DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Nhận định thị trường ngày 17/02/2016 gồm cập nhật VIC, VNM, MBB, CTD, FIT, SCR, CTG, FLC, DIG, TTF, KDC, TDH

Lượt xem: 13,690 - Ngày:
Chia sẻ

1. Nhận định thị trường:

VN-Index tuy vẫn chưa thể vượt qua được ngưỡng 548.5 điểm, là mức đỉnh cũ xác lập vào ngày 01/02/2016, nhưng chỉ số này đã cho thấy đà tăng khá mạnh trong phiên hôm nay, khi bật tăng và tạo nên một khoản gap ở vùng 543.79-545.72 điểm. VN-Index hôm nay ghi được 4.26 điểm (tăng 0.78%) lên 548.05 điểm. Thanh khoản đã gia tăng đáng kể so với phiên hôm qua và các phiên trước Tết. Khối lượng giao dịch đã có mức tăng mạnh gần 60% và gần quay trở lại mức bình quân của 20 phiên giao dịch gần nhất.

Đồ thị VN-Index ngày 16/02/2016

Đồ thị VN-Index ngày 16/02/2016. Nguồn: Amibroker

 

Diễn biến của các chỉ báo kỹ thuật vẫn đang ở trạng thái khá tích cực. Cụ thể, xu hướng tăng của đường MACD đang khá chắc chắn sau khi vượt qua ngưỡng 0, chỉ báo RSI vẫn phát đi tín hiệu sẽ vượt qua ngưỡng 50 để hướng về vùng quá mua, còn đường STO đang hướng về ngưỡng 70 với độ dốc tăng dần.

Với các tín hiệu tích cực trên, Nhật Cường cho rằng đà tăng của VN-Index có khả năng sẽ tiếp diễn trong phiên giao dịch ngày mai 17/02/2016 để test lên vùng 553-555 điểm, là vùng có sự hiện diện của đường xu hướng giảm ngắn hạn bắt đầu từ tháng 11/2015 và ngưỡng Fibonacci Retracement 38.2% của nhịp giảm trước. Đồng thời, Nhật Cường đánh giá mức độ rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp và tâm lý nhà đầu tư sẽ tiếp tục hưng phấn trong ngắn hạn.

Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và giữ mức cắt lỗ của hệ thống ở mức 527.28 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng nhịp điều chỉnh hoặc rung lắc trong phiên 17/02/2016 để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu và chưa mở vị thế bán ra ở thời điểm hiện tại khi rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 16/02/2016:

Được hỗ trợ từ thông tin tích cực về giá dầu và Thị trường chứng khoán toàn cầu, VN-Index tăng điểm tốt trọn cả phiên với thanh khoản tăng trở lại vượt mức 100 triệu đơn vị/phiên, giá trị giao dịch cao hơn gần 24% so với phiên ngày hôm qua. Dòng tiền tập trung nhiều vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, độ rộng thị trường khá tích cực. Khối ngoại bán ròng gần 70 tỉ đồng trên cả hai sàn, FTSE ETF discount -0.47%.

Diễn biến tiếp tục ổn định của thị trường chứng khoán các nước và sự hồi phục mạnh của giá dầu đã giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng khá mạnh ngay từ đầu phiên giao dịch. Trong đó, VNM (+1.6%) đã có vai trò đáng kể trong việc duy trì đà tăng của VN-Index trong những phút đầu, khi thị trường vẫn còn khá trầm lắng.

Tuy nhiên, cổ phiếu dầu khí và nhóm cổ phiếu penny mới là tâm điểm đáng chú ý nhất trong phiên giao dịch hôm nay. Giá dầu hồi phục mạnh đã tạo tâm lý hưng phấn cho nhà đầu tư hướng mạnh dòng tiền vào các cổ phiếu dầu khí. Hàng loạt cổ phiếu trong nhóm này đã có mức tăng mạnh cả về điểm số và thanh khoản như: PVG (+5.5%), PVC (+5.4%), GAS (+4.7%), PVD (+4.6%), PVS (+4.2%),…

Giá dầu thế giới tăng mạnh có thể đến từ thông tin được đăng tải trên Bloomberg cho rằng các quan chức Nga và Saudi Arabia có thể sẽ gặp nhau để thảo luận về việc cắt giảm sản lượng dầu. Tuy nhiên, quan chức của cả Nga và Saudi Arabia đều đã từ chối bình luận về thông tin này. Đồng thời, giá dầu cũng đã có hạ nhiệt trở lại khá mạnh vào cuối buổi chiều. Bên cạnh nhóm cổ phiếu dầu khí, dòng tiền cũng đã chảy mạnh vào nhiều cổ phiếu thuộc nhóm penny.

Nổi bật nhất trong nhóm này là FLC (+6.3%), DLG (+6.8%), VHG (+6.5%), OGC (+6.1%), QBS (+5.8%), KLF (+5.4%)… Trong đó, khối lượng giao dịch của FLC có mức tăng ấn tượng hơn 436% và chiếm hơn 19% tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh trên HSX trong phiên giao dịch hôm nay.

Các mã có cơ bản tốt và thanh khoản vừa phải cũng tăng khá tốt như SKG, LIX, C32, CMG, EVE, BMP…Việc tăng giá của các cổ phiếu này có tác động từ kỳ vọng vào KQKD quý 4.

Động lực chính giúp thị trường tăng hôm nay là thông tin từ VNM về lấy ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh và rút bớt một số mã ngành kinh doanh. Đây là thông báo từ VNM với một số tư vấn từ SCIC. Có vẻ điều này là để phục vụ cho khả năng bán cổ phần của SCIC tại VNM thông qua đấu giá trong năm nay. Tương tự, chúng tôi thấy MBB cũng đã có động thái điều chỉnh room lên thêm 10%.

Trong khi đó hôm nay có nhiều doanh nghiệp đã công bố KQKD hợp nhất chưa kiểm toán cho 2015; từ doanh nghiệp ngành tài chính (BID; VCB; STB và BVH) và BĐS (VIC & KBC) đến những doanh nghiệp khác như KDC. Không có bất ngờ lớn ở đây do KQKD công ty mẹ cũng như ước tính KQKD hợp nhất đã được hầu hết các doanh nghiệp công bố từ đầu năm.

Với sự tham gia mạnh của dòng tiền vào thị trường, khối lượng giao dịch của cả VN-Index và HNX-Index đều tăng mạnh. Trong đó, tổng khối lượng giao dịch của VN-Index tăng 57.3%, và của HNX-Index tăng 26%.

Diễn biến giao dịch khối ngoại tiếp tục trái ngược trên 2 sàn. Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng trên HNX, đạt giá trị gần 20 tỷ đồng trong khi tăng nhẹ giá trị bán ròng trên HSX, đạt trên 89,7 tỷ đồng. Trên HSX, OGC dẫn đầu về khối lượng mua ròng với 1 triệu đơn vị. GAS dẫn đầu về giá trị mua ròng với gần 13 tỷ đồng. Chiều ngược lại, DRC bị khối ngoại tập trung bán ròng với khối lượng trên 1,6 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 66,6 tỷ đồng.

Trên HNX, KLF dẫn đầu về khối lượng mua ròng với trên 915 nghìn đơn vị. SHB và NDN cũng được mua ròng hơn 566 nghìn và 344 nghìn đơn vị. Chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng nhẹ LAS và VND hơn 91 nghìn đơn vị mỗi mã.

3. Thông tin Doanh nghiệp:

VIC: Quý 4/2015 – Năm cuối cùng của mức cơ sở thấp để bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng mới.

VIC vừa công bố KQKD năm 2015 với doanh số 33.829 tỷ đồng (1,5 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2014) và LNST trừ lợi ích CĐTS 1.160 tỷ đồng (52 triệu USD, giảm 63% so với năm 2014).

Như đã đề cập trong báo cáo gần nhất, con số này không phản ánh KQKD tích cực trong năm 2015 của VIC với tiến độ bán hàng vượt xa dự báo lạc quan của Chuyên viên vào đầu năm 2015 khi doanh thu từ các căn hộ này sẽ không được ghi nhận khi hoàn tất xây dựng. Con số doanh thu đã vượt 12% dự báo của Chuyên viên do ghi nhận doanh số từ BĐS và mở rộng mảng bán lẻ nhanh hơn dự kiến khi LNST trừ lợi ích CĐTS chỉ đạt 69% dự báo của Chuyên viên to chi phí bán hàng mảng bán lẻ tăng mạnh. BĐS tiếp tục là nguồn doanh thu chính với mức đóng góp 63%.

Giai đoạn 2016-2018, VIC sẽ trải qua chu kỳ ghi nhận mới dẫn dắt từ tiến độ bán hàng trong năm 2014 và 2015 với doanh thu và lợi nhuận dự kiến tăng lần lượt 48% và 89%. Chuyên viên tiếp tục duy trì quan điểm tích cực đối với tiến độ bán hàng của VIC trong năm 2016 do khả năng triển khai dự án đã được kiểm chứng, vị trí đắc địa cùng với thanh khoản tốt của thị trường.

Chuyên viên tiếp tục khuyến nghị giá mục tiêu 54.500 đồng cho VIC (tổng mức sinh lời 19,5%). Chuyên viên sẽ công bố báo cáo cập nhật chi tiết VIC trong thời gian tới.

———————

VNM: Sẽ rút khỏi bảy mã ngành trong điều lệ công ty, tạo tiền đề cho việc nới room nước ngoài.

VNM công bố Nghị quyết HĐQT thông qua việc rút khỏi bảy ngành nghề kinh doanh bao gồm Bốc xếp hàng hóa, Hoạt động dịch vụ chăn nuôi, Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch, Hoạt động dịch vụ trồng trọt, Xử lý hạt giống để nhân giống, In ấn và Môi giới BĐS khỏi điều lệ công ty. Nghị quyết này sẽ được phê duyệt bởi các cổ đông bằng văn bản và dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 3/2016.

Mặc dù mục đích của động thái này không được công bố cụ thể, nhưng Chuyên viên cho rằng điều này xuất phát từ ý định chuẩn bị cho việc nới room nước ngoài qua việc loại bỏ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ra khỏi điều lệ công ty. Đây là một bước tiến tích cực, không chỉ dành riêng cho VNM và còn cho cả thị trường nói chung. Giá cổ phiếu VNM trong phiên hôm nay đã phản ứng tích cực với thông tin này khi tăng 1,6%. Chuyên viên hiện đưa ra giá mục tiêu 146.000 đồng cho VNM.

GHI NHẬN CHÍNH – Theo đó, công ty xin ý kiến cổ đông rút bớt các ngành nghề kinh doanh chịu hạn chế về tỷ lệ sở hữu của NĐTNN khỏi điều lệ công ty. Gỡ bỏ rào cản chính để nới room cho NĐTNN. Điều thú vị là động thái này diễn ra trước ĐHĐCĐTN. Tuy nhiên, có vẻ đây là chủ trương từ chính VNM hơn là từ phía Nhà nước. Mặc dù điều này giúp làm sống lại câu chuyện mở room, Chuyên viên vẫn chờ đợi những thông báo tiếp theo từ các cơ quan chức năng về kế hoạch mở room cụ thể. Trong khi đó, chúng ta sẽ chờ xem công ty có đề xuất nới room tại Đại hội sắp tới hay không.

HÀNH ĐỘNG – Lặp lại khuyến nghị MUA VÀO. Với P/E dự phóng là 18,4 lần cùng triển vọng tăng trưởng tốt, định giá cổ phiếu có vẻ khá hợp lý vào thời điểm hiện tại. Cổ phiếu có thể tăng một vài ngày tới dựa trên câu chuyện này, tuy nhiên Chuyên viên sẽ theo sát dòng tin tức trước khi đưa ra dự đoán một đợt tăng mạnh của VNM. VNM sẽ điều chỉnh điều lệ công ty để chuẩn bị nới room cho NĐTNN trong tương lai – Chiều hôm qua, Vinamilk (VNM – Mua vào) đã thông báo công ty sẽ tiến hành xin ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh điều lệ công ty. Cụ thể, đề xuất rút khỏi 7 ngành kinh doanh và điều chỉnh nội dung chi tiết hai ngành kinh doanh khác. Trong điều lệ công ty của VNM hiện tại, công ty đăng ký 26 mã ngành kinh doanh và nếu đề xuất được cổ đông phê duyệt như dự kiến, số lượng các ngành kinh doanh đăng ký sẽ giảm còn 19 ngành.

VNM theo đó sẽ rút bỏ các ngành nghề chịu giới hạn nới room khỏi điều lệ công ty – Cụ thể VNM sẽ gỡ bỏ bất kỳ liên quan nào đến các ngành nghề trong danh sách hạn chế hiện tại khỏi điều lệ công ty. Và theo đó gỡ bỏ rào cản chính để tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài vượt 51% trong tương lai.

Tác động đến hoạt động thực tế (nếu có) của công ty là rất hạn chế – Trên thực tế VNM không hoạt động tích cực trong tất cả các mã ngành kinh doanh đã đăng ký, do đó việc rút khỏi một số ngành sẽ không tác động hoặc tác động hạn chế đối với hoạt động của công ty. Và ngành dịch vụ chăn nuôi (có khả năng chịu hạn chế), hoạt động in ấn sẽ chuyển sang các công ty con. Theo luật, công ty không cần đăng ký hoạt động kinh doanh của công ty con với Sở Kế hoạch đầu tư.

Đây là chủ trương từ chính công ty – Bộ Kế hoạch đầu tư và UBCKNN trước đó đã đề xuất và tư vấn nhiều thay đổi cho VNM. Mặc dù vậy sáng kiến này có vẻ như là chủ trương của chính công ty để chuẩn bị cho khả năng bán đấu giá cổ phần nhà nước trong tương lai, theo đó nhiều khả năng sẽ làm tăng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại công ty. Do đó, sẽ là hơi sớm để kết luận rằng đây có phải là một phần của kế hoạch lớn hơn hay không, hay liệu động thái này có dẫn đến việc chính phủ sẽ quyết định việc thoái vốn diễn ra trong năm nay hay không. Chuyên viên xem đây là hành động độc lập từ phía công ty. Và Chuyên viên vẫn chờ đợi những thông tin tiếp theo.

Cổ phiếu đã tăng hôm nay với thông tin này – Như dự báo, cổ phiếu đã tăng tốt hôm nay sau khi thông tin này đã khơi dậy chủ đề nới room yên ắng trong suốt thời gian qua. Dựa trên dự báo tương lai của Chuyên viên, cổ phiếu VNM hiện giao dịch với P/E dự phóng 2016 là 18,4 lần.

———————

MBB: Điều chỉnh room từ 10% lên 20%

MBB đã nhận được chấp thuận của UBCKNN điều chỉnh room từ 10% lên 20% tổng số cổ phiếu lưu hành tại thời điểm ngày 4/2/2016. Theo đó NĐTNN có thể mua thêm 160 triệu cổ phiếu MBB. Ngân hàng đã điều chỉnh room xuống còn 10% trong kế hoạch bán cổ phần cho NĐT chiến lược. Sau một khoảng thời gian dài MBB chưa thông báo tìm được đối tác chiến lược nên có vẻ ưu tiên của ngân hàng đã sự thay đổi.

Theo ngân hàng, mục tiêu nâng room một phần nhằm hỗ trợ thanh khoản cổ phiếu. Có lẽ điều này sẽ giúp một số cổ đông hiện nay của MBB đang sở hữu trên 5% cổ phần có thể bán bớt cổ phiếu. VCB nắm 7,16% cổ phần MBB; MSB nắm 8,74%. Trong khi VCB luôn nhấn mạnh sẽ không bán cổ phần MBB thì việc MSB bán cổ phần MBB theo Chuyên viên lại là chuyện khác. Và do đó sau khi điều chỉnh room có thể sẽ có nhiều giao dịch thỏa thuận lớn diễn ra. Ngày mở room chính thức vẫn chưa được công bố nhưng Chuyên viên kì vọng là trong tuần tới.

———————

CTD: KQKD hợp nhất 2015 của CTD vượt dự báo. Triển vọng năm nay tốt.

GHI NHẬN CHÍNH – KQKD khả quan nhờ ghi nhận từ xây dựng nhà ở do công ty có thế mạnh về mô hình thiết kế & xây dựng; theo đó công ty tiếp tục giành được nhiều dự án lớn tại 2 thành phố lớn. Tỷ suất lợi nhuận gộp cũng được cải thiện nhờ chi phí nguyên vật liệu giảm và giá trị hợp đồng ký được tăng nhanh giúp công ty có thể yêu cầu điều khoản hợp đồng có lợi hơn. Lợi nhuận tài chính thuần cải thiện nhờ lượng tiền mặt tăng. Chi phí bán hàng & quản lý cũng tăng nhưng mức độ tăng thấp hơn doanh thu từ đó giúp cải thiện mạnh lợi nhuận.

HÀNH ĐỘNG – Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan. Giá cổ phiếu đã tăng 187% trong năm ngoái. Cho dù vậy Chuyên viên vẫn kỳ vọng lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng trưởng năm thứ 2 liên tiếp trong năm nay.

Gần đây, CTD đã phát hành 3,6 triệu cổ phiếu mới để hoán đổi với cổ phiếu của công ty con là Unicons; theo đó tăng tỷ lệ sở hữu từ 51,24% lên 100%. Theo đó, vốn điều lệ của CTD đã tăng từ 433,53 tỷ đồng lên 467,91 tỷ đồng (tăng 7,9%). Tại thị giá hiện tại, P/E dự phóng 2016 là 8,4 lần và P/B là 1,8 lần; nghĩa là khá hợp lý so với các doanh nghiệp khác trong ngành. CTD vẫn cổ phiếu Chuyên viên ưa chuộng nhất trong ngành xây dựng vì đây là doanh nghiệp đầu ngành; có bề dày trong triển khai dự án và có tình hình tài chính mạnh. Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan.

———————

FIT: Lợi nhuận quý IV/2015 giảm 40%, cả năm tăng 109% CTCP Đầu tư F.I.T (FIT-HOSE) vừa công bố BCTC hợp nhất quý IV/2015. Theo đó, quý IV/2015, FIT có doanh thu thuần đạt 564 tỷ đồng, tăng trưởng 188,9%; lợi nhuận sau thuế đạt 32,68 tỷ đồng, giảm 40,1% so với cùng kỳ 2014. Lợi nhuận quý IV của FIT giảm mạnh so với cùng kỳ do không còn ghi nhận lãi đột biến từ Công ty con như năm 2014. Quý IV/2014, Công ty ghi nhận khoản lãi 23 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh bất động sản của Công ty con là CTCP Kỹ thuật vật tư nông nghiệp Cần Thơ (TSC). Lũy kế cả năm 2015, CTCP Đầu tư F.I.T (FIT-HOSE) đạt 1.723 tỷ đồng doanh thu và 305,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 597,5% và 109,3% so với năm 2014. Năm 2015, FIT đặt kế hoạch doanh thu đạt 2.309 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 250 tỷ. Như vậy, với kết quả vừa công bố, FIT hoàn thành 74,6% kế hoạch doanh thu và vượt 22,3% kế hoạch lợi nhuận năm. Năm 2015, Công ty cũng đã hoàn thành mục tiêu tăng vốn điều lệ lên gần 1.800 tỷ đồng, thay đổi cơ cấu hoạt động từ mô hình công ty đầu tư sang mô hình công ty mẹ con, tập trung vào kinh doanh các lĩnh vực, ngành hàng cơ bản như hóa mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm, nông nghiệp…

———————

SCR: Công bố BCTC hợp nhất quý IV/2015 CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR-HNX) vừa công bố BCTC hợp nhất quý IV/2015. Theo đó, doanh thu quý IV/2015 của SCR đạt 60,67 tỷ đồng, giảm mạnh hơn 57% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm – bất động sản đạt 46,84 tỷ đồng, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác đạt 13,83 tỷ đồng. Nhờ các khoản chi phí thuế thu nhập hoãn lại, lợi nhuận sau thuế quý IV của Công ty đạt 26,07 tỷ đồng, tăng 205,2% so với cùng kỳ 2014. Lũy kế cả năm 2015, SCR đạt 158,9 tỷ đồng doanh thu, giảm 77,7% so với năm 2014; lợi nhuận sau thuế đạt 175,6 tỷ đồng, tăng trưởng 505%. Việc doanh thu bán hàng giảm mạnh nhưng lợi nhuận gấp 6 lần so với năm trước là do có đóng góp lớn của 294,5 tỷ đồng lợi nhuận khác và 25,58 tỷ đồng lãi trong công ty liên doanh liên kết. Năm 2014, SCR chỉ ghi nhận 131,3 tỷ đồng lợi nhuận khác và chịu lỗ hơn 24 tỷ đồng từ hoạt động liên doanh liên kết.

———————

CTG: Lãi ròng giảm nhẹ xuống 5,698 tỷ

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – VietinBank công bố chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2015 tăng 19%, lãi ròng hợp nhất giảm nhẹ xuống 5,698 tỷ đồng.

———————

FLC: Doanh thu tăng mạnh, lãi ròng 2015 hơn 904 tỷ

Lũy kế cả năm 2015, doanh thu thuần của Công ty đạt 5,269 tỷ đồng, tăng 155.3% so với năm trước. Lãi ròng lãi ròng 904,5 tỷ đồng, gấp 2.5 lần cùng kỳ 2014.

———————

DIG: Hợp nhất quý 4 lỗ hơn 19 tỷ

Lũy kế cả năm 2015, DIG thực hiện doanh thu thuần 664.5 tỷ đồng và lãi ròng 15.5 tỷ đồng, lần lượt giảm 5% và 60% so với năm 2014. Kết quả lợi nhuận này cũng chỉ bằng 22% kế hoạch đề ra cả năm 2015.

———————

TTF: Lãi trước thuế năm 2015 đạt 365 tỷ, tăng trưởng 330%

Năm 2015, Công ty thực hiện được 2,560 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng trưởng 76%. Lãi trước thuế đạt 365 tỷ đồng, tăng trưởng 330%; lãi sau thuế 286 tỷ đồng, gấp 4 lần năm 2014.

———————

KDC: Lãi trước thuế hợp nhất quý 4 giảm 45%

Năm 2015, KDC đạt lãi ròng hơn 5,253 tỷ đồng, tăng vọt so với con số 546 tỷ đồng năm 2014. Trong đó doanh thu tài chính đạt hơn 6,697 tỷ đồng phần lớn từ việc bán bớt mảng bánh kẹo khi chuyển nhượng phần vốn góp tại CTCP Kinh Đô Bình Dương (BKD) cho đối tác ngoại.

———————

TDH: Lãi trước thuế gấp gần 2 lần cùng kỳ

Trong quý 4/2015, CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức đạt doanh thu hơn 337 tỷ đồng, tăng 25% cùng kỳ. Đồng thời, khoản hoàn nhập chi phí tài chính đã đưa lãi trước thuế quý 4 lên gấp đôi cùng kỳ, đạt gần 51 tỷ đồng.

4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Tổng thống Mỹ chuẩn bị tới Việt Nam

Hôm nay 16/02, Nhà Trắng công bố Việt Nam nằm trong lịch trình công du các nước châu Á vào tháng 5 của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Chuyến viếng thăm này sẽ là lời khẳng định cho việc tăng cường hợp tác quan hệ Việt-Mỹ vào năm 2015, đánh dấu mốc 20 năm khôi phục quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Tổng thống Barack Obama cũng cho biết các nhà lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), an ninh hàng hải và vấn đề nhân quyền nhằm củng cố mối quan hệ song phương.

5. Sự kiện nổi bật ngày mai (17/02/2016):

HOT: ĐHĐCĐ thường niên năm 2016

SRF: ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2015

TSC: ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 17/02/2016 VGP HNX Tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt lần II năm 2015, 1.500đồng/cp.

———————

Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK

Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.

Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224

Skype: dautu.cophieu

Email: dautucophieu68@gmail.com

Website: dautucophieu.net

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý