DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 06/09/2016

Lượt xem: 2,939 - Ngày:
Chia sẻ

1. Nhận định thị trường:

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần với sắc đỏ, VN-Index mất 4,64 điểm xuống mức 664,55 điểm cùng với 103,19 triệu cổ phiếu được khớp.

đồ thị Vn-Index ngày 05092016Đồ thị VN-Index ngày 05/09/2016. Nguồn: Amibroker

Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nhật Cường cho rằng trong phiên giao dịch ngày mai 06/09/2016, chỉ số VN-Index sẽ có sự hồi phục kỹ thuật. Tuy nhiên, Nhật Cường thấy rằng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận đang ngày càng ít đi và đây không phải là giai đoạn để chúng ta lạc quan với thị trường. Do đó, nhà đầu tư chỉ nên nắm giữ các cổ phiếu cơ bản, có tích lũy cao, nền giá chặt chẽ với triển vọng kinh doanh quý 3 tích cực.

Nhà đầu tư có thể theo dõi điểm mua và điểm bán Top 50 cổ phiếu mạnh nhất thị trường hàng ngày bằng cách add Zalo của Nhật Cường để được khuyến nghị chuyên sâu nhất.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 05/09/2016:

VN-Index dần lùi xa mốc 670 trong sự phân hóa. Khối ngoại tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng. Kỳ cơ cấu danh mục của 2 quỹ ETF đang là tâm điểm của thị trường.

  • Các mã ngân hàng giảm hôm nay dẫn đầu là VCB tiếp tục giảm và CTG cũng giảm. BID đóng cửa tại tham chiếu. EIB giảm sàn; ACB; STB và MBB đều giảm.

Tin doanh nghiệp – Cuối tuần qua, BID (HSX – Kém khả quan) đã có thông báo chính thức về việc bổ nhiệm ông Trần Anh Tuấn, hiện là thành viên HĐQT thay ông Bắc Hà đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT từ ngày 1/9/2016. Ông Trần Anh Tuấn đã làm việc tại BID trong 35 năm từ năm 1981 và giữ chức Tổng Giám đốc kiêm thành viên HĐQT của Ngân hàng nhiệm kỳ 2008-2012. Sau đó, ông tiếp tục là thành viên HĐQT kể từ năm 2012. Vài tuần trước đó, có đồn đoán rằng ông Phan Đức Tú – hiện là Tổng Giám đốc BID – có thể là ứng viên thay thế ông Bắc Hà. Ông Trần Anh Tuấn sinh vào tháng 4/1958, theo đó, không đến 2 năm nữa thì ông Tuấn đến tuổi nghỉ hưu, là tháng 4/2018. Do đó, chuyên viên không chắc chắn liệu ông Trần Anh Tuấn có hoàn thành nhiệm kỳ 5 năm hay không. Những ưu tiên hàng đầu của ông bao gồm phải tăng vốn cho Ngân hàng khi hệ số CAR ở mức thấp (chỉ suýt soát trên 9% vào cuối tháng 6); chuẩn bị để Ngân hàng đáp ứng các yêu cầu của Basel 2 và hoàn thành tái cơ cấu nợ của HAG.

Dự báo năm 2016 BID sẽ đạt LNTT là 6.995 tỷ đồng (giảm 11,94% so với năm 2015).

Quan điểm về cổ phiếu – Vietcombank (VCB – Khả quan) – NĐTNN tiếp tục bán ra mạnh cổ phiếu VCB hôm nay với khoảng 3 triệu cổ phiếu bán ròng. Giá trị bán ra của khối ngoại chiếm tới 85% tổng giá trị bán ra ở VCB trong khi đó giá trị mua vào của khối ngoại chỉ chiếm 15% tổng giá trị mua vào. Cổ phiếu đã đóng phiên bên dưới đường MA 50 ngày vào thứ 6 tuần trước và tiếp tục ở dưới ngưỡng này hôm nay. Giá đã nhận được hỗ trợ tại mặt bằng hiện tại với vùng hỗ trợ mạnh hơn đặt tại 40.000 – 45.000đ. Với lực bán ra hiện tại, trong vài ngày tới có thể là thời điểm thú vị để mua vào cổ phiếu.

Tin cổ phiếu EIB (HSX – Kém khả quan) đóng phiên giảm sàn hôm nay và bị HSX đưa vào diện cảnh báo liên quan đến việc Ngân hàng này báo lỗ lũy kế 6 tháng đầu năm 2016 – EIB công bố BCTC 6 tháng đầu năm đã soát xét với không có nhiều thay đổi so với BCTC chưa soát xét. Theo đó, LNTT 6 tháng đầu năm là 79,24 tỷ đồng, mặc dù vậy Ngân hàng vẫn lỗ lũy kế 756 tỷ đồng. Đây là mức lỗ lũy kế từ năm 2014 với việc loại bỏ những khoản lợi nhuận không phù hợp từ bán một số tài sản cho Eximland trong năm 2012-2013. Do đó, HSX tiếp tục giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu EIB.

Với việc báo lỗ lũy kế 2 năm liên tiếp, có rủi ro EIB sẽ bị hủy niêm yết trong tương lai. Mặc dù vậy, theo Luật Chứng khoán, cổ phiếu buộc phải hủy niêm yết chỉ trong trường hợp (1) báo lỗ lũy kế 3 năm liên tiếp; (2) mức lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ. Do đó, nếu EIB báo lãi trong năm 2016, rủi ro bị hủy niêm yết sẽ hoàn toàn được loại bỏ. Mặc dù vậy, cũng lưu ý rằng, EIB vẫn cần phải giải quyết các vấn đề về chất lượng tài sản, chủ yếu liên quan đến khoản vay của HAG. Đồng thời, việc trì hoãn ĐHĐCĐ bất thường từ tháng 5 năm nay cũng ảnh hưởng xấu đến tâm lý NĐT đối với cổ phiếu.

Tin ngành – Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) cả năm 2016 từ 8% lên 10%. Theo đó, hạn mức dư nợ tín dụng của NHCSXH sẽ tăng thêm 2,55 nghìn tỷ đồng lên 12,8 nghìn tỷ đồng.

Nhiều khả năng, các ngân hàng thương mại khác như ACB, MBB, LVPB, SeABank và TPB cũng sẽ có gửi đề xuất xin tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng lên Chính phủ khi dư nợ tín dụng của các ngân hàng này sát hạn mức cho phép với giả định các hệ số an toàn vẫn được đảm bảo.

Chính phủ sẽ quyết liệt thực hiện các giải pháp cần thiết, nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 18-20% trong năm nay với kỳ vọng theo đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (vốn đã đạt thấp hơn kỳ vọng trong thời gian qua). Trong bối cảnh tăng trưởng GDP Q3 khó có thể cải thiện đáng kể so với 2 quý trước đó.

  • Các mã tài chính phi ngân hàng giảm dẫn đầu là BVH và PVI cũng giảm. Cổ phiếu chứng khoán cũng giảm dẫn đầu là SSI; HCM và VND.
  • Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng biến động trái chiều với VNM và MSN đóng cửa tại tham chiếu trong khi KDC tăng khá. FPT cũng đóng cửa tại tham chiếu trong khi MWG tăng nhẹ. PNJ cũng tăng.
  • Cổ phiếu dầu khí biến động trái chiều và tăng với PVD; PVS và PXS đều tăng. GAS giảm.
  • Cổ phiếu ngành sản xuất cũng biến động trái chiều với HSG & NKG tăng dù HPG giảm. PAC giảm và TMT; CSM và DRC cũng giảm. Tiếp đó, HHS; STK & DQC đóng cửa tại tham chiếu trong khi RAL & TCM tăng. TTF tiếp tục giảm sàn.

Tin ngành – Thuế chống bán phá giá sản phẩm tôn mạThông tin tích cực cho HSG và NKG – Bộ Công thương đã ký Quyết định 3584/QĐ-BCT ngày 1/9/2016 về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời sản phẩm tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm tôn mạ nhập từ các nhà sản xuất/xuất khẩu của Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) được áp từ 4,02% đến 38,34%. Đối với những sản phẩm tôn mạ nhập từ Hàn Quốc, thuế áp cho Posco là 12,4%. Còn lại, áp dụng chung mức 19% cho các nhà sản xuất/ xuất khẩu khác. Thuế tạm chống bán phá giá tạm thời có sẽ có hiệu lực trong 120 ngày kể từ ngày 16/9/2016. Đây là quyết định đã được chờ đợi từ lâu và đã được đề cập đến nhiều trong ngành tôn mạ trong vài tuần qua. Đặc biệt, đây chính là nhân tố đã giúp giá cổ phiếu một số doanh nghiệp thép chẳng hạn như HSG & NKG tăng.

Bộ Công thương có động thái trên sau khi tiếp nhận hồ sơ khởi kiện từ bốn nhà sản xuất tôn mạ trong nước – Trước đó, bốn nhà sản xuất tôn mạ trong nước, gồm: Công ty cổ phần China Steel Sumikin Việt Nam (CSVC), Công ty TNHH Tôn Phương Nam (SSSC), Công ty cổ phần Thép Nam Kim (NKG) và Công ty cổ phần Tôn Đông Á đã nộp hồ sơ khởi kiện đề nghị Bộ Công thương điều tra áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước. Vào ngày 3/3/2016, Bộ Công thương đã ban hành quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn mạ nhập khẩu. Năm ngoái Trung Quốc đã xuất khẩu 1,6-1,8 triệu tấn tôn mạ vào Việt Nam; bằng khoảng 60% tổng sản lượng trong nước.

Thông tin trên đã phản ánh hết vào giá cổ phiếu NKG và HSG – Với thuế nhập khẩu đối với sản phẩm tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc tăng, thì các doanh nghiệp sản xuất trong nước như HSG và NKG sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên hiện giá cổ phiếu HSG đã tăng 130% so với đầu năm và hiện P/E dự phóng là 7,4 lần. Trong khi đó giá cổ phiếu NKG đã tăng 285% so với đầu năm với P/E dự phóng hiện là 5 lần.

Giá cổ phiếu doanh nghiệp tôn mạ chưa đắt nhưng triển vọng năm sau sẽ không còn được như năm nay – Trong khi định giá của cổ phiếu ngành tôn mạ chưa đắt thì có thể nói lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành này tăng trưởng mạnh năm nay có sự đóng góp của nhân tố không thường xuyên vào đầu năm (các doanh nghiệp tích trữ được tồn kho nguyên liệu giá thấp trước khi giá tăng trở lại). Như vậy triển vọng năm 2017 sẽ không được lạc quan như năm nay. Do vậy, chuyên viên khuyến nghị nên giảm tỷ trọng danh mục trong ngắn và trung hạn đối với cổ phiếu ngành này vì trước mắt những động lực tích cực cho giá cổ phiếu không còn nữa.

  • Cổ phiếu BĐS biến động trái chiều với VIC; BCI; TDH & DIG giảm. NLG tăng và SJS & KDH cũng tăng. KBC giảm dù CII tăng. CTD và HBC đều tăng.

Tin công ty – CII (MUA VÀO) thông báo hôm nay rằng công ty đã hoàn tất chuyển nhượng 1,9 triệu cổ phiếu LGC, từ đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 125,8 triệu cổ phiếu, tương đương 65,2% cổ phần xuống 123,9 triệu cổ phiếu, tương đương 64,23% cổ phần. CII cũng đã nhận được thông báo yêu cầu hoán đổi trái phiếu đợt 2 của Metro Pacific Tollways Corporation (MPTC) với tổng giá trị 529 tỷ đồng, được hoán đổi thành gần 29,4 triệu cổ phiếu LGC vào ngày 15/09/2016.

Theo đó, CII sẽ hoán đổi 29,4 triệu cổ phiếu LGC cho MPTC và theo đó giảm tỷ lệ sở hữu tại LGC xuống 49%. CII có thể ghi nhận lợi nhuận tài chính 424 tỷ đồng trên Báo cáo KQKD năm 2016 từ hoán đổi cổ phiếu LGC cho MPTC này thay vì hạch toán là lợi nhuận giữ lại trên Bảng cân đối kế toán.

  • Cổ phiếu ngành nông nghiệp & thủy sản biến động trái chiều và giảm do VHC; HAG & HNG đồng loạt giảm sàn. VHC giảm và BHS & SBT cũng giảm. Tuy nhiên, GTN; PAN và VFG tăng.

Quan điểm về cổ phiếu – Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC – Nắm giữ) giảm sàn hôm nay mặc dù không có bất kỳ thông tin bất lợi nào. Thông tin vào thứ 6 tuần trước liên quan đến việc đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu có thể là nguyên nhân mặc dù chúng tôi cho rằng thương vụ này nhiều khả năng không được thực hiện trong phiên khớp lệnh. Thực tế thì cổ phiếu đã đảo chiều hôm nay và khối lượng giao dịch lớn hơn thường lệ. Trước đó, các yếu tố hỗ trợ giá giá cổ phiếu đã cạn kiệt và với P/E dự phóng là khoảng 10 lần trên giá cổ phiếu hôm nay, tiếp tục khuyến nghị NĐT cân nhắc chốt lời.

  • Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều và tăng với DHG; IMP tăng dù TRA đóng cửa tại tham chiếu và DMC giảm.
  • Cổ phiếu ngành dịch vụ vận tải, logistic và dịch vụ tiện ích biến động trái chiều với NT2 giảm trong khi PPC tăng và VSH đóng phiên tăng trần. VSC giảm và GMD cũng vậy.

Tin ngành – Ngành logistic – Hãng tàu Hanjin tiến hành thụ lý tài sản – Tác động không đáng kể đến các cổ phiếu đã niêm yết trong ngành như GMD; VSC và DVP – Được biết, Hãng tàu Hanjin hiện không có tàu ra trực tiếp ra vào các cảng ở khu vực Hải Phòng. Hàng hóa từ tàu của hãng này nhập các cảng ở Hải Phòng thông qua các hãng tàu khác. VSC cũng xác nhận lượng hàng hóa của Hanjin được tiếp nhận tại các cảng biển Hải Phòng là rất nhỏ và phần lớn là vào cảng Green Port, chủ yếu là hàng container với lượng hàng hóa ước tính chiếm 2-4% tổng hàng hóa mà cảng này tiếp nhận. Đối với các ở phía Nam, hàng tháng có khoảng 10-11 tàu của Hanjin vận chuyển hàng hóa vào cảng, chủ yếu là nhập cảng Cát Lai ở TPHCM.

Tập đoàn vận tải biển Hanjin – hãng vận tải biển lớn thứ 7 thế giới đã đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ theo chương 15 nhằm bảo vệ các tàu chở hàng của Hanjin khỏi bị các chủ nợ bắt giữ. Hanjin chiếm 2,9 % công suất vận tải container toàn cầu với công suất 3,7 triệu TEU hàng container mỗi năm với với 140 tàu container. Truyền thông trích phát biểu của ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết hiện ở thị trường Việt Nam, Hanjin chiếm 5% thị phần vận chuyển hàng hóa.

Tại Việt Nam, tàu của Hanjin chủ yếu vận chuyển hàng hóa vào các cảng ở khu vực TPHCM, bao gồm cảng Cát Lai, Tân Cảng Hiệp Phước và Cảng Container Quốc Tế Việt nam (VICT). Hiện nay, hàng tháng có 11 tàu của Hanjin ra vào các cảng ở TPHCM. Ở khu vực Hải Phòng, hiện Hanjin không có tàu vận chuyển hàng hóa trực tiếp vào các cảng ở đây mà chỉ có hàng hóa trung chuyển. Dù vậy, lượng hàng hóa trung chuyển tại các cảng ở Hải Phòng cũng không đáng kể. Vấn đề phá sản của Hanjin sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các cảng ở Hải Phòng.

Lỗ nhẹ liên quan đến phí tiếp nhận hàng hóa – Có vẻ như các doanh nghiệp hoạt động cảng biển và dịch vụ logistic đã niêm yết không chịu thiệt hại lớn từ sự phá sản của Hanjin. Chuyên viên không chắc chắn liệu Cảng Cát Lai có chịu lỗ hay không do Cảng thuộc sở hữu nhà nước và do đó không niêm yết. Chuyên viên cũng không đưa ra bình luận về khả năng một số khách hàng của Hanjin tại Việt Nam có thể gặp khó khăn do tàu của Hanjin với hàng hóa trên tàu bị các cảng trên thế giới từ chối tiếp nhận. Tuy nhiên, ở trường hợp này sẽ có sự tham gia của bảo hiểm. Đối với các công ty hoạt động cảng biển và dịch vụ logistics đã niêm yết, chuyên viên lưu ý như sau:

  • GMD (Nắm giữ) cho biết công nợ chưa thanh toán của Hanjin tại cảng Nam Hải Đình Vũ là khoảng 1 tỷ đồng (doanh thu từ hoạt động cảng của GMD trong 6 tháng đầu năm 2016 là 821 tỷ đồng).
  • DVP cho biết tổng hàng hóa của Hanjin đang lưu bãi tại Cảng Đình Vũ là khoảng 200 container (phí lưu bãi dao động từ 600.000đ – 1.000.000đ/ngày/một container 40 ft).
  • VSC (Nắm giữ) cho biết tổng hàng hóa của Hanjin mà các cảng của VSC tiếp nhận là không đáng kể và sẽ không ảnh hưởng đến KQKD. Tổng công nợ chưa thanh toán từ Hanjin tại VSC tính đến 31/08/2016 là 5 tỷ đồng và Hanjin vẫn có 200 container có hàng và 500 thùng container rỗng lưu bãi tại cảng Green. Hanjin mới trở thành khách hàng của cảng Green Port từ 3 tháng trước với lượng hàng hóa hàng tháng là 2.300 TEU – chiếm khoảng 4% tổng lượng hàng hóa xử lý hàng tháng hiện tại của VSC. Chuyên viên nhận thấy KQKD Q3 của Cảng Green Port có thể bị ảnh hưởng.

Việc Hanjin phá sản sẽ có tác động nhẹ trong ngắn đến trung hạn đến ngành logistic của Việt Nam và hàng hóa do tàu của Hanjin vận chuyển sẽ sớm được chuyển sang các hãng vận tải biển khác. Theo đó, hàng hóa tiếp nhận bởi các cảng của Việt Nam sẽ rất nhanh trở về mức thông thường.

Khối ngoại trong phiên giao dịch đầu tuần mới đã có những diễn biến tiêu cực. Họ thực hiện bán ròng đạt hơn 10,6 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 285,8 tỷ đồng. Cụ thể, trên sàn HOSE, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng tới gần 287 tỷ đồng (tăng 53% so với giá trị bán ròng phiên cuối tuần trước). Họ bán ròng rất mạnh mã VCB (- hơn 148 tỷ đồng); bên cạnh đó PVD cũng bị bán ròng hơn 42,8 tỷ đồng. Hai mã HPG và MSN đều bị bán ròng trên 38 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VNM được khối ngoại mua ròng mạnh nhất (+ hơn 41,7 tỷ đồng); HSG (+ hơn 20,3 tỷ đồng). Trên sàn HNX, khối ngoại chỉ mua ròng nhẹ 1,1 tỷ đồng (giảm 47% so với phiên trước). Họ mua ròng mạnh nhất mã DBC, đạt hơn 2 tỷ đồng. Nhưng bán ròng chủ yếu mã PVS hơn 7 tỷ đồng.

Thị trường hôm nay chịu sự ảnh hưởng hoạt động giao dịch mang tính kỹ thuật trong đó gần đây các quỹ ETF đã tiến hành điều chỉnh danh mục cộng với việc NĐT mua bán dựa trên khả năng điều chỉnh danh mục diễn ra trong tương lai. Giỏ MSCI & FTSE đã công bố kết quả điều chỉnh và có khả năng đã ảnh hưởng nhất định đến thị trường trong phiên hôm nay; tuy nhiên thương vụ của VCB với GIC có thể sẽ dẫn đến sự điều chỉnh danh mục trong tương lai (do room còn lại ở cổ phiếu VCB giảm mạnh xuống mức thấp). Và tất cả những điều này tiếp tục ảnh hưởng xấu đến thị trường chung. VCB là thành phần quan trọng trong nhiều giỏ chỉ số và những giỏ chỉ số này cũng sẽ chịu ảnh hưởng.

3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Giá xăng tăng 4-4,7% từ 3 giờ chiều nay

Giá xăng tăng nhẹ chiều nay – Bộ Công thương đã ban hành văn bảo số 8239/BCT-TTTN tăng giá xăng dầu thêm 4-4,7% từ 3 giờ chiều nay. Theo đó giá xăng tăng 4,4-4,6%; tương đương tăng 702đ/lít. Trong khi đó giá dầu DO và KO lần lượt tăng 4% và 4,7%. Trong khi đó Bộ Công thương cũng đã quyết định sử dụng lại quỹ bình ổn 300đ/lít sau khi giảm về 0đ vào 20/7.

Giá xăng dầu bán lẻ tăng theo giá thế giới – Dựa trên giá bán buôn Plat bình quân 15 ngày, trước đợt điều chỉnh lần này, chúng tôi tính toán các đơn vị đầu mối lỗ khoảng 696đ/lít đối với xăng A92 và 470đ/lít đối với dầu DO. Sau đợt tăng này, các đơn vị đầu mối sẽ lãi nhẹ đối với cả sản phẩm xăng và dầu DO.

Giá xăng vẫn thấp hơn 2% so với đầu năm –Giá dầu thô (giá dầu WTI) đã tăng 20% so với đầu năm; kể cả sau đợt điều chỉnh hôm nay, giá bán lẻ xăng trong nước (xăng A92) vẫn thấp hơn 2% so với đầu năm và hiện thấp hơn 2,6% so với mức đỉnh thiết lập vào tháng 6.

4. Sự kiện nổi bật ngày mai (06/09/2016):

06/09/2016 PJC Giao dịch bổ sung – 1,953,681 CP
06/09/2016 TV2 Họp ĐHCĐ bất thường năm 2016
06/09/2016 DLC Họp ĐHCĐ bất thường năm 2016
06/09/2016 CNN Họp ĐHCĐ bất thường năm 2016
06/09/2016 HSG Họp ĐHCĐ bất thường niên độ 2015-2016

5. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:

danh muc dau tu 05092016Ghi chú:
– “Giá mục tiêu” và “Giá cắt lỗ” sẽ được cập nhật dựa trên diễn biến giao dịch hàng ngày của từng mã.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.

—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý