1. Nhận định thị trường:
Phiên cuối tuần VN-Index đánh mất 3,44 điểm, lùi về 575,82 điểm cùng với 174,5 triệu cổ phiếu được khớp. Khối lượng tăng vọt lên mức cao trên mức khối lượng trung bình 20 phiên gần nhất, còn độ rộng thị trường cũng chứng kiến sự áp đảo của số mã giảm điểm. Điều này phản ánh sự chi phối của hoạt động review của các quỹ ETFs.

Đồ thị tuần VN-Index ngày 18/03/2016. Nguồn: Amibroker

Đồ thị VN-Index ngày 18/03/2016. Nguồn: Amibroker
Nến đỏ giảm điểm quay lại lấp khoảng trống giá ở phiên trước đó cùng với thanh khoản gia tăng đột biến cho thấy áp lực bán khá mạnh và điều này có thể đang đe dọa đến sự hỗ trợ ở mức điểm 570. RSI xuất hiện tín hiệu phân kỳ tam phân đoạn với đường giá, điều này thể hiện chỉ số đã có nhiều nỗ lực tăng điểm tuy nhiên xung lực tăng đang yếu dần khi tiếp cận lên vùng kháng cự 580. VN-Index đã 3 lần thất bại khi cố gắng chinh phục vùng kháng cự 580, áp lực bán có dấu hiệu gia tăng ở các nhịp giảm khiến rủi ro khi nắm giữ cổ phiếu lớn dần.
Trên đồ thị tuần, cây nến đỏ nhỏ xuất hiện ngay sát dưới nhóm MA dài hạn. Sau chuỗi hồi phục kéo dài 5 tuần liên tiếp của chỉ số, chỉ báo RSI và William’s % R đang có dấu hiệu tích lũy. Tuy nhiên, đường PSAR đã đảo chiều vượt dưới đường giá.
Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng trong tuần giao dịch tới, chỉ số VN-Index nhiều khả năng sẽ xuất hiện một nhịp giảm để kiểm tra lại mức hỗ trợ 570 điểm. Đồng thời, Nhật Cường đánh giá rủi ro ngắn hạn vẫn còn lớn và lực cầu có thể sẽ chờ đợi phản ứng của nhà đầu tư sau kỳ cơ cấu danh mục của hai quỹ ETF. Do đó các nhà đầu tư cần tiết chế việc mua đuổi ở các nhịp tăng nhằm tránh rơi vào bẫy “bulltrap” trong phiên cũng như những bất lợi về mặt T+.
Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và nâng mức cắt lỗ của hệ thống lên mức 566.23 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn chưa nên mở lại vị thế mua mới. Đồng thời, việc giữ trạng thái danh mục với tỷ trọng cổ phiếu vừa phải và không nên sử dụng margin là cần thiết ở giai đoạn hiện tại.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 18/03/2016:
Việc giá dầu lấy lại mốc 40 USD đêm qua chưa đủ động lực hỗ trợ thị trường. VN-Index giảm 0.45% với thanh khoản tăng mạnh trong ngày cuối cùng review danh mục hai quỹ ETFs. Lực bán khá lớn và lan tỏa, độ rộng thị trường tiêu cực. Khối ngoại bán ròng 110 tỉ đồng trên cả hai sàn, VNM ETF discount -1.08%, FTSE ETF premium 0.16%.
Các thị trường đóng cửa giảm hôm nay trong đó hoạt động giao dịch mang tính kỹ thuật đã ảnh hưởng nhiều. GTGD cao hơn bình thường; độ rộng thị trường thu hẹp; đã có 31 mã tăng trần và 22 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN đạt rất cao và khối này bán ròng đáng kể. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra rất sôi động; trong đó có giao dịch thỏa thuận rất lớn diễn ra ở các mã HSG; STB; ASM; PGD; EIB; HHS và GMD.
Thị trường đã không thể duy trì đà tăng hôm qua và thay vào đó cả hai chỉ số đã giảm trong một phiên giao dịch chịu ảnh hưởng chủ yếu từ hoạt động giao dịch mang tính kỹ thuật vì hôm nay là ngày cuối trong thời gian tái cơ cấu danh mục của quỹ ETF. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN đạt rất cao và khối này đã bán ròng.
· Các mã ngân hàng hôm nay nói chung giảm với VCB; CTG; STB; EIB và BID giảm. MBB & ACB đóng cửa tại tham chiếu. Tăng trưởng tín dụng từ đầu năm thấp và lo ngại về tình trạng hệ số LDR thuần của các ngân hàng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến cổ phiếu ngành ngân hàng. HSC cho rằng tăng trưởng tín dụng sẽ tăng lên vào Q2 vì vào đầu năm 2015 cho vay cơ sở hạ tầng đã đạt rất cao khiến cho tăng trưởng tín dụng đầu năm nay khó đạt cao; tuy nhiên yếu tố này sẽ không còn tác động kể từ tháng 3 trở đi. Do vậy tâm lý của NĐT đối với cổ phiếu ngành ngân hàng có lẽ sẽ cải thiện trong vài tuần tới.
· BVH giảm; các mã chứng khoán biến động trái chiều với HCM tăng trong khi SSI giảm. Thị trường đang chờ tài liệu họp ĐHCĐTN của HCM để xem ý định nới room của công ty.
· VNM đóng cửa tại tham chiếu sau khi tăng gần đây. Trong khi đó FPT tăng trước thông tin trên truyền thông về khả năng bán chuỗi cửa hàng bán lẻ cho MWG. BMP hôm nay cũng tăng tốt.
· HSG tiếp tục tăng trong khi HPG giảm. Thông tin tích cực về ngành thép đăng tải trên truyền thông tiếp tục thu hút NĐT mua vào.
· Các mã ngành sản xuất tăng tốt gần đây là DRC và PAC đã điều chỉnh trong phiên hôm nay. Giá những cổ phiếu này đang sát ngưỡng kháng cự.
· Phiên tăng tốt của các mã BĐS hôm qua đã không kéo dài với VIC; BCI và NLG hôm nay đánh mất gần như toàn bộ những gì đạt được hôm qua.
· Các mã dầu khí biến động trái chiều. GAS giảm trong khi PVD tăng. Giá cổ phiếu trong ngành đang không biến động cùng với giá dầu thế giới và hiện chuyên viên vẫn chưa biết rõ nguyên nhân đằng sau.
Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch mạnh trong ngày hôm nay. Trên HSX, họ mua vào gần 1.353 tỷ đồng và bán ra hơn 1.503 tỷ đồng, ghi nhận mức bán ròng tới 150,8 tỷ đồng hôm nay. Các mã được khối ngoài mua ròng mạnh bao gồm SBT, ASM, NT2, HQC, HNG và bán ròng mạnh bao gồm VIC, HSG, VCB, PPC, SSI. Trên HNX, họ tiếp tục gia tăng mua ròng lên mức 40,7 tỷ đồng, chủ yếu tại các mã PVS, IVS, DPS, PDB và DBC.
Phiên hôm nay chủ yếu mang tính kỹ thuật. Một điều đáng tiếc là trong khi giá dầu lần đầu chạm ngưỡng $40/thùng thì các mã dầu khí lại không thể bùng nổ bởi sức ép tâm lý từ ETFs tác động lên thị trường khá lớn. Sự giảm điểm của thị trường hôm nay có thể chỉ là hệ quả tất yếu của việc ETFs bán ra chủ yếu ở các mã vốn hóa lớn – trong khi các mã blue-chips này trong tuần qua dao động cũng không tốt khi giá chủ yếu bị ép xuống về cuối phiên. Điểm tích cực của thị trường tuần qua là dòng tiền vào khá đều nhưng vẫn chưa đủ để hấp thụ hết lượng bán ở vùng điểm 580.
Các tín hiệu kỹ thuật cho thấy, VN-Index đang gặp khó khăn trong việc chinh phục vùng kháng cự mạnh tạo bởi đường trung bình động MA200 tại 580 điểm. Lực bán đã có dấu hiệu áp đảo lực mua ở trên sàn HSX khi mà VN-Index đóng cửa phiên hôm nay phía dưới các đường trung bình động MA5 và MA10 ngày. Chuyên viên cho rằng xác suất điều chỉnh của thị trường đang tăng lên và dự báo VN-Index có thể xuất hiện một nhịp giảm để kiểm tra mức hỗ trợ 570 điểm trong tuần tới.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
VCB: Cuộc họp với chuyên viên phân tích đã xóa tan lo ngại về việc sửa đổi Thông tư 36 Bà Lê Thị Hoa, thành viên HĐQT của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã chủ trì cuộc họp với chuyên viên phân tích hôm nay và gửi lời cảm ơn các giới phân tích đã theo dõi diễn biến cổ phiếu VCB trong nhiều năm qua khi kết thúc cuộc họp.
VCB đề ra mục tiêu năm 2016 đầy lạc quan: cho vay khách hàng tăng 17% so với mức 19,7% năm 2015, NIM tăng lên 2,65% từ mức 2,58% năm 2015, chi phí dự phòng “lần đầu tiên giảm” xuống 5.500 tỷ đồng, từ mức 6.068 tỷ đồng hồi năm 2015, tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân (chiếm khoảng 20% tổng dư nợ) tăng 50%, tương đương năm 2015 và thu hồi 2.300 tỷ đồng nợ đã xóa so với 1.834 tỷ đồng năm 2015. Ngân hàng đề ra mục tiêu chính thức lợi nhuận tăng trưởng 10% năm 2016, nhưng bà Hoa cho rằng con số 17% là khả thi.
Chuyên viên cho rằng mục tiêu NIM và chi phí dự phòng cho thấy tăng trưởng lợi nhuận cao hơn nữa. Trong 2 tháng đầu năm 2016, tăng trưởng tín dụng đạt 1,8%, so với mức 0,2% cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận trước thuế đạt 1.300 tỷ đồng và chi phí dự phòng là 900 tỷ đồng, củng cố mục tiêu 5.500 tỷ đồng đưa ra trên đây. NIM 2 tháng đầu năm 2016 được cho là “cải thiện nhẹ.” VCB cho rằng dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014 đã bị truyền thông phóng đại và tác động đối với từng ngân hàng sẽ khác nhau, còn trong trường hợp của VCB thì “không đáng kể.” Cụ thể, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn tại VCB là 18% so với mức trần theo đề xuất là 40%. Tín dụng BĐS chỉ chiếm 8% tổng dư nợ tín dụng và trong số 8% này, chỉ có khoảng 50% đến 60% có tỷ trọng rủi ro 150% (4% đến 4,8% tại tỷ trọng 150%). Nếu thực hiện, điều chỉnh này sẽ khiến CAR giảm 50 điểm cơ bản trong khi mô hình của chuyên viên cho thấy CAR sẽ giảm 37 điểm cơ bản.
VCB tiếp tục khẳng định Mizuho sẽ giữ cổ phần ít nhất tại mức 15%, chuẩn bị thực hiện đợt phát hành riêng lẻ tỷ lệ 10% trong thời gian tới, và hiện “đang xem xét khả năng nâng tỷ lệ này lên 20%”. Về vấn đề cổ tức bằng cổ phiếu, VCB cho biết mong muốn trả cổ tức bằng cổ phiếu nhưng cổ đông chính muốn tiền mặt hơn, nên sẽ không trả cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2015. Tuy nhiên, ngân hàng cho biết sẽ huy động vốn trong năm 2016 thông qua hai hình thức: (1) Phát hành cổ phiếu sơ cấp tỷ lệ 10% cho các nhà đầu tư nước ngoài (không nhắm vào nhà đầu tư trong nước); và (2) Cổ phiếu thưởng tỷ lệ 35%, qua đó tăng vốn điều lệ từ 26.000 tỷ đồng lên 35.000 tỷ đồng, sẽ được chuyển khỏi các khoản mục tiền bù phát hành cổ phiếu và lợi nhuận giữ lại. Hình thức thứ hai đã được NHNN thông qua.
—————
MWG: Tiếp tục đạt KQLN đầy ấn tượng trong hai tháng đầu năm. Giữ KN MUA
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) vừa công bố KQLN sơ bộ 2 tháng đầu năm 2016, với doanh thu đạt 6.842 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm ngoái (trong đó doanh thu từ bán hàng trực tuyến đạt 451 tỷ đồng, tăng 96%) và LNST đạt 296 tỷ đồng, tăng 79%. Kết quả này phù hợp với dự báo của chuyên viên, tương đương lần lượt 18% và 19% dự báo cả năm 2016 do chuyên viên đưa ra.
KQLN 2 tháng đầu năm 2016 đầy ấn tượng vẫn được hỗ trợ bởi việc tích cực mở cửa hàng mới vì trong giai đoạn này, MWG đã mở thêm 33 cửa hàng Thế Giới Di Động và 18 siêu thị Điện Máy Xanh, nâng tổng số cửa hàng Thế Giới Di Động lên 597 và tổng số siêu thị Điện Máy Xanh lên 87. chuyên viên giữ nguyên dự báo 2016, với doanh thu tăng 47% và LNST tăng 42% so với năm 2015 với giả định đến cuối năm 2016, MWG sẽ đạt mốc 680 cửa hàng Thế Giới Di Động và 120 siêu thị Điện Máy Xanh.
Chuyên viên giữ khuyến nghị MUA dành cho MWG với giá mục tiêu 107.000VND (tổng mức sinh lời 41%, bao gồm lợi suất cổ tức 2%). Tại giá đóng cửa phiên hôm nay, MWG hiện đang giao dịch tại mức PER dự phóng 2016 là 7,4 lần trên cơ sở dự báo của chuyên viên.
—————
DNP: Tính tăng vốn lên 300 tỷ đồng sau quyết định mua Nhựa Tân Phú, CTCP Nhựa Đồng Nai (mã chứng khoán DNP) vừa công bố tài liệu họp ĐHCĐ năm 2016 dự kiến tiến hành vào ngày 19/3 tới đây.
Năm 2015, Nhựa Đồng Nai đạt trên 903 tỷ đồng doanh thu, vượt 21% kế hoạch đề ra; lợi nhuận sau thuế đạt 45 tỷ đồng, vượt 70% chỉ tiêu mà ĐHCĐ giao phó. Doanh thu và lợi nhuận của công ty phần lớn đến từ sản phẩm ống nhựa hạ tầng. Ngoài ra, trong năm, công ty ghi nhận thêm phần doanh thu và lợi nhuận từ mảng nước sạch. Từ kết quả đạt được năm 2015, HĐQT công ty đề xuất chỉ tiêu SXKD năm 2016 với mức tăng đáng kể so với thực hiện năm 2015. Cụ thể, doanh thu ước đạt 1.622 tỷ đồng, tăng 79% sơ với doanh thu đạt được năm 2015; LNST ước đạt 75 tỷ đồng, tăng 67%. HĐQT công ty cũng đặt chỉ tiêu phần đấu trả cổ tức năm 2016 tỷ lệ 16%. Tỷ lệ trả cổ tức năm 2015 là 22%.
Trước đó, HĐQT công ty đã có quyết định mua từ 3 triệu đến 3,5 triệu cổ phần của Nhựa Tân Phú (TPP) để đạt mục đích sở hữu 51% đến 75% vốn điều lệ Nhựa Tân Phú. Tổng số tiền đầu tư vào thương vụ này tối đa 150 tỷ đồng. Ngoài ra, HĐQT công ty cũng có tờ trình xin ý kiến ĐHCĐ về kế hoạch phát hành tổng cộng 16,5 triệu cổ phần, tăng vồn điều lệ lên 300 tỷ đồng. Cụ thể, Nhựa đồng Nai sẽ phát hành 2,97 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2015 tỷ lệ 22%, nguồn vốn phát hành từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối; phát hành 2,43 triệu cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu tỷ lệ 18%, nguồn vốn phát hành từ phần dư quỹ đầu tư phát triển. Ngoài ra, HĐQT công ty đề xuất phương án chào bán 8,1 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện tữ tỷ lệ 60%. Giá chào bán căn cứ theo giá trị sổ sách cổ phiếu DNP tại thời điểm 31/12/2016 (16.960 đồng/cp) nhưng không thấp hơn mệnh giá. Hiện tại, cổ phiếu DNP đang giao dịch quanh mức giá 27.500 đồng/cổ phiếu. Bên cạnh đó, HĐQT công ty cũng trình phương án chào bán riêng lẻ gần 3 triệu cổ phần cho các nhà đầu tư và các CBCNV trong công ty.
—————
HCM: Với mức giá mục tiêu của Chuyên viên là 33.800 đồng, tăng 6,3% so với mức giá hiện tại và xu hướng ngắn hạn là Tăng giá, Chuyên viên xin cập nhật lại khuyến nghị đối với cổ phiếu HCM từ NẮM GIỮ thành MUA dựa trên những luận điểm đầu tư sau đây:
Chuyên viên kỳ vọng trong ĐHCĐ sắp tới diễn ra vào tháng 04/2016, HCM sẽ công bố nới room cho nhà đầu từ nước ngoài. Việc nới giới hạn sở hữu nước ngoài sẽ tác động tốt tới sức hấp dẫn của HCM trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài vì room cho NĐTNN của HCM đã gần đầy.
Ngành chứng khoán vẫn đang tiếp tục được tái cơ cấu và tổng số công ty chứng khoán sẽ giảm còn 30 công ty đến năm 2020, do đó, thị phần sẽ tập trung vào nhưng “ông lớn” như HCM.
Mặc dù kết quả 2015 không mấy khả quan nhưng đây cũng phần nào là tình hình chung của ngành do diễn biến thị trường phức tạp. Tuy nhiên, HCM vẫn nằm trong top 10 CTCK có thị phần môi giới lớn nhất và thị phần khách hàng tổ chức nước ngoài lớn nhất, chiếm khoảng 1/3 phân khúc này.
Ngoài ra, như đã đề cập trong Báo cáo cập nhật trước đây, hàng loạt thay đối pháp lý sắp tới cúng đều tác động tích cực tới HCM, bao gồm Thông tư 203 cho phép nhà đầu tư mua bán cùng một chứng khoán tại cùng một thời điểm, Thông tư 210 sửa đổi, Nghị định 42 về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. Với nền tảng vững chắc, Chuyên viên cho rằng HCM hoàn toàn có thể khai thác triệt để những lợi thế nêu trên và đây là những động lực tăng giá chủ chốt trong thời gian tới đối với HCM.
—————
PDB: Báo cáo Cập nhật Công ty Cổ phần Pacific Dinco (HNX)
Chuyên viên khuyến nghị mua đối với PDB với thời gian đầu tư từ 6 đến 8 tháng, mức định giá trên cơ sở thận trọng 27.684 đồng/cp.
CTCP Pacific Dinco (mã PDB) là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp bê tông tươi và cung cấp đá xây dựng tại khu vực Miền Trung.
Công ty hiện chiếm khoảng 25% thị phần cung cấp bê tông tại Đà nẵng và 40% tại Quảng Nam. Công ty đang có những lợi thế đáng kể so với những doanh nghiệp cùng ngành trên địa bàn các tỉnh miền Trung nhờ sở hữu 4 trạm bê tông lớn gồm: Cẩm Lệ, Thanh Vinh (Đà Nẵng); Chu Lai và Phong Thử (Quảng Nam) với tổng công suất 425 m3/h.
Với hệ thống máy thiết bị trộn và bơm bê tông hiện đại của Italia và Đức, sản phẩm công ty có chất lượng vượt trội so với các nhà cung cấp cùng ngành và giành được những hợp đồng lớn, có uy tín như Nhiệt điện Nghi Sơn 1 (2011-2013), sân bay quốc tế Đà Nẵng (lớn thứ 3 cả nước), Cầu Rồng Đà Nẵng (2010-2012), Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Khách sạn Silver Shore, nhà máy Number One…
Mặt khác, một trong những điểm thuận lợi nhất của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành đó là việc công ty con của Công ty – Công ty cổ phần Khoáng sản Sơn Phước (PDB sở hữu 76%) có thể thể giúp PDB chủ động một phần lớn nguyên liệu đá đầu vào với chi phí rẻ hơn khoảng 5-7% so với mua ngoài. Công ty này hiện nay đang vận hành và khai thác 2 mỏ đá xây dựng tại mỏ Hố Chuồn và mỏ Hố Khế thuộc xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng với tổng trữ lượng lên đến 4.016.000m3, công suất khai thác 190.000m3/năm. Việc kinh doanh đá xây dựng cho các công trình cũng mang lại doanh thu đáng kể cho Công ty.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015, PDB có doanh thu đạt 343,43 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 27,65 tỷ đồng tăng trưởng lần lượt 80% và 241% so với cùng kỳ 2014. Nguyên nhân do sự phục hồi của ngành xây dựng, nhu cầu bê tông tươi trên thị trường tăng mạnh, nhất là các công trình nhà ở dân dụng, các gói thầu công trình đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và La Sơn – Túy Loan.
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Xăng dầu nhiều khả năng sẽ tăng giá mạnh vào ngày mai (19/3/2016) do giá dầu thế giới đã trải qua giai đoạn tăng giá mạnh trong chu kỳ điều hành xăng dầu vừa qua. Giá dầu thế giới đã tăng khoảng 47% trong vòng hơn một tháng qua đồng thời tăng hơn 5 USD/thùng so với chu kỳ điều chỉnh giá xăng lần trước của Việt Nam. Tại thị trường trong nước, lần điều chỉnh giá hôm 4/3 vừa qua, Liên bộ Tài chính – Công thương đã quyết định giữ nguyên giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu dù theo các doanh nghiệp đầu mối, họ bị lỗ từ 200 – 750 đồng/lít,kg. Để bình ổn được giá, Liên bộ đã xả Quỹ bình ổn xăng dầu khi đó còn dư gần 4.000 tỷ đồng. Như vậy, với việc tăng giá của dầu thế giới cộng với việc giá xăng dầu trong nước chưa điều chỉnh tăng trong chu kỳ tính giá trước, nhiều khả năng trong lần điều chỉnh này, giá xăng dầu sẽ tăng khá mạnh. Việc điều chỉnh tăng của giá xăng là thông tin mang tính tiêu cực đối với TTCK. Mặc dù vậy, trong vài tháng gần đây, thị trường đã quen với biến động mạnh ở thị trường xăng dầu, vì vậy chuyên viên đánh giá tác động của đợt tăng giá xăng này lên thị trường sẽ không lớn.
—————
Trong khuôn khổ buổi Hội thảo Thị trường vốn và triển vọng hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc tổ chức vào tuần trước, Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital (DC) đã đưa ra những đánh giá hết sức lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, DC đánh giá TTCK và tiền tệ Việt Nam có sự kháng cự khá tốt với biến động từ thị trường thế giới, mặc dù vẫn chịu sự ảnh hưởng nhất định. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể trong vài năm gần đây. Nền kinh tế không còn thể hiện nhiều bất ổn như lạm phát và nợ xấu ở mức cao nữa, thay vào đó GDP liên tục đạt mức ổn định và năm 2016 GDP được dự đoán sẽ đạt 6,8%, chỉ xếp sau Ấn Độ với động lực tăng trưởng từ xuất khẩu và kinh tế nội địa. Ngoài ra, bên cạnh lợi thế so sánh cạnh tranh chính là mức lương thấp, năng suất lao động của Việt Nam đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Tăng trưởng EPS của các doanh nghiệp Việt Nam được DC dự báo ở mức cao, với lợi nhuận ròng tăng 17,4% từ mức chỉ 8% của năm 2015. Tuy nhiên, tăng trưởng về giá cổ phiếu sẽ chậm hơn so với tăng trưởng EPS. Dragon Capital dự báo hệ số P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ đứng ở mức 11,1 lần trong năm 2016, thấp hơn so với mức 12,7 lần ghi nhận trong cả năm 2015 và 2014. Qua đó, DC đánh giá thị trường Việt Nam đang có giá trị tốt nhất trong khu vực.
5. Sự kiện nổi bật ngày mai (21/03/2016):
21/03/2016 TS4 Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016
21/03/2016 HHV Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016
21/03/2016 DNM Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 1,500 đồng/CP
21/03/2016 HPT Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 500 đồng/CP
20/03/2016 ACM Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016
19/03/2016 VTS Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016
19/03/2016 PRC Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016
19/03/2016 DNP Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016
—————
Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net