DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Cập nhật cổ phiếu CTG – Khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 55.000đ/cp

Lượt xem: 21,891 - Ngày:

Để đầu tư vào cổ phiếu CTG thì cần có cái nhìn tổng thể về ngành, nền tảng và vị thế của Doanh nghiệp trong xu thế mới. CTG vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ quan trọng là ngân hàng “chủ công” trong chính sách tiền tệ cùng với ba ngân hàng khác là VCB, BID, AGR làm trụ đỡ cho sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế.

Đồ thị cổ phiếu CTG phiên giao dịch ngày 06/03/2018. Nguồn: AmiBrokerĐồ thị cổ phiếu CTG phiên giao dịch ngày 06/03/2018. Nguồn: AmiBroker

Trên cơ sở đó, sau khi tiến hành tra soát các số liệu của CTG từ các BCTC Q1_2017 đến Q4_2017 và kết hợp với báo cáo soát xét 6 tháng đầu năm 2017 của doanh nghiệp thì kết quả hoạt động kinh doanh của CTG trong Q4_2017 và cả năm, Nguyễn Văn Nguyên nhận thấy có nhiều diễn biến tích cực và quan trọng như sau:

  1. Thu nhập lãi thuần: Trong Q4 CTG đạt 7,156 tỷ tăng 2,055 tỷ hay tăng 40.29% so với cùng kỳ, tăng so với Q3 724 tỷ hay tăng gần 11.3%, cả năm đạt 27,073 tỷ tăng 4,769 tỷ hay tăng 21.38% so với năm 2016.
  2. Lãi thuần hoạt động dịch vụ: Q4 CTG đạt 572 tỷ tăng 73 tỷ hay tăng 14.63% so với cùng kỳ, so với Q3 tăng 198 tỷ hay tăng 53%, cả năm đạt 1,855 tỷ tăng 157 tỷ hay tăng 9.3% so với cùng kỳ.
  3. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối: Cả năm CTG đạt 710 tỷ tăng nhẹ 25 tỷ so với cùng kỳ hay tăng 3.65%
  4. Lãi thuần từ thu nhập đầu tư mua bán chứng khoán: cả năm CTG đạt 370 tỷ tăng 184 tỷ hay tăng 101%
  5. Lãi thuần từ thu nhập hoạt động khác: Trong Q4 CTG đạt 648 tỷ tăng 458 tỷ hay tăng gần 241% so với cùng kỳ, cả năm đạt 1,994 tỷ tăng 696 tỷ hay tăng gần 54% so với năm 2016.
  6. Trích lập cho vay khách hàng và sử dụng quỹ trích lập để xử lý nợ xấu: Trong Q4 CTG chỉ trích lập thêm 69 tỷ dự phòng nâng tổng số trích lập dự phòng trong năm là 3,615 tỷ và trong Q4 CTG đã sử dụng 1,078 tỷ quỷ trích lập để xử lý nợ, nâng tổng số tiền sử dụng quỹ dự phòng để xử lý nợ xấu cho vay cả năm của CTG lên 2,210 tỷ. Theo đó làm cho số tiền trích lập cuối năm của CTG lên mức 8,303 tỷ tăng thêm 1,441 tỷ.
  7. Chứng khoán Nợ VAMC: Trong Q4 CTG đã xử lý mạnh 5,677 tỷ làm cho số dư VAMC cuối năm 2017 còn 2,878 tỷ. Như vậy trong năm CTG đã giảm mạnh 6,665 tỷ nợ VAMC từ mức 9,543 tỷ xuống còn 2,878 tỷ trong đó đã trích lập đến cuối kỳ là 1,894 tỷ. Theo đó CTG chỉ cần xử lý thêm 984 tỷ là dứt điểm VAMC.
  8. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng: Trong Q4 CTG thực hiện chi cho chi phí dự phòng hết 1,681 tỷ tăng 1,600 tỷ hay tăng 1,975% so với cùng kỳ. Cả năm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của CTG lên mức 8,334 tỷ tăng 3,285 tỷ hay tăng gần 65% so với năm 2016.
  9. Chi phí hoạt động: Q4 CTG phát sinh 5,026 tỷ tăng 885 tỷ hay tăng 21.28% so với cùng kỳ, so với Q3 tăng 1,657 tỷ hay tăng 49.2%, nguyên nhân chủ yếu tăng là do doanh nghiệp tăng chi lương thưởng thêm hơn 550 tỷ, chi tăng khấu hao và quản lý công vụ gần 900 tỷ. Cả năm chi phí hoạt động của doanh nghiệp là 15,069 tỷ tăng 2,221 tỷ hay tăng gần 17.3%.
  10. Tăng trưởng tín dụng: Q4 CTG tăng trưởng tín dụng thêm 27.505 tỷ nâng số lượng tăng trưởng tín dụng lên 128.681 tỷ tương đương tăng trưởng tín dụng năm 2017 của CTG đạt là 16.86%
  11. Chất lượng nợ: Q4 CTG giảm nợ nhóm 2 thêm 1,067 tỷ đưa nợ nhóm 2 cuối năm còn 3,611 tỷ tức giảm 1,948 tỷ. Nợ nhóm 3 Q4 tăng nhẹ 35 tỷ làm tổng nợ nhóm 3 trong năm giảm 872 tỷ so vớ đầu năm về mức 1,239 tỷ. Nợ nhóm 4 trong Q4 giảm 504 tỷ làm cho nợ nhóm 4 trong năm chỉ tăng thêm 1,734 tỷ, cuối kỳ là 2,546 tỷ. Nợ nhóm 5 quý 4 tăng thêm 213 tỷ đưa nợ nhóm 4 cuối kỳ lên 5,174 tỷ tăng 1,354 tỷ so với đầu năm. Theo đó tỉ lệ nợ xấu của CTG cuối năm là 1.59%.

Nhận xét và đánh giá

Trong năm 2017: CTG đã xử lý khá mạnh nợ xấu qua việc đưa dư nợ VAMC về 2,878 tỷ tức đã xử lý 6.665 tỷ làm cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mặng lên 8,344 tỷ. Bên cạnh đó CTG đã dùng 2,210 tỷ quỹ dự phòng để xử lý nợ xấu đã cho vay đồng thời trích lập dự phòng cho vay trong năm thêm 3,615 tỷ đưa quỹ trích lập dự phòng cuối năm 2017 lên 8,303 tỷ. Có thể thấy với 2 động tác cơ cấu lại các nhóm nợ và xử lý nợ VAMC trong năm 2017 của CTG khá mạnh nhằm đưa tỉ lệ nợ xấu của CTG về dưới 2% thì CTG căn bản đã bước qua giai đoạn khó khăn và tiến vào chu kỳ tăng trưởng mới.

Cho năm 2018: Với việc tăng trưởng tín dụng “bình quân” khoảng 110.000 tỷ khi đó ứng với NIM “cho vay” duy trì 3.5% thì thu nhập lãi thuần của CTG đạt 29,400 tỷ tăng khoảng 1,950 tỷ so với năm 2017, các mảng hoạt động khác tạo lãi thuần khoảng 3,600 tỷ, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm và chi phí hoạt động giảm 3,500 tỷ so với năm 2017. Cùng với việc CTG được hoàn nhập nhập dự phòng hơn 2,000 tỷ thì khả năng CTG sẽ đạt LNST từ 11,880 tỷ đến 11,980 tỷ là khả thi. Khi đó EPS năm 2018 của CTG đạt 3,190 đ/cp.

Khuyến nghị đầu tư

Với EPS FW của CTG năm 2018 ước đạt từ 3,190 đến 3,290 đồng thì với PE từ 14 đến 17 lần, giá hợp lý của cổ phiếu CTG sẽ là 45.000 đ/cp đến 55.000 đ/cp cho 12 tháng. Do đó, với tầm nhìn trung và dài hạn khi đầu tư vào cổ phiếu CTG ở mức giá 31.000đ đến 32.000đ sẽ giúp Nhà đầu tư đạt được mức lợi nhuận từ 42%/năm đến 74%/năm là hoàn toàn khả thi.

Mọi thông tin về cổ phiếu CTG Quý Nhà đầu tư vui lòng liên hệ với Nguyễn Văn Nguyên theo thông tin dưới đây để được giải đáp chi tiết. Trân trọng!

—————————
Nguyễn Văn Nguyên – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp
Điện thoại / Zalo / Viber: 0989 490 980
Facebook: fb.com/dautucophieu.net/

Email: nguyen.nguyenvan@hsc.com.vn

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý