1. Nhận định thị trường:
VN-Index chiều nay tăng mạnh 5.44 điểm (tăng 0.99%) lên 552.49 điểm. Đây là mức điểm cao nhất của VN-Index kể từ phiên ngày 14/1/2016 trở lại đây đồng thời tiệm cận ngưỡng 553.5 điểm, đây là ngưỡng Fibonacci Retracement 38.2%.

Đồ thị VN-Index ngày 18/02/2016. Nguồn: Amibroker
Phiên 18/02 là phiên thứ 03 liên tiếp thị trường đón nhận mức thanh khoản trên 100 triệu đơn vị khớp lệnh và đây cũng là phiên thứ 05 liên tiếp thanh khoản duy tì xu hướng tăng dần quá các phiên. Đây là tín hiệu đồng thuận ủng hộ cho chiều hồi phục hiện có của thị trường.
Chỉ số VN-Index đã bước sang phiên giao dịch thứ 03 liên tiếp vượt trên đường trung bình động MA22 và tạo ra khu vực hỗ trợ khá mạnh tại 540 điểm. Đồng thời chỉ số VN-Index đã vượt ngưỡng thành công mốc 548.58 điểm là mức đỉnh cũ xác lập ngày 01/02/2016.
Các chỉ báo kỹ thuật vẫn đang ở trạng thái khá tích cực, xu hướng tăng ngắn hạn tiếp tục được cũng cố. Cụ thể các chỉ báo kỹ thuật như RSI (14) và MACD vẫn đang duy trì đà tăng đi lên. Ở thời điểm hiện tại VN-Index đang nằm ngay sát đường biên trên của dải Bollinger Bands. Do đó, Nhật Cường cho rằng VN-Index có khả năng sẽ xuất hiện các nhịp rung lắc trong phiên giao dịch ngày mai 19/02/2016 khi chỉ số chạm ngưỡng kháng cự 555 điểm. Tuy nhiên, với sự nhập cuộc của dòng tiền trong nước khá tốt trong các phiên vừa qua, nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh này như là cơ hội giải ngân ở các vùng giá thấp hoặc là để cơ cấu danh mục.
Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và nâng mức cắt lỗ của hệ thống lên mức 533.65 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng nhịp điều chỉnh hoặc rung lắc trong phiên 19/02/2016 để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu và mở vị thế mua mới.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 18/02/2016:
VN-Index tăng 0.99% phiên hôm nay dưới sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu dầu khí sau thông tin tích cực từ giá dầu và thị trường chứng khoán thế giới. Thanh khoản giảm nhẹ so với phiên hôm qua, độ rộng thị trường tích cực. Khối ngoại mua ròng nhẹ gần 22 tỉ đồng trên cả hai sàn, VNM ETF discount – 0.31%, FTSE ETF premium 0.76%.
Các thị trường bật lại trong phiên hôm nay với GTGD đạt khá. Độ rộng thị trường được cải thiện; đã có 35 mã tăng trần và 20 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN đạt khá cao và khối này đã mua ròng hôm nay. Hoạt động giao dịch diễn ra sôi động; đã có giao dịch thỏa thuận lớn diễn ra ở các mã VNM; HNG & REE; giao dịch thỏa thuận trung bình diễn ra ở các mã MSN & CAV.
Đà tăng do hoạt động mua lại cổ phiếu bán khống của thị trường thế giới tiếp tục diễn ra vào đêm qua và sang đến ngày hôm nay dưới sự dẫn dắt của cổ phiếu ngành tài chính và năng lượng. Tại thị trường Việt Nam, chủ yếu nhờ GAS & PVD nên Vnindex đã tăng tốt. NĐTNN đã lần đầu tiên mua ròng nhẹ hôm nay sau nhiều phiên bán ròng trong khi GTGD nói chung tiếp tục cao hơn bình quân.
• Các mã ngân hàng tăng, dẫn đầu là VCB, CTG, EIB và STB. MBB và ACB hôm nay đóng cửa tại tham chiếu. MBB đã công bố phát hành cổ phiếu.
• BVH tiếp tục tăng trong khi các mã chứng khoán cũng tăng nhẹ.
• Các mã dầu khí gồm GAS và PVD tăng mạnh hôm nay sau khi có sự phục hồi của các mã ngành này trên thị trường chứng khoán thế giới. Chuyên viên đã thấy GAS đã tăng tốt hơn PVD kể từ khi 2 mã này chạm đáy vào tháng trước.
• VNM giảm sau khi tăng gần đây. FPT và BMP tăng.
• VIC tăng mặc dù công bố niêm yết 14,6 triệu cổ phiếu phát hành gần đây vào ngày 25/2. Các mã BĐS khác nói chung cũng tăng. KBC hôm nay tăng tốt.
• MWG đã tăng mạnh hôm nay sau khi công bố triển vọng khả quan gần đây.
• Trong số các mã ngành sản xuất, PAC tăng vượt trội; HPG tăng nhẹ trong khi HSG đóng cửa tại tham chiếu.
• HAG đóng cửa tại tham chiếu trong khi HNG tiếp tục giảm.
Tuy thông tin nâng room lên mức 100% không còn mới với EVE nhưng vẫn tạo được hiệu ứng tăng giá tốt, EVE liên tiếp được mua mạnh. Hiện tại tỷ lệ sở hữu của NĐTNN với cổ phiếu này là 55,5%. Với thông tin tương tự, nhiều nhà đầu tư đặt mua BIC giá trần nhưng không thành công. BIC vừa được chấp thuận nới room lên tỷ lệ 49% thay vì 21,5% như trước.
Ngược lại, HNG giảm sàn ở phiên thứ 14 liên tiếp, thị giá hiện tại của HNG là 8.300đ/cp và ngày càng tiệm cận với thị giá của HAG (7.800đ/cp). Tuy nhiên, khác với nhiều phiên giao dịch trước, HNG đã khớp được hơn 10,7 triệu qua kênh thỏa thuận giá trị ~95,3 tỷ đồng.
Trên HSX, khối ngoại mua ròng nhẹ trở lại gần 22 tỷ đồng sau chuỗi 4 phiên bán ròng liên tiếp. EVE dẫn đầu về khối lượng mua ròng với trên 520 nghìn đơn vị. VCB và GAS cũng được mua ròng lần lượt hơn 301 nghìn và 271 nghìn đơn vị. Chiều ngược lại, khối ngoại tập trung bán ròng hơn 750 nghìn đơn vị PVD trong phiên phục hồi của nhóm cổ phiếu dấu khí. VTO, FLC cũng bị bán ròng lần lượt hơn 466 nghìn và 370 nghìn đơn vị.
Trên HNX, khối ngoại giao dịch lình xình khi chỉ mua ròng nhẹ hơn 350 triệu đồng. TIG dẫn đầu về khối lượng mua ròng với hơn 442 nghìn đơn vị. PVS và SHB cũng đc mua ròng nhẹ hơn 120 nghìn đơn vị mỗi mã. Chiều ngược lại, DBC và PLC bị bán ròng lần lượt hơn 91 nghìn và 82 nghìn đơn vị.
VN-Index đang dao động sát vùng kháng cự ngắn hạn 553-555 trong những biến động khá mạnh của TTCK thế giới. Nhiều NĐT cho rằng thị trường thế giới gần đây tăng, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngành tài chính và năng lượng tập trung vào những cổ phiếu trước đó bị bán khống mạnh. Và theo đó mặc dù triển vọng ngắn hạn đã có sự cải thiện với những dấu hiệu là NHTW Châu Âu và có khả năng cả NHTW Nhật Bản sẽ nới lỏng tiếp chương trình QE ngay trong tháng tới (ngoài ra còn có dấu hiệu cho thấy NHTW Trung Quốc sẽ đưa ra những biện pháp hỗ trợ hệ thống ngân hàng nước này), thì có vẻ đợt tăng hiện nay của thị trường thế giới là do hoạt động mua lại cổ phiếu bán khống. Sau khi hầu hết các thị trường thế giới có lúc đã giảm hơn 20% trong khoảng thời gian từ đầu năm.
Tại Việt Nam, xu hướng giảm của VN-Index bắt đầu từ tháng 7 năm ngoái, và kể từ đó chỉ số này đã giảm 13,9% mặc dù vẫn cao hơn đáy tháng 1 là 7,5%. Mức độ margin quan sát được cũng đã giảm khoảng 12% kể từ đỉnh; cho thấy hiện áp lực từ vay margin đối với thị trường đã dịu bớt.
Ngoại trừ phiên hôm nay thì NĐTNN vẫn đang bán ròng trước xu hướng rút vốn khỏi các thị trường sơ khai và mới nổi do thị trường chứng khoán đã trở nên rủi ro hơn. Xu hướng này hiện đã trở nên khá rõ ràng với khối ngoại đã bán ròng trên thị trường Việt Nam tất cả các tháng kể từ tháng 10/2015 (trên thực tế có thể nói là từ tháng 7 vì kể từ tháng 7 chỉ có tháng 10 là khối này mua ròng) với mức bán ròng lên đến 4,46 nghìn tỷ đồng (tương đương 199 triệu USD). Với thanh khoản tự do hiện giờ không có nhiều (tăng trưởng so với cùng kỳ của cung tiền M2 tiếp tục kém hơn tăng trưởng tín dụng).
Và trong khi câu chuyện nới room đã quay trở lại trong những ngày gần đây với những động thái từ VNM và ban lãnh đạo của công ty; thì hiện có vẻ đây chỉ là câu chuyện của một cổ phiếu đơn lẻ với mọi động thái liên quan đến việc nới room mới chỉ xuất phát từ bản thân công ty. Và Chuyên viên đang chờ thời gian tổ chức đấu giá cổ phần nhà nước tại VNM, hy vọng là sẽ diễn ra trong năm nay. Chuyên viên vẫn theo dõi sát nội dung họp ĐHCĐTN của các công ty để xem có bao nhiêu doanh nghiệp niêm yết có ý định sửa đổi điều lệ để chuẩn bị cho việc nới room. Và hiện đây là cơ sở đánh giá hiệu quả sự nghiêm túc của doanh nghiệp trước vấn đề nới room. Và chúng ta hãy cùng chờ xem.
Trên thực tế sự hồi phục của cổ phiếu ngành năng lượng hoàn toàn phụ thuộc vào giá dầu. Cuộc gặp của các nước xuất khẩu dầu lớn gần đây chỉ thỏa mãn được 1/2 kỳ vọng của NĐT trong việc hỗ trợ giá dầu (Chuyên viên thấy nhiều nước xuất khẩu dầu thường có nhiều phát biểu mạnh miệng (để hỗ trợ giá dầu) mỗi khi giá dầu giảm về 25USD/thùng) nhưng những gì đạt được tại cuộc gặp gần đây lại chưa phải là một chiến lược giúp giá dầu tăng trở lại ở thời điểm này. Và trong khi Iran có vẻ hưởng ứng ý tưởng của các nước xuất khẩu dầu khác (về việc hỗ trợ giá dầu) thì dường như nước này sẽ chưa vội tham gia. Rõ ràng còn nhiều việc cần phải làm trước khi ý định chung hiện nay của các nước xuất khẩu dầu biến thành hành động cụ thể hơn. Chuyên viên cho rằng quá trình từ lời nói đến hành động sẽ cần vài tháng.
Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến giá dầu (1) cung cầu (2) sự tăng/giảm giá của đồng USD (3) mức độ bán khống. Nhân tố đầu tiên vẫn chưa có sự thay đổi nhiều; tuy nhiên đồng USD đã yếu đi kể từ đầu năm trong khi mức độ bán khống trên hợp đồng đã giảm mạnh trong bối cảnh tâm lý đối với xu hướng giá của vàng đen đã được cải thiện trong những tuần gần đây. Do vậy có thể an toàn khi nói rằng giá dầu đã lập đáy tại khoảng 25-26USD. Tuy nhiên giá dầu có thể sẽ chạm kháng cự mạnh nếu tăng lên đáng kể từ mặt bằng hiện tại hoặc khi hoạt động mua lại sau khi bán khống chấm dứt.
Chuyên viên thấy rằng cho đến nay các mã ngân hàng cho đến nay vẫn chưa tham gia nhiều vào đà phục hồi; và theo Chuyên viên điều này là do (1) lo ngại về khả năng nợ xấu đến từ một số doanh nghiệp và (2) triển vọng lợi nhuận ngành ngân hàng năm nay không khả quan do các ngân hàng phải trích lập đáng kể dự phòng cho trái phiếu VAMC; (3) nhiều ngân hàng niêm yết lớn như BID (Kém khả quan) cần phải sớm nâng vốn cấp 1 để tài sản sinh lãi có thể tiếp tục tăng và đáp ứng được các tiêu chuẩn của Basel 2.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
STB: Lãi thấp, tài sản có vấn đề.
STB công bố KQLN hợp nhất năm 2015, trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận ròng đạt lần lượt 70%, 48% và 49% dự báo của Chuyên viên. KQLN của ngân hàng cũng tỏ ra đáng thất vọng nếu so với năm 2014 khi giảm mạnh 48% cả về lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận ròng, dù năm 2015 hợp nhất Ngân hàng Phương Nam.
Chuyên viên cho rằng KQLN 2015 kém vì các hoạt động điều hành và chất lượng tài sản có vấn đề: Báo cáo KQLN cho thấy thu nhập lãi thuần chỉ đạt 89% dự báo của Chuyên viên, đến từ việc thu nhập lãi giảm và chi phí lãi vay tăng dù dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng và tiền gửi khách hàng thấp hơn so với dự báo của Chuyên viên.
Thu nhập khác đạt 61% dự báo của Chuyên viên, và dù giảm 8% so với năm 2014 khi chưa hợp nhất Ngân hàng Phương Nam, mức giảm lên đến 61% nếu tính cả ngân hàng này trong năm 2014. Kết quả này càng trở nên xấu hơn với chi phí hoạt động cao hơn 9% so với dự báo. Điểm sáng hiếm hoi trong hoạt động kém của STB là thu nhập thuần từ phí và hoa hồng tăng 24%, và 23% nếu tính cả Ngân hàng Phương Nam vào năm 2014, cao hơn 14% so với dự báo. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa đủ bù đắp được cho việc hoạt động kém ở các lĩnh vực khác. Bảng cân đối kế toán cũng cho thấy chất lượng tài sản có vấn đề.
Tuy cho vay khách hàng cao hơn so với dự báo của Chuyên viên, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh 1.926 tỷ đồng (86 triệu USD) từ 1,2% lên 1,9%. Điều này có thể do sáp nhập Ngân hàng Phương Nam, vốn có tỷ lệ nợ xấu cao theo kết quả kiểm toán Nhà nước. Tuy Chuyên viên đánh giá cao các nỗ lực bán nợ xấu cho VAMC của ngân hàng, ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng (488 triệu USD); Chuyên viên vẫn thấy những điểm đáng lo ngại như tuy nợ nhóm 1 tăng 44%, lãi phải thu theo báo cáo tăng gần 5 lần.
Theo tính toán của Chuyên viên, tỷ lệ lãi phải thu trên nợ nhón 1 của năm 2013 và 2014 là 4% trong khi 2015 là 14%. Điều này có thể phản ánh STB đang tái cơ cấu nợ, tiếp tục phân loại thành nhóm 1 và tích lũy lãi. Tuy nhiên, về bản chất, những khoản nợ được cơ cấu này rủi ro hơn nhiều. Diễn giải tiêu cực của Chuyên viên càng được củng cố với tín dụng trung-dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng đạt 63% so với 58% năm 2014. NIM đạt 3% trong năm 2015, thấp hơn 4,3% năm 2014 và 6,9% năm 2013 (phù hợp với giả thuyết của Chuyên viên về việc giảm dần).
Tuy NIM tỏ ra tương đối hợp lý khi so sánh với EIB và ACB năm 2015, nếu Chuyên viên tính lại lãi lũy kế với tỷ lệ lãi phải thu/nợ nhóm 1 tương tự là 4% như trên, và khấu trừ chênh lệch khỏi thu nhập từ lãi, NIM chỉ còn 0,8%.
Chuyên viên hiện đưa ra khuyến nghị BÁN với giá mục tiêu 9.300VND dành cho STB. Tại mức giá đóng cửa phiên hôm nay, STB hiện đang giao dịch với P/E trượt là 18,5 lần và P/B trượt là 0,9 lần.
—————
GAS: Lãi ròng quý 4 giảm 78%
Cụ thể, theo BCTC hợp nhất quý 4/2015, doanh thu thuần là 17,264 tỷ đồng, giảm hơn 9% so với cùng kỳ 2014, lãi ròng 1,044 tỷ đồng, giảm 78%.
Doanh thu đạt 63,5 nghìn tỷ đồng (2,8 tỷ USD), cao hơn 4% so với dự báo. Tuy nhiên, LNST báo cáo đã thấp hơn 5% dự báo và LNST điều chỉnh thấp hơn dự báo 11,5%.
Sự chênh lệch của số liệu lợi nhuận đến từ giá LPG và giá khí khô thấp hơn ước tính trong quý 4/2015 – do giá dầu thô sụt giảm – ảnh hưởng đến lợi nhuận mảng trên bao tiêu (AToP) và LPG khi bán cho các nhà máy điện. Đáng chú ý, GAS đã đã ghi nhận xấp xỉ 293 tỷ đồng (13,1 triệu USD) trong khoản lỗ 880 tỷ đồng (39,3 triệu USD) xuất phát từ việc áp dụng cơ chế định giá theo giá thị trường đối với lượng AToP từ ngày 1/1 đến ngày 31/8/2015.
Việc ghi nhận khoản lỗ còn lại đã được trì hoãn sang năm 2016. Trong tính toán của Chuyên viên về LNST điều chỉnh, Chuyên viên sẽ không tính việc trì hoãn này và ghi nhận hết trong năm 2015. LN báo cáo của GAS năm 2015 giảm 22% so với 2014, được dẫn dắt từ các yếu tố sau : 1) Giá dầu thô lao dốc 45% làm giảm giá đầu ra cho các khu công nghiệp cũng như giá AToP cho các nhà máy điện, 2) giá LPG cũng lao dốc 38%.
Chuyên viên lưu ý rằng GAS vừa nhận được sự phê duyệt của Chính phủ về việc điều chỉnh cơ chế định giá thị trường, do đó mức giá sàn mới đã có hiệu lực đối với lượng AToP. Theo cơ chế điều chỉnh, Chuyên viên ước tính giá đầu ra cho lượng AToP bán cho các nhà máy điện ít nhất sẽ bằng giá đầu vào (3,8 USD/triệu BTU) bất chấp mức giảm giá dầu thô dưới mốc 50USD/thùng. Cũng cần lưu ý rằng khả năng phục hồi của giá dầu thô trong nửa cuối năm nay sẽ không có tác động lớn đến lợi nhuận của mảng kinh doanh này khi giá dầu thô có khả năng sẽ không vượt được mức 50USD.
—————
FCN: Công bố kết quả kinh doanh năm 2015.
Theo đó, doanh thu đạt mức 1660 tỷ VNĐ, tăng 22.6% so với cùng kỳ; LNST đạt mức 141 tỷ VNĐ, tăng 8.4% so với cùng kỳ.
Hoạt động xây lắp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của FCN với doanh thu đạt mức 1180 tỷ VNĐ, chiếm 71% doanh thu của toàn Công ty. Chúng tôi nhận thấy ngoài mảng kinh doanh cốt lõi là sản xuất và thi công cọc dự ứng lực, FCN đang có xu hướng mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực xây dựng và cơ sở hạ tầng. Xu hướng này tạm thời sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của FCN khi tốc độ gia tăng lợi nhuận chưa theo kịp tốc độ gia tăng vốn và tài sản tuy nhiên sẽ đảm bảo cho FCN khả năng tăng trưởng trong tương lai.
Do nhu cầu đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, trong năm 2015 FCN đã gia tăng huy động vốn vay và trái phiếu. Vay ngắn hạn đạt mức 414 tỷ VNĐ, tăng 119% so với cùng kỳ; Vay dài hạn đạt mức 653 tỷ VNĐ, tăng 79% so với cùng kỳ, trong đó có khoản phát hành trái phiếu 368 tỷ VNĐ. Do mở rộng quy mô hoạt động nhanh và tăng dư nợ vay, nên chi phí quản lý và chi phí lãi vay của FCN cũng tăng mạnh lần lượt đạt 50% và 96% so với cùng kỳ.
Cuối tháng 12/2015 và những ngày đầu năm 2016 vừa qua, FECON đã trúng thầu nhiều dự án với tổng giá trị hợp đồng lên đến 200 tỷ đồng. Đặc biệt Công ty đã trúng gói thầu cung cấp, thi công hơn 120.000 m cọc và thi công móng cho 400 căn biệt thự thuộc dự án The Manor Central Park trị giá 92 tỷ VNĐ.
—————
SHB: Lãi sau thuế hợp nhất 2015 giảm nhẹ xuống 811 tỷ đồng
Cụ thể, thu nhập lãi thuần hợp nhất trong năm 2015 của SHB đạt 3,373 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 811 tỷ đồng, giảm nhẹ gần 1% so với năm trước.
—————
GMD: Lãi ròng 2015 giảm 24% cùng kỳ
Lũy kế năm 2015, doanh thu tăng 19% so với 2014, đạt 3,582 tỷ đồng. Lãi ròng năm 2015 GMD đạt 402 tỷ đồng, giảm 24% so với năm 2014.
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Gía xăng giảm xuống mức đáy từ tháng 7/2009
Kể từ 15 giờ chiều nay 18/02, giá xăng giảm gần 1.000 đồng, chỉ còn 13.752 đồng mỗi lít. Theo thống kê, đây là lần giảm giá xăng thứ 4 liên tiếp kể từ đầu năm 2016 đến nay và là lần giảm thứ 9 liên tiếp tính từ tháng 10/2015 đưa giá xăng về mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2009.
5. Sự kiện nổi bật ngày mai (19/02/2016):
VC1: Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền, 1,600 đồng/CP
VC1: Trả cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền, 1,600 đồng/CP
CX8: Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2014 bằng tiền, 510 đồng/CP
STS: Họp ĐHCĐ bất thường lần 1 năm 2016
PTI: Lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản
CX8: Trả cổ tức năm 2014 bằng tiền, 510 đồng/CP
CCI: Ngày GDKHQ Thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, tỷ lệ 0.070%
DVH: Trả cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
DVH: Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
MAC: Giao dịch bổ sung – 6,775,859 CP
—————
Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net