1. Quan điểm kỹ thuật:
Mình cho rằng chỉ số VN-Index sẽ sớm tăng trở lại vùng kháng cự 610-615 điểm. Đồng thời, khả năng VN-Index xuyên thủng mức hỗ trợ 595 điểm sẽ khó xảy ra. Hiện thị trường đang chờ tin về chính sách lãi suất từ Mỹ hay những diễn biến mới ở Thông tư 74 cũng như danh sách ngành kinh doanh có điều kiện được công bố. Tuy nhiên, trên đồ thị VN-Index mình thấy rủi ro ngắn hạn đang có chiều hướng gia tăng. Vì vậy NĐT cần cẩn thận trong nhịp tăng này.
Hệ thống chỉ báo xu hướng của mình vẫn duy trì mức tăng cho xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN-Index và nâng mức cắt lỗ của hệ thống ở mức 589.43 điểm. Do đó, các NĐT ngắn hạn nên bán ra dần và hạ tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu xuống ở nhịp tăng này. Nhưng mình nhấn mạnh rằng các NĐT chỉ nên bán bớt một phần chứ không phải toàn bộ danh mục.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 28/10/2015:
Sau phần lớn thời gian giao dịch trong sắc xanh trong phiên, chỉ số bất ngờ đóng cửa mức thấp nhất phiên vào những phút cuối trong phiên giao dịch. Đóng cửa VNINDEX mất 2.2 điểm, chốt tại 596.24 điểm. Khối lượng giao dịch tăng 16.8% so với phiên giao dịch ngày hôm trước.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng BID, VCB, STB, MBB cùng với BVH, PVD, HPG…là những gánh nặng của chỉ số trong phiên ngày hôm nay. Chiều ngược lại FPT, GAS, RÊ, HHS, MWG…lại là những trụ đỡ của thị trường.
Các cổ phiếu trụ cột BID, BVH, VCB, PVS , ACB …bất ngờ bị bán mạnh cuối phiên trong khi nhóm cổ phiếu ô tô HTL, SVC, TMT, HHS, HAX cho diến biến tích cực ngược chỉ số.
OGC tiếp tục gây chú ý với phiên đóng cửa dư mua trần thứ 4, khối lượng dư mua lên đến hơn 15 triệu cổ phiếu.
Phiên giao dịch hôm nay khối ngoại quay trở lại bán ròng 54 tỷ đồng trên cả hai sàn, khối này bán 53 tỷ trên HOSE và 1.4 tỷ trên HNX.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
– KBC: Ông Đặng Thành Tâm tiếp tục mua vào cổ phiếu KBC – Theo HSX, ông Đặng Thành Tâm, TGĐ của KBC đã công bố thông tin về những lần mua cổ phiếu gần đây. Theo đó từ 5/10/2015 đến 26/10/2015, ông Tâm đã mua gần 2,8 triệu cổ phiếu KBC và nâng số lượng cổ phiếu nắm giữ từ 62.455.960 cổ phiếu; tương đương 13,295% tổng số cổ phiếu lưu hành lên 65.250.000 cổ phiếu, tương đương 13,89% tổng số lượng cổ phiếu lưu hành thông qua giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh.
Hiện ông Tâm dự kiến mua thêm 2 triệu cổ phiếu KBC từ 2/11 đến 1/12/2015 thông qua giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh. Nếu giao dịch diễn ra thành công, ông Tâm sẽ nâng cổ phần của mình từ 13,89% lên 14,316%; tương đương 67.250.000 cổ phiếu.
Hôm nay giá cổ phiếu KBC đóng cửa tại 14.300đ/cp; room còn lại là 86.988.019 cổ phiếu; tương đương 18,5% tổng số cổ phiếu lưu hành. Giá cổ phiếu giảm 10,1% so với đầu năm và cao hơn 19,2% so với đáy 52 tuần.
– CII: sẽ tạm ứng cổ tức tiền mặt đợt 2 năm 2015 là 800đ/cp – HSX đã công bố thông tin về ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày thanh toán tạm ứng cổ tức của CII. Theo đó CII sẽ tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2015 bằng tiền mặt với tỷ lệ 8% mệnh giá; tương đương 800đ/cp. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/11/2015 và ngày thanh toán là 20/11/2015.
CII đóng cửa tại 24.200đ/cp. Room còn lại là 23.743.264 cổ phiếu; tương đương 10,9% số lượng cổ phiếu lưu hành. Giá cổ phiếu đã tăng 33% so với đầu năm và cao hơn 46,9% so với đáy 52 tuần.
– DIG: dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 100:8 – Hôm nay, DIG đã công bố thông tin về việc chia thưởng cổ phiếu. Theo đó, công ty sẽ phát hành 15.891.490 cổ phiếu tỷ lệ 100:8. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/11/2015. Sau khi phát hành, số lượng cổ phiếu lưu hành sẽ tăng từ 198.643.620 cổ phiếu lên 214.535.110 cổ phiếu.
Giá cổ phiếu đóng cửa tại 11.900đ vào ngày hôm nay. Room còn lại là 36.090.676 cổ phiếu; tương đương 18,2% số lượng cổ phiếu lưu hành. Giá cổ phiếu đã giảm 9,2% so với đầu năm và cao hơn 21,4% so với đáy 52 tuần.
– Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã đề xuất tăng giá khởi điểm IPO:
Đề xuất nâng giá khởi điểm IPO lên 11.800đ – Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam là công ty quản lý khai thác hầu hết các sân bay tại Việt Nam và đang chuẩn bị IPO. Công ty đã đề nghị với Bộ GTVT nâng giá khởi điểm IPO từ 11.000đ lên 11.800đ. Kế hoạch là chào bán lần đầu 77,8 triệu cổ phiếu, tương đương 3,47% ra công chúng. Sau đó sẽ bán tiếp 20% cổ phần cho một số đối tác chiến lược.
Đã có NĐT chiến lược tiềm năng quan tâm – 20% cổ phần sẽ tương đương khoảng 448,62 triệu cổ phiếu. Aéroports de Paris (ADP) đã thể hiện sự quan tâm đối với việc mua từ 25% đến 30% cổ phần của ACV trước khi IPO và điều này ít có khả năng xảy ra. Khả dĩ hơn sẽ là ACV bán cổ phần cho ADP sau khi giá IPO được xác định (trừ khi ADP sẵn sàng trả giá rất cao).
Thời gian IPO chưa được quyết định – Thời gian IPO cụ thể chưa được quyết định nhưng đề nghị tăng giá khởi điểm cho thấy công ty không hề vội vã trong việc tiến hành IPO sau khi đã chờ khoảng 6 tháng sau khi trình phương án giá khởi điểm ban đầu (vào tháng 4) trước khi đưa ra đề nghị mới này. Tại giá khởi điểm mới, thì công ty có thể thu về 918 tỷ đồng; nghĩa là cao hơn 62,2 tỷ đồng nếu tính tại giá khởi điểm đã được phê duyệt trước đó.
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
ANZ: Niềm tin người tiêu dùng Việt Nam lên cao nhất trong vòng 4 tháng
Chỉ số CCI của Việt Nam vọt lên mức 141.1 điểm trong tháng này, số điểm cao nhất trong vòng 4 tháng qua. Con số này cao hơn mức trung bình dài hạn là 135.9 điểm và cũng hơn 6.4 điểm so với mức 134.7 điểm của tháng 10/2014. ANZ cho biết niềm tin người tiêu dùng cải thiện do mức độ lạc quan về tình hình tài chính cá nhân cũng như triển vọng kinh tế Việt Nam đều tăng. Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Nam Á-Đông Nam Á-Thái Bình Dương của ANZ, ông Glenn Maguire, đánh giá niềm tin người tiêu dùng tăng trưởng mạnh và trên diện rộng trong tháng 10 là tín hiệu cho thấy nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đứng vững trong sự suy giảm thương mại toàn cầu. Ông cho rằng xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh đang tạo ra những hiệu ứng tích cực cho toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là cho thị trường nội địa. Kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục có xu hướng suy yếu do ảnh hưởng từ việc kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc và tình hình phục hồi không mạnh của kinh tế Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu. Do đó, nhu cầu tiêu dùng nội địa tại Việt Nam phải bật lên để giúp nền kinh tế ổn định và tăng trưởng.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): kim ngạch xuất khẩu tôm trong quý 3 đã có sự khởi sắc mặc dù vậy vẫn chưa có sức bật để đạt được mức tăng trưởng dương. XK tôm quý 3 đạt 840,8 triệu USD, tăng từ 573,9 triệu USD của quý 1 và 716,2 triệu USD của quý 2 tuy nhiên vẫn giảm 26,6% so với cùng kỳ năm 2014.VASEP cho biết, xuất khẩu tôm sang Mỹ trong tháng 9 đạt 77,6 triệu USD, tăng gần 29% so với tháng 8 và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2014. Với thị trường EU, XK tôm trong tháng 9 đạt 55,9 triệu USD, tăng 13,3% so với tháng 8/2015 tuy nhiên mức tăng này không đủ để bù đắp cho doanh số XK giảm 24,7% với gần 157 triệu USD trong quý 3/2015.
Thâm hụt thương mại tháng 10 là 100 triệu USD. Theo đó, thâm hụt thương mại 10 tháng đầu năm là 4,1 tỷ USD:
Tổng Cục thống kê công bố ước tính kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước tháng 10 với nhập siêu 100 triệu USD. Nhập khẩu đạt 14,4 tỷ USD (tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 2,7% so với cùng kỳ) trong khi đó nhập khẩu là 14,5 tỷ USD (tăng 3,3% so với tháng trước và tăng 4% so với cùng kỳ).
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước – Với ước tính này, thâm hụt thương mại 10 tháng đầu năm là 4,13 tỷ USD, so với mức thặng dư 2,7 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm ngoái và thâm hụt 400 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2013. Trong 10 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 134,61 tỷ USD (tăng 8,5% so với cùng kỳ, giảm tốc so với mức tăng 14,3% trong năm ngoái); trong khi đó kim ngạch hàng hóa nhập khẩu là 138,74 tỷ USD (tăng 14,3%, tăng tốc so với mức tăng 11,4% trong cùng kỳ năm 2014).
Nhập khẩu hàng hóa cho chế biến và sản xuất hàng hóa xuất khẩu tăng nhanh – Chúng tôi nhận thấy nhập khẩu máy móc tăng 26,8%, điện tử, máy tính và linh kiện tăng 29,7%, điện thoại các loại và linh kiện tăng 31,8%. Và nhập khẩu nhựa và ô tô lần lượt tăng 21,7% và 64,4%.
Các ngành công nghiệp FDI vẫn dẫn đầu xuất khẩu – Mức tăng nhẹ của xuất khẩu chủ yếu nhờ kim ngạch hàng hóa xuất khẩu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hay của hàng hóa chế biến tăng. Bao gồm điện thoại và linh kiện, tăng 32,7%, điện tử và máy tính tăng 44%, hàng dệt may tăng 10,4% và giày dép tăng 15,4%.
Xuất khẩu hàng hóa và các sản phẩm nông nghiệp vẫn yếu – Trong khi đó, giá trị hàng hóa xuất khẩu với những mặt hàng chủ chốt của khu vực kinh tế trong nước giảm. Xuất khẩu dầu thô giảm 49% so với cùng kỳ năm ngoái về giá trị và giảm 2% về sản lượng; trong khi đó xuất khẩu than giảm 65,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn nữa, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cũng giảm, như gạo (giảm 13,3%), hải sản (giảm 17%), cà phê (giảm 30,8%), cao su (giảm 14,9% mặc dù sản lượng xuất khẩu tăng 4,7%).