DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Sau quyết định của FED, xu hướng lãi suất của Việt Nam sẽ ra sao?

Lượt xem: 14,745 - Ngày:
Chia sẻ
fed-lo-lang-nang-lai-suat-qua-som_1349826

Cuộc họp định kỳ thị trường mở (FOMC). Ảnh: Nguồn Internet

Vừa qua, trong cuộc họp định kỳ thị trường mở (FOMC), FED đã thông qua quyết định nâng lãi suất lần đầu tiên trong vòng gần 10 năm qua. Trước diễn biến mới này, nhiều nhà đầu tư đã đặt câu hỏi về tác động của sự thay đổi này lên xu hướng lãi suất của Việt Nam trong năm tới. Trong phạm vi của bản tin hôm nay, chúng tôi sẽ trao đổi một cách ngắn gọn góc nhìn liên quan đến câu hỏi trên. Dưới góc độ lịch sử, lần thay đổi lãi suất gần đây nhất của FED (06/2004-06/2006) đã thúc đẩy quá trình thắt chặt tiền tệ ở khu vực châu Á, với mức nâng lãi suất điều hành của các nước (trừ Philipines) từ 150 đến 300 điểm phần trăm. Hiện tại, không giống như giai đoạn trước, chính sách điều hành tiền tệ của các nước trong khu vực đang có một sự phân hóa rõ rệt. Trong dự báo gần đây của ngân hàng Goldman Sachs, lộ trình nâng lãi suất của FED hầu như không tác động đến chính sách điều hành tiền tệ của các nền kinh tế lớn ở khu vực châu Á trong năm tới. Đối với triển vọng lãi suất của Việt Nam, chúng tôi cho rằng điều này sẽ mang tác động thúc đẩy quá trình tăng lãi suất điều hành của Việt Nam, tuy nhiên, ảnh hưởng từ việc FED nâng lãi suất sẽ có độ trễ từ ít nhất 6 tháng đến 1 năm.

Đặt sang một bên ảnh hưởng từ FED, chúng tôi cho rằng xu hướng lãi suất trong năm sau bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cung-cầu vốn trên thị trường tiền tệ.

Đầu tiên là cân bằng trong bài toán lợi nhuận và cạnh tranh của các NHTM trong năm 2016.Năm sau, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%, tăng trưởng nhu cầu vốn cho nền kinh tế ước tính xoay quanh mức 18-20%. Đặt trong bối cảnh tăng trưởng mạnh trong hoạt động cho vay, nhu cầu huy động vốn cũng sẽ tăng tốc. Những cơn sóng ngầm điều chỉnh lãi suất huy động từ nửa cuối năm 2015 là dấu hiệu đầu tiên về sự gia tăng cạnh tranh thông qua công cụ lãi suất giữa các ngân hàng. Nếu các ngân hàng không cân đối được chi phí đầu vào và đầu ra, sự điều chỉnh về lãi suất cho vay có thể diễn ra. Chúng tôi cho rằng những dấu hiệu từ hoạt động cạnh tranh huy động vốn trong điều kiện các NHTM vẫn đang phải trích lập dự phòng đối với các khoản nợ xấu sẽ là yếu tố tác động đến sự cân bằng của cung-cầu vốn và đẩy lãi suất lên mức cân bằng mới.

Thứ hai là mặt bằng lãi suất năm sau có thể chịu tác động của lãi suất trúng thầu TPCP. Lãi suất trúng thầu của TPCP có dấu hiệu tạo đáy từ tháng 05/2015 và đang tăng nhẹ trở lại. Đi cùng với đó, nhu cầu trả nợ và vốn cho hoạt động đầu tư vào năm tới dự báo sẽ tăng cao. Theo Bloomberg, trong năm 2016-2017, nền kinh tế cần hơn 269.471 nghìn tỷ đồng để chi trả cho phần nợ gốc và lãi TPCP trong nước đáo hạn. Trong khi đó, nhu cầu vốn cho cơ sở hạ tầng giao thông trong giai đoạn 20162020 cũng gia tăng cao, ước tính cần khoảng 1 triệu tỷ đồng. Do đó, áp lực lên việc vay nợ của Chính phủ đang hiện hữu và tạo áp lực tăng lãi suất trái phiếu.

Thống kê cho thấy chi phí vay của Chính phủ có mối quan hệ tương quan khá chặt chẽ với lãi suất đi vay của khu vực tư nhân trong giai đoạn 2011-2014. Như vậy, nếu khu vực công phải đi vay với lãi suất cao hơn thì sức ép lên lãi suất vay của khu vực tư cũng càng lớn.

Xét một cách tổng thể, chúng tôi cho rằng ba yếu tố trên là tác nhân ảnh hưởng đến xu hướng lãi suất trong năm tới. Theo đó, lãi suất điều hành được kỳ vọng sẽ điều chỉnh từ 25-50 điểm cơ bản trong thời gian nửa cuối năm 2016.

Nguồn: VDSC

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý