DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Nhận định thị trường ngày 31/12/2015 gồm cập nhật về tỷ giá, nợ công, dự báo tăng trưởng GDP năm 2016, VHC, TNC, VKC, PVD, REE, TDC, NKG

Lượt xem: 13,615 - Ngày:
Chia sẻ

1. Nhận định thị trường:

VN-Index tiếp tục tăng phiên thứ năm liên tiếp lên 579,45 điểm, tăng thêm 3,16 điểm (tương ứng 0,55%) với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 83 triệu cổ phiếu, giảm nhẹ so với phiên tăng mạnh trước đó.

Đồ thị VN-Index ngày 30/12/2015.

Đồ thị VN-Index ngày 30/12/2015. Nguồn: Amibroker

 

VN-Index hình thành thêm một cây nến xanh có bóng nến ngắn và đóng cửa ở mức cao nhất phiên thể hiện tâm lý tích cực vẫn đang được duy trì nhưng độ rộng của cây nến hôm nay chỉ bằng một nửa cây nến phiên trước, kèm theo khối lượng giao dịch cũng giảm xuống cho thấy động lực mua vào đã yếu hơn. Trong các phiên sắp tới đường giá cũng sẽ kiểm định kháng cự quanh ngưỡng 580 điểm, nơi có sự hội tụ của đường MA100, MA200 và ngưỡng Fibonacci Retracement 38.2%. Nếu đường giá gia tăng cùng với thanh khoản được cải thiện mạnh sẽ là tín hiệu tốt cho VN-Index nhưng nếu ngược lại thì đường giá tiếp tục biến động trong kênh tăng ngắn với độ rộng nhỏ.

Hiện chỉ có duy nhất 02 chỉ báo có độ nhạy lớn là CCI và Wm%R đang xuất hiện tín hiệu cảnh báo thị trường đang đi vào khu vực “quá mua” và hàm ý khả năng sẽ có nhịp điều chỉnh nhẹ trong phiên tới. Trong khi đó các chỉ báo có độ tin cậy lớn nhưng có độ trễ nhất định như MACD và RSI đều đang duy trì cảnh báo tích cực đối với xu hưỡng chung của chỉ số trong ngắn hạn khi RSI(14) tiếp tục đi lên mức cao hơn, cùng với đường MACD histogram cũng mọc cao hơn phía trên đường 0. Như vậy xác suất xảy ra rung lắc đối với diễn biến của chỉ số trong vài phiên tới là khá cao. Đây có thể là điểm mua tích lũy khá thích hợp nếu các phiên sụt giảm này không đi kèm với sự đột biến tăng của thanh khoản. Với kịch bản tích cực, chỉ số sẽ sớm lấy lại đà tăng trước đó và dòng tiền thông minh sẽ tiếp tục chu kỳ mới với nội lực được cải thiện mạnh mẽ hơn tạo nền cho một nhịp hồi phục bền vững.

Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục duy trì đà tăng ngắn hạn trong phiên giao dịch cuối năm ngày 31/12/2015. Đồng thời, lực chốt lời ngắn hạn có thể sẽ gia tăng khiến hai chỉ số xuất hiện các nhịp rung lắc trong phiên, nhưng dòng tiền ngắn hạn và tâm lý nhà đầu tư tiếp tục được cải thiện là yếu tố hỗ trợ đà tăng ngắn hạn của VN-Index. Ngoài ra, chỉ số VN-Index vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên xu hướng tăng ngắn hạn của chỉ số này sẽ duy trì đà hồi phục bền vững.

Hệ thống chỉ báo xu hướng nâng mức xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN-Index từ giảm lên tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể mở vị thế mua mới hoặc gia tăng tỷ trọng cổ phiếu hiện tại. Những nhóm cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt nhưng chưa tăng giá hoặc đang tích lũy trong suốt đợt tạo đáy vừa qua sẽ là những mục tiêu phù hợp cho việc mở vị thế mua mới đối với nhóm nhà đầu tư có mức chịu rủi ro thấp. Cụ thể, các nhóm cổ phiếu thuộc các ngành có sự tăng trưởng bền vững và tiếp tục có tiềm năng trong thời gian tới như logistics, cảng biển, bất động sản… hay các cổ phiếu nhận được đánh giá tốt về kỳ baó cáo KQKD Quý IV và năm 2015 sẽ là những sự mục tiêu đáng được cân nhắc trong bối cảnh hiện tại.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 30/12/2015:

Thị trường có phiên tăng 0.58% tiếp cận mốc kháng cự quan trọng 580 điểm với thanh khoản sụt giảm, độ rộng thị trường tích cực. Khối ngoại quay lại mua ròng 71 tỉ đồng trên cả hai sàn, VNM ETF premium 0.4%, FTSE premium 0.74%.

Thị trường tiếp tục tăng điểm, VN-Index tăng 3,16 điểm (+0,55%) lên 579,45 điểm trong khi HNX-Index tăng 0,67 điểm (+0,85%) lên 79,28 điểm. Thanh khoản giảm trên HOSE và tăng trở lại trên HNX, cụ thể, giá trị giao dịch trên HOSE đạt 1485,9 tỷ đồng (-22,7%) tương ứng 90 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch trên HNX đạt 502,5 tỷ đồng (+29,4%) tương ứng 48,39 triệu cổ phiếu.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn như BID, CTG, VIC, VCB, SSI, AAA, SHB, VND… tiếp tục tăng giá duy trì đà tăng điểm của thị trường. Trong khi các cổ phiếu lớn chỉ tăng giá nhẹ thì nhiều cổ phiếu nhỏ bất ngờ tăng trần giúp thị trường sôi động hơn. Các mã tăng giá vẫn duy trì độ rộng với tỷ lệ số mã tăng giá trên số mã giảm giá trên sàn HOSE là 134/73 và trên HNX là 128/67.

Nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại mua ròng 47,76 tỷ đồng trên HOSE, trong đó họ mua vào nhiều các mã như VCB (+22,4 tỷ), SSI (+14,1 tỷ), CAV (12,8 tỷ). Trên HNX, khối ngoại tiếp tục mua ròng 22,91 tỷ đồng với các mã được mua nhiều như AAA (+5,16 tỷ), SHB (+3,78 tỷ), IVS (+2,68 tỷ), PVS (+2,52 tỷ)…

3. Thông tin Doanh nghiệp:

VHC: CTCP Vĩnh Hoàn (HSX: VHC – Vốn hóa: 2.7 nghìn tỷ đồng) hụt kế hoạch kinh doanh 2015.

Trong năm 2015, Vĩnh Hoàn xuất khẩu 224 triệu USD sản phẩm cá, đạt 93% kế hoạch cả năm. Công ty ước tính doanh thu và lợi nhuận hợp nhất sẽ hụt kết quả kinh doanh năm 2015 một chút (kế hoạch đầu năm là 7,270 tỷ đồng và 320 tỷ đồng).

Chương trình giám sát mới của Cơ quan Giám sát An toàn Thực phẩm (Food Safety and Inspection Service – FSIS) của Bộ Nông nghiệp Mỹ, có hiệu lưc từ tháng 03/2016, có thể sẽ không ảnh hưởng đáng kể đế hoạt động xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn vào thị trường Mỹ trong 2 năm tới nhưng sẽ làm tăng chi phí bán hàng và quản lý.

Điều chỉnh giảm tăng trưởng doanh thu vào thị trường Mỹ và biên lợi nhuận trong các năm tới. Ở mức giá thị trường là 29k đồng/cp, VHC đang giao dịch ở mức PE for ard 2016 là 7.5x và PB là 1.1x, khá hấp dẫn mặc dù rủi ro liên quan đến chương trình giám sát cá tra mới của FSIS. Vì vậy duy trì khuyến nghị NẮM GIỮ.

————————————

TNC: Năm 2015 ước lãi trước thuế 15,7 tỷ đồng CTCP Cao su Thống Nhất (TNC) thông báo Nghị quyết HĐQT phiên họp ngày 29/12/2015 như sau: Theo đó,Hội đồng quản trị thông qua kết quả kinh doanh năm 2015 ước đạt với doanh thu l à 128,4 tỷ đồng, hoàn thành 122,3% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế đạt 15,7 tỷ đồng, đạt 413,2% kế hoạch năm. Sang năm 2016 công ty đưa ra chỉ tiêu doanh thu là 66,95 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 2,15 tỷ đồng.

————————————

VKC: Ước đạt 17 tỷ đồng LNST trong năm 2015 Theo thông tin từ ông Lương Minh Tuấn- P.TGD của CTCP Cáp nhựa Vĩnh Khánh (mã: VKC), dự kiến cả năm Vĩnh Khánh có thể đạt 940 tỷ đồng doanh thu – tăng 10,6% so với năm 2014 và 8% so với kế hoạch năm 2015. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 17 tỷ đồng – tăng 50% so với 2014 và vượt 4,3% so với kế hoạch năm 2015. Với lợi nhuận như vậy tương đương EPS cả năm của VKC đạt 1.300 đồng/CP. Năm 2015, VKC đặt kế hoạch doanh thu là 871 tỷ đồng. Trong 3 quý đầu năm, Vĩnh Khánh đã xuất khẩu hơn 28.000.000 m dây thuê bao viễn thông và hơn 11.000.000 m dây cáp Lan ra thị trường nước ngoài. Công ty này đạt 755 tỷ đồng doanh thu, hoàn thành 86,6%.

————————————

PVD: Theo thông tin từ Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí -PVDrilling (mã PVD), năm 2015 công ty ước đạt 14.100 tỷ đồng doanh thu, vượt kế hoạch 4%, lợi nhuận sau thuế ước đạt 1.650 tỷ đồng, vượt 10% so với kế hoạch đề ra. Mặc dù vượt kế hoạch đề ra nhưng so với mức kết quả đạt được trong năm 2014, lợi nhuận của PVD trong năm nay vẫn giảm gần 900 tỷ đồng.Về kế hoạch kinh doanh năm 2016, PVD đặt mục tiêu doanh thu 7.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 640 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 500 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này chỉ bằng 30% kết quả thực hiện năm 2015.

————————————

REE: Bà Đỗ Thị Trang – Trưởng Ban kiểm soát của CTCP Cơ điện lạnh (mã: REE) đăng ký bán 600,000 cp trong khoảng thời gian từ 04/01 đến 02/02/2016. Được biết, trước giao dịch, bà Trang đang nắm giữ 1.6 triệu cp (tỷ lệ 0.61%).

————————————

TDC: Vay 500 tỷ để thanh toán tiền nhận chuyển nhượng dự án Dragon Hill

Khoảng vay có thời hạn 12 tháng (từ tháng 12/2015 tới tháng 12/2016) với lãi suất 7.5%/năm và thay đổi hàng tháng theo quy định của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam.

————————————

NKG: Thép Nam Kim cho biết số tiền tối thiểu cần thu được từ đợt chào bán để tài trợ cho dự án là 350 tỷ đồng, tương đương khoảng 70% tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt chào bán.

4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Tỷ giá liên tục có dấu hiệu hạ nhiệt về cuối năm

Sau thông điệp NHNN sẽ tiến hành điều chỉnh cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn trong năm 2016 dựa trên cung cầu của thị trường thay vì cố định biên độ dao động tỷ giá như trước đây, tỷ giá liên tục có diễn biến điều chỉnh giảm. Tỷ giá trong ngày 30/12 tiếp tục hạ nhiệt khi một số ngân hàng tiếp tục hạ giá mua vào – bán ra thêm 10 đồng. Tỷ giá tại Vietcombank giao dịch trong ngày 30/12 ở mức 22.430 – 22.500 Đồng (mua vào – bán ra). Đây là mức cách khá xa mức giá trần 22.547 Đồng mà nhiều ngày trước đó các ngân hàng đã niêm yết.

Tỷ giá bớt căng thẳng đồng thời NĐTNN mua ròng giúp giải tỏa bớt tâm lý thị trường. Tuy nhiên việc NĐTNN có kéo dài mua ròng hay không vẫn là câu hỏi lớn khi xu hướng rút vốn khỏi các thị trường mới nổi vẫn đang diễn ra. Nâng đỡ chỉ số và giá của các cổ phiếu chính trong danh mục có thể là động cơ của việc mua ròng trong những ngày gần đây.

————————————

Bộ Tài chính: Nợ công của Việt Nam lên ngưỡng 61,3% GDP

Tại báo cáo đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016 công bố chiều 30/12, Bộ Tài chính cho biết, dự kiến nợ công đến hết năm 2015 khoảng 61,3% GDP, tăng so với con số 59,5% GDP vào năm 2014. Bộ Tài chính cũng cho biết, các chỉ tiêu khác như nợ Chính phủ khoảng 48,9% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 41,5% GDP. Năm 2015 được ngành tài chính đánh giá là đã đảm bảo các chỉ tiêu nợ trong giới hạn cho phép, không tác động lớn tới kinh tế vĩ mô.

Về cân đối ngân sách, bội chi ngân sách năm 2015 ở mức 226.000 tỷ đồng, tương đương 5% GDP, trong phạm vi Quốc hội quyết định. Mặc dù giá dầu thô giảm mạnh khiến thu ngân sách từ dầu thô chỉ đạt 73,1% dự toán nhưng thu ngân sách cả năm vẫn vượt dự toán 5% nhờ tăng thu nội địa.

Bộ Tài chính dự báo, năm 2016 tình hình tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với năm 2015, tăng trưởng kinh tế khoảng 6,7%, lạm phát dưới 5%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 10%… Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức, từ cả môi trường quốc tế và tồn tại chậm khắc phục của nền kinh tế.

Về thu ngân sách, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua dự toán thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2016 là 1.014.500 tỷ đồng. Trong đó, dự toán thu nội địa 785.000 tỷ đồng, dự toán thu dầu thô 54.500 tỷ đồng trên cơ sở sản lượng 14,02 triệu tấn, giá bình quân 60USD/thùng. Dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 172.000 tỷ đồng. Về chi ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính cho biết dự toán chi năm 2016 là 1.273.200 tỷ đồng, tăng 126.100 tỷ đồng so dự toán năm 2015. Trong đó, dự toán chi đầu tư phát triển là 254.95 tỷ đồng, dự toán chi thường xuyên là 824.000 tỷ đồng, dự toán chi trả nợ, viện trợ là 155.100 tỷ đồng…

————————————

UBGSTCQG dự báo tăng trưởng GDP 2016 đạt 6,7- 6,8%

Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế năm 2016, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (UBGSTCQG) dự báo tăng trưởng GDP năm tới đạt khoảng 6,7-6,8%, tức là cao hơn một chút so với tăng trưởng 6,68% trong năm nay. Nhìn chung, UBGSTCQG khá thận trọng do lo ngại tăng trưởng của đầu tư tư nhân và tiêu dùng hộ gia đình có thể chậm lạ do áp lực lạm phát và lãi suất tăng.

Dự báo tăng trưởng 2016 đạt 6,7% và tốc độ tăng trưởng gần như ổn định so với năm 2015. Nhìn chung, tăng trưởng trong năm sau được đánh giá vẫn tích cực và nền kinh tế đã lấy lại đà tăng trưởng. Thực tế tăng trưởng 2015 đã là khá cao và tốt hơn kì vọng và GDPsẽ khó duy trì xu thế mở rộng liên tục như những năm vừa qua do một số nhân tố như 1). Tăng trưởng đầu tư công được dự báo giảm tốc hoặc khó duy trì tốc độ tăng trưởng cao như năm nay do áp lực tình hình tài khóa; 2) Thu hút và giải ngân FDI ghi nhận mức kỉ cao kỉ lục trong năm nay nhờ hiệu ứng TPP và các FTA. Tuy nhiên, hiệu ứng này sẽ hạ nhiệt và chúng tôi cho rằng thu hút FDI cũng sẽ khó tăng, thay vào đó chỉ ở mức ổn định và 3) Tín dụng (không tính Trái phiếu chính phủ) cũng chậm lại đôi chút do áp lực lãi suất tăng cũng như nỗ lực ổn định tỷ giá của NHNN. Nói chung, tiêu dùng nội địa, đầu tư tư nhân và sản xuất vẫn sẽ là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế nhưng mức độ mở rộng có thể sẽ gặp phải thách thức nhất định.

————————————

Hà Nội đặt chỉ tiêu tăng trưởng 8,5 – 9% trong năm 2016

Chiều 29/12, tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2015, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu năm 2016. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2016, thành phố đặt chỉ tiêu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 8,5-9%, GRDP bình quân/người đạt 85-87 triệu đồng; tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 11-12%; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 7-8%; giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) so với năm trước 1,3%; số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế tăng thêm 17 đơn vị.

Để đánh kết quả thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2011-2015, ông Trần Ngọc Nam, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, trong 5 năm qua, KT-XH của Thủ đô đã có bước phát triển toàn diện. Kinh tê tiếp tục phát triển, đạt mức tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân 5 năm ước tăng 9,23%, gấp 1,58 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Quy mô GRDP năm 2015 theo giá hiện hành ước đạt 27,6 tỷ USD, bình quân thu nhập đầu người khoảng 3.600 USD, cao gấp 1,8 lần so với năm 2010. Các ngành kinh tế phục hôi và tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng ngành dịch vụ chiêm 54%, công nghiệp – xây dựng chiếm 41,5% và nông nghiệp 4,5%.

Chỉ đạt 600 triệu USD, năm 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc giảm 13%, trong đó riêng mặt hàng tôm giảm mạnh tới 24%

————————————

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc năm 2015 ước đạt 600 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu tôm (mặt hàng chiếm hơn 40% tổng kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc) chỉ đạt 250 triệu USD, giảm tới 24%.

Nguyên nhân của việc sụt giảm này được ông Trương Đình Hòe, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam chia sẻ với phóng viên Báo Hải quan là do mức độ tiêu thụ của thị trường Hàn Quốc có xu hướng giảm. Đặc biệt, giá mặt hàng chiếm kim ngạch lớn là tôm đã giảm mạnh trong năm 2015, có thời điểm giảm tới 30% đã ảnh hưởng lớn tới kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc. Năm 2016, tình hình xuất khẩu sang Hàn Quốc được nhận định có nhiều triển vọng khi hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực và bắt đầu thực thi.

————————————

Lạm phát Ukraine lên 44% trong năm nay

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ukraine Valeriya Gontareva vừa cho hay lạm phát nước này trong năm 2015 lên đến 44%, tăng từ mức 24,9% của năm 2014. Theo Reuters, bà cũng cho biết dự trữ ngoại hối của Ukraine đã duy trì ổn định ở mức 13,3 tỉ USD, từ mức 13,1 tỉ USD ngày 1.12. Ukraine cũng dự kiến sẽ nhận đợt tài trợ kinh phí lần thứ ba từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng 1 sắp tới vì Kiev đã hoàn thành các điều kiện tiên quyết. Ukraine đang chờ đợi đợt viện trợ tài chính lần thứ ba với 1,7 tỉ USD. Thống đốc Gontareva nói rằng nước này giờ có thể nhận được đợt viện trợ thứ tư cũng có giá trị 1,7 tỉ USD cùng lúc với đợt thứ ba.

5. Sự kiện nổi bật ngày mai (31/12/2015):

DAD: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 17%.

DP3: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt (tỷ lệ 16%) và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lê 4:1).

LM8: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.

NHP: Ngày GD 4.995.400 CP niêm yết bổ sung.

SGC: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức đợt 1 năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 15%.

SEB: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.

TNG: Ngày GD 2.193.916 CP niêm yết bổ sung.

————————————

Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK

Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.

Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224

Skype: dautu.cophieu

Email: dautucophieu68@gmail.com

Website: dautucophieu.net

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý