DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Nhận định thị trường ngày 27/01/2016 gồm cập nhật tỷ giá, STK, KSS, RDP, AGM, IPO Vissan

Lượt xem: 13,607 - Ngày:
Chia sẻ

1. Nhận định thị trường:

Hạ nhiệt sau phiên tăng điểm kỷ lục trước đó, VN-Index giảm nhẹ 4,62 điểm, lùi về mức 537,73 điểm cùng với 129,41 triệu cổ phiếu được khớp.

Đồ thị VN-Index ngày 26/01/2016.

Đồ thị VN-Index ngày 26/01/2016. Nguồn: Amibroker

Nến đỏ điều chỉnh với mức đóng cửa không dưới ½ nến xanh cùng với khối lượng khớp lệnh xoay quanh mức bình quân cho thấy áp lực chốt lời T+ diễn ra không mạnh. Các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục tín hiệu hồi phục và đang có diễn biến tương đối tích cực trong ngắn hạn. Cụ thể, Stochastic vượt lên trên mức 20, DI- giảm về DI+ và đường MACD đã chớm cắt lên đường tín hiệu để kết thúc xu hướng giảm của chỉ báo này. Đường STO cũng đang hướng lên với độ dốc lớn, đồng thời tạo ra khoảng cách lên đến trên 30 điểm so với đường tín hiệu.

VN-Index thoái lùi sau phiên tăng điểm mạnh, nhưng nhìn chung thanh khoản duy trì ở mức cao cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã diễn biến tích cực hơn để kỳ vọng cho mốc hồi phục mới ở 550-555 điểm tương ứng với đường MA20 và EMA26 ngày.

Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng chỉ số VN-Index có thể sẽ quay lại nhịp tăng điểm và vượt được vùng giá 545 điểm. Đồng thời, lực cầu ngắn hạn vẫn tiếp tục được cải thiện trong các nhịp điều chỉnh, đây là điểm tích cực cho xu hướng ngắn hạn hiện tại. Quan sát các phiên từ thứ Sáu tuần vừa rồi đến 2 phiên gần đây, Nhật Cường đánh giá những phiên giảm sốc khả năng cao sẽ không xuất hiện. Thay vào đó, những nhịp giảm để kiểm định lại tâm lý có thể sẽ là những cơ hội để nhà đầu tư tái cơ cấu danh mục hay mở vị thế mua mới vìáp lực giảm giá không quá lớn và rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp.

Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và giữ mức cắt lỗ của hệ thống ở mức 511 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu và mở vị thế mua mới.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 26/01/2016:

Giá dầu và Thị trường chứng khoán Thế giới hầu hết giảm điểm, VN Index đóng cửa phiên hôm nay tại 537.73 điểm (giảm 0.85% so với phiên trước). Dòng tiền vào thị trường có phần giảm, độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm. Khối ngoại bán ròng gần 35 tỉ đồng trên cả hai sàn, VNM ETF discount -1.45% FTSE discount -1.6%.

Các thị trường giảm hôm nay với GTGD giảm. Độ rộng thị trường thu hẹp đáng kể; đã có 18 mã tăng trần và 31 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN giảm và khối này tiếp tục bán ròng. Đã có giao dịch thỏa thuận trung bình diễn ra ở các mã FPT và ELC; giao dịch thỏa thuận nhỏ diễn ra ở các mã TAC & VNM.

Các thị trường giảm hôm nay là có thể đoán trước vì sau phiên tăng mạnh hôm qua lực mua sẽ khó được duy trì. Thị trường thế giới điều chỉnh đêm qua cộng với thị trường chứng khoán Trung Quốc và Nhật Bản giảm đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam giảm theo. Mặc dù sự không rõ ràng về chính trị đang dần kết thúc với nhân sự đứng đầu đang dần lộ diện tại Đại hội Đảng. NĐTNN vẫn bán ròng trong khi GTGD giảm so với hôm qua.

Trên HSX, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 4 liên tiếp, tuy nhiên lượng bán đã giảm mạnh gần 71% so với phiên trước và chỉ còn đạt gần 43 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục tập trung bán ròng chủ yếu cổ phiếu VIC với giá trị bán ròng hơn 26 tỷ đồng. Đây đã là phiên bán ròng thứ 19 liên tiếp đối với cổ phiếu này. Chiều ngược lại, HPG là mã được mua ròng nhiều nhất phiên với hơn 4,3 tỷ đồng.

Trong khi đó, trên HNX, khối ngoại tiếp tục tiến hành mua ròng phiên thứ 3 liên tiếp với giá trị ròng đạt 8 tỷ đồng, giảm gần 60% so với phiên trước. Trong đó, CEO là mã được khối này mua ròng nhiều nhất với giá trị ròng gần 7 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VND bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất, tuy nhiên giá trị ròng không quá lớn chỉ đạt khoảng 800 triệu đồng.

• Các mã ngân hàng biến động trái chiều với VCB; MBB và ACB giảm. Trong khi đó BID; CTG và EIB tăng tốt. Điều này có lẽ là nhờ thông tin trấn an của NHNN về vấn đề nợ tại HAG.

• Các mã chứng khoán giảm khá mạnh. BVH cũng giảm.

• VNM & FPT cũng giảm. BMP giảm.

• Các mã dầu khí chẳng hạn như PVD và GAS tiếp tục tăng hôm nay.

• Các mã BĐS chủ yếu giảm, dẫn đầu là KBC và VIC.

• Mã ngành thủy sản là HVG và VHC tiếp tục tăng sau thời gian dài điều chỉnh.

• Cổ phiếu HAG cũng hồi phục trong khi cổ phiếu HNG tiếp tục giảm khá mạnh. Giá cổ phiếu HNG giảm có lẽ một phần là vì yếu tố kỹ thuật.

Rõ ràng sự bất ổn của thị trường chứng khoán thế giới vẫn chưa chấm dứt với thị trường Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh và điều này khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Có vẻ điều này một phần xuất phát từ kế hoạch được công bố đêm qua của Trung Quốc nhằm giảm mạnh tình trạng dư cung ở nhiều nhiều ngành công nghiệp nặng (đi kèm theo đó là nhiều người lao động sẽ mất việc làm). Tuy nhiên vẫn chưa có thời gian tiến hành cụ thể cho kế hoạch này. Giá dầu giảm trở lại và làm mất đi hơn 1/2 những gì đạt được gần đây cũng là một nhân tố đóng góp vào sự suy giảm của thị trường.

3. Thông tin Doanh nghiệp:

STK: KQKD 2015 chưa kiểm toán của STK thấp hơn nhiều so với kế hoạch. Lặp lại đánh giá NẮM GIỮ

Doanh thu 2015 thấp hơn kỳ vọng do sản lượng hàng bán giảm. Nhu cầu trong Q4 giảm mạnh do nhiều nguyên nhân. Mặc dù công suất mới đã đi vào hoạt động trong tháng 10. Tỷ suất lợi nhuận gộp được cải thiện nhờ giá đầu vào giảm mạnh hơn giá bán bình quân đầu ra. Tuy nhiên, lỗ tỷ giá tăng và chi phí quản lý và bán hàng tăng đã bù trừ hết. Và do đó LNST giảm. Mặc dù triển vọng năm 2016 có vẻ không lạc quan như chúng tôi dự báo trước đó, chúng tôi vẫn dự báo doanh thu sẽ tăng trưởng 40,3% chủ yếu nhờ phục hồi của sản lượng hàng bán. Và dự báo LNST tăng trưởng 23,5% với khấu hao và chi phí lãi vay tăng.

Với LNST tăng trưởng 23,5% thì P/E dự phóng đạt 15,5 lần – dự báo LNST sẽ đạt 88,7 tỷ đồng (tăng trưởng 23,5%). Dựa trên dự báo này, EPS dự phóng 2016 đạt 1.906đ; tương đương P/E dự phóng là 15,5 lần. Dự báo được đưa trên quan điểm thận trọng nên kết quả thực hiện có thể cao hơn dự báo nếu nhu cầu phục hồi nhanh hơn kỳ vọng. Và/hoặc giá bán phục hồi nhanh hơn giá đầu vào.

Tiếp tục duy trì đánh giá Nắm giữ – Ưa chuộng cổ phiếu STK vì công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh; có nguồn khách là các khách hàng quốc tế uy tín; hoạt động được quản trị tốt và có đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm. Trên thực tế STK được coi là hưởng lợi chính từ Hiệp định TPP (sẽ được ký trong năm sau). Phân khúc của STK có tiềm năng tăng trưởng cao hơn bình quân toàn ngành do các thị trường may mặc đang giảm sử dụng bông. Hiện không có nhiều doanh nghiệp may mặc niêm yết có hoạt động tốt và còn room dành cho NĐTNN, thì STK có thể coi là lựa chọn đầu tư tốt cho những nhà đầu tư dài hạn. Tuy nhiên định giá là không hề rẻ và KQKD có thể sẽ tiếp tục không khả quan như trong Q4. Theo đó giá cổ phiếu không có động lực tăng ngắn hạn. Tiếp tục duy trì đánh giá Nắm giữ.

—————————-

KSS: Doanh thu eo hẹp, quý 4 lỗ sâu 124 tỷ đồng vì chi phí tài chính

Sau nhiều biến động về nhân sự chủ chốt, KSS đặt kế hoạch lợi nhuận 5 tỷ đồng năm 2015. Kết quả đạt được của công ty cách xa so với kế hoạch đề ra. Công ty cổ phần Khoáng sản Na Rì Hamico (KSS) công bố kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2015. Quý cuối cùng năm 2015, tình hình kinh doanh của KSS vẫn chưa có tín hiệu cải thiện. Doanh thu thuần đạt được cả quý chỉ ở mức 3,6 tỷ đồng, giảm sâu so với cùng kỳ 2014 (gần 80 tỷ đồng). Đáng lưu ý là khoản chi phí tài chính khổng lồ mà công ty phải gánh trong quý 4/2015, lên tới 123,8 tỷ đồng. KSS cho biết các khoản lãi vay ngân hàng đến cuối năm 2015 đã được đối chiếu cụ thể với ngân hàng về số lãi phát sinh thực tế và hạch toán vào quý 4/2015. Căn cứ báo cáo tài, chi phí tài chính của KSS (toàn bộ là chi phí lãi vay) trong cả năm 2015 là 128,7 tỷ đồng. Như vậy phần lớn chi phí đã được hạch toán vào trong quý 4 – như giải trình của KSS. Với khoản chi phí tài chính khổng lồ, KSS lỗ ròng 123,8 tỷ đồng quý 4, nâng khoản lỗ cả năm lên mức 149 tỷ đồng. Sau nhiều biến động về nhân sự chủ chốt, KSS đặt kế hoạch lợi nhuận 5 tỷ đồng năm 2015. Kết quả đạt được của công ty cách xa so với kế hoạch đề ra. Tính đến cuối năm 2015, nợ vay ngắn hạn của KSS đạt 1.139 tỷ đồng (công ty không có số dư nợ dài hạn) – tương đương 62% giá trị tổng tài sản. Tỷ lệ Nợ/vốn chủ của KSS đạt 4,9 lần. Cũng tại thời điểm cuối năm 2015, KSS có số dư phải thu ngắn hạn lên tới 1.154 tỷ đồng – chiếm phần lớn giá trị tổng tài sản của công ty.

—————————-

RDP: Năm 2015 EPS đạt 3.847 đồng, lãi vượt 55% kế hoạch

CTCP Nhựa Rạng Đông (mã CK: RDP) công bố BCTC quý 4/2015 và lũy kế cả năm 2015. Theo đó, riêng quý 4/ 2015, công ty ghi nhận 295 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng trưởng gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái, giá vốn tăng mạnh hơn ở mức 12% đã giúp cho lãi gộp đạt gần 37 tỷ đồng, tăng trưởng 4%. Trong kỳ doanh thu từ hoạt động tài chính không đáng kể nhưng các khoản chi phí đều tăng cao, chi phí tài chính tăng 20% lên mức 9.3 tỷ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng tăng mạnh lần lượt 179% và 163%, khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ đạt 2,7 tỷ đồng, giảm tới 85,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ nguồn lợi nhuận khác lên đến 15,8 tỷ đồng mà RDP ghi nhận lãi ròng 14,43 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước. Lũy kế cả năm 2015 RDP đạt 1.131 tỷ đồng doanh thu thuần tăng trưởng 4,7%; LNST đạt 60 tỷ đồng, tăng trưởng 165% tương đương EPS đạt 3.847 đồng. Kết quả kinh doanh ấn tượng của RDP trong năm 2015 theo chia sẻ của lãnh đạo công ty tại ĐHĐCĐ bất thường diễn ra vào ngày 16/1 vừa qua một phần là do ngành nhựa hưởng lợi lớn từ giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh. Tuy nhiên, kể từ năm 2016 Công ty không kỳ vọng vào sự hưởng lợi từ nguồn nguyên vật liệu do RDP chủ yếu ký các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu dài hạn và đối ứng. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 2016 của RDP dự kiến tăng trưởng doanh thu 15%, lợi nhuận tăng 10%. Trước đó, ĐHCĐ thường niên năm 2015 của công ty đã thông qua chỉ tiêu 1.200 tỷ đồng doanh thu và 50 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cho cả năm. Theo đó kết thúc năm 2015, RDP gần hoàn thành chỉ tiêu doanh thu và vượt tới 55% kế hoạch LNTT.

—————————-

AGM: Bán Vĩnh Hội, quý 4 lãi vượt trội

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (mã CK: AGM) công bố BCTC quý 4/2015 và cả năm 2015. Theo đó, doanh thu thuần đạt 675,2 tỷ đồng tăng gấp gần 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, giá vốn hàng bán cũng tăng cao nên lợi nhuận gộp đạt 37,34 tỷ đồng tăng 117% so với cùng kỳ 2014. Đáng chú ý doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh lên mức 65,76 tỷ đồng cao gấp gần 15 lần cùng kỳ nên mặc dù chi phí bán hàng và chi phí QLDN cùng tăng cao AGM vẫn báo lãi ròng lên tới 42,2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ báo lỗ 2,47 tỷ đồng. Theo giải trình từ phía công ty, nguyên nhân lợi nhuận tăng trưởng là do trong quý 4 công ty đã hoàn tất việc chuyển nhượng 4,5 triệu cổ phần của CTCP Đầu tư và phát triển Vĩnh Hội với giá trị chuyển nhượng là 210 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2015, AGM đạt 2.091,63 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 18,8% so với cùng kỳ; LNST đạt 47,44 tỷ đồng tăng gấp hơn 9 lần năm 2014. Được biết năm 2015, AGM đặt mục tiêu doanh thu 2.241,6 tỷ đồng và LNST đạt 23,33 tỷ đồng, theo đó mặc dù không hoàn thành mục tiêu doanh thu nhưng đã vượt tới 103% kế hoạch LNST.

—————————-

IPO Vissan – Đăng ký đấu giá cổ phần từ ngày 27/01/2016. Là một phần trong kế hoạch cổ phần hóa, Công ty TNHH Một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) thông báo về việc đấu giá cổ phiếu với giá khởi điểm 17.000 đồng/CP. Thời gian đăng ký sẽ bắt đầu từ 27/01/2016 và kéo dài đến ngày 26/02/2016, trước khi phiên đấu giá chính thức diễn ra ngày 07/03/2016. Đợt đấu giá công khai này có 11,3 triệu cổ phiếu được chào bán, tương ứng với 14% cổ phần. Vissan hướng đến cơ cấu cổ đông sau IPO bao gồm 65% sở hữu Nhà nước, 14% là nhà đầu tư đại chúng, 14% nhà đầu tư chiến lược và 7% dành cho CB-CNV.

Vissan là công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực giết mổ và phân phối thịt tươi sống, và là một trong những công ty sản xuất thịt chế biến hàng đầu. Nhờ vào sự hiện diện lâu đời, hệ thống phân phối rộng khắp và quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt, Vissan được người tiêu dùng biết đến nhờ chất lượng và tính an toàn của sản phẩm. Hệ thống phân phối trong nước của Vissan trải dài bao gồm 120 nhà phân phối, 89 chi nhánh, 268 quầy hàng ở các chợ truyền thống, 223 siêu thị, 703 cửa hàng tiện lợi/siệu thị mini, 59 cửa hàng giới thiệu sản phẩm và hơn 130.000 điểm bán lẻ.

Với vốn điều lệ 809 tỷ đồng (tương ứng với 80,9 triệu cổ phiếu phổ thông), giá khởi điểm trong phiên đấu giá tương ứng với giá trị vốn hóa 61 triệu USD, và PER 2015 12,6 lần, đây mức giá hợp lý dành cho công ty sản xuất thịt có vốn hóa nhỏ. Trong năm 2016, Vissan hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu 5,8% và lợi nhuận -9% so với năm 2015.

4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Tỷ giá trung tâm giảm mạnh

NHNN hôm nay công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ giảm 12 đồng so với hôm qua còn 21.898 đồng được áp dụng cho ngày hôm nay. Theo đó, tỷ giá trần được áp dụng là 22.554 đồng/USD và tỷ giá sàn là 21.241 đồng/USD. Sau khi giảm mạnh 30-50 đồng/USD vào hôm qua, tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức tiếp tục giảm thêm 20 đồng/USD về xung quanh mức 22.300-22.370 (Mua vào-bán ra). Theo đó, tỷ giá bán đang thấp hơn 0,82% so với giá trần cho phép và giảm khoảng 0,75% kể từ đầu năm. Thị trường ngoại hối liên tục hạ nhiệt đáng kể từ khi cơ chế quản lý mới được áp dụng nhờ 1) Hoạt động đầu cơ suy yếu; 2) Đồng NDT ổn định hơn theo sau các giải pháp can thiệp mạnh mẽ của PBOC và 3) Nguồn cung kiều hối gia tăng vào giai đoạn cuối năm âm lịch.

—————————-

Hà Nội nhập siêu 1,34 tỷ USD, TP.HCM nhập siêu 456 triệu USD trong tháng 1: Theo số liệu từ GSO, trong tháng đầu năm 2016, hai địa phương lớn nhất cả nước đều nhập siêu. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội ước đạt 943 triệu USD, giảm 0,9% so cùng kỳ trong khi kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn ước đạt 2.282 triệu USD, tăng 11,6% so cùng kỳ. Tại TP.HCM, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp ước đạt 2.402,4 triệu USD, tăng 6,4% so tháng cùng kỳ. trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tháng 1 ước đạt 2.858,3 triệu USD, tăng 9% so tháng cùng kỳ.

—————————-

Kinh tế Nga suy giảm mạnh nhất 6 năm

GDP nước đã này giảm 3,7% trong năm 2015, sau khi giảm 0,6% trong năm 2014m ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2009 trong bối cảnh giá dầu, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này, lao dốc.

—————————-

Sắt thép Trung Quốc tràn vào Việt Nam

Sắt thép các loại nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam trong năm qua đạt 9,6 triệu tấn, tăng mạnh 54% và chiếm tới 61,3% tổng lượng nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

5. Sự kiện nổi bật ngày mai (27/01/2016):

IDI: Thực hiện quyền mua cp, tỷ lệ 1:1, 10.000đồng/cp

TTF: Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

CHP: ĐHĐCĐ thường niên năm 2016

PPP: Tạm ứng chi trả cổ tức năm 2015, 585đồng/cp

VC2: ĐHĐCĐ thường niên năm 2016

VTV: ĐHĐCĐ thường niên năm 2016

—————————-

Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK

Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.

Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224

Skype: dautu.cophieu

Email: dautucophieu68@gmail.com

Website: dautucophieu.net

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý