1. Nhận định thị trường:
VN-Index giảm phiên thứ tư liên tiếp, đóng cửa tại 661,28 điểm (- 2,62 điểm tương đương 0,39%). Thanh khoản ở mức thấp với chỉ 88 triệu cổ phiếu khớp lệnh.
Đồ thị VN-Index ngày 07/09/2016. Nguồn: Amibroker
Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nhật Cường cho rằng chỉ số VN-Index sẽ tăng trở lại trong phiên giao dịch ngày mai 08/09/2016 để kiểm tra vùng cản ngắn hạn tại 667 điểm. Do đó, NĐT có thể tăng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu khi thỏa mãn các tiêu chí: (1) triển vọng ngành khả quan, (2) định giá hấp dẫn hơn mặt bằng chung, (3) KQKD 6 tháng cuối năm tích cực.
Nhà đầu tư có thể theo dõi điểm mua và điểm bán Top 50 cổ phiếu mạnh nhất thị trường hàng ngày bằng cách add Zalo của Nhật Cường để được tư vấn chuyên sâu nhất.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 07/09/2016:
Điều chỉnh phiên thứ tư liên tiếp, VN-Index giữ vững mốc hỗ trợ 660 điểm vào cuối phiên. Nhóm cổ phiếu dược và mía đường khởi sắc. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng VNM mạnh nhất kể từ khi niêm yết.
- Các mã ngân hàng biến động trái chiều với VCB & BID đóng cửa tại tham chiếu trong khi CTG tăng nhẹ. MBB cũng tăng trong khi ACB & STB giảm. EIB cũng đóng cửa tại tham chiếu.
- Các mã tài chính phi ngân hàng tăng dẫn đầu là BVH & PVI. Cổ phiếu chứng khoán biến động trái chiều với SSI tăng trong khi HCM đóng cửa tại tham chiếu và VND đóng phiên giảm.
- Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng giảm dẫn đầu là VNM & KDC trong khi đó MSN đóng cửa tại tham chiếu. FPT giảm và MWG & PNJ cũng vậy.
Tin cổ phiếu – VNM (Khả quan) – Áp lực bán của từ nhiều NĐT ngoại đối với cổ phiếu VNM đã gia tăng hôm nay. Điều này có thể sẽ tiếp diễn trong vài ngày tới và trong ngắn hạn giá cổ phiếu có khả năng giảm.
Vào chiều nay áp lực bán ở cổ phiếu VNM đã gia tăng do tin đồn lưu truyền trên thị trường về khả năng được đưa vào giỏ chỉ số của quỹ ETF Van Eck Vietnam Vectors. Kết quả review của Van Eck Vietnam Vectors sẽ được công bố vào ngày 9/9/2016. Nói chung đây là một trong số những trường hợp mà NĐT muốn tìm cớ để bán ra và tin đồn cũng là một cái cớ ở đây.
Khả năng mua lại một công ty ở Mỹ – Đã có một bài phỏng vấn trên truyền thông của Bà Liên, Tổng Giám đốc lâu năm của VNM, cho biết công ty đang thảo luận về khả năng mua lại một công ty ở Mỹ. Tuy nhiên bài phỏng vấn không đi sâu vào bất kỳ chi tiết nào. VNM đã mua lại Driftwood Dairy ở Mỹ trước đó (thương vụ có quy mô nhỏ và cần phải tái cơ cấu trước khi đem lại lợi nhuận) nên thông tin này có lẽ là thông tin bất ngờ đối với NĐT.
Việc mua lại mới chỉ ở những bước đàm phán đầu tiên – Trao đổi với VNM chiều hôm nay, công ty đã xác nhận thông tin do Bloomberg đăng tải là chính xác, tuy nhiên cũng dễ hiểu khi công ty không cung cấp thêm bất kỳ thông tin nào khác với tính chất nhạy cảm của những đàm phán đang diễn ra. Hơn nữa, có vẻ như quá trình mới chỉ mới bắt đầu và do đó chưa có bất kỳ cam kết nào được đưa ra.
Lực bán của khối ngoại cũng có ảnh hưởng – Một nhân tố ảnh hưởng nữa nhưng không đáng kể là thông tin hai quỹ liên quan đến Dragon Capital là Amersham Industries Ltd và Grinling International Ltd đã đăng ký bán lần lượt 2,5 triệu và 2 triệu cổ phiếu VNM từ ngày 6/9 đến 5/10/2016 thông qua phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Hiện Amersham Industries Ltd đang nắm 13,8 triệu cổ phiếu VNM; tương đương 0,96% cổ phần trong khi Grinling International Ltd đang nắm hơn 6,4 triệu cổ phiếu VNM; tương đương 0,44% cổ phần. Giả sử 2 quỹ này bán thành công cổ phiếu đăng ký, thì sau giao dịch Amersham Industries Ltd và Grinling International Ltd sẽ lần lượt còn nắm 11,3 triệu cổ phiếu (0,78% cổ phần) và 4,4 triệu cổ phiếu (0,3% cổ phần).
Các NĐTNN đã giao dịch khá sôi động cổ phiếu VNM kể từ khi room nới lên 100% vào ngày 20/7/2016. Sau thời điểm nới room cho đến chốt phiên hôm qua, khối ngoại đã bán tổng cộng 22,9 triệu cổ phiếu VNM và mua tổng cộng 19,66 triệu cổ phiếu; theo đó khối này bán ròng 3,23 triệu cổ phiếu VNM.
Những động lực ngắn hạn cho giá cổ phiếu VNM chủ yếu gồm kỳ vọng được đưa vào giỏ chỉ số của quỹ ETF Van Eck Vietnam Vector. Trong khi đó nền tảng căn bản vẫn tốt mặc dù giá sữa nguyên liệu gần đây tăng có khả năng ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận gộp trong năm sau. Trong năm nay, giá cổ phiếu tăng nhờ (1) KQKD khả quan hơn kỳ vọng (đã phản ánh vào giá cổ phiếu); (2) thông tin về cổ phiếu chẳng hạn như chia cổ tức tiền mặt và thưởng cổ phiếu 20% vào 19/8 (đã phản ánh vào giá cổ phiếu) và (3) nới room lên 100% (đã phản ánh vào giá cổ phiếu).
Giá cổ phiếu đã tăng 44,6% so với đầu năm (lập đỉnh gần đây tại 156.000đ). Hiện P/E dự phóng của cổ phiếu này là 23,9 lần; nghĩa là đã khá đắt nếu so với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực; đặc biệt là nếu tính cả một chút phần bù rủi ro quốc gia.
Cổ phiếu vẫn còn rủi ro giảm trong ngắn hạn – Về những động lực cho giá cổ phiếu trong tương lai, động thái của chính phủ/SCIC trong việc bán 45% cổ phần nhà nước tại VNM sẽ được coi là động lực trung dài hạn; tuy nhiên vẫn chưa thể biết rõ thời điểm của động thái bán cổ phần này (có khả năng là năm sau). Còn trước mắt cổ phiếu VNM không còn nhiều lý do để tăng và có rủi ro giảm trong ngắn hạn.
Giá cổ phiếu VNM đã chuyển sang xu hướng giảm sau khi chọc xuống dưới đường xu hướng đang hướng lên trên và trên đồ thị đã xuất hiện dấu hiệu bán PSar. Ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn của VNM đặt tại 142 và có thể bật lại một chút nhưng khả năng giá sẽ phá vỡ ngưỡng hỗ trợ này trong vài tuần tới; sau đó giá sẽ tiếp tục giảm xuống & test vùng hỗ trợ mạnh hơn tại khoảng 135-130.
- Cổ phiếu dầu khí giảm dẫn đầu là GAS; PVD & PVS trong khi PXS đóng cửa tại tham chiếu.
Tin ngành – Ảnh hưởng một chút đối với GAS; PGD và NT2 – Hệ thống cung cấp khí Nam Côn Sơn sẽ giảm, ngừng cấp khí để bảo dưỡng định kỳ từ ngày 5 đến 19/9 – Hệ thống cung cấp khí Nam Côn Sơn vận chuyển khí từ bể khí Nam Côn Sơn (gồm các mỏ khí: Lan Tây, Rồng Đôi, Chim Sáo và Hải Thạch – Mộc Tinh) đến các nhà máy nhiệt điện và hộ sản xuất công nghiệp tại Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ bảo dưỡng định kỳ từ ngày 5 đến 19/9. Toàn bộ thành phần của hệ thống cung cấp khí gồm Nhà máy xử lý khí Dinh Cố, Trạm van Long Hải, Trạm phân phối khí Phú Mỹ, hệ thống đường ống dưới biển và các khu vực khai thác khí tại bể Nam Côn Sơn sẽ được bảo dưỡng định kỳ.
Trong thời gian bảo dưỡng từ 5/9-8/9 và từ 15/9 đến 19/9, khí cung cấp qua hệ thống cung cấp khí Nam Côn Sơn sẽ giảm xuống còn khoảng 11,5 triệu m3/ngày từ mức bình thườngl à 21,5 triệu m3/ngày; còn từ 9/9 đến 14/9 sẽ ngưng hoàn toàn việc cung cấp khí.
Việc bảo dưỡng định kỳ sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp khí của GAS, PGD và NT2. Ước tính sự kiện trên sẽ làm giảm 180 triệu m3 khí của GAS (tương đương 1,8% tổng sản lượng năm 2016). Đối với PGD, việc giảm & ngừng cung cấp khí nói trên sẽ chỉ làm giảm khoảng 0,5% tổng sản lượng khí của công ty vì phần lớn khí từ Nam Côn Sơn cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện và chỉ một phần nhỏ cung cấp cho PGD để bán cho các hộ sản xuất công nghiệp.
Ảnh hưởng của việc bảo dưỡng định kỳ đã được tính đến trong kế hoạch và dự báo KQKD cho năm nay của các doanh nghiệp trên – Do tất cả những bên chịu ảnh hưởng của đợt bảo dưỡng định kỳ trên đây đã biết trước và đã đưa vào kế hoạch kinh doanh 2016, nên việc sản lượng khí bị giảm sẽ không ảnh hưởng đến KQKD hay giá cổ phiếu của GAS, PGD và NT2.
- Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiếu với HPG & NKG tăng mạnh trong khi HSG giảm. PAC tăng vọt và BMP; DQC & DRC cũng tăng. CSM đóng cửa tại tham chiếu và STK cũng vậy. Trong khi đó, HHS; TMT; TCM và RAL đều giảm. TTF đóng phiên giảm sàn.
- Cổ phiếu BĐS biến động trái chiều và giảm với VIC; NLG & SJS giảm trong khi DIG; TDH; BCI và KDH đóng cửa tại tham chiếu. Cả KBC và CII đều giảm, HBC cũng giảm. CTD tăng trong khi các mã xi măng khác như HT1 và BCC cũng tăng.
Tin cổ phiếu – Công ty Cổ phần Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh (DXG – Khả quan) Vào ngày 24/8/2016, HĐQT công ty đã phê duyệt đề xuất phát hành riêng lẻ 350 tỷ đồng trái phiếu. Một số thông tin quan trọng về trái phiếu này bao gồm – đây là trái phiếu không chuyển đổi, có tài sản đảm bảo với kỳ hạn 36 tháng tính từ ngày phát hành và mệnh giá 1.000.000 đồng/trái phiếu. 350 trái phiếu sẽ được phát hành với giá bằng 100% mệnh giá. Phát hành theo hình thức phát hành riêng lẻ. Chưa có thông tin về lãi suất coupon.
- Cổ phiếu ngành sản xuất và thủy sản biến động trái chiều với HAG; PAN; GTN & HNG giảm. VFG đóng cửa tại tham chiếu và DPM cũng vậy. BHS; SBT và VHC đều tăng.
Tin doanh nghiệp – Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC – Nắm giữ) – Hôm nay VHC đã gửi thư thông báo đến NĐT khẳng định hiện công ty không có bất kỳ lô hàng nào được vận chuyển thông qua Hanjin, hãng tàu vận tải biển của Hàn Quốc công bố phá sản gần đây. Theo đó, công ty sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự việc này. VHC thường xuất hàng thông qua một số hãng tàu nước ngoài như Maersk Line, CMA-CGM Group, APL, COSCO Container Lines, Yang Ming Line. Giá cổ phiếu đã phản ứng tích cực với thông tin này sau khi giảm trong một vài ngày trước.
Tin đồn trên thị trường – ảnh hưởng đến BHS; SBT và HAG – Cổ phiếu Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà (BHS) tăng trần hôm nay và động thái này có thể liên quan đến một số tin đồn trên thị trường rằng BHS mong muốn mua lại nhà máy đường của HAG tại Lào. Dĩ nhiên, một số tin đồn gần đây liên quan đến việc Thành Thành Công (TTC) cũng mong muốn mua lại nhà máy đường của HAG. Hiện không có xác nhận dưới bất kỳ hình thức nào từ các bên liên quan đối với những tin đồn này.
Vài ngày trước, Thời báo Kinh tế Sài Gòn đưa tin Thành Thành Công, hiện dẫn đầu về đầu tư trong ngành mía đường với 24,75% cổ phần tại SBT và 23,59% cổ phần tại BHS có thể đang làm việc với HAG về việc mua lại nhà máy đường của công ty này. Thị trường trước đó cũng đã đồn đoán về khả năng sáp nhập giữa SBT & BHS trong tương lai. Nếu SBT và BHS sáp nhập trong tương lai thì việc nhà máy này của HAG thuộc về BHS hay SBT sẽ không còn quan trọng.
- Cổ phiếu ngành dược phẩm tăng với DMC; DHG & IMP tăng mạnh trong khi TRA đóng cửa tại tham chiếu.
Tin cổ phiếu – CFR International đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu DMC. CFR International – một công ty con của Abbott Laboratories – hôm nay thông báo công ty đã đăng ký tăng tỷ lệ sở hữu tại DMC từ 45,94% lên 51,7% (tăng tối đa 2 triệu cổ phiếu, tương đương 5,76% tổng số cổ phiếu đang lưu hành). Thời gian thực hiện giao dịch sẽ là từ ngày 08/09/2016 đến 30/09/2016. Theo đó, nhiều khả năng những hoạt động đầu cơ xoay quanh cổ phiếu này sẽ vẫn tiếp diễn và dĩ nhiên, cổ phiếu đã tăng trần hôm nay. Cổ phiếu DMC đã tăng rất mạnh trong tháng trước và lập đỉnh mới từ đầu đến hiện tại (tăng 206,82% so với đầu năm). Cổ phiếu có vẻ khá đắt với PE dự phóng 22 lần. Mặc dù vậy, nếu Abbott tiếp tục mua vào cổ phiếu, khi đó dự báo trong ngắn hạn hoạt động đầu cơ ở cổ phiếu sẽ tiếp tục.
Abbott đang tiến hành một bước lớn đầu tiên trong kế hoạch mua lại DMC. Theo bản điều lệ đã sửa đổi gần đây của DMC được cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐTN gần đây nhất, 51% là tỷ lệ sở hữu cần thiết để Abbott có thể nắm quyền kiểm soát các hoạt động của DMC. Abbott có thể sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại DMC thông qua phát hành riêng lẻ trong tương lai. Tuy nhiên, giả định việc tiến hành tăng cổ phần này sẽ diễn ra trong thời gian tới, khi đó, ở thời điểm hiện tại cổ phiếu có vẻ khá đắt và lưu ý rằng nhà máy non-betalactam của DMC đã đang hoạt động với công suất tối đa.
Việc mua lại Glomed của Abbott dẫn đến những băn khoăn về vai trò tương lai của DMC. Gần đây, Abbott thông báo công ty này đã mua lại Glomed – công ty sở hữu 2 nhà máy dược phẩm tại Việt Nam với công suất sản xuất 1 triệu đơn vị sản phẩm mỗi năm với nhà máy beta và non-beta tại KCN Việt Nam – Singapo thuộc tỉnh Bình Dương. DMC đã trì hoãn kế hoạch mua lại một nhà máy non-betalactam mới trong 3 năm qua do gặp phải những khó khăn trong tìm kiếm nhà máy thích hợp và do sự do dự từ phía Abbott.
Đến hiện tại thì Abbott thực tế đã tự mình mua một nhà máy mới tại Việt Nam, theo đó DMC sẽ không cần tiếp tục theo đuổi chiến lược thực hiện đầu tư nhà máy non-betalactam mới này nữa. Khi đó, câu hỏi đặt là Abbott sẽ có kế hoạch gì với hoạt động của DMC sau khi mua lại. Liệu Abbott sẽ tiếp tục xây dựng một nhà mới dưới tên DMC hay chỉ đơn giản sử dụng DMC là đơn vị phân phối.
DMC được xem là trường hợp thử nghiệm cho các cổ phiếu ngành dược phẩm khác liên quan đến vấn đề nới room. Mặc dù vậy, liệu trường hợp của DMC có trở thành tiền lệ cho ngành dược phẩm hay không hay trường hợp của DMC là dựa trên những điều kiện cụ thể (Một lần nữa ở đây vai trò của Abbott có ảnh hưởng quan trọng) vẫn là câu hỏi để mở.
Khuyến nghị chốt lời trong lời trong ngành – Trong bất kỳ trường hợp nào thì thì các cổ phiếu dược phẩm niêm yết cũng đã tăng mạnh trên chủ đề nới room và khả năng tiến hành các thương vụ sáp nhập được dự đoán trong một thời gian dài với một số cổ phiếu trong ngành đã tăng đáng kể trong năm nay như DHG (tăng 58,44%), DMC (tăng 206,82%), IMP (tăng 77,97%) và TRA (tăng 82,99%). Khuyến nghị NĐT có thể cân nhắc chốt lời khi mà đến hiện tại tác động từ câu chuyện nới room đã hết.
- Cổ phiếu ngành dịch vụ vận tải, logistic và dịch vụ tiện ích biến động trái chiều với VSH & PPC giảm trong khi NT2 tăng. VSC cũng giảm trong khi GMD tăng.
Tin cổ phiếu – VSH (Nắm giữ) – SCIC đã thông báo bán đấu giá 49,5 triệu cổ phiếu VSH (24% số lượng cổ phiếu lưu hành) với giá khởi điểm là 18.300đ/cp; cao hơn 8% so với thị giá hiện nay là 17.000đ/cp. Giá cổ phiếu VSH đã tăng trong 6 phiên vừa qua trước nhiều tin đồn và có vẻ tin đồn SCIC thoái vốn là tác nhân chính. Phiên đấu giá sẽ diễn ra vào ngày 16/9/2016. NĐT có thể đăng ký tham gia đấu giá từ ngày hôm nay, 7/9/2016.
Dự báo LNST cả năm 2016 sẽ tăng trưởng 10% – ước tính LNST cả năm 2016 sẽ tăng trưởng 10%; EPS đạt 1.340đ; P/E dự phóng tại giá khởi điểm là 12,69 lần.
Giá cổ phiếu đã tăng 20% trong những ngày gần đây trước khi gặp phải áp lực chốt lời ngày hôm nay. Trước đây cổ phiếu VSH không được NĐT quan tâm nhiều trong một thời gian dài với giá cổ phiếu biến động trong biên độ hẹp. Tuy vậy nền tảng căn bản của VSH có lẽ đang có sự cải thiện và NĐT hiện đang chú ý hơn đến những động lực có thể giúp giá cổ phiếu tăng (triển vọng KQKD 6 tháng cuối năm tốt và SCIC thoái vốn).
Tin doanh nghiệp – Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) chiều nay đã thông báo trên website của công ty KQKD Q2, cụ thể công ty báo lỗ 123,7 tỷ đồng với doanh thu là 3,3 nghìn tỷ đồng. ACV không đưa ra bất kỳ số liệu liên quan nào cho năm ngoái để so sánh, vì vậy khó để đưa ra bất kỳ đánh giá nào mà không thực hiện điều tra thêm. Công ty đã tiến hành IPO vào năm ngoái và vẫn chưa niêm yết.
Trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 258,6 tỷ đồng, tăng gần 80% so với phiên trước. VNS là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với 26 tỷ đồng. Đứng ở vị trí tiếp theo là HSG (21,8 tỷ), MSN (14,2 tỷ), BHS (10,5 tỷ), DMC (10,4 tỷ). Ở chiều ngược lại, VNM dẫn đầu danh mục bán ròng với giá trị bán ròng lên tới 294 tỷ đồng. VCB chỉ còn bị bán ròng 28 tỷ đồng, giảm gần 50% so với phiên trước. Trên HNX, khối ngoại bán ròng 4,4 tỷ đồng, giảm gần 76% so với phiên hôm qua. Trong đó, họ mua ròng mạnh nhất IVS (3,6 tỷ đồng) và DBC (3,2 tỷ đồng). Trong khi đó, PVS là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất với gần 16 tỷ đồng. Tiếp theo là HUT bị bán ròng 5,6 tỷ đồng. Tính chung cả hai sàn trong phiên hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng hơn 263 tỷ đồng, tăng hơn 61% so với phiên 06/09, trong đó phần lớn các mã bị bán ròng là bluechips – vốn đã tăng nhiều trong thời gian qua.
3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo bỏ 67 ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Luật Đầu tư 2014: Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh đang được lấy ý kiến. Trong đó, dự kiến sẽ bỏ 67 ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Luật Đầu tư 2014. Với dự thảo đã loại bỏ 67 ngành nghề kinh doanh, đây có thể sẽ là các ngành không hạn chế về tỷ lệ room cho các nhà đầu tư nước ngoài như sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, môi giới bất động sản, vận hành cơ sở hạ tầng, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi,… Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng bổ sung thêm 14 ngành nghề vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong đó có kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư, kinh doanh dịch vụ phát hành và phổ biến phim, kiểm toán năng lượng, hoạt động dịch vụ tư vấn du học, kinh doanh dịch vụ đăng ký và duy trì tên miền internet… Như vậy, danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã giảm từ 267 xuống còn 214 ngành nghề, giảm được 53 ngành nghề.
4. Sự kiện nổi bật ngày mai (08/09/2016):
08/09/2016 FLC Niêm yết cổ phiếu bổ sung – 108,167,204 CP
08/09/2016 TC6 Giao dịch bổ sung – 19,497,411 CP
08/09/2016 HDM Ngày GDKHQ Thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, tỷ lệ 100:95, giá 10.000 đồng/CP
08/09/2016 HTC Trả cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền, 300 đồng/CP
08/09/2016 PGD Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
08/09/2016 EVE Giao dịch bổ sung – 13,993,255 CP
08/09/2016 BFC Ngày GDKHQ Thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 5:1
08/09/2016 LGC Trả cổ tức đợt 1/2016 bằng tiền, 640 đồng/CP
08/09/2016 CAP Giao dịch bổ sung – 1,359,998 CP
5. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:
Ghi chú:
– “Giá mục tiêu” và “Giá cắt lỗ” sẽ được cập nhật dựa trên diễn biến giao dịch hàng ngày của từng mã.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.
—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net