DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật ngành Ngân hàng – Nghị định 121 đã được ban hành, có lợi cho các NHTMCP vốn Nhà nước

Lượt xem: 6,035 - Ngày:
Chia sẻ

Nghị định 121 quy định NHTMCP do Nhà nước nắm giữ cổ phần nằm trong danh sách được Nhà nước đầu tư vốn

Nghị định 91/2015/NĐCP quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, và sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Khoản 2, Điều 12 của Nghị định 91 quy định danh sách các ngành, lĩnh vực được Nhà nước tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước. Điều khoản này đã được sửa đổi một lần trong Nghị định 32/2018/NĐCP và được sửa đổi lần thứ 2 trong Nghị định 121/2020/NĐCP.

Nghị định 121 đã đưa thêm lĩnh vực ngân hàng, cụ thể là các NHTMCP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ vào danh sách các ngành, lĩnh vực được Nhà nước đầu tư vốn. Dự thảo Nghị định này đã được đưa ra lấy ý kiến đóng góp từ tháng 12/2019. Sau gần 1 năm, Nghị định đã chính thức được ban hành.

Chính sách cổ tức và những thách thức tại các NHTMCP có vốn Nhà nước

Trước đây, các NHTMCP có vốn Nhà nước (VCB, BID, CTG) chủ yếu trả cổ tức tiền mặt. Gần đây nhất, chỉ có VCB phát hành cổ phiếu thưởng vào năm 2014 (tỷ lệ 15%) và 2016 (tỷ lệ 35%). CTG đã phát hành cổ phiếu để trả cổ tức (tỷ lệ 20%) và thưởng cổ phiếu (9,6%) vào năm 2012.

Tuy nhiên, do hệ số CAR thấp và không có nhiều lựa chọn để nâng vốn, CTG và BID đã trình ĐHCĐTN thông qua kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu thay vì bằng tiền mặt cho năm 2017, 2018 và gần đây nhất là cho năm 2019.

NHNN, đại diện vốn Nhà nước tại các NHTMCP vốn Nhà nước, phải thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính trước khi chấp thuận đề xuất trả cổ tức bằng cổ phiếu của các NHTMCP có vốn Nhà nước vì cổ tức tiền mặt từ các NHTMCP có vốn Nhà nước là nguồn thu ngân sách quan trọng.

Tuy nhiên, kết quả là BID vẫn chi trả cổ tức tiền mặt cho năm 2017 và 2018 ngay sau khi tăng vốn thành công thông qua phát hành riêng lẻ trong năm 2019. Tình huống của CTG phức tạp hơn vì room khối ngoại 30% đã kín và tỷ lệ sở hữu Nhà nước đã thấp hơn mức tối thiểu theo quy định là 65%. Sau nhiều lần thảo luận và cân nhắc, CTG đã được “chấp thuận về mặt nguyên tắc” cho việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2017 và 2018; tạo điều kiện để CTG giữ lại toàn bộ lợi nhuận nhằm duy trì hệ số CAR vốn đang ở mức thấp.

Tuy nhiên do lĩnh vực ngân hàng, cụ thể là NHTMCP có vốn Nhà nước trước đây không nằm trong danh sách các ngành, lĩnh vực được Nhà nước đầu tư vốn (theo quy định của Nghị định 91) nên cho đến nay, CTG vẫn chưa thể thực hiện kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Nghị định 121, NHTMCP có vốn Nhà nước và phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu

Nội dung Nghị định 121 không thể hiện một cách trực tiếp là khung pháp lý để các NHTMCP có vốn Nhà nước chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Có thể hiểu mối liên quan này theo 2 cách:

  • Cách hiểu thứ nhất là cổ tức tiền mặt từ các NHTMCP có vốn Nhà nước là nguồn thu ngân sách, và do đó có thể coi là nguồn vốn Nhà nước. Do đó, việc cho phép các NHTMCP có vốn Nhà nước trả cổ tức bằng cổ phiếu thay vì bằng tiền mặt, cũng có thể được hiểu là Nhà nước đang đầu tư vốn vào các ngân hàng này (mặc dù trên thực tế tăng vốn ở đây là từ lợi nhuận để lại và Nhà nước không đầu tư vốn mới vào những ngân hàng này).
  • Cách hiểu thứ hai là việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức sẽ làm tăng vốn điều lệ của các NHTMCP có vốn Nhà nước. Theo đó, sở hữu Nhà nước (tính theo vốn điều lệ) sẽ tăng mặc dù tỷ lệ sở hữu và tổng vốn chủ sở hữu, hay giá trị sổ sách hay của khoản đầu tư của Nhà nước vẫn giữ nguyên.

Cho dù hiểu theo cách nào thì về mặt lý thuyết, nội dung sửa đổi trong Thông từ 121 được coi là cơ sở để các NHTMCP có vốn Nhà nước phát hành cổ phiếu trả cổ tức; từ đó nâng cao vốn điều lệ.

Triển vọng cải thiện hệ số CAR

Liệu Nghị định 121 có giúp các NHTMCP có vốn Nhà nước cải thiện hệ số CAR?

  • Câu trả lời là có nếu Nhà nước có nguồn lực để tham gia vào các đợt tăng vốn của các nhân hàng trong tương lai, có thể là vài năm tới. Tuy nhiên triển vọng của việc này theo chúng tôi còn khá xa vời.
  • Câu trả lời là không trong trường hợp trả cổ tức bằng cổ phiếu, nhưng điều này sẽ giúp ngân hàng duy trì hệ số CAR.

Sau khi phát hành cổ phiếu trả cổ tức, tổng vốn chủ sở hữu sẽ giữ nguyên nên hệ số CAR sẽ không thay đổi. Tuy nhiên với khung pháp lý quy định trong Nghị định 121, nhiều khả năng các NHTMCP có vốn Nhà nước sẽ được chấp thuận chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2019, từ đó có thể giữ lại toàn bộ lợi nhuận và duy trì được hệ số CAR vốn đã ở mức thấp.

Tại thời điểm cuối Q2/2020, hệ số CAR của VCB là 10,13% trong khi của BID và CTG ước tính là khoảng 8,75%.

Tình hình chi trả cổ tức cho giai đoạn 2017-2019 tại các NHTMCP có vốn Nhà nước như sau:

  • VCB: đã trả cổ tức tiền mặt cho năm 2017-2018 (8% mệnh giá cho mỗi năm). VCB đã đề xuất trả thêm cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 18% cho năm 2018 và trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 8% cho năm 2019 nhưng chưa được chấp thuận.
  • BID: đã trả cổ tức tiền mặt cho năm 2017-2018 (7% mệnh giá cho mỗi năm). BID đề xuất trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 7% cho năm 2019 nhưng chưa được chấp thuận.
  • CTG: đề xuất trả cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2017-2018 và đã được chấp thuận về nguyên tắc. Nhờ Nghị định 121, CTG có thể sớm thực hiện việc trả cổ tức bằng cổ phiếu này. CTG cũng đã đề xuất chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2019 nhưng chưa được chấp thuận. Thông tin về tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho từng năm vẫn chưa được công bố.

Nghị định 121 có vẻ có lợi nhất cho CTG và chúng tôi thấy giá cổ phiếu CTG (tăng 5,24%) phản ứng mạnh nhất với thông tin trên nếu so với VCB (tăng 1,3%) và BID (tăng 1,49%).

Nguồn: HSC

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý