
Đồ thị VN-Index ngày 26/11/2015. Nguồn: Amibroker
1. Quan điểm kỹ thuật:
Như vậy, tín hiệu hồi phục của phiên liền trước đã không thể được xác nhận trong phiên hôm nay. Trên đồ thị, thân nến của 03 phiên liên tiếp cho thấy VN-Index vẫn đang thực hiện kiểm tra khu vực hỗ trợ 590 điểm. Nến đỏ hình thành sau phiên hôm nay với mức đóng cửa thấp nhất kèm theo thanh khoản tăng cao hơn thể hiện áp lực cung bán ra vẫn khá mạnh. Các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục đi vào vùng quá bán cho thấy tâm lý chung của nhà đâu tư khá bất ổn, ADX tăng lên trên mức 30 và đường giá đang bám sát dải Bollinger Bands dưới thể hiện trạng thái xu hướng giảm đang mạnh dần. Hiện tại các đường MA20, EMA26 đều bị xuyên thủng và có khuynh hướng đi xuống. Mình cho rằng chỉ số VN-Index có thể quay trở lại kiểm nghiệm mức hỗ trợ 585-590 điểm, nếu thủng mức này thì mức hỗ trợ gần nhất cho chỉ số là 580 điểm tương ứng với MA200 và mức Fibo 50.0%. Đây cũng là cứ điểm kìm hãm đà rơi của chỉ số, và ở chiều ngược lại mức 600 là điểm kháng cự trong quá trình hồi phục. Do vậy NĐT vẫn có thể duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao hơn tiền mặt và tận dụng các nhịp giảm mạnh của thị trường để tích lũy cổ phiếu tốt và các cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng cao.
Tương tự như các phiên đầu tuần đến nay, giao dịch mua bán diễn ra khá sôi động, thanh khoản khớp lệnh trên HSX được duy trì quanh vùng 140-150 triệu cổ phiếu, mức rất cao so với trung bình các tháng gần đây. Điều này khá lạ so với diễn biến trong quá khứ thị trường Việt Nam. Theo quan sát trong hai năm gần đây (2014-2015), tại thời điểm thị trường giảm điểm sau khi đã tạo đỉnh, thanh khoản chỉ tương đương hoặc thấp hơn nhiều so với thanh khoản tại vùng đỉnh. Tuy nhiên, hiện tại thanh khoản trung bình giai đoạn giảm điểm cao hơn 30% so với thanh khoản tại vùng đỉnh. Điều này thể hiện tâm lý người mua vẫn được giữ khá tích cực và thanh khoản cao cho thấy lực cầu luôn sẵn sàng hấp thụ lượng hàng bán chốt lời và bán vì tâm lý lo sợ.
Mình cũng đồng quan điểm với tâm lý người mua, thị trường có thể giảm trong ngắn hạn nhưng nhịp điều chỉnh này chính là cơ hội để tích lũy cổ phiếu triển vọng.
Trong các bài nhận định thị trường gần đây, mình thường đề cập đến vấn đề chọn lọc cổ phiếu có triển vọng về KQKD cũng như tăng trưởng thị giá trong giai đoạn cuối năm và đầu năm dương lịch (tháng 12 và tháng 1). Hiện tại, thị trường đang trải qua các phiên giao dịch kém tích cực. Tuy nhiên, theo quan sát của mình, đợt điều chỉnh này mang tính chất kỹ thuật và thiên nhiều về mặt tâm lý do trong giai đoạn tháng 10 và tháng 11, thị trường đã tăng điểm khá mạnh, với VN-Index đã tăng hơn 8%. Do đó, việc điều chỉnh trên diện rộng sẽ đưa mặt bằng giá cổ phiếu về vùng hấp dẫn hơn. Đồng thời, nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội này để đánh giá cổ phiếu thường có KQKD tích cực cuối năm và có lịch sử tăng giá trong giai đoạn tháng 12 và tháng 1 để tích lũy đón đầu sóng tăng giá sau đợt điều chỉnh này. Dưới đây là danh sách các cổ phiếu thường được hạch toán lợi nhuận đột biến trong quý 4 và tăng trưởng giá của các cổ phiếu này trong giai đoạn tháng 12 và tháng 1. Kết quả lọc này cho thấy đa phần các doanh nghiệp này là các doanh nghiệp kinh doanh theo dự án (DN xây dựng, doanh nghiệp công nghệ, dầu khí,…) và các ngành kinh doanh trong lĩnh vực có nhu cầu tiêu thụ cao vào cuối năm như ngành bán bán lẻ, ngành dịch vụ tài chính, cảng, tiện ích công cộng…. Từ kết quả lọc này, nếu kết hợp cả yếu tố mùa vụ trong KQKD và tăng trưởng giá dương trong tháng 12 và tháng 1, một số mã sau đáng xem xét như: FCN, SJS, CHP, LHG, BCI, IVS, DXG, MSN, NT2, HSG, FPT, HPG, PVS, PVB, PVD, HUT, HT1, KSB, BFC, VSC, HHS, LGC, MWG, và VMD.
*Lưu ý: đây chỉ là kết quả lọc dựa trên dữ liệu lịch sử nên nhà đầu tư cần kết hợp với đánh giá triển vọng tương lai để có thêm cơ sở đưa ra quyết định đầu tư.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 26/11/2015:
Sau một phiên xanh nhẹ hôm qua, thị trường đã giảm trở lại và cho thấy pha điều chỉnh còn hiệu lực. Sắc đỏ bao trùm từ lúc mở cửa phiên, áp lực chốt lời mạnh mẽ hơn khiến hai chỉ số đóng cửa ở mức giảm sâu.
Việc kiểm tra vùng hỗ trợ quan trọng 590 điểm đã tiếp tục diễn ra trong hôm nay. VN-Index chốt ngày tại 590,4 điểm (-0,89%) còn HNX-Index dừng phiên ở mức 81,9 điểm (-0,19%).
Thanh khoản cho bức tranh ngược với điểm số khi tăng tốt trên cả hai sàn. Cụ thể HSX hôm nay có 157,7 triệu đơn vị khớp lệnh với giá trị đạt 2.191 tỷ đồng (+17,6%) và thanh khoản trên sàn HNX đạt 71,3 triệu cổ phiếu chuyển nhượng với giá trị 623 tỷ đồng (+11,8%).
Pha điều chỉnh giảm được ghi nhận ở bình diện rộng của thị trường với 248 mã giảm/180 mã tăng. Nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất thuộc về nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn. Hầu hết các cổ phiếu bluechips đều giảm giá trong hôm nay như: VNM (-1,6%), VCB (-1,3%), VIC (-0,46%), CTG (-0,51%), MSN (-0,71%)…
Nhóm ngân hàng – nhóm chiếm vốn hóa lớn nhất TT cũng có một phiên giao dịch kém lạc quan khi màu đỏ hiện diện ở hầu hết cổ phiếu thuộc nhóm này, một số cổ phiếu ngân hàng giảm giá mạnh đáng chú ý như: BID (-4,4%), STB (-2,5%)…Hôm nay là ngày BID niêm yết thêm 607,5 triệu cổ phiếu, trong đó có 336,9 triệu cổ phiếu được phát hành để sát nhập Ngân Hàng TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL. Thông tin này phần nào tác động tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư dẫn đến sự giảm mạnh của BID.
Sau phiên bán ròng mạnh hôm qua (do bị ảnh hưởng lớn từ giao dịch của HHS) thì hôm nay là một ngày giao dịch khá cân bằng của các nhà đầu tư nước ngoài.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
BID: Cổ phiếu BID giảm mạnh do niêm yết cổ phiếu mới liên quan đến sáp nhập với MHB – hôm nay là ngày niêm yết 607.512.690 cổ phiếu BID mới phát hành, theo đó tổng số cổ phiếu đang lưu hành tăng thêm 21,6% lên 3.418.715.334 cổ phiếu. Số cổ phiếu niêm yết mới bao gồm 336.921.100 cổ phiếu BID phát hành cho cổ đông MHB liên quan đến thương vụ sáp nhập với ngân hàng này và 270.591.590 cổ phiếu phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100: 8,595329.
Trước khi niêm yết số cổ phiếu này, tổng số cổ phiếu BID đang lưu hành là 2.811.202.644 cổ phiếu. Nhà nước nắm giữ 95,76% tổng số cổ phiếu đang lưu hành, tương đương 2.692.007.652 cổ phiếu và Nhà nước hiện sẽ nhận thêm 241.631.301 cổ phiếu mới phát hành tương ứng với tỷ lệ sở hữu. Theo đó, số lượng cổ phiếu mới có thể được giao dịch trên thị trường là 28.960.291 cổ phiếu.
Cổ đông MHB trước đây chốt lời BID. Hôm nay có thêm 607 triệu cổ phiếu BID được niêm yết, trong đó hơn mợt nửa liên quan đến đợt M&A gần đây giữa MHB và BID (do NHNN thông qua ngày 05/05/2015). Vì các cổ phiếu này được chuyển đổi với tỷ lệ 1:1 và trước đó được mua với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường của cổ phiếu BID hiện nay, phần chênh lệch giá đầy hấp dẫn này đã kích thích cổ đông MHB trước đây chốt lời BID, khiến mã này gần như giảm sàn (4,4%), trở thành mã giảm mạnh nhất của chỉ số phiên hôm nay.
—————————————————————————————————————
PVD: Giá thuê ngày thấp hơn & về triển vọng đơn hàng giảm – Cập nhật. KQKD 9 tháng đầu năm 2015 của PVD không quá bất ngờ trong bối cảnh giá dầu thô ở mức thấp. Lợi nhuận ròng sau thuế (LNST) giảm 20% còn 74 triệu USD.
Trong quý 3/2015, PVD đã ghi nhận khoản lợi nhuận được chia 8,9 triệu USD từ liên doanh với Baker Hughes. Khoản lợi nhuận này sẽ không được ghi nhận trong quý 4.
Triển vọng năm 2016 cũng không khả quan với LNST (trừ lợi ích CĐTS) dự báo giảm 31% xuống còn 60 triệu USD. Quan điểm của chúng tôi là giá dầu thô sẽ đạt trung bình 50 USD/thùng trong vòng 2 năm tới, làm hạn chế tiềm năng tăng trưởng.
PVD đang giao dịch với PER 10,1 lần so với mức trung bình 13,6 lần của các công ty cùng ngành trong khu vực. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng PVD đang giao dịch ở mức PER cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
—————————————————————————————————————
FCN: Lợi nhuận ròng 9T2015 tăng 25,4% so với cùng kỳ CTCP Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm (Mã CK: FCN) ghi nhận doanh thu hợp nhất Q3/2015 đạt 341,2 tỷ và lợi nhuận ròng 16,1 tỷ, tăng lần lượt 182,5% và 192,1% so với cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng 2015, doanh thu hợp nhất đạt 884,5 tỷ đồng, tăng 49,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận ròng đạt 68,3 tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ.
Điểm tích cực trong KQKD 9T2015 của FCN là doanh thu tăng trưởng 182,5% trong Q3/2015, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ tăng trưởng trong các quý trước đó, kéo doanh thu luỹ kế 9T2015 tăng 49,8% so với cùng kỳ. Theo giải trình của công ty, doanh thu tăng trưởng do công ty trúng thầu và triển khai hàng loạt các dự án lớn từ đầu năm, như dự án Samsung TP Hồ Chí Minh, Samsung Bắc Ninh, Samsung Thái nguyên, Nhiệt điện Thái Bình, Nhà máy dầu ăn Nghi Sơn.
Tỷ suất lợi nhuận biên, tuy nhiên, giảm so với cùng kỳ do chi phí giá vốn và chi phí lãi vay tăng cao. Tỷ suất lợi nhuận biên hoạt động 9T2015 đạt 9,3%, giảm so với 12,5% trong cùng kỳ; tỷ suất lợi nhuận biên ròng đạt 7,7%, so với 9,2% trong cùng kỳ. Tăng trưởng lợi nhuận ròng, do đó, thấp hơn so với tăng trưởng doanh thu (25,4% tăng trưởng lợi nhuận so với 49,8% tăng trưởng doanh thu).
Tuy vậy, tăng trưởng lợi nhuận 25,4% cũng là mức tăng trưởng tích cực. Trong 9T2015, FCN ghi nhận chi phí lãi vay 34,4 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ do nợ vay tăng khá nhanh. Nợ vay ngắn hạn và dài hạn đến cuối Q3/2015 là 961 tỷ đồng, tăng 456 tỷ so với cuối Q3/2014 (+90%), trong đó bao gồm 132,5 tỷ trái phiếu chuyển đổi phát hành thêm.
Dự báo doanh thu 2015 đạt 1.712 tỷ đồng, tăng 26,4% và lợi nhuận ròng 154 tỷ đồng, tăng 18,8% so với năm trước. Cổ phiếu FCN giao dịch với P/E dự phóng 6,1x.
—————————————————————————————————————
HBC: Công bố LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng 396% so với cùng kỳ
Doanh thu tăng tốt nhờ công ty đang hoàn thành các dự án xây dựng nhà ở, văn phòng & TTTM lớn. Hợp đồng mới ký tăng trong khi giá trị hợp đồng đã ký nhưng chưa thi công xong hiện khá cao. Tuy nhiên chi phí bị đội lên ở một số dự án đã ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận gộp, từ đó làm giảm lợi nhuận gộp. Tuy nhiên chi phí bán hàng & quản lý cũng giảm nhờ hoàn nhập dự phòng trong bối cảnh công ty tiếp tục thu hồi được các khoản nợ cũ. Theo đó lợi nhuận đã không bị ảnh hưởng nhiều. Giả định những nhân tố không thường xuyên trên đây không lặp lại trong năm sau, chúng tôi dự báo LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ năm 2016 sẽ tăng trưởng 55%.
Doanh thu thuần đạt 3.522 tỷ đồng (tăng 43% so với cùng kỳ) và LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 56 tỷ đồng (tăng 396% so với cùng kỳ). Lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng do năm ngoái KQKD đạt thấp; Cho đến nay, doanh thu thuần mới hoàn thành 66% còn LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ mới hoàn thành 31% kế hoạch cả năm.
—————————————————————————————————————
LSS: Kết quả kinh doanh Quý 1 năm tài chính 2015 – 2016: Từ 1/7/2015 LSS áp dụng niên độ kế toán mới với năm tài chính từ 1/7-30/6 để phù hợp với vụ thu hoạch mía (tháng 11 đến tháng 3). Trong Q1 niên độ 2015-2016, DTT đạt 348,7 tỷ, giảm 6,6% cùng kì 2014. Nhờ chi phí lãi vay giảm mạnh (chỉ chiếm 2,71% DTT, trong khi cùng kỳ 2014 chiếm tới 4,20% DTT) nên LNTT Q1 cải thiện, đạt 17 tỷ đồng (+18,48%yoy). Dự kiến trong Q2, LSS đạt doanh thu 400 – 500 tỷ đồng, biên LNTT từ 4 – 5%.
Về vùng nguyên liệu: Lasuco có diện tích trồng mía là 13,000 ha, gồm 4 nông trường lớn và các khu vực trồng nhỏ lẻ khác tập trung quanh khu vực nhà máy 1 và 2.
Vùng nguyên liệu mía này có thể sẽ giảm đi sau 1-2 năm nữa khi Thanh Hóa chuyển một phần đất nông trường trồng mía của LSS cho VNM, FLC và Vincom thực hiện các dự án về nông nghiệp. Để chuẩn bị cho rủi ro giảm nguồn nguyên liệu này, cũng như tăng năng lực cạnh tranh khi các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, Sudico sẽ nhập khẩu đường thô theo quota được cấp và mua đường thô từ các nhà máy đường nhỏ khu vực lân cận để tinh luyện lại.
Bên cạnh đó, LSS đang thực hiện khu Nông nghiệp công nghệ cao, mục tiêu ươm giống mía và các giống cây khác như cam, dưa vàng, thanh long, hoa tươi…. Hiện tại lĩnh vực này mới bắt đầu được 2 năm, và chưa có lãi do chi phí khấu hao khá lớn.
LSS đã bắt đầu cơ giới hóa việc thu hoạch mía khi đầu tư 3 máy thu hoạch, mỗi máy trị giá 5 tỷ đồng, giúp tiết giảm chi phí nhân công và tăng chất lượng mía thu hoạch.
—————————————————————————————————————
PAC: Kết quả kinh doanh quý 3/2015. Trong quý 3/2015, PAC ghi nhận doanh thu đạt 484 tỷ đồng (-8% so với cùng kỳ năm trước) và lợi nhuận trước thuế đạt 23,8 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. PAC đang giao dịch ở mức PE 1 năm là 9x, là tương đối hợp lý so với PE lịch sử, mặc dù vậy, PAC có thể kỳ vọng mức PE tương ứng là 10x, tương đương mức giá mục tiêu 1 năm là 40.000 đồng/cp. Khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu PAC.
—————————————————————————————————————
PNJ: NH Đông Á không còn là mối lo ngại lớn.
Khuyến nghị trở lại CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) với khuyến nghị MUA và giá mục tiêu 48.500 đồng/CP dựa vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của mảng kinh doanh trang sức bán lẻ cốt lõi và vấn đề từ Ngân hàng Đông Á (DAB) không còn ảnh hưởng đến triển vọng trung và dài hạn của PNJ.
Lợi nhuận mảng bán lẻ trong 9 tháng đầu năm 2015 tăng 48%, xuất phát từ mức tăng trưởng doanh số khả quan của các cửa hàng hiện hữu, tích cực mở rộng mạng lưới và đưa ra chiến dịch mới nhằm thúc đẩy thương hiệu PNJ Silver.
Đợt phát hành trái phiếu 500 tỷ đồng nhằm bổ sung vốn lưu động đã giúp giảm bớt áp lực cho PNJ sau khi các ngân hàng thắt chặt hạn mức tín dụng do quan ngại về các vấn đề của DAB.
Với mức giá hiện tại, PNJ đang giao dịch tại PER 10,8 lần dựa theo EPS 3.607 đồng (không tính đến khoản dự phòng cho DAB).
—————————————————————————————————————
PET: Có khả năng ghi nhận lợi nhuận bất thường 100 tỷ (tháng 11 khả năng ra tin bán dự án Thanh Đa), nâng LNST lên mức 345 tỷ. LNST 2015 ước 245 tỷ đồng, tương đương mức EPS2015 là 2,169 đồng/cp. Giá mục tiêu ứng với P/E 9.x.
—————————————————————————————————————
LAS: Sức hấp dẫn của cổ phiếu có cổ tức cao đang suy giảm
Nhà sản xuất supe lân và NPK lớn nhất Việt Nam, với 45% thị phần phân lân và 21% thị phần NPK. Hiện tại, tổng công suất sản xuất supe lân của LAS là 750.000 tấn, 300.000 tấn lân nung chảy và 600.000 tấn NPK mỗi năm.
Nguồn cung phân bón dồi dào, trong khi giá thành sản xuất tăng gây lo ngại đến sự ổn định doanh thu và biên lợi nhuận vốn được duy trì các năm qua. Chúng tôi ước tính tỷ suất lợi nhuận gộp của LAS năm nay giảm khoảng 2% do ảnh hưởng từ yếu tố chi phí và giá bán.
Vụ Đông Xuân sẽ thúc đẩy doanh số tiêu thụ Quý 4, tuy nhiên tổng sản lượng tiêu thụ sẽ khó đạt mức kế hoạch đã đề ra. Uớc tính EPS 2015 của Công ty đạt 4.406 đồng, tương ứng tỷ lệ P/E hiện tại là 7,1 lần. Ngoài ra, dự đoán mức chi trả cổ tức sẽ vào khoảng 30% để thỏa mãn yêu cầu của cổ đông.
—————————————————————————————————————
BFC: Doanh nghiệp đầu ngành mảng phân bón NPK với công nghệ hiện đại. LNST 9T 2015 công ty mẹ ước đạt 192 tỷ đồng. LNST 2015 ước đạt 218 tỷ đồng (-4.8% yoy), EPS2015 ước đạt 4,600 đồng/cp. PE forward 6.22 lần, thấp hơn bình quân ngành là 7.4 lần.
—————————————————————————————————————
HNG: Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HOSE) Công bố kết quả kinh doanh quý 3 năm 2015.
Theo đó doanh thu đạt mức 1846 tỷ VNĐ, tăng 230% so với cùng kỳ; lợi nhuận ròng đạt mức 391 tỷ VNĐ, tăng 124% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân chủ yếu khiến doanh thu tăng mạnh là do đóng góp của mảng kinh doanh bò thịt với doanh thu đạt mức 1378 tỷ VNĐ trong quý 3 2015. Bên cạnh đó, doanh thu bán đường cũng đạt 250 tỷ , tăng 41% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, mảng cao su của HNG tương đối ảm đạm với doanh thu chỉ đạt 30 tỷ so diễn biến giá cao su không thuận lợi nên Công ty cũng giảm mật độ khai thác mủ.
Hiện tại, hoạt động kinh doanh của HNG vẫn tập trung mạnh vào các mảng chính là bán bò thịt, trồng cao su cọ dầu và mía đường. Mặc dù mảng bò thịt và mía đường khá thuận lợi song mảng cao su suy giảm do giá giảm và mảng dầu cọ chưa phát huy hiệu quả do chưa đến kỳ khai thác khiến kết quả kinh doanh của HNG chưa được như kỳ vọng. Chi phí trồng cao su và dầu cọ dở dang của HNG hiện khá lớn đạt mức 7000 tỷ VNĐ, do đó triển vọng lợi nhuận tương lai của Công ty phụ thuộc đang kể vào chuyển biến của hai mảng kinh doanh này.
Các khoản phải thu và các khoản phải trả của HNG tương đối lớn. Hiện tại,các khoản phải thu ngắn hạn đạt mức 5,200 tỷ và các khoản phải thu dài hạn đạt mức 1171 tỷ VNĐ; các khoản phải trả thương mại đạt mức 1,621 tỷ VNĐ.
Dự phóng HNG sẽ đạt 1,350 tỷ LNST trong năm 2015, tương đương mức EPS đạt 1900 VNĐ.
—————————————————————————————————————
JVC: CTCP Y tế Việt Nhật mới đây đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2015 với doanh thu và lợi nhuận sụt giảm. Tình hình kinh doanh nhiều biến động cùng khoản lỗ chênh lệch tỷ giá là hai nguyên nhân chính tác động tới kết quả kinh doanh của JVC.
Cụ thể, doanh thu hoạt động kinh doanh của JVC đạt 114,8 tỷ đồng. Mặc dù giảm 62% so với cùng kỳ nhưng kết quả này lại tăng 29,1% so với quý trước. Biên lợi nhuận gộp đạt 29%. Nguồn thu từ bán hàng dự án đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá cũng khiến JVC phải chi hơn 7 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân khiến chi phí tài chính tăng dù lãi vay đã giảm nhờ việc giảm đáng kể cơ cấu nợ vay. Kết quả là lợi nhuận quý II NĐTC 2014-2015 chỉ đạt vỏn vẹn 3,66 tỷ đồng, trong khi quý I lãi của công ty mẹ JVC đạt 3,8 tỷ đồng. Kết quả trên chỉ tương đương 3% lợi nhuận JVC đạt được cùng kỳ năm trước
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Tỷ giá tiếp tục tăng gần sát mức trần giao dịch do áp lực theo mùa gia tăng
Tỷ giá VND/USD giảm 0,07% hôm nay trên thị trường liên ngân hàng – Tỷ giá VND/USD trên thị trường liên ngân hàng giảm nhẹ hôm nay, đóng cửa ở mức 22.482đ; mặc dù đã tăng 0,8% trong tháng này. Ở mức hiện tại, tỷ giá đã tăng 5,41% từ mức thấp 21.329 vào ngày 12/2 và hiện chỉ thấp hơn 0,29% so với trần tỷ giá là 22.547đ
Tuy nhiên tỷ giá trên thị trường OTC tiếp tục tăng 0,03% – trong khi đó trên thị trường OTC, tiền đồng tiếp tục giảm giá 0.03% hôm nay đóng cửa ở mức 22.630đ, cao hơn 0,37% so với trần giao dịch, là 22.547đ. Tỷ giá OTC đã duy trì cao hơn trần giao dịch kể từ ngày 9/11 và đã giảm 1.32% so với đầu tháng. Tuy nhiên, với mức hiện tại, tỷ giá trên thị trường OTC vẫn thấp hơn so với mức cao từ đầu năm đến nay là 22.825đ vào ngày 26/8. Và tỷ giá đã tăng 5,81% so với mức thấp nhất từ đầu năm là 21.388đ hồi đầu tháng 2.
Giá vàng có vẻ ổn định vào thời điểm hiện tại – CT Vàng bạc Đá Quý Sài Gòn niêm yết giá vàng bình quân là 33,17 triệu đồng, ổn định so với ngày hôm qua. Giá vàng hiện tại giảm 5,23% so với mức cao gần đây, là 35 triệu đồng vào ngày 24/8 và cũng đã giảm 7,27% so với mức cao nhất từ đầu năm đến nay là 35,77 triệu đồng vào ngày 21/1
Áp lực cuối năm lên tỷ giá có khả năng gia tăng – nhận thấy nhu cầu đối với USD theo mùa trước thời điểm cuối năm cho mục đích thanh toán đã bắt đầu gia tăng. Và với khả năng Fed sẽ tăng lãi suất quỹ Fed thêm 0,25% và quỹ IMF cũng có kế hoạch gặp gỡ xem xét việc trao quyền rút vốn đặc biệt cho đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, cũng có những yếu tố bên ngoài tác động khác đến tỷ giá. Tỷ giá hiện tại đồng thời thấp hơn và cao hơn so với trần tỷ giá tương ứng trên thị trường liên ngân hàng và thị trường OTC và vẫn chưa nhận thấy bất kỳ áp lực tăng ở đây. Do đó, tiền đồng có thể giảm hơn nữa trong những tuần tới. Nghi ngờ liệu NHNN sẽ nỗ lực hết mức đảm bảo các diễn biến tỷ giá thuận lợi trong giai đoạn từ nay đến cuối năm và miễn cưỡng thực hiện các tác động chính sách hơn nữa trong thời gian này. Dù vậy khả năng sẽ có sự điều chỉnh tỷ giá vào đầu năm tới.
—————————————————————————————————————
Mỹ áp dụng cơ chế điều tra mới đối với các nhà xuất khẩu cá tra
Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa công bố quy định về chương trình điều tra bắt buộc đối với các trang trại nuôi cá và các nhà chế biến cá da trơn trong nước Mỹ và các nước xuất khẩu loại cá này sang Mỹ, trong đó có Việt Nam. Đây là văn bản hướng dẫn thực hiện Farm Bill 2008 và 2014 , vốn đã được nói đến rất nhiều trong thời gian qua và hiện tại cơ chế mới sẽ tập trung vào chất lượng, phương pháp nuôi trồng, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó, Mỹ sẽ thực hiện các điều tra thường xuyên nhằm đảm bảo các công ty Việt Nam xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ tuân thủ những tiêu chuẩn này.
Các nhà xuất khẩu nhỏ hơn sẽ mất lợi thế – Quy định mới sẽ ảnh hưởng các nhà xuất khẩu có lợi nhuận thấp hay quy mô nhỏ hơn, do họ phải tăng mạnh chi phí để đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra (sẽ có một danh sách dài các tiêu chuẩn). Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn hơn như VHC tự tin rằng công ty sẽ tuân thủ những quy định mới mà không gặp phải nhiều khó khăn. Với thực tế cơ chế mới này đã được nhắc đến trong một thời gian dài, các công ty đã có thời gian chuẩn bị cho những điều chỉnh cần thiết.
Với việc ký kết TPP sắp tới, cơ chế này thay thế quy định thuế quan – Với việc ký kết Hiệp định TPP sẽ sớm diễn ra đầu năm tới và dẫn đến việc tháo gỡ chế độ thuế quan hiện hành trong nhiều năm; chúng ta có thể giả định rằng cơ chế điều tra mới này sẽ là sự thay thế nhằm bảo vệ ngành cá da trơn của Mỹ bằng cách đảm bảo các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải tuân thủ những tiêu chuẩn nghiêm ngặt này.
Xuất hiện những lo ngại trong ngắn hạn đối với giá cổ phiếu nhưng các doanh nghiệp dẫn đầu sẽ hưởng lợi thế trong dài hạn – Chúng ta có thể thấy một số áp lực bán ra ngắn hạn đối với cổ phiếu ngành cá tra do tác động của thông tin này. Tuy nhiên, mặc dù quy chế này có thể dẫn đến tái cơ cấu ngành, các doanh nghiệp đầu ngành như VHC sẽ được lợi. Đây là những doanh nghiệp có mô hình kinh doanh chặt chẽ và có thể kiểm soát chất lượng tại từng điểm trên quy trình sản xuất với mô hình sản xuất tich hợp theo chiều dọc ở mức độ cao. Do đó, tiếp tục đánh giá Khả quan đối với cổ phiếu VHC và cho rằng đây là doanh nghiệp tốt nhất ngành thủy sản hiện tại.
—————————————————————————————————————
Tổng cục thống kê: tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm ngày 15/11/2015 ước tính đạt 807 nghìn tỷ đồng, bằng 88,6% dự toán năm. Trong đó, thu nội địa đạt 598,4 nghìn tỷ đồng, bằng 93,7%; thu từ dầu thô 58,4 nghìn tỷ đồng, bằng 62,8%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 145,9 nghìn tỷ đồng, bằng 83,3%. Ở chiều ngược lại, tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/11/2015 ước tính đạt 961,9 nghìn tỷ đồng, bằng 83,9% dự toán năm.
—————————————————————————————————————
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: tổng số nợ trả trong năm 2015 là 6.788 tỷ đồng; trong đó nợ gốc là 5.526 tỷ đồng, lãi vay là 1.219 tỷ đồng và các khoản phí liên quan là 43 tỷ đồng. Trong năm 2016, dự kiến các khoản nợ vay đến hạn thanh toán là 4.583 tỷ đồng (nợ gốc 2.448 tỷ đồng, lãi vay 1.098 tỷ đồng và 37 tỷ đồng phí khác).
5. Sự kiện nổi bật ngày mai (27/11/2015):
ARM: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.
CCL: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 20:1.
DAE: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 16%.
HAD: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
LH: 0912.842.224 để được tư vấn tận tình và chuyên sâu nhất.