1.Nhận định thị trường:
VN-Index tiếp tục phục hồi nhẹ phiên thứ hai liên tiếp, với mức tăng 2,32 điểm (tương đương 0,34%), đóng cửa tại 676,46. Thanh khoản giảm nhẹ khoảng 10% với 77 triệu cổ phiếu khớp lệnh.
Đồ thị VN-Index ngày 08/11/2016. Nguồn: AmiBroker
Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nhật Cường cho rằng chỉ số VN-Index sẽ biến động mạnh trong phiên giao dịch ngày mai 09/11/2016. Biến động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực sẽ phụ thuộc vào việc Hillary Clinton hay Donald Trump, ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Vào sáng ngày mai (theo giờ Việt Nam), chúng ta sẽ biết kết quả chính thức.
Nhật Cường nhận thấy quá trình triển khai thoái vốn ở các Tổng công ty và các DNNN lớn đang diễn ra theo chiều hướng khẩn trương. Sự đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu không những của DNNN như Habeco; Sabeco, ACV, Vissan mà cả những doanh nghiệp tư nhân như Masan Consumer, hay Đường Quảng Ngãi (dự kiến niêm yết trên Upcom). Và điều này sẽ tạo ra sự quan tâm lớn của NĐT, bao gồm cả những NĐT tổ chức nước ngoài vốn từ lâu vẫn cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang thiếu các lựa chọn đầu tư. Với việc có thêm nguồn cung thì VN-Index có lẽ sẽ không thể tăng mạnh như trước đó trong năm nhưng GTGD và sự quan tâm của NĐT sẽ tăng đáng kể từ nay đến cuối Qúy I/2017.
Cây nến ngày hôm nay có dạng “Spinning Top” ở trong vùng được giới hạn bởi đường SMA20 và SMA50. Điều này thể hiện tâm lý lưỡng lự, chờ đợi của nhà đầu tư khi chỉ số đang tiếp cận mốc 680 điểm, một mốc cản quan trọng, có tính quyết định đối với xu hướng của chỉ số trong ngắn hạn. Do đó, NĐT nên quan sát sự vận động của thị trường để ra quyết định đầu tư phù hợp.
Nhà đầu tư muốn biết điểm mua, điểm bán Top 50 cổ phiếu mạnh nhất thị trường, vui lòng add Facebook của Cường để được tư vấn chi tiết.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 08/11/2016:
VN-Index giữ vững đà tăng trước thềm công bố kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ vào sáng mai. GAS và ROS tiếp tục là trụ đỡ quan trọng của thị trường. Nhóm cổ phiều bia đồng loạt tăng trần.
- Các mã ngân hàng biến động trái chiều với VCB tăng trong khi CTG và BID giảm. MBB & STB đều tăng dù EIB và ACB đều giảm.
- Các mã tài chính phi ngân hàng tăng với BVH & PVI tăng. Cổ phiếu chứng khoán cũng tăng dẫn đầu là HCM và VND. SSI đóng cửa tại tham chiếu.
- Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng biến động trái chiếu và giảm với VNM & KDC giảm dù MSN đóng cửa tại tham chiếu. FPT tăng và MWG cũng tăng trong khi PNJ giảm. Habeco (BHN) không cho thấy nhiều dấu hiệu chấm dứt xu hướng hiện tại mặc dù vậy vẫn có một số giao dịch ở cổ phiếu diễn ra hôm nay.
- Cổ phiếu dầu khí biến động trái chiều với GAS giảm trong khi PVD; PVS và PXS tăng.
KQKD 9 tháng đầu năm của PVD khá thất vọng nhưng không bất ngờ. Tốc độ phục hồi chậm và thiếu các yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu trong hiện tại. Lặp lại đánh giá Nắm giữ.
LNST 9 tháng đầu năm giảm 91,1% so với cùng kỳ do số ngày hoạt động và giá cho thuê theo ngày đối với giàn khoan tự nâng đều giảm, lần lượt là 38-44%. Sản lượng dầu ở Châu Á (có chi phí khai thác cao hơn) khó được hấp thụ trong điều kiện cùng/cầu hiện tại của thị trường dầu thế giới, do đó tỷ lệ hoạt động của các giàn khoan trong khu vực thấp và theo đó giá cho thuê ngày giảm. Để đổi ngược tình hình hiện tại, đòi hỏi giá dầu phải tăng lên mức lớn 60USD/thùng và chúng tôi không nhìn thấy khả năng này cho đến 6 tháng cuối năm 2017 hoặc muộn hơn.
Lặp lại đánh giá Nắm giữ. Giá cổ phiếu đã tăng 7.4% so với đầu năm và tăng 27,3% so với mức thấp của năm. Định giá PB không đắt nhưng cổ phiếu thiếu các yếu tố hỗ trợ giá thực sự trong hiện tại. NĐT dài hạn có thể tiếp tục quan sát cổ phiếu nhưng còn quá sớm để quyết định mua vào.
Quan điểm đầu tư – Tiếp tục duy trì đánh giá Nắm giữ. KQKD 2016 kém khả quan và triển vọng năm 2017 kém tích cự do giá dầu biến động bên dưới mốc 50USD/thùng và công suất hoạt động của giàn khoan trong khu vực thấp. Trong khi đó mối liên hệ giữa giá cổ phiếu và giá dầu đã kém đi do công suất hoạt động của giàn khoan trong khu vực là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cho thuê giàn khoan. Điều này cho thấy KQKD của PVD sẽ chưa thể cải thiện trong khoảng 12 tháng tới.
- Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều với HPG tăng trong khi HSG và NKG giảm. BMP; DQC; EVE và TMT đóng cửa tại tham chiếu. CSM; DRC; HHS; PAC; RAL và TCM tăng. STK giảm.
Tin cổ phiếu – DRC tạm ứng cổ tức 1.500đ/cp – CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC- Khả quan) sẽ tạm ứng cổ tức tiền mặt năm 2016 với tỷ lệ 15% (tương đương 1.500đ/cp). Tổng số cổ phiếu đang lưu hành hiện tại của DRC là 118.792.605 cổ phiếu, như vậy công ty sẽ chi hơn 178 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức. Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 25/11/2016 và ngày thanh toán là ngày 14/12/2016.
Tin cổ phiếu – CSM tạm ứng cổ tức 1.000đ/cp – Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (CSM) sẽ tạm ứng cổ tức tiền mặt năm 2016 cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10%, tương đương 1.000đ/cp. Ngày đăng ký cuối cùng sẽ là ngày 23/11/2016 và ngày thanh toán là ngày 12/12/2016. Với tổng số cổ phiếu đang lưu hành hiện tại là 103,63 triệu cổ phiếu, CSM sẽ chi khoảng 103,63 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt.
- Cổ phiếu BĐS biến động trái chiều và tăng dẫn đầu là VIC và tiếp đó là CTI; DIG; DXG; HBC; KBC; NLG và SJS cũng tăng. BCI đóng cửa tại tham chiếu. CII; CTD; KDH và TDH giảm.
- Cổ phiếu ngành nông nghiệp & thủy sản biến động trái chiều với HAG; HNG; SBT và VFG tăng trong khi DPM; PAN và VHC giảm. BFC; BHS và GTN đóng cửa tại tham chiếu.
- Cổ phiếu ngành dược phẩm nhìn chung tăng dẫn đầu là DMC; IMP và TRA. DHG giảm.
- Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, logistic và vận tải biến động trái chiều với PPC giảm dù NT2 tăng và VSH đóng cửa tại tham chiếu. GMD giảm trong khi NCT & VSC tăng. VNS cũng giảm.
KQKD Q3 của ACV khả quan. Triển vọng năm 2017 tích cực cho ACV với vị thế độc quyền khai thác sân bay. ACV sẽ niêm yết trên Upcom. Tiếp tục duy trì đánh giá Mua vào.
KQKD Q2 & Q3 khả quan hơn với hầu hết chỉ tiêu trên KQKD Q3 vượt kế hoạch. Hiện không có số liệu cùng kỳ để so sánh do ACV mới chỉ công bố BCTC kể từ Q2. Cho cả năm 2016, dự báo doanh thu thuần tăng trưởng 22% còn LNTT từ hoạt động kinh doanh chính tăng trưởng 29%. Dự báo năm sau doanh thu thuần sẽ tăng trưởng 14% còn LNTT từ hoạt động kinh doanh chính tăng trưởng 21%. Lợi nhuận Q4/2016 sẽ tăng mạnh nhờ ACV thoái vốn khoản đầu tư vào SGN. Xu hướng trung hạn sẽ phụ thuộc vào: lượng hành khách và hàng hóa tăng mạnh; công suất phục vụ được nâng dần đặc biệt là đối với các chuyến vay quốc tế và khả năng tăng phí dịch vụ đối với khách nội địa. ACV đã được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên Upcom, và có lẽ sẽ niêm yết ngay trong tuần sau.
Đánh giá Mua vào. Mức EV/EBITDA 7,1 lần vẫn khá hấp dẫn. Động lực tăng giá chính là tiềm năng tăng trưởng. Ngành hàng không của Việt Nam vẫn trong giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng và ước tính lượng hành khách và hàng hóa sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR lần lượt là 13,9% và 10% trong 5 năm tới. ACV là doanh nghiệp độc quyền khai thác sân bay tại Việt Nam. Xu hướng tăng trưởng trung hạn tùy thuộc vào sự chú trọng đối với mảng hàng không quốc tế với tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Rủi ro tỷ giá có vẻ không ảnh hưởng tới dòng tiền của công ty.
ACV đã công bố KQKD chính Q2 & Q3/2016 – ACV (Mua vào) đã công bố KQKD hợp nhất Q3/2016 với doanh thu thuần đạt 4.060 tỷ đồng và LNST đạt 804 tỷ đồng. Nếu gộp cả Q2 & Q3, doanh thu thuần đạt 7.918 tỷ đồng và LNST đạt 787 tỷ đồng. Nếu không tính lỗ tỷ giá, thì LNTT của ACV đạt 2.616 tỷ đồng trong Q2 & Q3. ACV mới chỉ chính thức trở thành công ty cổ phần kể từ ngày 1/4/2016, nên chúng tôi không có số liệu cùng kỳ để so sánh vì công ty mới chỉ công bố BCTC Q2 & Q3/2016. Tuy nhiên nếu so với KQKD cả năm 2015, thì doanh thu Q2&Q3/2016 đã bằng 60% doanh thu thuần cả năm 2015 và LNTT bằng 91% cả năm 2015.
Tăng trưởng trung hạn phụ thuộc chủ yếu vào sự mở rộng công suất trong phân khúc hàng khách quốc tế – Công suất chung của ACV dự báo sẽ tăng 10% so với năm 2015 đạt 78,2 triệu khách/năm vào cuối năm 2016 và tăng thêm 4 triệu khách, tương đương 5% vào cuối năm 2017. Tập trung vào phân khúc hành khách quốc tế, là phân khúc có đơn giá cao gấp 3- 6 lần so với phân khúc khách nội địa. Ước tính công suất phục vụ khách quốc tế sẽ tăng 35% vào cuối năm 2017. Các kế hoạch mở rộng chính bao gồm:
- Sân bay Thọ Xuân – Sân bay Thọ Xuân tại tỉnh Thanh Hóa đã đi vào hoạt động từ ngày 30/1/2016 với công suất 1,2 triệu khách/năm. Vốn đầu tư là 600 tỷ đồng và hoàn toàn là vốn của ACV.
- Nhà ga hành khách Cát Bi – Sau 16 tháng xây dựng, Nhà ga hành khách Cát Bi tại Hải Phòng đã bắt đầu hoạt động từ tháng 5/2016. Vốn đầu tư là 1.500 tỷ đồng và hoàn toàn là vốn của ACV. Đồng thời, sân bay Cát Bi cũng được mở rộng thêm đường băng mới và 8 chỗ đỗ máy bay. Phần này sử dụng ngân sách địa phương của Hải Phòng. Nhờ vậy, công suất của Sân bay Cát Bi tăng gấp 3,3 lần lên 4 triệu khách/năm.
- Mở rộng Nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất (T2- Tân Sơn Nhất)- kế hoạch mở rộng Nhà gia quốc tế Tân Sơn Nhất được triển khai vào tháng 8/2014 với 1.524 tỷ đồng vốn đầu tư cho giai đoạn 1 và đã hoàn thiện vào ngày 26/10/2016. Tiếp đó, giai đoạn 2 với vốn đầu tư 787 tỷ đồng sẽ hoàn tất trước Q1/2017. Sau mở rộng, công suất của sân bay sẽ tăng 30% đạt 13 triệu khách.
- Nhà ga quốc tế Đà Nẵng: vào ngày 9/7/2015, CTCP Đầu tư và khai thác Sân bay quốc tế Đà Nẵng được thành lập với vốn điều lệ là 300 tỷ đồng, trong đó ACV góp 10% tương đương 30 tỷ đồng. Phần còn lại 90% là đóng góp của liên danh bao gồm Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không Thăng Long (Taseco) – Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) – Công ty cổ phần Đầu tư AOV (AOV). Công ty này sẽ chịu trách nhiệm xây dựng Nhà ga quốc tế Đà Nẵng với công suất 4 triệu khách/năm. Vốn đầu tư dự kiến là 3.504 tỷ đồng. Khởi công xây dựng từ tháng 11/2015 và dự kiến hoàn tất trước tháng 3/2017. Khi đi vào hoạt động, tổng công suất của sân bay Đà Nẵng sẽ tăng 67% đạt 10 triệu khách/năm.
- Nhà ga quốc tế Cam Ranh – vào ngày 8/9/2016, CTCP Nhà ga quốc tế Cam Ranh (với 30% cổ phần của ACV) đã khởi công xây dựng Nhà ga quốc tế Cam Ranh theo nhiều giai đoạn từ năm 2016 – 2030. Tổng công suất của nhà ga này là 8 triệu khách/năm và tổng vốn đầu tư là khoảng 3.700 tỷ đồng. Giai đoạn 1 sẽ hoàn tất trong tháng 3/2018 với công suất 2,5 triệu khách/năm, nâng gấp đôi công suất hiện tại của Sân bay cam Ranh lên 5 triệu khách/năm. Giai đoạn 2 bổ sung 4 triệu khách/năm và Giai đoạn 3 bổ sung thêm 1,5 triệu khách. Đồng thời, đường băng thứ hai cũng đang trong quá trình xây dựng và sẽ đi vào hoạt động cùng Giai đoạn 1 của Nhà ga quốc tế Đà Nẵng. Dự án này do tỉnh Khánh Hòa cấp vốn.
Đề xuất tăng phí dịch vụ hành khách nôi địa thêm 43% – ACV đã trình đề xuất lên Bộ Giao thông yêu cầu tăng phí dịch vụ hàng khách nội địa tại 7 sân bay bao gồm Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Vinh và Phú Bài. ACV đề xuất tăng phí dịch vụ hành khách nội địa 43% từ 70.000đ/khách lên 100.000đ/khách (bao gồm thuế) và tăng phí cất/hạ cánh đối với các chuyến bay nội đại thêm 43% lên mức tương đương 50% phí cất/ hạ cánh với các chuyến bay quốc tế. ACV cũng đề xuất lộ trình tăng phí dịch vụ hành khách nội địa cố định hai năm/ lần để huy động vốn cho nâng cấp các nhà ga nội địa. Ước tính, 7 sân bay này chiếm 90% tổng lượng hành khách trong năm 2015 và doanh thu từ thu phí dịch vụ hành khách nội địa tại những sân bay này chiếm 21% tổng doanh thu phí dịch vụ hành khách toàn công ty năm 2015.
Thoái vốn khỏi Công ty cổ phần Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (SGN- Upcom): ACV thông báo bán 1.319.700 cổ phiếu SGN thông qua giao dịch thỏa thuận từ ngày 31/10 đến ngày 29/11/2016 để giảm sở hữu tại công ty này từ 54,598% xuống 48%. Giá cổ phiếu SGN hiện tại là 110.700đ/cp. Có nghĩa là ACV có thể sẽ ghi nhận 133 tỷ đồng lợi nhuận tài chính thuần từ thoái vốn khỏi SGN trong Q4/2016. Trong năm 2015, SGN đóng góp 4,5% doanh thu thuần hợp nhất của ACV và 4,9% LNST hợp nhất của ACV.
Kế hoạch bán cổ phần cho cổ đông chiến lược vẫn chậm triển khai – ACV có kế hoạch phát hành 65,9 triệu cổ phiếu sơ cấp và bán 382,7 triệu cổ phiếu thứ cấp thuộc sở hữu nhà nước cho Aéroports de Paris Group (ADP) với giá khởi điểm là 13.100đ/cp và số cổ phiếu này bị hạn chế giao dịch trong vòng ít nhất 10 năm. Khi các giao dịch này hoàn tất, cổ phần nhà nước tại ACV sẽ giảm từ 95,396% xuống 75,53% và cổ phần của ADP sẽ là 20%. Quá trình đàm phán cho giao dịch này đã kéo dài hơn một năm tuy nhiên dự kiến có thể hoàn tất trong 6 tháng đầu năm sau.
ACV sẽ niêm yết trên Upcom ngay trong thời gian tới. ACV vừa nhận được thông báo từ Sở Giao dịch chúng khoán Hà Nội chấp thuận niêm yết 2,177 triệu cổ phiếu ACV lần đầu trên Upcom với giá khởi điểm theo ước tính của chúng tôi là 25.000đ/cp, cao hơn 57% so với giá IPO bình quân. ACV chưa xác định thời gian niêm yết đề xuất cụ thể mặc dù nhiều khả năng việc niêm yết sẽ sớm được thực hiện. Có thể thậm chí là ngay trong tuần tới.
Dự báo cổ phiếu sẽ niêm yết trên HSX trong 12-18 tháng tới và với mức vốn hóa lớn, cổ phiếu ACV nhiều khả năng sẽ được bổ sung rổ chỉ số VN index trong vòng 6-12 tháng sau khi niêm yết trên sàn này.
Quan điểm đầu tư – Lặp lại đánh giá MUA VÀO. EV/EBITDA ngành kinh doanh chính là 7,1 lần theo giá khởi điểm dự báo của chúng tôi là mức định giá rẻ. Ngành hàng không Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển và chúng tôi dự báo mức trăng trưởng doanh thu cho ACV với CAGR đạt 12% trong 10 năm tới. Vị thế độc quyền và mô hình tăng trưởng rủi ro thấp, cổ phiếu là lựa chọn đầu tư rất hấp dẫn. Rủi ro tỷ giá cũng là một yêu tố cần cân nhắc với mức dư nợ bằng Yên hiện tại, tuy vậy rủi ro này sẽ giảm nhẹ theo thời gian khi công ty mở rộng nguồn huy động vốn. (Nguồn: HSC)
Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch khá tích cực trong phiên hôm nay khi đẩy mạnh mua ròng mạnh trên sàn HOSE. Tính chung cả hai sàn, họ đã mua ròng hơn 1,797 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng hơn 94,66 tỷ đồng. Trên sàn HOSE, giá trị mua ròng đạt gần 101 tỷ đồng (gấp 28 lần so với giá trị mua ròng phiên trước). Như vậy, khối ngoại đã liên tục mua ròng trên HOSE trong 4 phiên gần đây với tổng giá trị đạt trên 236 tỷ đồng. Họ tiếp tục mua ròng mạnh mã HPG, hơn 48 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VCB và HAH được mua ròng lần lượt 22,5 tỷ đồng và 19,6 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, MSN dẫn đầu giá trị bán ròng đạt gần 9,4 tỷ đồng. Hai mã DXG và PVD cũng bị bán ròng lần lượt 8,4 tỷ đồng và 4,3 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 7 liên tiếp, với giá trị bán ròng tăng mạnh so với phiên trước, đạt hơn 6,4 tỷ đồng. Họ bán ròng mạnh hai mã PVS và VNR, đạt lần lượt 3,35 tỷ đồng và 3 tỷ đồng. Không có cổ phiếu nào trên HNX được khối ngoại mua ròng trên 1 tỷ đồng.
3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
TTCK thế giới chờ đón kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Vào sáng ngày mai (theo giờ Việt Nam), cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ cho kết quả chính thức. Các cuộc điều tra sát ngày bầu cử vẫn cho thấy phần thắng đang nghiêng về phía bà Clinton, tuy nhiên sự chênh lệch giữa hai ứng viên là khá sít sao (chỉ vài điểm phần trăm). Vì vậy, vẫn có khả năng có bất ngờ xảy ra và thị trường tài chính thế giới cũng đang ở trạng thái thận trọng và theo dõi sát sao cuộc bầu cử này. Đối với Việt Nam, nếu bà Clinton dành thắng lợi, nhiều khả năng nền kinh tế nói chung và chỉ số Vn-Index nói riêng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn do chính sách của ứng cử viên này vẫn dành sự ủng hộ nhất định cho tự do thương mại. Dù bà Clinton trong các cuộc vận động tranh cử đã nêu ý kiến phản đối TPP do Hiệp định này không đáp ứng được các tiêu chuẩn mà bà đặt ra nhưng hoàn toàn có khả năng nếu thay đổi một số điều khoản trong hiệp định, bà Clinton có thể sẽ thay đổi quan điểm. Trong khi đó, nếu ông Trump thắng cử, chủ nghĩa bảo hộ sẽ quay lại, đi kèm với đó là các khoản thuế đánh lên hàng nhập khẩu vào Mỹ có thể sẽ tăng lên. Với vị thế là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay với giá trị khoảng 28 tỷ USD, nếu Mỹ thay đổi chính sách thương mại theo hướng bảo hộ, xuất khẩu của Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
4. Sự kiện nổi bật tuần sau:
09/11/2016 HID Giao dịch bổ sung – 1,606,621 CP
09/11/2016 DHM Giao dịch bổ sung – 1,644,753 CP
09/11/2016 SDT Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
09/11/2016 SLS Ngày GDKHQ Trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 20%
5. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:
Ghi chú:
– T + 0 là ngày Mua.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.
—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Facebook / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net