DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Nhận định thị trường ngày 22/02/2016 gồm cập nhật về câu chuyện room cho NĐTNN, MBB, HVG, VHC, BIC, DQC, KDC

Lượt xem: 13,705 - Ngày:

1. Nhận định thị trường:

Tiếp tục đóng cửa với sắc xanh ở phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index tăng nhẹ 1,54 điểm lên mức 554,03 điểm cùng với thanh khoản đột biến 176,9 triệu cổ phiếu.

Đồ thị tuần VN-Index ngày 19/02/2016

Đồ thị tuần VN-Index ngày 19/02/2016. Nguồn: Amibroker

Đồ thị VN-Index ngày 19/02/2016.

Đồ thị VN-Index ngày 19/02/2016. Nguồn: Amibroker

 

VN-Index vẫn chưa thể thoát qua được vùng kháng cự 553-555 điểm, mặc dù khối lượng giao dịch đã có mức tăng rất mạnh trong phiên hôm nay. Khối lượng giao dịch tăng hơn 68% so với phiên giao dịch hôm qua và gấp hơn 1.6 lần mức bình quân 20 phiên.

Thanh khoản mặc dù được đẩy mạnh nhưng đồ thị nến vẫn thể hiện cung – cầu giằng co hẹp dưới mốc kháng cự. Kết hợp với trạng thái thu hẹp của Bollinger Band, chiều hướng lao dốc của ADX cũng như chỉ báo Stochastic cho thấy tạm thời VN-Index đang rơi vào trạng thái quá mua. Bên cạnh đó, việc khối lượng giao dịch tăng rất mạnh nhưng không thể đẩy điểm số tăng mạnh vượt qua được vùng kháng cự cũng là một diễn biến cho thấy chỉ số Vn-Index có khả năng cần phải tích lũy thêm trong phiên giao dịch tới.

Tuy nhiên, trên đồ thị tuần, một nến xanh dài đã giúp cho VN-Index có thêm được 14 điểm. Một tuần tăng điểm mạnh đã giúp xóa đi khả năng hình thành mẫu hình nến đảo chiều giảm xuất hiện trên đồ thị nến của VN-Index vào hai tuần trước đó. Các chỉ báo kỹ thuật trên đồ thị tuần như MACD Histogram, William’s %R(14), RSI (15), MFI (14) … vẫn đang ở trạng thái khá tích cực.

Trên cơ sở đó, Nguyễn Văn Nguyên cho rằng trong phiên giao dịch đầu tuần sau, thứ 2 ngày 22/02/2016, nhiều khả năng VN-Index sẽ dao động tích lũy trong biên độ 550 – 555 điểm trước khi có sự bứt phá mới. Đồng thời, diễn biến rung lắc được dự báo vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện. Do vậy nhà đầu tư không nên mua đuổi giá và chỉ gia tăng tích lũy ở các nhịp điều chỉnh. Ngoài ra, Nguyễn Văn Nguyên tiếp tục đánh giá rủi ro ngắn hạn ở mức thấp cho nên các nhà đầu tư vẫn nên chú ý vào xu hướng dịch chuyển của dòng tiền để lựa chọn nhóm cổ phiếu thích hợp.

Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và nâng mức cắt lỗ của hệ thống lên mức 537.16 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng nhịp điều chỉnh hoặc rung lắc trong phiên 22/02/2016 để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu và mở vị thế mua mới. Tuy nhiên, nhà đầu tư không nên mua đuổi giá và chỉ gia tăng tích lũy ở các nhịp điều chỉnh.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 19/02/2016:

Các thị trường diễn biến có tính phân hóa khá cao trong phiên hôm nay. VN-Index tăng nhẹ 0.28% với thanh khoản tăng lên mức gần 186 triệu cổ phiếu đến từ khối lượng giao dịch đột biến của HNG, HAG, MBB. HNX Index và UpCom diễn biến giảm với thanh khoản đi xuống. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng giá. Khối ngoại mua ròng mạnh hơn 229 tỉ đồng trên cả hai sàn và khối này mua ròng trên 260 tỉ đồng cổ phiếu MBB khi ngày 19/2 là ngày chính thức nâng tỉ lệ sở hữu của NĐTNN tại HOSE từ 10% lên 20% tổng số cổ phiếu lưu hành. VNM ETF discount -0.74%, FTSE ETF discount -0.99%.

Sau khi điều chỉnh nhẹ đầu phiên, VN-Index nhanh chóng lấy lại sắc xanh và đóng cửa tăng nhẹ phiên thứ 2. Tuy nhiên, HNX-Index đóng cửa trong sắc đỏ do thiếu hỗ trợ của các mã vốn hóa lớn. Độ rộng thị trường thu hẹp so với phiên trước nhưng sắc xanh vẫn áp đảo với 230 mã tăng và 186 mã giảm. Hoạt động giao dịch sôi động giữa lúc dòng tiền tham gia thị trường tích cực hơn ở nhóm vốn hóa lớn và vừa.

Thị trường trong nước tăng điểm phiên thứ 2 và biến động ngược chiều với thị trường thế giới và khu vực giữa lúc giá dầu đã điều chỉnh trở lại. Dù vậy, có vẻ như tâm lý NĐT nội đã trở nên tốt hơn trước kì vọng giá dầu sẽ khó giảm sâu thêm nữ sau những cam kết gần đây của Nga và Saudi Arabia trong nỗ lực ổn định giá mặt hàng này. Theo đó, giá cổ phiếu dầu khí như PVD và GAS đã phục hồi tích cực trong 1 tháng qua nhưng định giá nhìn chung vẫn là khá hợp lý. Dù vậy, nhà đầu tư ngắn hạn vẫn cần thận trọng trong các hoạt động mua đuổi giá cao khi giá dầu vẫn cần thêm thời gian để phục hồi rõ ràng hơn khi mà các quốc giá sản xuất dầu hàng đầu chưa sẵn sàn hành động, ít nhất trong ngắn hạn.

Các cổ phiếu nhóm dầu khí có sự phân hóa, trong các mã đáng chú ý của ngành này, chỉ có GAS và PVD tăng điểm, trong đó PVD tăng tới +5,5%. PXS và PVC giữ giá tham chiếu trong khi đã tăng tích cực ở phiên trước, PVS và PGS giảm nhẹ. Giá dầu sau nhiều phiên tăng tích cực đã chững lại, kéo theo sự điều chỉnh của chỉ số chứng khoán ở các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Á. Những thông tin về việc nới room vẫn thu hút sự chú ý đặc biệt của thị trường, tuy nhiên các thông tin này không còn tạo ra hiệu ứng lan tỏa. MBB và VHC là hai doanh nghiệp tiếp theo công bố việc nới room, theo đó, room cho NĐTNN của MBB sẽ tăng từ 10% lên 20% và của VHC sẽ được nâng lên mức tối đa là 100%. Cả hai cổ phiếu này đều có giao dịch rất tích cực trong phiên, MBB tăng +4% và có giá trị giao dịch chỉ đứng sau HNG nhờ khối ngoại mua mạnh, trong khi đó VHC tăng +5,5%. Một doanh nghiệp thủy sản khác là HVG đã tăng trần ngay từ đầu phiên khi công bố KQKD hợp nhất quý 4/2015.

Đáng chú ý, HNG tăng kịch trần sau khi giảm sàn như những gì xảy ra trong nhiều phiên vừa qua và chấm dứt chuỗi phiên giảm liên tục kể từ đầu năm với KLGD đột biến; HAG cũng tăng hết biên độ. Chuyên viên thấy sự phục hồi của HNG đã giúp cho tâm lý NĐT nội trở nên tốt hơn.

Các mã xăm lốp như CSM và DRC tiếp tục xu thế phục hồi. Ở các mã vốn hóa lớn hàng đầu khác tăng giảm trong biên độ hẹp. VNM giữa giá tham chiếu trong khi MSN giảm nhẹ sau 3 phiên đi ngang. Các mã có room đã đầy như FPT, BMP, MWG giảm. MBB tăng mạnh nhờ khối ngoại đẩy mạnh mua ròng trong ngày đầu nới room. Cổ phiếu ngân hàng khác phân hóa khi BID tăng còn VCB và CTG điều chỉnh. Trong khi đó, BVH thu hẹp biên độ tăng về cuối phiên. Tương tự, cổ phiếu BĐS phân hóa rõ nét khi VIC, DXG giảm còn KDH, KBC và HQC tăng. Cổ phiếu xây dựng như HBC và CTD đi ngang.

Các mã ngành logistics và cảng như GMD, VSC giảm. Ở các mã có giao dịch tích cực khác, SBT, SHI tăng còn FLC giảm nhẹ.

Các thị trường ghi nhận tuần tăng điểm tích cực sau kì nghỉ Tết Nguyên đán và góp phần thu hẹp mức lỗ kể từ đầu năm. Các yếu tố hỗ trợ chính giúp thị trường phục hồi trong tuần qua là 1) Cổ phiếu dầu khí tăng mạnh trước các nỗ lực bình ổn giá đầu của Nga và Saudi Arabia và các thị trường khu vực nhìn chung cũng tăng; 2) VNM tăng mạnh trước thông tin ban lãnh đạo và quản lý cấp cao đăng kí mua vào cổ phiếu và 3) Kì vọng việc nới room sẽ sớm được triển khai. Theo đó, tâm lý thị trường tốt lên giúp dòng tiền đầu cơ từ NĐT nội đang tăng cường tham gia thị trường và đây là tín hiệu tốt đưa VN-Index liên tục xác lập mức cao nhất trong hơn 1 tháng. Có thể thấy, mức độ rủi ro thị trường được kì vọng đã giảm đi nhiều trong ngắn hạn.

3. Thông tin Doanh nghiệp:

MBB: Sắp phát hành cổ phiếu mới để M&A Công ty tài chính Sông Đà.

Sau khi nhận được chấp thuận sáp nhập với Công ty tài chính Sông Đà (SDF) từ Ngân hàng Nhà nước ngày 04/02/2016, MBB đang có kế hoạch phát hành tổng cộng 31,18 triệu cổ phiếu để thực hiện thương vụ M&A. Cổ phiếu sẽ được chuyển đổi theo tỷ lệ 1:2,2. 27,18 triệu cổ phiếu được sử dụng để chuyển đổi với SDF và 4 triệu cổ phiếu còn lại được phát hành cho các cổ đông hiện hữu.

Với 31,18 triệu cổ phiếu phát hành, lượng cổ phiếu lưu hành của MBB sẽ gia tăng lên 1,9% đạt 1.631,18 triệu cổ phiếu. Đây là một con số khá nhỏ, do đó tác động đối với EPS là không đáng kể (Chuyên viên ước tính tỷ lệ pha loãng 0,14% đối với EPS 2015). Ngoài ra, việc sáp nhập SDF được kỳ vọng là một bước đi của MBB để xây dựng một công ty trong mảng tài chính tiêu dùng với tỷ lệ NIM cao.

MBB: 10% room nước ngoài mới chính thức có hiệu lực hôm nay, là một phần của nỗ lực giảm sở hữu chéo của Maritime Bank. Lượng room nước ngoài vừa mới được gia tăng của MBB đã được chính thức áp dụng hôm nay, ngày 19/02/2016, với 95 triệu cổ phiếu được niêm yết. Sau đó, Trung tâm Lưu Ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) công bố 64,2 triệu cổ phiếu còn lại của 10% này đã được chuyển nhượng từ Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank) sang một nhóm các nhà đầu tư thuộc Dragon Capital.

Trước đó, Maritime Bank nắm giữ 141 triệu cổ phiếu, tương ứng 8,8% cổ phần MBB. Sau giao dịch này, cổ phần của Maritime Bank chỉ còn 76,8 triệu cổ phiếu, tương đương 4,8%. Việc nâng trần khối ngoại giúp Maritime Bank chuyển nhượng cổ phiếu cho NĐT nước ngoài, thành công trong việc giảm tỷ lệ sở hữu tại MBB xuống dưới mức 5% theo quy định của NHNN. Sau khi chính thược được nới room, NĐT nước ngoài đã mua cổ phiếu MBB với con số rất ấn tượng gần 17 triệu cổ phiếu. Room nước ngoài còn lại hiện tại là 4,92%, và giá cổ phiếu đã tăng 600 đồng (4%) hôm nay.

——————

HVG: Lợi nhuận ròng Q4/2015 đạt 40 tỷ đồng

CTCP Hùng Vương (HVG) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất Q4/2015 cũng là quý 1 của niên độ tài chính 2016 (niên độ tài chính 2016 từ 1/10/2015 đến 30/9/2016).

Theo đó, doanh thu thuần hợp nhất đạt 5.584 tỷ đồng, tăng 35,7% so với cùng kỳ và hoàn thành 23,3% chỉ tiêu kế hoạch niên độ tài chính 2016 của ban quản trị. Doanh thu tài chính trong Q4/2015 giảm 39,7% so với cùng kỳ xuống còn 23 tỷ đồng do trong Q4/2014 HVG đã ghi nhận khoản bất lợi thương mại là 15 tỷ đồng.

Trong khi đó, chi phí tài chính tăng 18,4% so với cùng kỳ lên 116 tỷ đồng do chi phí lãi vay tăng mạnh. Lợi nhuận trước thuế trong Q4/2015 đạt 68 tỷ đồng so với khoản lỗ 46 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước, và hoàn thành 13,7% kế hoạch niên độ tài chính 2016 của công ty.

Lợi nhuận ròng của HVG trong Q4/2015 được ghi nhận ở mức 40 tỷ đồng so với khoản lỗ 53 tỷ đồng vào Q4/2014. Giá cổ phiếu hôm nay tăng trần lên mức 10.700 đồng/cổ phiếu, đang giao dịch tại P/E trượt là 11,1 lần và P/B là 0,7 lần.

——————

VHC: CTCP Vĩnh Hoàn (HSX: VHC – Vốn hóa: 2.9 nghìn tỷ đồng) sẽ bỏ giới hạn sở hữu NĐT nước ngoài.

Theo đó, công ty sẽ chính thức nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu NĐTNN lên 100% từ 21/20/2016. Mặc dù Chủ tịch HĐQT hiện đang nắm giữ một nửa số cổ phiếu của công ty, thay đổi này sẽ thu hút thêm sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài, những người đang sở hữu 1/3 công ty.

Trước đó, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu 2015 tăng nhẹ 3% lên 6.5 nghìn tỷ đồng. Tăng trưởng của các sản phẩm cá bù đắp hụt doanh thu từ việc thoái vốn khỏi mảng kinh doanh gạo. Mặc dù lỗ từ kinh doanh phụ phẩm và collagen khiến biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ còn 12%, việc quản lý chi phí bán hàng và quản lý tốt hơn giúp lợi nhuận hoạt động (EBIT) tăng 4% so với cùng kỳ lên 432 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do không có lợi nhuận tài chính đột biến như 2014 và phải chịu lỗ tỷ giá 53 tỷ đồng, VHC ghi nhận LNST giảm 30% còn 320 tỷ đồng. Trong năm 2016, Chuyên viên kỳ vọng tăng trưởng ở thị trường ASEAN, Trung Quốc và Hồng Kông sẽ bù đắp sự giảm tốc của Mỹ và châu Âu. Chương trình giám sát cá tra mới của Cơ quan Giám sát và An toàn Thực phẩm Mỹ sẽ khiến chi phí quản lý của VHC gia tăng.

Chuyên viên điều chỉnh nhẹ tăng dự phóng doanh thu nhưng giảm lợi nhuận của VHC. Ở mức giá thị trường 31.9k đồng/cp, VHC đang giao dịch tại mức PE dự phóng 2016 là 8.0x, hấp dẫn. Tuy nhiên, do chưa lường trước được hết rủi ro từ đạo luật Farm Bill 2014, Chuyên viên duy trì khuyến nghị NẮM GIỮ với cổ phiếu VHC.

——————

BIC: Điều chỉnh lại room cho nhà đầu tư nước ngoài lên 49%

Vào tháng 9/2015, BIC đã xin phép UBCKNN giảm room ngoại về 21,5% để phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sau khi đã phat hành thành công hơn 41 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược Fairfax Asia Limited.

BIC đã đề nghị và nhận được sự chấp thuận của UBCKNN để nâng lại room khối ngoại lên 49%, bắt đầu có hiệu lực từ ngày hôm nay (19/02). Đây là động lực tăng giá cho cổ phiếu BIC phiên hôm qua và tăng trần ngày hôm nay. Hiện tại, Fairfax Asia Limited nắm giữ 35% cổ phần của BIC, dư địa 14% cho nhà đầu tư nước ngoài.

BIDV vẫn là cổ đông lớn nhất nắm giữ 51%. Do vậy, việc BIC có được nới room lên 100% cho nhà đầu tư nước ngoài hay không phụ thuộc vào quyết định của ngân hàng mẹ. BIC hiện là một điểm sáng trong ngành bảo hiểm với lợi nhuận riêng quý IV tăng gấp hơn hai lần so với cùng kỳ. BIC đạt hơn 1.000 tỷ đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tăng 33% và 126 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2015, tăng 18% so với cùng kỳ, vượt kế hoạch cả năm.

Chuyên viên cho rằng với năng lực tài chính của BIC và việc hở room cho nhà đầu tư nước ngoài, cổ phiếu BIC có tiềm năng tăng giá tốt trong thời gian tới. Hôm nay, cổ phiếu đóng cửa ở mức 18.000 đồng, tăng 6,51%, giao dịch tại P/E là 11,67 lần và P/B là 1,55 lần.

——————

DQC: KQKD 2015 của DQC kém khả quan do xuất khẩu giảm. Triển vọng tốt. Đánh giá Khả quan

GHI NHẬN CHÍNH – Sau khi thanh lý hết hàng tồn kho giá vốn thấp vào năm 2014 và chuyển sang đẩy mạnh trong việc bán hang đối với các sản phẩm đèn LED, hoạt động xuất khẩu của DQC đã giảm sút vào năm ngoái. Cho dù vậy doanh thu nội địa vẫn tăng hơn 20% nhờ các sản phẩm đèn LED sau khi công ty triển khai chương trình marketing lớn vào nửa cuối năm. Chi phí bán hàng & chi phí quản lý được kiểm soat tốt. Chuyên viên dự báo LNST năm 2016 sẽ tăng trưởng 10,7% dựa trên giả định là cả doanh thu nội địa và xuất khẩu đều tăng trưởng nhờ sản phẩm đèn LED. Sự tập trung vào sản phẩm mới của DQC đã đem lại kết quả. Bên cạnh đó công ty cũng đang đẩy mạnh phát triển những phân phối mới. Tỷ suất lợi gộp giảm sẽ được bù đắp nhờ tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý trên doanh thu giảm. Trong khi đó khoản nợ của Cuba đang dần được giải quyết.

HÀNH ĐỘNG – Đánh giá Khả quan. Giá cổ phiếu đã điều chỉnh trong những tháng gần đây và hiện P/E dự phóng là 7,7 lần; nghĩa là hợp lý dựa trên triển vọng tăng trưởng. DQC là mã vốn hóa nhỏ đáng chú ý và có thể được hưởng lợi từ TPP trong tương lai.

DQC gần đây đã công bố KQKD 2015 kém khả quan – Theo đó, doanh thu thuần đạt 1.097 tỷ đồng (giảm 10,3%) do hoạt động xuất khẩu giảm; theo đó công ty chỉ hoàn thành được 87,5% kế hoạch. Trong khi đó LNST đạt 206 tỷ đồng (giảm 12,9%) do doanh thu giảm, tỷ suất lợi nhuận gộp giảm và chi phí marketing tăng (dành cho quảng cáo các sản phẩm đèn LED). Cho dù vậy, LNST vẫn vượt hơn 33,5% so với kế hoạch vốn đã được đặt ra thấp của công ty.

DQC có nhiều động lực hỗ trợ giá cổ phiếu trong khi định giá hấp dẫn – Thị giá cổ phiếu DQC đã giảm trong 3 tháng qua với mức giảm so với đỉnh 71.000đ thiết lập vào giữa tháng 11 năm ngoái là 25%. Cho dù vậy, giá đã có sự phản ứng tích cực trước KQKD 2015. Dựa trên triển vọng tăng trưởng nhờ sản phẩm mới; kênh phân phối mới cộng với mức định giá hợp lý (P/E dự phóng 7,7 lần) và tỷ lệ cổ tức/giá háp dẫn (là 5,5%); Chuyên viên đánh giá cổ phiếu DQC là Khả quan.

——————

KDC: Công bố KQKD hợp nhất chưa kiểm toán 2015 sát kỳ vọng chung. Tiếp tục duy trì đánh giá Nắm giữ

GHI NHẬN CHÍNH – Doanh thu mảng kem và dầu ăn đạt khả quan hơn kỳ vọng trong khi doanh thu mảng mì ăn liền hơi yếu do thị trường hiện có nhiều đối thủ cạnh tranh. Mảng bánh kẹo chỉ đóng góp trong 6 tháng đầu năm sau khi công ty KDC bán 80% cổ phần BKD. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm do cơ cấu doanh thu kém hiệu quả hơn sau khi bán cổ phần BKD. Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý trên doanh thu tăng. LNST tăng mạnh nhờ lãi từ bán cổ phần BKD đóng góp 95,8%. Triển vọng năm nay vừa phải với doanh thu từ sản phẩm mới sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong khi lãi từ bán tiếp 20% cổ phần BKD là một khoản đáng kể trong LNST. Cho dù vậy hiện KDC đang trong quá trình chuyển đổi hoạt động kinh doanh và từ Q3 năm nay dự kiến công ty sẽ hợp nhất KQKD của Vocarimex nhưng sẽ cần có thời gian để sự hợp nhất này đóng góp đáng kể vào lợi nhuận.

HÀNH ĐỘNG – Tiếp tục duy trì đánh giá Nắm giữ. Các đợt mua cổ phiếu quỹ đã tạo ra các đợt tăng giá ngắn hạn và hiện đây vẫn là động lực chính cho giá cổ phiếu. Định giá có vẻ hợp lý với P/E dự phóng là 20,7 lần cho một công ty hàng tiêu dùng quy mô trung bình. Tuy nhiên sẽ cần có thời gian để công ty đạt được sự tăng trưởng dài hạn. Tuy nhiên với năng lực của ban lãnh đạo Chuyên viên tin tưởng KDC sẽ đạt được sự tăng trưởng này.

Doanh thu đạt khả quan và vượt kế hoạch – Doanh thu thuần đạt 4.952 tỷ đồng; vượt kế hoạch của công ty 4,5% và vượt dự báo của Chuyên viên 14,5%. Tuy nhiên so với 2014, doanh thu giảm 36,7% do không còn doanh thu mảng bánh kẹo trong 6 tháng cuối năm. KDC đã chuyển nhượng công ty con trong mảng bánh kẹo là BKD cho Mondelez vào cuối Q2 và chỉ giữ lại cổ phần thiểu số. Chuyên viên ước tính doanh thu mảng bánh kẹo trong 6T đầu năm và cả năm là khoảng 1.764 tỷ đồng, giảm 57,4% sau khi KDC chuyển giao cổ phần của BKD.

Kế hoạch mua cổ phiếu quỹ là yếu tố thúc đẩy giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại – Cổ phiếu KDC hiện giao dịch với P/E 2016 là 20,7 lần và EV/EBITDA là 8 lần. Công ty dự kiến sẽ bắt đầu cải cách Vocarimex để tạo lợi nhuận tốt hơn sau hợp nhất. Tuy nhiên quá trình này sẽ kéo dài trong vài năm. Dự báo công ty sẽ tiếp tục mua vào một số cố phiếu quỹ trong năm nay. Kể từ tháng 12/2014 đến hiện tại, KDC đã mua lại thành công tổng cộng 49,5 triệu cổ phiếu tương đương 19,3% tổng số cổ phiếu đang lưu hành tính đến tháng 12/2014. Và đến cuối năm 2015, lượng tiền mặt sẵn có của công ty là 3.059 tỷ đồng . Đồng thời dự kiến công ty sẽ nhận khoảng 1.800 tỷ đồng tiền mặt trong năm nay từ bán 20% cổ phần còn lại tại BKD. Mặc dù theo giả định nhu cầu vốn lưu động và các yêu cầu khác cho trong năm sẽ tăng lên, ước tính công ty vẫn có thể chi tới 3.000 tỷ đồng tiếp tục kế hoạch mua cổ phiếu quỹ. Và với giá cổ phiếu hiện tại, về mặt lý thuyết khả năng mua vào tối đa của công ty là 135 triệu cổ phiếu. Khi đó với dự báo thời gian thai nghén của các ngành kinh doanh mới sẽ kéo dài, kế hoạch mua cổ phiếu quỹ là yếu tố thúc đẩy giá cổ phiếu tốt nhất vào thời điểm hiện tại. Lặp lại đánh giá Nắm giữ.

4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Câu chuyện room đã trở lại với một số doanh nghiệp đã công bố những động thái có liên quan

Một dấu hiệu khích lệ cho tâm lý chung trên thị trường là câu chuyện room đã trở lại trong tuần này ở những doanh nghiệp đơn lẻ (chứ không phải toàn bộ thị trường). Do vậy thay vì kỳ vọng vào các động thái từ cơ quan quản lý thì hiện NĐT đang tập trung vào một số doanh nghiệp cụ thể như VNM & VHC; là những doanh nghiệp đang có những động thái riêng của mình liên quan đến vấn đề nới room sau khi EVE đã nâng room lên 100%.

VNM có thể sẽ sớm nới room – Trong trường hợp của VNM, công ty đã xin ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh điều lệ công ty để chuẩn bị cho việc nới room trong tương lai trong khi VHC đã xin nới room và được UBCKNN chấp thuận. Chuyên viên kỳ vọng VNM có thể cũng sẽ nới room sau khi điều chỉnh xong điều lệ và khi đó sẽ thu hút được sự quan tâm của nhiều NĐT.

Nhiều công ty khác có khả năng cũng sẽ có động thái tương tự trước mùa ĐHCĐTN – Những trường hợp kể trên mở đường cho nhiều doanh nghiệp khác có những động thái liên quan đến nới room trong những tháng tới và có khả năng sẽ diễn ra trước mùa ĐHCĐTN. Trên thực tế, một vấn đề vẫn còn quan ngại là ảnh hưởng có thể phát sinh của việc chuyển đổi hoạt động từ một công ty trong nước thành công ty thuộc sở hữu nước ngoài (hiện công ty có tỷ lệ sở hữu của khối ngoại trên 51% được coi là công ty thuộc sở hữu nước ngoài). Trên thực tế, các doanh nghiệp niêm yết muốn nới room trong tương lai sẽ xem xét kỹ các ví dụ trước mắt (SSI và hiện là EVE & VHC) để xem liệu có phát sinh bất lợi vào về mặt hoạt động từ quyết định nới room hay không. Nếu như không có bất lợi phát sinh, thì những doanh nghiệp này cũng sẽ xin nới room.

Người đứng đầu UBCKNN đã phát biểu đề cập đến khả năng nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài phân định công ty trong nước và công ty nước ngoài trong năm nay – Người đứng đầu UBCKNN, ông Vũ Bằng gần đây đã đề cập đến khả năng nâng tỷ lệ sở hữu 51% để phân định công ty trong nước và công ty nước ngoài sẽ được xem xét và đề cập đến tỷ lệ sở hữu mới là 65%. Tuy nhiên hiện thời gian thực hiện vẫn còn để ngỏ.

Kỳ vọng vào doanh nghiệp nới room tới đây sẽ thu hút NĐT quay trở lại thị trường – Đồng thời một số cổ phiếu trên thị trường có khả năng sẽ tăng giá trong vài tuần tới trước kỳ vọng của NĐT vào việc nới room của các doanh nghiệp này. Và trước mắt đây sẽ là yếu tố chi phối thị trường và sẽ thu hút NĐT quay trở lại thị trường như Chuyên viên đã chứng kiến trong những ngày gần đây.

——————

Việt Nam xuất siêu 770 triệu USD trong tháng đầu năm mới

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước tháng 1.2016 đạt 13,36 tỉ USD; giảm 2,7% so với tháng trước.

Trong đó, mặt hàng điện thoại và linh kiện điện tử vẫn đạt mức cao nhất, lên tới 2,27 tỉ USD; tăng 31,4% so với tháng trước. Xếp thứ hai trong kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng dệt may với 2 tỉ USD dù giảm 9,3% so với tháng trước. Về kim ngạch hàng hóa nhập khẩu, trong tháng đầu năm 2016 cả nước đạt 12,6 tỉ USD; giảm 11,9% so với tháng trước.

Một số mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 2,14 tỉ USD, giảm 15,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,96 tỉ USD, tăng 11,7%. Xuất khẩu của khối FDI trong tháng đầu năm đạt 9,04 tỉ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu đạt 7,18 tỉ USD, giảm 13%.

Như vậy, khối FDI đã xuất siêu 1,86 tỉ USD trong tháng 1. Như vậy, theo con số thống kê, cả nước đã xuất siêu khoảng 770 triệu USD; bằng 5,7% kim ngạch xuất khẩu ngay trong tháng đầu tiên của năm 2016.

——————

NHTW Trung Quốc bơm thêm 1.5 tỷ USD vào thị trường tiền tệ

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) sẽ bơm 10 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 1.53 tỷ USD) vào các thị trường tiền tệ thông qua hợp đồng mua lại trái phiếu đảo ngược kỳ hạn 7 ngày vào ngày thứ Sáu.

Theo CNBC, động thái này sẽ nâng tổng lượng rút ròng khỏi thị trường trong tuần này lên 455 tỷ Nhân dân tệ, mức cao nhất trong 3 năm. Số liệu này không bao gồm động thái bơm vốn vào Chủ Nhật vừa qua.

Được biết, PBoC đã gia tăng tần suất của hoạt động thị trường mở (OMO) từ ngày 29/01 đến ngày 19/02 nhằm duy trì thanh khoản trước và sau Tết Nguyên Đán. Tối ngày thứ Năm, PBoC cho biết sẽ tiến hành hoạt động thị trường mở (OMO) hàng ngày, bắt đầu từ ngày 18/02. Điều này sẽ cho phép PBoC linh hoạt hơn trong việc quản lý lượng tiền mặt trong hệ thống tài chính. Từ trước đến nay, PBoC chỉ thực hiện hoạt động OMO 2 lần/tuần.

5. Sự kiện nổi bật ngày 22/02/2016:

STC: Lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản

VDN: Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền, 2,000 đồng/CP

VDN: Ngày GDKHQ Thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, tỷ lệ 2:1, giá 10,000 đồng/CP

CEO: Ngày GDKHQ Thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, tỷ lệ 2:1, giá 10,000 đồng/CP

——————

Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK

Nguyễn Văn Nguyên – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.

Điện thoại / Zalo /

Email: nguyen.nguyenvan@hsc.com.vn

Website: dautucophieu.net

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý