC, đạt gần 4 tỷ đồng. Các mã VKC, TIG và PVC đều được mua ròng hơn 1 tỷ đồng. Trong khi đó, không có mã nào trên HNX bị bán ròng trên 1 tỷ đồng.

3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Các nước ngoài OPEC đồng ý cắt giảm sản lượng 558.000 thùng dầu/ngày. Trong cuộc họp cuối tuần qua (ngày 10/12), các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn ngoài OPEC đã đạt được thỏa thuận sẽ cắt giảm khoảng 558.000 thùng dầu mỗi ngày. Trong đó, riêng Nga sẽ cắt giảm khoảng 300.000 thùng/ngày từ mức 11,2 triệu thùng/ngày hiện nay. Mức cắt giảm 558.000 thùng/ngày như trên được đánh giá là ít hơn mục tiêu ban đầu là giảm khoảng 600.000 thùng/ngày, tuy nhiên đây vẫn được xem là động thái tích cực của các nước ngoài OPEC trong nỗ lực phối hợp với các nước trong OPEC nhằm hỗ trợ cho giá dầu thế giới. Trước đó, trong cuộc họp vào ngày 30/11, các nước thuộc OPEC đã đồng ý cắt giảm giảm sản lượng khoảng 1,2 triệu thùng dầu/ngày (tương đương khoảng 1% sản lượng toàn cầu) với thời gian áp dụng bắt đầu từ ngày 1/1/2017. Như vậy, tổng sản lượng cắt giảm của các nước trong và ngoài OPEC sẽ là 1,758 triệu thùng/ngày. Sau hai thỏa thuận mang tính đột phá trên, giá dầu Brent đã bật tăng hơn 15%, hiện lên mức 57 USD/thùng. Đây cũng là mức giá cao nhất của mặt hàng này kể từ tháng 10 năm ngoái.

4. Sự kiện nổi bật ngày mai (13/12/2016):

13/12/2016 HT1 Giao dịch bổ sung – 63,589,911 CP
13/12/2016 TCT Trả cổ tức đợt 1/2016 bằng tiền, 1,700 đồng/CP

5. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:

Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư dm1212Ghi chú:
– T + 0 là ngày Mua.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.

—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Facebook / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý