1. Quan điểm kỹ thuật:
Mình cho rằng chỉ số VN-Index sẽ sớm tăng trở lại vùng kháng cự 610-615 điểm và áp lực bán sẽ gia tăng mạnh tại đây. Đồng thời, theo chỉ báo MSI của mình thì VN-Index chưa thể vượt được mức kháng cự 610-615 điểm và rủi ro ngắn hạn đang có chiều hướng gia tăng. Theo một nguồn tin đáng tin cậy mình được biết thì mức độ margin trên toàn thị trường hiện tại đã tăng 89% kể từ mức thấp vào tháng 5 và hiện chỉ thấp hơn mức cao nhất từ trước đến nay là 5-10%. Điều này cho thấy thị trường tăng gần đây nhờ một phần đáng kể vào tiền margin thay vì tiền tự có của NĐT. Và điều này phần nào làm tăng rủi ro giảm điểm ở mặt bằng hiện tại. Vì vậy NĐT cần cẩn thận trong nhịp tăng này và không nên mở vị thế mua mới.
Hệ thống chỉ báo xu hướng của mình vẫn duy trì mức tăng cho xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN-Index và nâng mức cắt lỗ của hệ thống ở mức 589.43 điểm. Do đó, các NĐT ngắn hạn nên tận dụng cơ hội bán ra dần và hạ tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu xuống ở nhịp tăng này. Nhưng mình cần nhấn mạnh lại rằng các NĐT chỉ nên bán bớt một phần chứ không phải toàn bộ danh mục.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 29/10/2015:
Được tiếp sức hưng phấn từ VNM, VNINDEX tăng 8.96 điểm đóng cửa tại 605.2 điểm, HNX INDEX tăng 0.79 điểm. Khối lượng giao dịch duy trì dưới trung bình 20 phiên.
VNM bứt phá với mức tăng 5,000 đồng lên 119,000 đồng/CP. Hôm nay VNM ra thông tin lợi nhuận sau thuế quý III/2015 là hơn 2,122.5 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ, trong đó. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm cũng tăng 35% lên mức hơn gần 5,869 tỷ đồng tương đương với 86% kế hoạch năm.
Nhờ sự phục hồi của giá dầu nên phiên hôm nay nhóm cổ phiếu dầu khí có giao dịch khởi sắc. GAS, PVD, PXS, PVS, PVC ….cùng đồng thuận đóng cửa trong sắc xanh.
Hôm nay thị trường chứng kiến sự đồng thuận của cả 3 nhóm chỉ số vốn hóa lớn, vừa và nhỏ khi sắc xanh bao trùm trên 158 mã.
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 2 liên tiếp 71 tỷ trên HOSE và mua ròng 7.4 tỷ trên HNX.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
CHP: Kết quả kinh doanh quý 3/2015. Trong quý 3/2015, CHP công bố doanh thu và lợi nhuận ròng đạt 115 tỷ đồng (+40% so với cùng kỳ năm trước) và 15,5 tỷ đồng (so với lỗ 13,6 tỷ đồng trong quý 3/2014). CHP đang được giao dịch tại PE 2015 và 2016 là 6,5x và 7,1x là tương đối thấp so với các công ty thủy điện khác.
VNM: KQKD 9 tháng 2015 – tiếp tục đạt kết quả ấn tượng:
Với việc đầu tư mạnh mẽ vào công tác bán hàng, marketing sản phẩm (chi phí bán hàng quý 3 của Vinamilk tăng hơn 65%, đạt 1.666 tỷ đồng), doanh thu thuần quý 3 của Vinamilk đạt 10.549 tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ 2014.
Đáng ghi nhận, tỷ trọng giá vốn/doanh thu thuần của công ty cũng được cải thiện đáng kể nhờ việc thay đổi cơ cấu nhóm sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm mang lại hiệu quả cao, lãi gộp trong kỳ của Vinamilk tăng 56,4%, đạt 4.350 tỷ đồng.
Kết quả quý 3 Vinamilk báo lãi 2.135 tỷ đồng (phần dành cho cổ đông công ty mẹ), tăng 55,2% so với cùng kỳ 2014. 9 tháng đầu năm, công ty báo lãi 5.877 tỷ đồng, tăng 35,4% so với 9 tháng đầu năm 2014.
EPS 9 tháng của VNM đạt 4.415 đồng/cổ phiếu.
PVS: KQKD hợp nhất 9 tháng 2015: doanh thu quý 3/2015 giảm 28,4% với hầu hết các mảng kinh doanh có doanh thu giảm mạnh, trừ mảng dịch vụ căn cứ cảng (tăng 3%), và dịch vụ kho nổi FPSO/FSO (tăng 22%). Trong khi đó, LNST trừ lợi ích CĐTS hầu như không đổi so với cùng kỳ năm ngoái do (i) biên LN gộp tăng đạt 8,1% so với mức 4,5% trong quý 3/2014, xuất phát từ việc giảm các dịch vụ thuê ngoài có biên LN thấp (ii) lợi nhuận cao hơn từ các công ty liên doanh, liên kết, tăng 9,6% so với quý 3/2014, và (iii) LN bất thường từ việc hợp nhất công ty Sao Mai – Bến Đình là 62,9 tỷ đồng.
Tổng hợp, doanh thu 9 tháng đầu năm giảm 15,7% so với cùng kỳ năm 2014, trong khi LNST trừ lợi ích CĐTS có mức tăng trưởng khiểm tốn 7%. Một lần nữa, tăng trưởng lợi nhuận được hỗ trợ từ lợi nhuận từ công ty liên doanh khi tăng mạnh 37,1% so với 9 tháng đầu năm 2014, nhờ mức đóng góp cả năm của FPSO Lam Sơn, hoạt động kể từ tháng 6/2014 và đóng góp 44,2% cho LNST 9 tháng 2015.
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
FED trì hoãn tăng lãi suất: Đúng như dự kiến, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) lại trì hoãn việc nâng lãi suất tiêu chuẩn ngắn hạn, mở ra cơ hội thực hiện trong tháng 12 tới. Các quan chức hàng đầu của FED cũng bày tỏ quan điểm cho rằng nền kinh tế Mỹ đã đủ mạnh để chịu được đợt tăng lãi suất và nhấn mạnh họ có thể sẽ tăng lãi suất trong tháng 12. Trong khi đó, việc trì hoãn này đã giúp thị trường xóa bỏ tâm lý tiêu cực trong phiên hôm qua và giúp chỉ số VNI tăng 9 điểm, đóng cửa ở mức 605,2 điểm, với giá trị giao dịch hơn 1113 triệu USD.
Vốn FDI giải ngân trong tháng 10/2015 tăng gấp đôi so với tháng 9/2015:
– Theo thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (FIA), lượng FDI giải ngân đạt 2,2 tỷ USD trong tháng 10/2015 (so với con số 1,2 tỷ USD trong tháng 9). Tính từ đầu năm, tổng lượng vốn FDI giải ngân đã đạt 11,8 tỷ USD (tăng 16,3% so 10 tháng đầu năm 2014).
– Tốc độ giải ngân vốn FDI tăng mạnh là tín hiệu tích cực bù đắp cho những lo ngại đang lớn dần về cán cân thanh toán của Việt Nam, khi thâm hụt thương mại ước tính đạt 4,1 tỷ USD vào cuối tháng 10. Đáng chú ý, thâm hụt thương mại khiến thặng dư tài khoản vãng lai giảm còn 245 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2015, so với con số 4,9 tỷ USD cùng kỳ năm 2014.
– Lượng vốn FDI đăng ký trong 10 tháng đầu năm 2015 tăng vọt 41% so với cùng kỳ năm 2014 đạt 19,3 tỷ USD nhờ vào các dự án lớn được phê duyệt trong quý 3/2015. Ngành sản xuất tiếp tục thu hút lượng vốn ngoại nhiều nhất khi chiếm 65% lượng vốn FDI cam kết trong 10 tháng đầu năm 2015, chúng tôi tin rằng xu hướng này sẽ được tiếp tục nhờ việc kết thúc đàm phán sơ bộ TPP cũng như ký kết FTA Việt Nam – EU. Các lĩnh vực khác thu hút lượng vốn ngoại lớn là sản xuất điện (14%) và bất động sản (11%).
Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương): sau 2 tháng giảm liên tiếp, CPI tháng 10 đã tăng lại, nhưng chỉ với mức tăng khiêm tốn 0,11% so với tháng trước. Tuy nhiên, theo cơ quan này, CPI tháng 11/2015 cũng sẽ chỉ tăng khoảng 0,18% so với tháng 10. Dự báo cả năm, CPI sẽ dao động từ 1,5-2%, thấp hơn từ 3-3,5 điểm phần trăm so với mục tiêu 5% năm nay và là mức thấp nhất trong 15 năm qua.
Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC): vừa thông báo về mức lãi suất điều chỉnh đối với các khoản nợ xấu đã mua và được VAMC chấp thuận điều chỉnh lãi suất trong quý 4/2015 (từ ngày 01/10/2015 đến ngày 31/12/2015). Cụ thể, lãi suất đối với VNĐ áp dụng trong quý 4/2015 là 9,6%, giảm 0,3% so với quý 3. Tương tự, lãi suất với EUR cũng giảm 0,3% so với quý trước xuống còn 5,4%. Lãi suất USD vẫn ở mức 4,3%.
5. Sự kiện nổi bật ngày mai (30/10/2015):
LBM: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 15%.
VC3: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 2:3.