1. Nhận định thị trường:
Sau năm phiên liên tiếp ghi điểm, VN-Index quay đầu giảm 5.22 điểm (tương đương 0.92%) lùi xuống còn 562.82 điểm. Nếu như loại bỏ giao dịch thỏa thuận của VNM, thanh khoản trong phiên hôm nay không quá cao trong 1 phiên giảm điểm.

Đồ thị VN-Index ngày 25/02/2016. Nguồn: Amibroker
Trên đồ thị chỉ số VN-Index hình thành mẫu hình Dark Cloud Cover (mây đen che phủ) là mẫu hình đảo chiều giảm giá: Mẫu hình nến Dark Cloud Cover (DCC) xuất hiện trong xu hướng tăng gồm 2 cây nến đối lập nhau về màu sắc. Nến thứ nhất có thân xanh dài thể hiện sự tăng giá mạnh mẽ về cuối phiên (phiên 24/02). Nến thứ hai có giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa phiên trước nhưng giá đóng cửa giảm mạnh ăn sâu hơn 50% thân nến thứ nhất (phiên 25/02). Tuy nhiên, cần quan sát thêm những tín hiệu khác để xác nhận thêm khi mẫu DCC xảy ra hoàn toàn là: tuy mẫu DCC là một mẫu đảo chiều giảm giá nhưng sự giảm giá này là không lớn vì một phần lợi nhuận của những ngày hôm trước vẫn còn đang tồn tại. Mặt khác, chỉ số vẫn đóng cửa trên ngưỡng hỗ trợ MA5 tại 561 điểm và diễn biến của VN-Index hôm nay không gây ra nhiều tín hiệu quan ngại, đặc biệt là khi điểm thấp nhất vẫn nằm trong phạm vi nửa trên của thân nến liên trước. Thanh khoản trong phiên này dù tiếp tục ở mức cao (trên mức bình quân 20 phiên) nhưng có sự sụt giảm đáng kể gần 15% so với phiên 24/02. Đây là một tín hiệu quan trọng ủng hộ cho quan điểm xu hướng ngắn hạn của VN-Index chưa bị ảnh hưởng sau phiên hôm nay.
Ngoài ra, các chỉ báo chậm như MACD và RSI vẫn phản ứng tích cực với diễn biến hiện tại của chỉ số trong khi các chỉ có duy nhất chỉ báo nhanh Stochastic Oscillaotr có tín hiệu cảnh báo rơi khỏi vùng “quá mua”. Do đó sự sụt giảm của chỉ số vẫn được đánh giá mang tính kỹ thuật là cao. Với áp lực kháng cự của khu vực 570-580 điểm (vùng sideway tháng 10/2015 và cũng là vùng có sự hiện diện của đường MA100, đồng thời cũng tiệm cận ngưỡng Fibonacci 61.8% và mây Kumo trong hệ thống Ichimoku Kinko Hyo) thì diễn biến giằng co và giảm nhẹ có thể sẽ tiếp tục xuất hiện trong phiên cuối tuần nhằm củng cố lại mặt bằng giá mới vừa tạo lập. Nếu VN-Index giữ vững khu vực hỗ trợ 550-560 điểm và giao dịch tiếp tục sôi động với thanh khoản dồi dào như các phiên gần đây thì chỉ số sẽ sớm quay trở lại nhịp tăng giá với mục tiêu tiếp theo xác định tại 580 điểm.
Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng trong phiên giao dịch ngày mai 26/02/2016, chỉ số VN-Index có thể sẽ điều chỉnh nhẹ vào đầu phiên giao dịch và sớm hồi phục dần về cuối phiên. Đồng thời, Nhật Cường cho rằng trạng thái hiện tại của chỉ số VN-Index vẫn chưa quá đáng lo ngại và phiên hôm nay chưa phải là phiên phân phối. Do đó, Nhật Cường tiếp tục duy trì quan điểm về xu hướng tăng trong ngắn hạn của chỉ số. Ngưỡng 555 điểm dự kiến sẽ có lực hỗ trợ cho VN-Index trong ngắn hạn. Do vậy, các nhà đầu tư chưa nên mở vị thế bán ra ở thời điểm hiện tại.
Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và nâng mức cắt lỗ của hệ thống lên mức 549.63 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng nhịp điều chỉnh hoặc rung lắc trong phiên 26/02/2016 để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu và mở vị thế mua mới. Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ nên gia tăng tích lũy ở các nhịp điều chỉnh. Đồng thời, Nhật Cường đánh giá đây vẫn chưa phải là thời điểm để bán ra.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 25/02/2016:
Áp lực chốt lời sau năm phiên tăng điểm liên tiếp và thông tin không tích cực từ Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tác động tiêu cực làm VN-Index giảm 0.92% phiên hôm nay. Thanh khoản duy trì ở mức khá, VNM có giá trị giao dịch thỏa thuận lên đến 2,340 tỉ đồng. Độ rộng thị trường khá tiêu cực. Khối ngoại mua ròng phiên thứ sáu liên tiếp với giá trị gần 14 tỉ đồng trên cả hai sàn, VNM ETF discount -0.35%, FTSE ETF premium 0.26%.
Sau khi kéo dài đà tăng vào phiên sáng, các thị trường liên tục thu hẹp biên độ tăng và quay đầu giảm về cuối phiên. VN-Index điều chỉnh 0,9% lùi về 562,8 điểm còn HNX-Index giảm ít hơn với 0,5% về 78,5 điểm. GTGD tăng vọt nhờ GDTT đột biến từ khối ngoại, tập trung vào mã VNM. Độ rộng thị trường tiêu cực với trung bình cứ 3 mã giảm mới có 2 mã tăng. Tuy nhiên hôm nay thị trường không giảm quá mạnh và xuất phát từ áp lực chốt lời ở một số mã dẫn dắt. VN-Index đã nhận được lực hỗ trợ bên trên mốc 560 (đây là yếu tố quan trọng) trong khi khối ngoại mua ròng nhẹ.
NĐTNNN tiếp tục mua ròng phiên thứ 5. Thị trường Mỹ và phần lớn các thị trường khu vực phục hồi trở lại nhờ giá dầu WTI ổn định quanh mức 32 USD/thùng. Tuy nhiên, sự phục hồi này bị lấn át khi Chỉ số Shanghai lao dốc mạnh nhất trong 1 tháng qua với mức giảm trên 6%sau khi lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng vọt và đồng NDT tiếp tục yếu đi trong ngày thứ 5.
Phần lớn các mã vốn hóa lớn và vừa đã điều chỉnh rõ nét về cuối phiên trước áp lực bán ra tăng cường. Sau khi tăng vọt hôm qua, cả BID và CTG thu hẹp đáng kể biên độ tăng trong khi các mã ngân hàng còn lại giảm như VCB, STB, MBB, EIB.
Trong khi đó, VNM (-1,5%) là tâm điểm chú ý của thị trường hôm nay khi có khoảng 18 triệu cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận. Nhờ vậy, giá trị giao dịch của VNM đã đạt 105 triệu USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Tương ứng, tổng giá trị giao dịch trên sàn HSX tăng mạnh 70% so với phiên hôm qua.
Cổ phiếu chứng khoán, dẫn đầu là SSI và HCM, cũng điều chỉnh. BVH lao dốc còn BIC cũng giảm sau khi tăng trần liên tục 5 phiên gần đây.
Tương tự, các mã dầu khí, dẫn đầu là GAS, PVD và PVS, dù tăng mạnh đầu phiên nhưng đồng loạt giảm sau khi NĐT tăng hoạt động chốt lời.
KDC giảm trở lại sau 2 phiên tăng và MSN đánh mất toàn bộ số điểm đạt được trong phiên thứ Hai. Các mã có room đầy như VNM, FPT giảm trong khi BMP tăng nhẹ. Ngoại trừ VIC gần như đi ngang, hầu hết các mã BĐS và xây dựng giảm.
Trong khi đó, HNG lao dốc phiên thứ 2 còn HAG cũng giảm trở lại sau 4 phiên tăng. Chuyên viên thấy các mã ngành thủy sản, xăm lốp, cảng và logistics vẫn nằm trong giai đoạn điều chỉnh. Ngược lại, cổ phiếu thép và dược phẩm, như HPG, HSG, DHG và IMP, tăng nhẹ. Ở các mã có giao dịch tích cực khác, JVC, SHI, OGC tăng còn VHG và DLG giảm sâu.
Áp lực chốt lời giữ ở mức cao cao sau khi VN-Index dễ dàng vượt qua ngưỡng 570 trong đầu phiên buổi sáng. Theo đó, chỉ số này đã nhanh chóng hạ nhiệt và đóng cửa giảm giữa lúc thị trường Trung Quốc lao dốc mạnh. Bên cạnh yếu tố điều chỉnh kĩ thuật, tâm lý thị trường rõ ràng khá nhạy cảm với các bất ổn từ Trung Quốc và NĐT đã đẩy mạnh chốt lời như một cách phòng ngừa rủi ro trong ngắn hạn. Dù vậy, khối ngoại vẫn tiếp tục mua ròng trong khi thanh khoản duy trì tích cực. Điều này được kì vọng sẽ giúp thị trường điều chỉnh không quá mạnh nếu chứng khoán thế giới giảm dưới hiệu ứng Trung Quốc.
Khối ngoại giao dịch không quá tích cực trong phiên ngày hôm nay khi chỉ mua ròng hơn 14,87 trên HSX trong khi bán ròng nhẹ 1,14. Trên HSX, OGC dẫn đầu về khối lượng mua ròng với trên 1,8 triệu đơn vị, MBB cũng được mua ròng trên 1 triệu đơn vị. JVC, CTG và KBC cũng được mua ròng nhẹ. Chiều ngược lại, HHS dẫn đầu về khối lượng bán ròng với trên 1,9 triệu đơn vị. ITA, VCB và PVD bị bán ròng nhẹ. Trên HNX, PVS dẫn đầu về khối lượng bán ròng với trên 323 nghìn đơn vị. Ba mã cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản là SCR, HUT và NDN cũng bị bán ròng nhẹ. Chiều ngược lại, khối ngoại mua ròng nhẹ hơn 304 nghìn đơn vị DBC.
Thị trường hôm nay giảm đồng loạt nhưng mức độ giảm không quá lớn. Hiện quan điểm của Chuyên viên về xu hướng thị trường vẫn chưa có sự thay đổi. Có thông tin là UBCKNN sẽ phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp từ đầu năm sau và NĐT kỳ vọng sẽ sớm áp dụng chứng khoán phái sinh. Và cũng sẽ có một số động thái ở vấn đề nới room, đặc biệt là ở bản thân các công ty niêm yết có tỷ lệ sở hữu của NĐTNN đã ở mức cao. Do vậy Chuyên viên cho rằng thị trường giảm là cơ hội mua vào.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
HPG: Công bố KQKD nói chung gây thất vọng
Mảng thép tăng trưởng nhờ sản lượng tăng mặc dù giá bán bình quân giảm. Doanh thu mảng BĐS giảm do phần lớn dự án Mandarin Garden đã được ghi nhận năm trước đó. Mảng thức ăn chăn nuôi đóng góp doanh thu từ 6 tháng cuối năm. Tỷ suất lợi nhuận gộp giữ nguyên nhưng nếu điều chỉnh theo dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì trên thực tế tỷ suất lợi nhuận gộp giảm do cơ cấu doanh thu kém hiệu quả hơn. Mảng thức ăn chăn nuôi lỗ nhẹ. Triển vọng năm nay có mảng thép tăng trưởng khiêm tốn trong khi mảng thức ăn chăn nuôi tăng trưởng khá. Tuy nhiên do không có đóng góp từ mảng BĐS nên doanh thu sẽ không tăng trưởng nhiều. Và tỷ suất lợi nhuận gộp cũng sẽ giảm do cơ cấu doanh thu tiếp tục kém hiệu quả hơn trong khi tình hình thị trường thép cũng sẽ khó khăn. Việc mở rộng chuỗi thức ăn chăn nuôi sang lĩnh vực chăn nuôi có vẻ là đáng chú ý. Trong khi đó dự án BĐS mới có thể sẽ hỗ trợ doanh thu lợi nhuận trong tương lai.
Duy trì đánh giá Khả quan. Hiện không có nhiều động lực tăng giá ngắn hạn cho cổ phiếu HPG ngoại trừ định giá thấp và tỷ lệ cổ tức hấp dẫn. Tuy nhiên công ty có thể tăng trưởng trở lại với giả định thị trường thép ổn định hơn. Trong khi đó Chuyên viên thấy triển vọng mảng thức ăn chăn nuôi – chăn nuôi có vẻ sáng sủa sau khi Chuyên viên hiểu rõ hơn về mảng này của HPG. Hiện NĐT chưa cần vội mua vào cổ phiếu HPG nhưng Chuyên viên thấy công ty có tiềm năng tăng trưởng dài hạn.
HPG (Khả quan) gần đây công bố KQKD 2015 không mấy ấn tượng với doanh thu tăng trưởng 7,8% và LNST tăng trưởng 10,8% – LNST thấp hơn 5% so với kỳ vọng. HPG công bố doanh thu thuần đạt 27.453 tỷ đồng (tăng trưởng 7,8%); vượt kế hoạch 22% nhờ đóng góp từ mảng thức ăn chăn nuôi và mảng thép tăng trưởng vững cho dù doanh thu mảng BĐS giảm mạnh. Công ty công bố LNST đạt 3.504 tỷ đồng (tăng trưởng 7,8%); vượt kế hoạch sau khi được điều chỉnh là 7,8%. Tỷ suất lợi nhuận gộp giữ nguyên; lỗ tài chính thuần giảm nhưng chi phí bán hàng & quản lý tăng.
Triển vọng tăng trưởng cho năm nay là không thực sự khả quan nhưng cổ phiếu vẫn rẻ trong khi lợi tỷ lệ cổ tức/giá hấp dẫn – Chuyên viên đã dự báo lợi nhuận giảm năm nay do tỷ suất lợi nhuận gộp giảm trong bối cảnh cạnh tranh mạnh trên thị trường thép và mảng thức ăn chăn nuôi cũng ghi nhận tỷ suất lợi nhuận âm. Tuy nhiên, với những dự báo này, định giá HPG vẫn hấp dẫn với P/E dự phóng là 6,2 lần. Tỷ lệ cổ tức/giá cũng hợp lý, dao động ở mức 3,67% – 7,34%. Triển vọng dài hạn cho ngành thép sẽ cải thiện khi giá bán ổn định trở lại mặc dù nguy cơ cạnh tranh từ Thép Formosa vẫn hiện hữu. Trong khi đó triển vọng của mảng thức ăn chăn nuôi có vẻ hấp dẫn hơn so với nhận định của Chuyên viên trước đó. Với công tác quản lý tốt, công ty sẽ sớm hồi phục tăng trưởng ổn định từ năm 2017. Lặp lại đánh giá Khả quan.
————————
VIC: Tập đoàn Vingroup (HSX). Giá trị trái phiếu chuyển đổi còn lại không còn quá lớn:
Tổng giá trị trái phiếu chuyển đổi tính đến ngày 24/2 ~ 400 nghìn USD, giảm mạnh so với mức 106 triệu USD cuối năm 2015 khi các trái chủ đã thực hiện việc chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu để chốt lãi sau khi giá cổ phiếu đã tăng khá mạnh trong 2 tháng đầu năm. Kế hoạch 2016: KQKD dự báo sẽ tăng trưởng mạnh từ năm 2016 với động lực từ 3 mảng kinh doanh chính: Với mảng bất động sản, từ năm 2016 sẽ là điểm rơi của các dự án trọng điểm của VIC (Vincom Central Park, Park Hill, Vincom Nguyễn Chí Thanh). Đối với mảng cho thuê TTTM, tổng diện tích sàn cho thuê 2016 dự báo đạt 1,08 triệu m2 (+82% yoy) với các trung tâm thương mại mới sẽ đi vào hoạt động như như Vincom Mega Mall Thảo Điền, Vincom Lê Văn Việt và Vincom Nguyễn Chí Thanh sẽ hoạt động trong cả năm. Với mảng du lịch và khách sạn, Vinpearl Hạ Long và Phú Quốc (Giai đoạn 2) đi vào hoạt động giúp tổng số phòng tại các khu du lịch của Vincom tăng 36% đạt 3.745 phòng.
Áp lực lên giá cổ phiếu từ lượng trái phái chuyển đổi sẽ không còn trong thời gian tới. Chuyên viên dự báo doanh thu 2016 đạt 53.000 tỷ (+93% yoy), LNST 7.472 tỷ, EPS 3.947 đồng.
————————
FIT: EPS cơ bản năm 2015 đạt 1.731 đồng
Ngày 24/12/2015, CTCP Đầu tư F.I.T đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2015, với doanh thu thuần 1.706,673 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 305,715 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 245,265 tỷ đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) FIT đạt 1.731 đồng. Như vậy, trong suốt 5 năm gần đây, lợi nhuận cổ đông F.I.T luôn đạt được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng, trong đó, lần lượt là: 1100,25% năm 2012; 294,26% năm 2013; 284,76% năm 2014 và 85,61% năm 2015. Số dư tiền, tương đương tiền của F.I.T tại ngày 31/12/2015 đạt 1.500 tỷ đồng. Việc tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng chủ yếu đến từ việc tăng mạnh hiệu quả kinh doanh các công ty thành viên. Đây là một trong những minh chứng quan trọng cho thành công chiến lược mở rộng kinh doanh mà F.I.T đang theo đuổi là tập trung kinh doanh các ngành hàng cơ bản thông qua M&A các doanh nghiệp cơ bản tốt, có thế mạnh và tận dụng các thế mạnh của F.I.T về tài chính, quản trị, nhân sự… để thúc đẩy kinh doanh tạo hiệu quả cộng hưởng.
————————
VSC: Lãi ròng 2015 vượt 44% kế hoạch
Cả năm, tổng doanh thu của Công ty đạt gần 928 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với kết quả năm 2014 và vượt kế hoạch 16%. Lãi sau thuế ghi nhận con số gần 277 tỷ đồng, tăng gần 12% và vượt chỉ tiêu đề ra 44%.
————————
CAV: Lãi ròng quý 4 tăng gần 18%
Cụ thể, doanh thu thuần quý 4 của Công ty đạt hơn 1,376 tỷ đồng, tăng nhẹ chưa tới 1%, lãi ròng 46.4 tỷ đồng, tăng gần 18% so với quý 4/2014.
————————
ITA: Dự kiến phát hành riêng lẻ hơn 100 triệu cp
Cụ thể, HĐQT đã thông qua phương án phát hành riêng lẻ 100,038,758 cp, nhằm cấn trừ công nợ, với giá bằng trung bình mức giá thị trường trong 5 phiên giao dịch liên tục trước thời điểm cấn trừ nhưng không thấp hơn 10,000 đồng/cp.
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Dự báo danh mục ETF điều chỉnh Q1-2016
Danh mục ETF FTSE FTSE
VN All-Share
– Dự kiến bổ sung 4 cổ phiếu: ASM (FF 49%), GTN (FF 49%), HQC (FF 49%), và DXG (FF 49%).
FTSE VN
– Thêm mới: 3 cổ phiếu PGD (tỷ trọng 1,6%), HNG (tỷ trọng 1,4%), TSC (tỷ trọng 1,4%) và HHS (tỷ trọng 1,4%).
– Loại bỏ: Không
– Lưu ý: Thời điểm chốt số liệu 23/2, có thêm các cổ phiếu gần đạt các tiêu chí như HSG, GTN (thiếu thanh khoản) và HQC và DXG gần đạt vốn hóa. Những cổ phiếu biến động tích cực tại thời điểm chốt số liệu chính thức thì có khả năng được xét vào danh mục.
Danh mục ETF VNM
– Thêm mới: Cổ phiếu SBT (tỷ trọng 3.9%)
– Loại bỏ: Không
– Nhiều khả năng quỹ sẽ giữ nguyên tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục ở mức 82% và sẽ mua bổ sung cổ phiếu Việt Nam khoảng 3,7 triệu USD tương đương 82 tỷ (Giá trị thay đổi tùy vào tương quan cổ phiếu trong nước và cổ phiếu nước ngoài tại thời điểm chốt danh mục).
Lịch điều chỉnh danh mục định kỳ của 2 quỹ ETF FTSE VN và VNM trong Quý 1- 2016 như sau:
5. Sự kiện nổi bật ngày mai (26/02/2016):
DXG: Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016
MWG: Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016
REE: Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
HTC: Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 3/2015 bằng tiền, 500 đồng/CP
————————
Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net