1. Nhận định thị trường:
VN-Index tiếp tục phục hồi tuy nhiên không còn mạnh như những phiên trước đó (tăng 1,42 điểm tương đương 0,23%), đóng cửa tại 619,86. Thanh khoản giảm nhẹ về mức 99,6 triệu cổ phiếu, sụt giảm nhẹ khoảng 7%, rơi xuống trở lại dưới mức bình quân 20 phiên.

Đồ thị VN-Index ngày 01/06/2016. Nguồn: Amibroker
Áp lực bán tăng nhẹ trong hai phiên gần nhất, có thể xuất phát từ lực chốt lời ngắn hạn và lo ngại khi VN-Index đang dần tiệm cận vùng đỉnh cũ (620-625 điểm). Nếu lực cầu vẫn được duy trì trong thời gian tới thì VN-Index sẽ có cơ hội tiệm cận vùng đỉnh cao hơn, xung quanh 640. VN-Index vẫn đang nằm trên các đường trung bình và nằm trong kênh tăng giá trung hạn. Xu hướng trung và dài hạn của VN-Index vẫn là tăng và các nhịp giảm điểm sẽ chỉ là xu hướng ngắn hạn. Các chỉ báo kỹ thuật phục hồi nhẹ. Đường MACD vẫn nằm bên dưới đường tín hiệu. Do đó, vùng 621-628 điểm đến thời điểm hiện tại có thể vẫn sẽ là một vùng thử thách đối với VN-Index.
Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng trong phiên giao dịch ngày mai (02/06/2016), chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co tại mức kháng cự 621 điểm. Đồng thời, Nhật Cường đánh giá chỉ số VN-Index có thể chỉ xuất hiện các nhịp rung lắc trong phiên và rủi ro đảo chiều giảm vẫn ở mức thấp. Ngoài ra, dòng tiền ngắn hạn tiếp tục gia tăng và chưa có hiện tượng rút khỏi thị trường mà có sự dịch chuyển giữa các nhóm cổ phiếu.
Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức giảm xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN-Index với mức kháng cự ở 621.57 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao để lãi chạy và có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh để mua vào.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 01/06/2016:
Các cổ phiếu vốn hóa lớn phân hóa ở mức độ khá cao tuy nhiên nhóm VN 30 đóng cửa tăng 0,3% vẫn là động lực đưa VN-Index áp sát mốc 620 điểm. Thanh khoản tăng nhẹ, độ rộng thị trường khá tích cực. Khối nhà đầu tư nước ngoài tham gia ở mức độ trung bình và có phiến mua ròng thứ tám liên tiếp với giá trị hơn 21 tỉ đồng trên cả hai sàn. VNM ETF premium 0,04%, FTSE ETF discount -0,02%.
• Cổ phiếu ngân hàng tăng thận trọng với VCB; BID; ACB & STB tăng nhẹ. Trong khi đó MBB & CTG không đổi. Thông tin về công văn của Bộ Tài chính đến NHNN yêu cầu trả cổ tức tiền mặt đối với CTG & BID chưa nhận được phản ứng từ thị trường hôm nay. Mặc dù rõ ràng NĐT sẽ tiếp tục quan sát diễn biến câu chuyện này.
• BVH và PVI đóng cửa tại tham chiếu. Cổ phiếu các công ty chứng khoán diễn biến trái chiều với HCM tăng trong khi đó SSI giảm. VND cũng tăng.
• Cổ phiếu tiêu dùng tăng nhẹ. VNM giảm nhẹ trở lại và MSN cũng giảm. KDC tăng. FPT đóng cửa tại tham chiếu và MWG giảm trở lại.
Thị trường không có nhiều phản ứng đối với kế hoạch thoái vốn của SCIC trong năm nay (với một số tiến triển gây thất vọng). Tuy nhiên, thông báo này sẽ không ảnh hưởng đến thời gian nới room đối với VNM, là quá trình riêng biệt và đang được triển khai. Tuy nhiên, đối với các NĐTNN lớn muốn mua vào cổ phiếu VNM, sẽ phải đợi lâu hơn.
• Cổ phiếu tài nguyên không có biến động sau đợt tăng gần đây. GAS và PVD đóng cửa tại tham chiếu trong khi đó PVS & PXS giảm trở lại. Giá dầu thô giảm đáng kể hôm nay, do đó không có phản ứng từ cổ phiếu tài nguyên trong nước cho thấy NĐT các mã tài nguyên đầu ngành vẫn khá lạc quan trong hiện tại.
• Cổ phiếu BĐS biến động trái chiều với VIC tăng nhẹ trong khi đó BCI giảm, NLG, DXG & SJS đóng cửa tại tham chiếu. KBC và CII tăng nhẹ và CTD cũng tăng. HBC tăng mạnh.
• Các mã sản xuất tiếp tục tăng với mức độ khá, cụ thể là HPG và HSG. PAC cũng tăng trong khi đó DRC và TTF đóng cửa tại tham chiếu. BMP giảm trở lại. DQC cũng tăng tốt hôm nay. Trong khi đó TMT giảm.
Thị trường đồn đoán KQKD Q2 của HPG và KQKD Q3 của HSG sẽ rất tốt nhờ giá đầu vào rẻ nhờ dự trữ nguyên liệu trước đó đồng thời giá bán bình quân cao hơn. Đây rõ ràng là sự đảo chiều của chu kỳ trước đó với giá bán cao hơn thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận gộp tăng.
• Đối với cổ phiếu các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và thủy sản, VHC tăng trần với báo cáo doanh thu tháng 5 tốt chủ yếu nhờ xuất khẩu sang thị trường Mỹ. GTN và PAN giảm. VFG đóng cửa tại tham chiếu.
Đáng chú ý trong ngày hôm nay là HPG có giao dịch khá đột biến với khối lượng và giá trị khớp lệnh lớn nhất thị trường, lần lượt là 5,68 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị hơn 195 tỷ đồng cùng khối lượng giao dịch thỏa thuận tương đối lớn 2,83 triệu cổ phiếu. Giao dịch thỏa thuận này (cùng với khối lượng thỏa thuận 70.000 cổ phiếu 2 phiên liền trước) cho thấy quỹ Private Equity New Markets II K/S đã bán hoàn tất 3 triệu cổ phiếu HPG đăng ký vào ngày 12/05 vừa qua. Ngoài ra, sự giao dịch tích cực nói chung tại HPG hôm nay nhiều khả năng là do tin đồn nâng tỷ lệ trả cổ tức vào tháng Chín sắp tới và thị trường đồn đoán KQKD Q2 của HPG sẽ rất tốt nhờ giá đầu vào rẻ nhờ dự trữ nguyên liệu trước đó đồng thời giá bán bình quân cao hơn. Hiện tại, phía doanh nghiệp vẫn chưa đưa ra thông tin chính thức cụ thể nào. Với tin đồn như vậy cùng với giao dịch đột biến này, HPG sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của nhà đầu tư trong thời gian sắp tới. Chuyên viên vẫn giữ quan điểm tích cực đối với HPG với dự báo doanh thu và lợi nhuận 2016 ước tính đạt 34.375 tỷ đồng và 4.835 tỷ đồng với EPS tương ứng 6.597 đồng/cp. Với giá đóng cửa hôm nay ở mức 34.400 đồng/cp, HPG đang được giao dịch ở mức P/E forward khoảng 5,2x, còn tương đối rẻ so với trung bình ngành.
Trên HSX, khối ngoại mua ròng hơn 84 tỷ đồng. MBB dẫn đầu về khối lượng mua ròng với 2,79 triệu đơn vị. VIC cũng được mua ròng tích cực với 343 nghìn đơn vị. Chiều ngược lại, HPG bị bán ròng đến 3,22 triệu đơn vị. Trên HNX, khối ngoại mua ròng 6,21 tỷ đồng. DGL dẫn đầu về khối lượng mua ròng với 372 nghìn đơn vị, tiếp theo đó là PVS với 245 nghìn đơn vị. Chiều ngược lại, SHB bị bán ròng 389 nghìn đơn vị.
VN-Index tiếp tục test lại đỉnh cũ với luân phiên các trụ dẫn dắt. Việc test đỉnh đang diễn ra khó khăn với sự sụt giảm trở lại của thanh khoản cùng với các bluechips cũng chỉ đang trong quá trình hồi kỹ thuật mà không có gì đột biến, cùng với đó là áp lực T+ sẽ tạo ảnh hưởng lên thị trường. Việc test đỉnh nếu tiếp tục không thành công thì xác suất người bán hạ giá để đảm bảo toàn lợi nhuận ngắn hạn càng tăng. Việc vượt đỉnh và xu hướng tăng được xác lập chỉ khi thanh khoản tăng cao hơn nữa bên cạnh những biến số vĩ mô như giá dầu, lãi suất, tỷ giá có chiều hướng cải thiện.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
CAP: Công ty Cổ phần Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (HNX)
Công ty cổ phần Nông Lân sản thực phẩm Yên Bái (CAP) lợi thế bởi có trụ sở và các nhà máy nằm ngay trên địa bàn có vùng nguyên liệu dồi dào cho lĩnh vực sản xuất chế biến lâm nông sản. Vị thế lớn của CAP thể hiện ở uy tín cũng như thương hiệu YFACO đối với các đối tác trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực giấy đế xuất khẩu, gia công vàng mã xuất khẩu và chế biến tinh bột sắn. Hiện nay, công ty đang sản xuất các mặt hàng sản phẩm nông nghiệp như giấy đế, giấy vàng mã, tinh bột sắn, tinh dầu quế, giấy lề, bã sắn…
Những năm vừa qua CAP đã quy hoạch vùng nguyên liệu sắn rộng 3.500 ha, ở 8 xã phía Bắc, đảm bảo mang về 70.000 tấn sắn mỗi năm và đáp ứng đủ cho nhà máy chế biến sắn tại Văn Yên có công suất 20.000 tấn/năm. Vùng nguyên liệu dồi dào thuận lợi cho lĩnh vực sản xuất chế biến lâm nông sản.
Hiện nay, CAP vẫn hoạt động kinh doanh dựa trên cột sống chính là nhà máy tại Văn Yên với nhiều dự án được triển khai nhằm tối đa hóa năng suất, cùng với tận dụng lợi thế sẵn từ 2 nhà máy mang lại. Năm 2016, Công ty tiếp tục triển khai dự án trồng và sản xuất thử nghiệm tinh bột khoai lang và thực hiện dự án mới nâng cấp cải tạo xử lý nước thải nhà máy sắn Văn Yên.
Trong quý 1 mặc dù doanh thu giảm 21,66% so với cùng kỳ năm 2015 còn 74,49 tỷ đồng, tuy nhiên do giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm mạnh khiến lãi ròng của CAP quý I tăng gần 38% đạt 4,71 tỷ đồng ( Hoàn thành 25% kế hoạch đề ra).
ĐHCĐ năm 2016 của CAP đã đưa ra quyết định chi trả 65% cổ tức 2015 bằng tiền mặt, trong đó, CAP đã chi 20% cho các cổ đông vào ngày 15/03 vừa qua. Công ty dự định sẽ chia nốt 45% còn lại sau khi bán hết hàng tồn kho tinh bột sắn.
Mức P/E hiện tại của CAP là 6,14 lần, mức P/E này được đánh giá là khá hấp dẫn cho một doanh nghiệp tăng trưởng và có chính sách cổ tức ổn định như CAP.
————————
TLG: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (HOSE)
Tại ĐHCĐ 2015, TLG đặt kế hoạch 2,150 tỷ doanh thu (+14,1% yoy) và 215 tỷ LNST (+30% yoy). Theo đó, Chuyên viên ước tính EPS Forward năm 2016 là 5,612 đồng/cổ phiếu. Tại mức giá 78,000 đống/cổ phiếu ngày 26/05/2016, chỉ tiêu P/E forward là 13,9. Từ đầu năm 2016 đến nay, thị giá TLG đã tăng giá 20%. Với kế hoạch 2016 khả quan cùng tốc độ tăng trưởng bền vững của TLG và chính sách chi trả cổ tức đều đặn, Chuyên viên khuyến nghị Nắm Giữ đối với cổ phiếu TLG.
KQKD năm 2015 của TLG khá ấn tượng với DT và LN đều tăng trường so với năm trước và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, năm 2015, DTT của TLG đạt 1.883,7 tỷ đồng (+16,7% yoy, vượt 4,7% kế hoạch), LNST đạt 187,8 tỷ đồng (+27.4% yoy, vượt 13,9% kế hoạch).
Sự sụt giảm của giá dầu khiến giá nhựa đầu vào giảm theo giúp lợi nhuận tăng trưởng. Giá nhựa, vốn chiếm 20% giá vốn hàng bán của TLG, năm 2015 giảm 24% so với năm 2014. Điều này giúp biên lợi nhuận gộp trong năm 2015 tăng 22% so với năm 2014.
Năm 2015, TLG đã tăng vốn chủ sở hữu từ 732,2 tỷ đồng lên gần 821,6 tỷ đồng (+12,2% yoy) thông qua việc phát hành 2.67 triệu cổ tức để trả cổ phiếu. Công ty cũng đã hoàn tất thủ tục lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về Phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn với tỷ lệ phát hành 30%, với số lượng cổ phiếu niêm yết và lưu ký bổ sung là 8.8 triệu cổ phiếu. Theo đó, số lượng cổ phiếu đang lưu hành của TLG tăng từ 29,5 triệu lên 38,3 triệu. Việc phát hành thêm cổ phiếu này dẫn đến EPS pha loãng của TLG trong năm 2015 giảm xuống, cỏn 4.802 đồng/cổ phiếu. Trong khi một vài doanh nghiệp đã giảm tỷ lệ chi trả cổ tức sau khi phát hành thêm cổ phiếu, chương trình phát hành này không ảnh hưởng đến kế hoạch trả cổ tức tương ứng 20% mệnh giá đã công bố cho năm 2015 của TLG.
KQKD Q1 tăng trưởng tốt với DT đạt 428,9 tỷ đồng (+18,2% yoy, hoàn thành 20% KH năm), LNTT đạt 60,3 tỷ đồng (+58,7% yoy) và LNST đạt 48,3 tỷ đồng (+72% yoy, đạt 22,5% KH năm). GVHB tăng khoảng 12,3% so với cùng kỳ, đạt 259,2 tỷ đồng, do đó, biên lợi nhuận gộp tăng 8,7% lên 39,6%. Đạt được kết quả khả quan như vậy là do những nguyên nhân sau: (1) Năng suất sản xuất được nâng cao, giá nguyên vật liệu chính ổn định so với cùng thời điểm giúp cho tỷ lệ lãi gộp tốt hơn. (2) Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt với tỷ lệ tăng thấp hơn mức tăng trưởng doanh thu thuần. Tại ĐHCĐ 2015, TLG đặt kế hoạch 2,150 tỷ doanh thu (+14,1% yoy) và 215 tỷ LNST (+30% yoy).
Theo đó, Chuyên viên ước tính EPS Forward năm 2016 là 5,612 đồng/cổ phiếu. Tại mức giá 85,000 đống/cổ phiếu ngày 01/06/2016, chỉ tiêu P/E forward là 15,1. Từ đầu năm 2016 đến nay, thị giá TLG đã tăng giá 30%. Với kế hoạch 2016 khả quan cùng tốc độ tăng trưởng bền vững của TLG và chính sách chi trả cổ tức đều đặn, Chuyên viên khuyến nghị Nắm Giữ đối với cổ phiếu TLG.
————————
DIG: Sẽ chuyển nhượng nhiều dự án Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) đã thống nhất về phương án kinh doanh và chuyển nhượng một số dự án mà Công ty đang thực hiện, kế hoạch này sẽ được triển khai từ tháng 6/2016. Theo đó, đối với Dự án Khu biệt thự Đồi An Sơn (Đà Lạt), DIG sẽ chuyển nhượng các lô đất còn lại của dự án, với mức giá tối thiểu là 6 triệu đồng/m2. Với Dự án Khu Trung tâm Chí Linh, Công ty sẽ chuyển nhượng một phần dự án tại Lô đất A2-1 có diện tích 7.482 m2 và Lô đất A5-1 có diện tích 7.115 m2; mức giá chuyển nhượng đã thương thảo là 12 triệu đồng/m2. Đối với Dự án Khu đô thị Du Lịch sinh thái Đại Phước, DIG sẽ thực hiện chuyển nhượng khu đất có diện tích 13,43 héc-ta tại Phân khu 8 với giá đàm phán là 65 USD/m2. Công ty cũng sẽ chuyển nhượng một phần Dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên. Liên quan đến Dự án DIC Phoenix, DIG cho biết, Công ty đang hoàn tiện và dự kiến sẽ bàn giao căn hộ xây thô vào tháng 8/2016 và căn hộ hoàn thiện vào tháng 12/2016.
————————
CCL: Phát hành hơn 9 triệu cổ phiếu để hoán đổi công nợ Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Dầu khí Cửu Long (CCL – HOSE) thông qua phương án chào bán 9,25 triệu cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi các khoản nợ. Cụ thể, trong tháng 6 năm nay, CLL sẽ phát hành và chào bán số cổ phiếu trên cho “tổ chức và cá nhận có năng lực tài chính vững mạnh, có thể đóng góp vào hoạt động sản xuất kinh doanh và mang lại lợi ích cho Công ty, đồng thời đang là chủ nợ của Công ty và có nhu cầu hoán đổi các khoản nợ thành cổ phiếu CCL”. Theo phương án được xây dựng, với khoản nợ tại thời điểm 31/12/2015 và công nợ tính tới thời điểm hiện tại, CCL sẽ phát hành và chào bán 9,25 triệu cổ phiếu với giá hoán đổi là 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị theo mệnh giá là 92,5 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ hoán đổi là 1:10000 (01 cổ phiếu sẽ hoán đổi 10.000 đồng nợ). Đáng lưu ý là hiện tại, giá cổ phiếu CLL trên thị trường đang chỉ là 4.100 đồng/cổ phiếu và chưa từng đạt ngưỡng 10.000 đồng/cổ phiếu kể từ thời điểm tháng 3/2012 cho tới này.
————————
BTP: Kế hoạch lợi nhuận giảm tới 37% ĐHĐCĐ thường niên vừa qua của CTCP Nhiệt điện Bà Rịa đã thông qua kế hoạch 2016 với tổng doanh thu 2,002 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 60 tỷ đồng và cổ tức dự kiến 8%.
————————
TDH: Dự kiến phát hành trên 9 triệu CP thưởng Theo đó, TDH dự kiến phát hành 9.259.513 cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn CSH. Tỷ lệ phát hành 100:15. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá: 92.595.130.000 đồng.
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Kế hoạch thoái vốn của SCIC trong năm 2016 chỉ bao gồm FPT và SGC là những doanh nghiệp lớn đáng chú ý
Không xuất hiện những doanh nghiệp lớn mà SCIC được yêu cầu thoái vốn như VNM trong danh sách các doanh nghiệp cần thoái vốn trong năm 2016 cho thấy khả năng thực hiện đấu giá cổ phần tại các doanh nghiệp vắng mặt này là không thể cho đến năm tới là sớm nhất. Cổ phần tại VNM là viên ngọc trên vương miện của SCIC và siêu tổng công ty này sẽ không vội vã bán phần đầu tư này. Hơn nữa, sẽ có những kỳ vọng về giá bán nhất định ở đây và nếu không đạt đến thỏa thuận chung, có thể sẽ có những trì hoãn bán vốn trong tương lai. Tương tự đối với 7 doanh nghiệp lớn khác không xuất hiện trên danh sách thoái vốn trong năm nay.
Thông báo này không quá ngạc nhiên đối với thị trường khi đã phần nào nhận thấy trong thời gian qua và một phiên đấu giá lớn như của VNM sẽ cần được thông báo rộng rãi trước. Tuy nhiên, trong khi tác động đối với giá cổ phiếu VNM không nhiều, thông báo này gây thất vọng khi có những kỳ vọng trước đó về giá cổ phiếu sẽ có phản ứng rõ ràng hơn.
Kế hoạch thoái vốn cho năm 2016 chỉ đề cập đến FPT và SGC – Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa công bố danh sách 120 doanh nghiệp cần thoái vốn trong năm 2016 trong số 197 doanh nghiệp mà SCIC sở hữu đến cuối năm 2015. Tuy nhiên, chỉ 2 trong số 10 doanh nghiệp lớn mà Chính phủ yêu cầu SCIC thoái vốn (theo Quyết định 1787/Ttg – ĐMDN tháng 10/2015) có mặt trong danh sách này. Cụ thể là FPT và SGC. Đến cuối năm 2015, SCIC sở hữu gần 24 triệu cổ phiếu của FPT (khoảng 6%) và gần 4 triệu cổ phiếu của SGC (49,9%). Khi mà FPT không có kế hoạch nới room, việc thoái vốn tại FPT có thể gặp khó khăn. Do đó, chỉ SGC là cái tên duy nhất trong số các doanh nghiệp lớn hơn.
Thời gian thoái vốn đối với VNM được đẩy sang năm sau là sớm nhất – Do đó, SCIC hiện không có thời gian đối với việc thoái vốn tại 8 doanh nghiệp “vàng” khác trong năm nay, bao gồm: BMI (50,7%), VNM (45,1%), FPT Telecom – FTC (50,2%), VIID (47,6%); HGM (46,6%), VNR (40,4%); NTP (37,1%), BMP (29,5%). Kế hoạch thoái vốn phần nào phụ thuộc vào kỳ vọng giá bán cũng như dựa trên thực tế rằng SCIC chưa sẵn sàng bán toàn bộ các nắm giữ quan trọng trong ngắn hạn mà lựa chọn thoái vốn dần vào thị trường trong khoảng thơi gian dài hơn. Và sau khi đã bán phần lớn đầu tư tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp lớn hơn này là phần quan trọng còn lại của SCIC.
Vị trí Tổng Giám đốc hiện tại vẫn để trống và đây cũng có thể phần nào giải thích sự thận trọng ở đây – Hiện tại, vị trí Tổng Giám đốc SCIC vẫn để trống và SCIC đang đợi bổ nhiệm từ Chính phủ cho vị trí này. Do đó, Chuyên viên dự báo tiến trình thoái vốn sẽ chậm lại cho đến khi Tổng Giám đốc mới được bổ nhiệm.
Quá trình cổ phần hóa vẫn tiến triển tốt nhưng chủ yếu bao gồm các DNNN nhỏ và vừa – Trong năm 2015, SCIC đã bán toàn bộ vốn tại 120 doanh nghiệp có góp vốn, thu về tổng cộng 4,49 nghìn tỷ đồng. Các doanh nghiệp này phần lớn là các DN nhỏ hoặc vừa. Và đến cuối năm 2015, SCIC vẫn sở hữu 197 doanh nghiệp với tổng đầu tư là 19,74 nghìn tỷ đồng. Tổng cộng, con số các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu hoàn toàn đã giảm từ 949 doanh nghiệp vào cuối năm 2013 xuống 687 doanh nghiệp tính đến tháng 9/2015. Trong năm 2015, SCIC đã thu về tổng cộng 5,63 nghìn tỷ đồng từ thoái vốn.
————————
Bức tranh về hoạt động sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2016
Hoạt động sản xuất công nghiệp những tháng qua đã có sự cải thiện đáng khích lệ. Theo số liệu mới nhất của Nikkei, chỉ số PMI tháng 05/2016 đạt 52,7 điểm, tăng 0,4 điểm so với tháng trước và là mức cao nhất trong vòng một năm trở lại đây. Theo khảo sát, số lượng đơn hàng trong tháng qua tăng mạnh, đặc biệt là đơn hàng nội địa. Đơn hàng tăng cao khiến các doanh nghiệp tăng cường tích trữ nguyên liệu, tồn kho hàng mua tăng trong khi tồn kho thành phẩm giảm là một chỉ báo cho thấy sự lành mạnh của hoạt động sản xuất. Một điểm đáng quan tâm là tốc độ tăng cao của giá cả đầu vào, một trong những nguyên nhân chính là do thiếu hụt nguồn cung. Tuy nhiên, ở đầu ra, giá cả tăng với tốc độ chậm hơn, nhu cầu tiêu thụ vì thế không bị ảnh hưởng nhiều và áp lực lạm phát theo Chuyên viên đánh giá là chưa đáng quan ngại.
Nikkei khảo sát 8 ngành chính: Kim loại cơ bản, hóa chất và nhựa, điện tử và quang học, thực phẩm và đồ uống, cơ khí chế tạo, dệt may, gỗ và giấy, vận tải. So sánh kết quả khảo sát của Nikkei và xu hướng tăng trưởng của các nhóm ngành này trong 5 tháng đầu năm, có thể thấy tăng trưởng tích cực nhất trong sản xuất và tiêu thụ thuộc hai nhóm ngành có sự tham gia tích cực của khối FDI là sản xuất sản phẩm điện tử và dệt may. Ngành có mức tăng nổi bật thứ 3 là sản xuất kim loại (điển hình là sắt thép), sản xuất duy trì mức tăng ổn định khoảng 13-15% trong thời gian qua, trong khi đó, tiêu thụ tăng đột biến lên hơn 39% vào hai tháng 3 & 4.
Nhóm thực phẩm đồ uống có mức tăng trưởng ổn định, tuy nhiên, các mặt hàng thực phẩm có mức tiêu thụ khá hơn. Ngành giấy có mức tăng trưởng khá tốt trong hoạt động sản xuất nhưng nhu cầu không tăng nhiều trong Q2. Ngược lại, cung-cầu của ngành sản xuất sản phẩm cao su và nhựa khá cân bằng. Trong Q2, tình hình sản xuất của các công ty hóa chất và dược phẩm không mấy tích cực và nhu cầu tiêu thụ cũng chững lại tương đối so với cùng kỳ.
Nhìn chung, động lực tăng trưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp có sự đóng góp đáng kể của khối FDI. Các ngành được kỳ vọng sẽ có triển vọng kinh doanh khả quan trong Q2 gồm có thực phẩm, sản xuất kim loại, sản phẩm từ cao su và nhựa. Ngược lại, ngành hóa chất triển vọng vẫn khá ảm đạm.
————————
Kinh tế Mỹ mới đây đón nhận hàng loạt các thông tin tích cực, củng cố khả năng nâng lãi suất của FED trong tháng 6. Cụ thể, tiêu dùng của người dân Mỹ tháng 4/2016 tăng mạnh nhất trong 7 năm, với mức tăng 1% so với tháng trước, đồng thời là mức tăng mạnh nhất kể từ giai đoạn cuối năm 2009. Ngoài ra, trong tháng 3/2016, giá nhà tại Mỹ cũng tăng mạnh do mùa cao điểm mua nhà tại Mỹ bắt đầu. Chỉ số giá nhà tại Mỹ S&P/Case-Shiller Home Price là chỉ số đo biến động giá nhà đất trên khắp nước Mỹ trong vòng 1 năm đã tăng 5,2% tính đến cuối tháng 3. Điều này củng cố cho lập luận thị trường nhà đất đã hồi phục ổn định và bền vững trở lại. Trước đó, các thông tin liên quan đến chỉ số sản xuất công nghiệp, thị trường việc làm, chỉ số nhà mua mới… ở Mỹ đều đã phát đi tín hiệu tích cực liên quan đến nền kinh tế nước này. Cùng với các bình luận của quan chức FED gần đây, Chuyên viên đánh giá khả năng cao lãi suất ở Mỹ sẽ được điều chỉnh tăng trong tháng 6 hoặc tháng 7 tới.
5. Sự kiện nổi bật ngày mai (02/06/2016):
02/06/2016 10:00 SKG Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
02/06/2016 10:00 TNA Trả cổ tức đợt 1/2016 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
02/06/2016 10:00 DCM Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 800 đồng/CP
02/06/2016 10:00 VNF Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 500 đồng/CP
02/06/2016 10:00 SLS Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 3/2015 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
————————
Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net