DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Nhận định thị trường ngày 16/03/2016 gồm cập nhật kim ngạch thương mại Tháng 2, SVC, MSN, HPG, TSC, SKG, HNG, DXG

Lượt xem: 13,727 - Ngày:
Chia sẻ

1. Nhận định thị trường:

Đà hồi phục bị chặn đứng khi VN-Index đóng cửa với mức giảm 3,94 điểm, chỉ số lùi về 574,04 điểm cùng với 138,72 triệu cổ phiếu được khớp. Dòng vốn hôm nay tăng mạnh trở lại và vượt mức bình quân 20 phiên gần nhất cũng là tín hiệu đồng thuận cho xu thế giảm.

Đồ thị VN-Index ngày 15/03/2016.

Đồ thị VN-Index ngày 15/03/2016. Nguồn: Amibroker

 

Mức giảm điểm hôm nay lấy đi toàn bộ nổ lực hồi phục ở 3 phiên trước đó, nến đỏ bao trùm kèm theo khói lượng gia tăng trên mức bình quân thể hiện áp lực bán ra khá mạnh. Tín hiệu phân kỳ tam phân đoạn xuất hiện trên Stochastic cùng với phân kỳ với RSI và MACD Histogram giảm sát về mức 0 cho thấy xung lực tăng của đường giá đang khá yếu. Áp lực bán đang gia tăng mạnh hơn khi chỉ số đã 2 lần không chinh phục thành công được ngưỡng kháng cự 580 điểm, các chỉ báo kỹ thuật cũng phát đi tín hiệu suy yếu của đà tăng giá và dường như VN-Index cần một nhịp điều chỉnh thực sự trước khi có những bước tiến mới, mức hỗ trợ cho nhịp giảm ở các phiên tới là 563–568 điểm.

Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng trong phiên giao dịch ngày mai 16/03/2016, chỉ số VN-Index nhiều khả năng sẽ điều chỉnh về vùng hỗ trợ tại 563-568 điểm. Đồng thời, Nhật Cường đánh giá rủi ro ngắn hạn vẫn còn rất lớn và chưa có dấu hiện dừng lại do đó các nhà đầu tư nên thận trọng, ưu tiên hạ tỷ trọng cổ phiếu ở các nhịp tăng mạnh và tiết chế việc mua đuổi ở các nhịp tăng trong phiên.

Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và nâng mức cắt lỗ của hệ thống ở mức 564.28 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn không nên mua mới ở giai đoạn hiện nay. Đồng thời, các nhịp tăng trong phiên 16/03/2016 là cơ hội để nhà đầu tư hạ tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục. Việc giữ trạng thái danh mục với tỷ trọng cổ phiếu vừa phải và không nên sử dụng margin là cần thiết ở giai đoạn hiện tại.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 15/03/2016:

Giá dầu trên thị trường quốc tế diễn biến giảm, các cổ phiếu dầu khí có phiên giảm điểm khá mạnh và lan tỏa ra nhiều nhóm cổ phiếu khác. Độ rộng thị trường thu hẹp, thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức cao. Khối ngoại bán ròng gần 109 tỉ đồng trên cả hai sàn, VNM ETF discount -1.3%, FTSE ETF premium 0.22%.

Các thị trường giảm hôm nay trước áp lực chốt lời với GTGD giảm trở lại mức bình thường. Độ rộng thị trường thu hẹp; đã có 32 mã tăng trần và 24 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN giảm và khối này đã bán ròng đáng kể. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra khá sôi động; trong đó có giao dịch thỏa thuận lớn đã diễn ra ở các mã MBB & SCR; giao dịch thỏa thuận nhỏ diễn ra ở các mã TTF & CII.

Các thị trường giảm hôm nay trong bối cảnh thị trường khu vực giảm trước thềm cuộc họp của Fed. Chuyên viên cũng thấy đồng NDT giảm giá và giá dầu thô cũng giảm; và điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý NĐT, dẫn đến hoạt động chốt lời trên các thị trường chứng khoán khu vực. Theo đó thị trường Việt Nam đã điều chỉnh dưới sự dẫn dắt của các mã bluechip. Khối ngoại hôm nay bán ròng đáng kể.

· Các mã ngân hàng diễn biến trái chiều và giảm với CTG; BID; STB giảm trong khi MBB đóng cửa tại tham chiếu. VCB & ACB tăng.

· BVH đóng cửa tại tham chiếu trong khi các mã chứng khoán chẳng hạn như SSI và HCM giảm.

· VNM đi ngược xu hướng thị trường và tăng trước kỳ vọng nâng room trong tháng tới với giả định là nhiều thủ tục đã hoàn tất và được chấp thuận. Hiện chưa có bất kỳ xác nhận nào cho điều này mà hiện mọi việc mới chỉ là tin đồn. Trong khi đó FPT và BMP giảm cùng với xu hướng chung của thị trường.

· Các mã dầu khí giảm khá mạnh hôm nay, dẫn đầu là GAS & PVD; theo đó khẳng định xu hướng giảm từ đỉnh gần đây và hiện cổ phiếu ngành dầu khí đã đi vào giai đoạn củng cố. Tuy nhiên khả năng cổ phiếu dầu khí giảm sâu tiếp là không nhiều vì chẳng hạn PVD hiện đã giảm 9% so với đỉnh gần đây.

· Các cổ phiếu BĐS tiếp tục giảm vì ngành hiện đang không được NĐT quan tâm; dẫn đầu là đà giảm của VIC; BCI và NLG. DXG tiếp tục giảm khá mạnh do giá cổ phiếu đang phản ánh thông tin trên một số bài báo đăng tải gần đây liên quan đến mâu thuẫn từ năm ngoái giữa công ty và một nhà thầu với nội dung khá sinh động. Dựa trên ghi nhận doanh thu và các dự án hiện có cộng với việc NĐT đang lo ngại thái quá về quy định siết tín dụng cho vay BĐS, Chuyên viên cho rằng những cổ phiếu trên sẽ đáng chú ý khi giá giảm tiếp.

· Cổ phiếu ngành thép diễn biến trái chiều và giảm sau khi tăng gần đây với HSG giảm còn HPG đóng cửa tại tham chiếu. POM tăng mạnh. Các cổ phiếu ngành sản xuất khác giảm chẳng hạn như DRC & PAC.

· MSN hôm nay giảm. Hôm qua đã diễn ra giao dịch thỏa thuận lớn ở mã này.

· HNG tiếp tục tăng. HAG giảm.

Trên HSX, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 105,5 tỷ đồng. CII dẫn đầu về khối lượng bán ròng với trên 2,7 triệu đơn vị. Một loạt Bluechips như VIC, PVD, HPG cũng bị khối ngoại bán ròng. Chiều ngược lại, KDH dẫn đầu về khối lượng mua ròng với trên 940 nghìn đơn vị. VHC, SSI và HNG cũng đc mua ròng nhẹ. Trên HNX, khối ngoại cũng bán ròng nhẹ hơn 3,2 tỷ đồng. Khối ngoại chủ yếu tập trung bán ròng VND và PVS với khối lượng lần lượt hơn 387 nghìn và 348 nghìn đơn vị. Chiều ngược lại, PVC dẫn đầu khối lượng mua ròng với trên 116 nghìn đơn vị. IVS và VCG cũng bị bán ròng nhẹ.

Như kỳ vọng, NHTW Nhật Bản BOJ đã giữ nguyên chính sách tiền tệ trong khi lặp lại rằng sẽ nới lỏng thêm chính sách nếu cần thiết. Theo đó để ngỏ quyết sách trong tương lai. Cho đến nay nền kinh tế Nhật Bản chưa phản ứng nhiều với quyết định nới lỏng chính sách ngày 29/1; tuy nhiên có lẽ là vì đây mới chỉ là thời gian đầu áp dụng chính sách nới lỏng. Tuy nhiên việc đồng Yên tăng giá kể từ khi có chính sách nới lỏng nêu trên có thể coi là dấu hiệu cho thấy sự hoài nghi về hiệu quả của chính sách tiền tệ khi được thực thi riêng rẽ nhằm kích thích kinh tế.

Theo đó BOJ có vẻ đã tránh dư âm của phát biểu sau cuộc họp của NHTW châu Âu ECB tuần trước (trong đó ECB đã cho rằng những động thái chính sách gần đây là đỉnh điểm trong sử dụng chính sách tiền tệ với vai trò là công cụ chính nhằm giải quyết vấn đề nhu cầu yếu và giảm phát tại châu Âu). Tuy nhiên BOJ sẽ phải lưu ý là mức độ thành công chưa như kỳ vọng của chính sách đưa ra, thể hiện rõ nhất ở việc đồng Yên tăng giá từ đầu năm đến nay.

Động thái của đồng NDT hôm nay cũng là một câu chuyện lớn ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán khu vực. Tỷ giá tham chiếu của đồng NDT giảm 0,26%; là mức giảm giá mạnh nhất của đồng NDT kể từ ngày 7/1 và thông tin về thuế đầu cơ (thuế Tobin) đã khiến tỷ giá đồng NDT trên thị trường thế giới giảm mạnh, gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Trong 2 ngày qua, đồng NDT đã giảm 0,3% so với đồng USD; và đây là mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tháng qua. Đây có lẽ là một phản ứng phụ trước thềm cuộc họp của Fed trong tuần này do đồng USD đã tăng giá so với nhiều đồng tiền.

Cuối cùng là giá dầu thô đã giảm trước phát biểu của Iran nhấn mạnh sự không nhất trí tham gia đóng băng sản lượng cho đến khi đạt được mốc 4 triệu thùng/ngày. Và điều này không có gì bất ngờ, trừ khi thị trường tự đoán rằng Iran sẽ tham gia cuộc họp với các nước xuất khẩu dầu lớn trong và ngoài OPEC (Nga) để đàm phán đóng băng sản lượng. Giá dầu đã tăng mạnh trong một thời gian ngắn và việc điều chỉnh là không có ghi đáng ngạc nhiên với giá dầu WTI đã gặp khó khăn khi cố vượt ngưỡng 38 USD và sau đó là 39 USD.

Xu hướng thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam từ đầu năm chịu ảnh hưởng tiêu cực từ (1) Trung Quốc và (2) Giá dầu. Hôm nay cả hai nhân tố này cùng xảy ra với tâm lý lo ngại trước thềm cuộc họp của Fed đứng đằng sau hai nhân tố này. Việc giá dầu và thị trường chứng khoán Việt Nam củng cố sau khi lình xình gần đây là tích cực trong trường hợp kết quả cuộc họp của Fed cho thấy sự quân bình giữa dòng quan điểm muốn nâng lãi suất sớm và dòng quan điểm thận trọng vì vẫn lo ngại sự hồi phục yếu của nền kinh tế thế giới.

VN-Index hiện đã thất bại khi test mốc 580 sau nhiều lần nỗ lực và hiện đã đóng cửa bên dưới đường MA 8 ngày (Vnindex đã ở trên đường này kể từ đầu tháng 2). Và một sự trùng hợp là giá dầu cũng diễn biến giống như vậy (giá dầu cũng đang ở bên dưới đường MA ngắn hạn).

Chuyên viên vẫn giữ nguyên khuyến nghị không mở trạng thái mua mới khi thị trường đang gặp ngưỡng cản mạnh 580 mà chỉ tranh thủ hạ thêm một phần tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.

3. Thông tin Doanh nghiệp:

SVC: Diễn biến giá tiêu cực của cổ phiếu có thể do doanh số bán xe trong hai tháng đầu năm sụt giảm so với cùng kỳ.

Sau giai đoạn bùng nổ 2014 – 2015, thị trường ô tô nói chung đang cho thấy những dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy nhiên, đối với SVC, chuyên viên vẫn kỳ vọng sản lượng bán hàng của doanh nghiệp tiếp tục đạt tăng trưởng dương nhờ mở rộng hệ thống phân phối (4 đại lý/năm). Bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ ô tô và dịch vụ BĐS dự báo sẽ có đóng góp khả quan vào tổng doanh thu năm 2016. LNST năm 2016 dự báo đạt 114,7 tỷ đồng và EPS tương ứng là 4.100 đồng (chưa bao gồm thu nhập bất thường nếu chuyển nhượng thành công dự án BĐS). Với mức giá đóng cửa 27.000 đồng/cp hôm nay, SVC đang được giao dịch ở mức PE forward là 6,6 lần, mức PE khá hấp dẫn so với lịch sử giao dịch của cổ phiếu này.

—————–

MSN: Báo cáo Cập nhật MSN.

Trong báo cáo cập nhật này, Chuyên viên đưa ra khuyến nghị MUA dành cho CTCP Tập đoàn MaSan (MSN) với giá mục tiêu 101.000VND/cổ phiếu vì các lý do sau: Thương vụ với Singha giúp MSN đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang tập trung vào ngành tiêu dùng. Sau khi hoàn tất, việc hợp tác với Singha sẽ giúp tăng số dư tiền mặt của MSN lên đến 1,1 tỷ USD, có thể được sử dụng cho đầu tư vào hoạt động kinh doanh và các thương vụ M&A mới. Cũng nhờ thương vụ này, MSN có thể tiếp cận thêm 160 triệu khách hàng mới trong khu vực ASEAN. Cuối cùng, thương vụ có định giá cao đã lập tức mang lại giá trị cho MSN. Cơ cấu tổ chức sau thương vụ sẽ được trình bày chi tiết ở trang 8 của báo cáo này. Việc MSN sẽ dùng tiền mặt dồi dào vào mục đích gì là câu hỏi lớn. Chuyên viên không loại trừ khả năng công ty sẽ có những khoản đầu tư lớn vào lĩnh vực hàng tiêu dùng. Nếu không, việc giảm tỷ lệ đòn bẩy cũng là một khả năng khác.

Tại mức giá hiện tại, các lĩnh vực liên quan đến tiêu dùng của MSN có định giá khá hấp dẫn. Nếu loại trừ MSR theo giá trị vốn hóa và TCB với PBR dự phóng 1,4 lần, Chuyên viên ước tính thị trường đang đưa ra mức PER 2016 là 15 lần cho các lĩnh vực liên quan đến tiêu dùng của MSN, mà Chuyên viên cho là khá hấp dẫn nhờ các cơ hội tăng trưởng nêu trên. Tuy nhiên, Chuyên viên không phản ánh đóng góp từ các thị trường mới vào mô hình dự báo và giả định rằng MSN chưa có kế hoạch sử dụng số tiền này, qua đó phát sinh thu nhập từ tiền lãi trong bảng KQLN. Masan Nutri-Science (MNS) trở thành trụ cột tăng trưởng của MSN trong dài hạn. Trong báo cáo này, Chuyên viên giành một phần lớn để đánh giá tiềm năng của MNS. Chuyên viên đánh giá cao tiềm năng tăng trưởng của công ty do lượng tiêu thụ protein của Việt Nam ngày càng cao, và ngành công nghiệp này đang chuyển sang thức ăn thương mại thay vì thức ăn tự chế biến.

Tuy nhiên, để có được các lợi thế lâu dài, trong tương lai MSN sẽ phải thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị vào lĩnh vực chăn nuôi. Chuyên viên đánh giá rủi ro khá hạn chế đối với Masan Resources. Mỏ Núi Pháo tiếp tục ảnh hưởng đến lợi nhuận. Tuy nhiên, tại mức giá tungsten hiện nay, Chuyên viên cho rằng tiềm năng tăng giá trị nhiều hơn so với rủi ro. Chất lượng tài sản tại Techcombank tiếp tục cải thiện vì Chuyên viên nhận thấy nợ xấu báo cáo, nợ xóa, và tỷ lệ trái phiếu VAMC/tổng tín dụng và số dư trái phiếu VAMC đều giảm. Chuyên viên kỳ vọng dự phòng sẽ giảm, qua đó hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận. Cơ cấu vốn của tập đoàn cải thiện mạnh. Nợ chéo giữa các công ty trong tập đoàn giảm đáng kể, trong khi nợ đã được tái cấu trúc với chi phí thấp hơn.

—————–

HPG: Công bố Nội dung ĐHĐCĐTN với kế hoạch kinh doanh năm 2016 đề ra thấp. Chuyên viên vẫn giữ mức dự báo khả quan hơn.

Hôm nay, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (MUA VÀO) đã công bố Nội dung ĐHĐCĐTN sắp tới dự kiến diễn ra vào ngày 31/3; trong đó có kế hoạch kinh doanh năm 2016 và chính sách cổ tức cho hai năm 2015 và 2016.

Kế hoạch kinh doanh năm 2016 có vẻ thận trọng – Với doanh thu thuần là 28.000 tỷ đồng (tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ) và LNST là 3.200 tỷ đồng (giảm 8,7% so với cùng kỳ) – Công ty giả định sản lượng tiêu thụ thép xây dựng sẽ là khoảng 1,6 triệu tấn (tăng trưởng 15,9%) với giá bán bình quân là 9 triệu đồng/tấn (giảm 14,7% so với năm 2015). HPG cũng giả định cầu thị trường sẽ ổn định và có thể hấp thụ tốt công suất mới từ Giai đoạn 3 nhà máy mới của công ty, dự kiến sẽ khánh thành vào đầu Q2 năm nay (tăng thêm 60% tương đương 750.000 tấn/năm vào tổng công suất sản xuất thép). Giá bán bình quân các sản phẩm thép của HPG gần đây đã phục hồi 3,97% từ mức thấp trước kỳ nghỉ Tết là 8,8 triệu đồng/tấn lên 9,15 triệu đồng/ tấn hôm nay.

Tác động chính là ảnh hưởng từ chỉ thị gần đây về tăng thuế nhập khẩu đối với phôi thép và thép dài, có hiệu lực trong vòng 200 ngày kể từ cuối tháng này. Và có lẽ một yếu tố quan trọng hơn là giá quặng sắt từ đầu năm đến hiện tại đã tăng 20% theo ghi nhận của HPG. Giá quặng sắt tăng sẽ ảnh hưởng đến công ty từ Q2 trở đi. Và đây có thể là tác động ngắn hạn đối với tỷ suất lợi nhuận mặc dù Chuyên viên kỳ vọng công ty có thể chuyển phần lớn tác động tăng giá nguyên liệu (quặng sắt) vào giá bán bình quân.

Cổ tức cho năm 2015 là 30% mệnh giá – Trong đó, HĐQT công ty đã đề xuất kế hoạch trả cổ tức tiền mặt là 15% mệnh giá (1.500đ/cp) tương đương tỷ lệ giá/cổ tức là 5%. Phần cổ tức còn lại 15% mệnh giá được trả bằng cổ phiếu. Và ngày thực hiện sẽ là trong Q2 năm nay.

Cổ tức năm 2016 là 30% mệnh giá – Có khả năng công ty sẽ trả cổ tức bằng cả tiền mặt và cổ phiếu.

Cho 2016, Chuyên viên lạc quan hơn HPG về triển vọng của công ty và dự báo HPG sẽ đạt doanh thu thuần là 29.079 tỷ đồng (tăng trưởng 5,9%) và LNST đạt 3.567 tỷ đồng (tăng trưởng 1,8%)

Cuối cùng, Chuyên viên dự báo LNTT đạt 4.053 tỷ đồng (tăng trưởng 1,6%) và LNST đạt 3.567 tỷ đồng (tăng trưởng 1,8%). EPS dự phóng pha loãng năm 2016 là 3.998đ; P/E dự phóng là 6,5 lần.

Duy trì đánh giá Mua vào – Định giá hấp dẫn dựa trên dự báo tích cực của Chuyên viên cho năm nay. Doanh thu không tăng trưởng mạnh nhưng điều này phần nhiều là do không còn doanh thu ghi nhận từ BĐS trong khi trên thực tế mảng thép vẫn tăng trưởng. Triển vọng của công ty có vẻ đang được cải thiện nhờ giá bán bình quân đã chạm đáy và công suất mới sẽ là động lực tăng trưởng chính cho công ty. Chuyên viên cho rằng sự hỗ trợ từ chính phủ dưới hình thức áp thuế tự vệ có thể là một tín hiệu và triển vọng của ngành đang có sự khởi sắc.

—————–

TSC: (Vốn hóa: 1.3 ngàn tỷ đồng) đặt mục tiêu 2016 gấp đôi doanh thu và lợi nhuận Theo nghị quyết của ĐHĐCĐ 2016, TSC đặt mục tiêu doanh thu 2016 đạt 2,337 tỷ đồng, tăng 100% so với cùng kỳ, và LNST đạt 207 tỷ đồng, tăng 83%. Kế hoạch tiếp tục cho thấy tham vọng của ban lãnh đạo công ty khi kết quả năm 2015 đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2014. Ngoài ra, ĐHĐCĐ cũng đồng ý gỡ bỏ giới hạn tỷ lệ sở hữu NĐTNN 49%. Trong năm 2016, mỗi cổ phiếu TSC sẽ kiếm được 1.2k đồng, do đó đang được giao dịch tại mức PE dự phóng 2016 là 11x.

—————–

SKG: (Vốn hóa: 2.6 ngàn tỷ đồng) sẽ đóng thêm tàu cao tốc HĐQT công ty đã lựa chọn công ty Kaibuok Shipyard (M) SDN. BHD để đóng mới tàu cao tốc Superdong XII. Dự kiến tàu cao tốc mức sẽ có 275 chỗ ngồi và có thiết kế tương tự Superdong IX và X. Thời gian thi công là 9-12 tháng và vốn đầu tư là 1.5 triệu USD. Năm 2015, SKG ghi nhận doanh thu tăng 35% so với cùng kỳ lên 305 tỷ đồng. Biên lợi nhuận cải thiện, giúp LNST tăng vọt 70% lên 175 tỷ đồng. Ở mức giá hiện tại 109k đồng/cp, SKG đang giao dịch tại mức PE 4 quý gần nhất là 15x.

—————–

HNG: Hợp nhất quý 4 lỗ gần 125 tỷ đồng

Trong quý 4/2015, doanh thu thuần của HNG đạt hơn 814 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, lỗ ròng gần 125 tỷ đồng trong quý 4/2015, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ hơn 4 tỷ đồng.

—————–

DXG: Nhóm cổ đông Amersham Industries Ltd và Grinling International Ltd gom vào 8,2 triệu CP

Ngày 10/3/2016, hai tổ chức này đã lần lượt mua vào 7,1 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 6,06%) và 1,1 triệu cổ phiếu DXG (0,94%), tương đương tổng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu DXG là 7%.

4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Tháng 2 nhập siêu 191 triệu USD. Từ đầu năm xuất siêu 676 triệu USD.

Số liệu kim ngạch thương mại tháng 2 được công bố với mức nhập siêu nhỏ – Thay vì ước tính xuất siêu 100 triệu USD như ban đầu của Tổng cục thống kê. Theo Tổng cục hải quan đã công bố Việt Nam nhập siêu 191 triệu USD (tháng 1 xuất siêu 765 triệu USD). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 10,1 tỷ USD; giảm 24,4% so với tháng liền trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu đạt 10,29 tỷ USD; giảm 18,3% so với tháng liền trước và giữ nguyên so với cùng kỳ.

Từ đầu năm xuất siêu 676 triệu USD – Từ đầu năm xuất siêu 676 triệu USD; trong khi 2 tháng đầu năm 2015 nhập siêu 1,4 tỷ USD (theo số liệu điều chỉnh của Tổng cục hải quan) và 2 tháng đầu năm 2014 xuất siêu 1,35 tỷ USD. Sau 2 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 23,68 tỷ USD (tăng 3% so với cùng kỳ) và kim ngạch nhập khẩu đạt 23 tỷ USD (giảm 5,7% so với cùng kỳ).

Khu vực FDI xuất siêu 2,83 tỷ USD trong khi các doanh nghiệp trong nước nhập siêu 2,1 tỷ USD – Sau 2 tháng đầu năm, khối doanh nghiệp FDI xuất siêu 2,83 tỷ USD (kim ngạch xuất khẩu đạt 16,6 tỷ USD tăng 7,2%) và nhập khẩu đạt 13,77 tỷ USD giảm 6,4%). Trong khi, các doanh nghiệp trong nước nhập siêu 2,1 tỷ USD.

5. Sự kiện nổi bật ngày mai (16/03/2016):

16/03/2016 VTV Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016

16/03/2016 THB Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016

16/03/2016 VCM Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016

16/03/2016 BBC Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền, 1,200 đồng/CP

16/03/2016 CEO Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016

16/03/2016 VIC Giao dịch bổ sung – 46,451,929 CP

—————–

Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK

Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.

Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224

Skype: dautu.cophieu

Email: dautucophieu68@gmail.com

Website: dautucophieu.net

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý