DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Nhận định thị trường ngày 15/12/2015 gồm cập nhật Tỷ giá USD/VND, TKC, MWG, EIB, NT2, VCF, PTI, CTD

Lượt xem: 3,083 - Ngày:
Đồ thị VN-Index ngày 14/12/2015.

Đồ thị VN-Index ngày 14/12/2015. Nguồn: Amibroker

1. Nhận định thị trường:

Đã từ khá lâu VN-Index không thể tăng điểm hai phiên liên tiếp. Sau những phiên tăng điểm thường sẽ là các phiên giảm điểm. Xu hướng giảm điểm vẫn đang hiện hữu và chưa có dấu hiệu cho thấy sự đảo chiều. VN-Index vẫn đang giằng co quanh mốc Fibonacci 50% (tương đương vùng 565 điểm). Trong trường hợp xấu, VN-Index có thể sẽ giảm về mốc Fibonacci thấp hơn (551 điểm tương ứng Fibonacci 61,8%). Các tín hiệu kỹ thuật sau một thời gian giảm mạnh thì hiện tại đang hình thành xu thế đi ngang ngắn hạn. Chỉ báo ADX vẫn đang tăng và duy trì mở mức cao cho thấy cường độ giảm của VN-Index chưa bị suy yếu nhiều. Đồng thời, đường giá đang có xu hướng dao động hẹp với sự cải thiện của thanh khoản và độ rộng thị trường cân bằng. Điều này cho thấy tương quan cung cầu ở các cổ phiếu đã tạm thời tìm được trạng thái cân bằng. Cùng với đó, các chỉ báo kỹ thuật khác như MACD, MFI và nhóm chỉ báo dao động (RSI, William%R) đang có sự chuyển biến theo hướng tương đối tích cực. Đặc biệt đường STO đang trên đường quay lại vùng quá bán với kỳ vọng có thể hình thành phân kỳ dương với đường giá trong thời gian tới. Do đó, Nguyễn Văn Nguyên cho rằng khả năng cao chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục đi ngang tích lũy trên mức hỗ trợ 560 điểm. Và hiện tượng “sideway” của chỉ số được kỳ vọng sẽ tạo được khoảng giao dịch ổn định và giúp cân bằng lại cán cân cung cầu trên thị trường trước khi xác lập xu thế mới. Đồng thời, Nguyễn Văn Nguyên đánh giá dòng tiền lớn sẽ chưa vào thị trường cho đến hết tuần này khi hai quỹ ETF chưa cơ cấu danh mục xong. Ngoài ra, Nguyễn Văn Nguyên đánh giá rủi ro ngắn hạn đã ở mức thấp do các chỉ báo xung lực và xu hướng hầu như đã rơi về khu vực “quá bán” và hàm ý khả năng xuất hiện đáy của đợt giảm ngắn hạn này. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn nên dừng bán và nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn trong danh mục hiện tại. Đồng thời, nếu các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao thì có thể cân nhắc giải ngân với tỷ trọng thấp ở các nhịp giảm.

Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức giảm xu hướng ngắn hạn trên hai chỉ số và hạ mức kháng cự của hệ thống xuống mức 579.61 của chỉ số VN-Index. Do đó, nhà đầu tư nên dừng bán và duy trì danh mục hiện tại đồng thời theo dõi diễn biến thị trường tại các vùng hỗ trợ trên để có phản ứng phù hợp. Các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao thì có thể cân nhắc giải ngân với tỷ trọng thấp ở các nhịp giảm.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 14/12/2015:

Thị trường giảm nhẹ 0.21% phiên đầu tuần với lực bán đến từ nhóm cổ phiếu dầu khí. Thanh khoản tăng nhẹ, khối ngoại mua ròng 8.5 tỉ đồng trên cả hai sàn. VNM ETF thông báo thêm HHS (tỉ trọng 1.39%) và HPG (tỉ trọng 3.67%), và loại bỏ IJC ra khỏi danh mục trong kì Review quý 4. Ngày 11/12, VNM ETF discount -1.4%, FTSE ETF discount -0.1%.

Thị trường giảm điểm trong phiên đầu tuần, VN-Index giảm nhẹ 1,21 điểm (-0,21%) xuống mức 562,22 điểm, HNX-Index giảm 0,46 điểm (-0,59%) xuống mức 78,75 điểm. Thanh khoản tăng trên cả hai sàn với giá trị giao dịch trên HOSE đạt 2029,55 tỷ đồng (+33,3%) tương đương 116,29 triệu cổ phiếu, trong khi giá trị giao dịch trên HNX đạt 453,2 tỷ đồng (+22,6%) tương đương 38,85 triệu cổ phiếu.

Các mã ngân hàng biến động trái chiều với EIB tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp trong bối cảnh NĐT có vẻ đã an tâm rằng ĐHCĐTN sẽ cho thấy rõ cơ cấu HĐQT và lãnh đạo mới của ngân hàng. Trong khi đó các mã chứng khoán và BVH giảm. Các mã ngành tài nguyên tiếp tục giảm với giá dầu thô giảm tiếp trước thông tin nguồn cung từ Iran dự kiến sẽ xuất khẩu ra thị trường thế giới vào 6T đầu năm sau sau khi lệnh cấm vận đối với nước ngày được dỡ bỏ. HHS và HPG tăng nhờ thông tin được đưa vào giỏ Market Vectors Index. FLC tăng lại nhờ thông tin Chủ tịch HĐQT đăng ký mua thêm cổ phiếu. CTD tăng mạnh. TTF & OGC cũng tăng.

Mặc dù VN30-Index vẫn xanh nhẹ cùng với số cổ phiếu tăng giá nhiều hơn số cổ phiếu giảm giá nhưng thị trường vẫn giảm điểm do các cổ phiếu vốn hóa lớn ngoài nhóm VN30 như GAS, BID, NT2 và nhóm cổ phiếu dầu khí PVD, PVS, PGS… giảm giá khiến các chỉ số đóng cửa giảm điểm. Thị trường có sự phân hóa rõ nét khi các cổ phiếu được các quỹ ETF mua vào như SSI, HPG, HHS, KDC, VCG… có sự tăng giá đáng kể, trong khi đó các cổ phiếu bị các quỹ này bán ra như BVH, HAG, ITA, KBC, PVD, PPC, PVS, SHB, VIC, IJC… đồng loạt giảm giá.

Trong tuần này giao dịch cơ cấu của các quỹ ETF sẽ tiếp tục diễn ra và tác động lớn đến trạng thái giao dịch của thị trường.

Tính chung trên cả hai sàn, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 8,5 tỷ đồng trong đó họ bán ròng 40 triệu đồng trên HOSE và mua ròng 8,54 tỷ đồng trên HNX. Trên HOSE, họ mua vào 293,05 tỷ đồng với các mã mua nhiều như EIB (+42,3 tỷ), HHS (+24,62 tỷ), KDC (+17,95 tỷ) trong khi bán ra 293,09 tỷ đồng tập trung vào các mã MSN (- 21,29 tỷ), VCB (-12,93 tỷ), DPM (-12,75 tỷ), ITA (-9,83 tỷ), HAG (-9,65 tỷ).

Trong khi đó trên HNX, họ mua vào nhiều với các mã PVC (+3,89 tỷ), SHB (+2,67 tỷ), PLC (+2,60 tỷ), VCG (+1.33 tỷ).

——————-

Tỷ giá USD/VND giao dịch sát mức trần trước phiên họp FED

Cơn sóng ngầm tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục trở lại khi cặp tỷ giá USD/VND ở các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Eximbank,…hiện đang giao dịch sát với mức trần quy định của NHNN (22.547 VND/USD). Theo Bloomberg, chỉ số USD đã quay đầu tăng trở lại với mức tăng 0,29% so với cuối tuần trước. Tuần này là thời điểm quan trọng khi mọi sự chú ý đều hướng vào phiên họp thị trường mở (FOMC) cuối cùng của năm, diễn ra từ 15-16/12/2015 khi xác suất cho cửa tăng lãi suất đang cao dần lên. Song song với đó, việc đồng NDT liên tục mất giá kể từ khi được IMF chấp thuận vào rổ tiền dự trữ quốc tế SDR cũng tạo sức ép vô hình cặp tỷ giá USD/VND.

Rủi ro về tỷ giá vẫn đang là yếu tố chính tác động tiêu cực đến diễn biến thị trường. Sáng nay, các ngân hàng lại tăng giá USD trên bảng giao dịch với mức tăng phổ biến là 15 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra. Mức giá bán USD của một số ngân hàng đã chạm sát mức trần cho phép của NHNN cho thấy sức ép đang ngày một lớn. Tác động trực tiếp từ câu chuyện FED tăng lãi suất đã dần được phản ánh trong thời gian qua và sẽ được giảm bớt nếu quyết định này được chính thức thông qua vào rạng sáng ngày Thứ năm theo giờ Việt Nam. Tuy nhiên những tác động gián tiếp qua xu hướng yếu đi của đồng Nhân dân tệ lại đang gây ra sức ép tương đối lớn đối với VNĐ.

Khi đồng Nhân dân tệ (CNY) vào rổ dự trữ IMF thì các nguyên tắc ràng buộc sẽ hạn chế sự can thiệp của NHTW Trung Quốc vào biến động thị trường của CNY. Trong khi đó, suốt một thời gian dài trước đây, CNY luôn được cho là được giữ và giao dịch vượt quá giá trị thực. Như vậy, xu hướng giảm của CNY có thể được dự báo trước, nhất là khi nền kinh tế Trung Quốc liên tục phát đi những tín hiệu suy giảm tăng trưởng (đặc biệt ở khía cạnh xuất khẩu) trong thời gian gần đây. Đây cũng là rủi ro lớn nhất đối với biến động tỷ giá VNĐ và diễn biến của TTCK trong thời gian tới. Hiện đồng Nhân dân tệ đang giảm xuống sát vùng đáy tháng 8 – tính cả các mức giá biến động trong ngày – (khi NHTW Trung Quốc phá giá 3 lần liên tiếp với biên độ rộng). Sau những biến động mạnh trong tháng 8, đồng CNY đã hồi phục ngay sau đó và duy trì dao động ở trên vùng đáy khoảng hơn 2%. Khi đó, động thái điều chỉnh tỷ giá và mở biên độ của NHNN đã tạm được coi là phản ứng “đủ liều” với mặt bằng đó. Nhưng hiện tại, CNY lại một lần nữa xuống sát và đang có nguy cơ phá vỡ vùng đáy này nên rủi ro và áp lực đối với VND sẽ quay trở lại. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến động thái của khối ngoại trên cả thị trường cổ phiếu và trái phiếu cho đến khi NHNN có quyết định điều chỉnh tỷ giá, đáp ứng kỳ vọng của thị trường (dự báo phải sang tháng 1/2016).

Trong vài ngày qua, những số liệu kinh tế Trung Quốc cho thấy nền kinh tế nước này có lẽ đang lập đáy. Tuy nhiên đồng thời đồng NDT cũng đang chạm mức thấp chưa từng thấy kể từ năm 2011 khi tỷ giá NDT/USD chạm ngưỡng 6,4665 vào ngày hôm nay. Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra chỉ số tỷ giá hối đoái NDT có trọng số dựa trên kim ngạch thương mại; và điều này được hiểu là dấu hiệu cho thấy đồng NDT sắp có một đợt giảm giá nữa.

Cuộc họp diễn ra 2 ngày của Fed sẽ diễn ra trong tuần này với ý kiến phổ biến cho rằng chính sách lãi suất 0% sẽ chấm dứt trước dấu hiệu lạm phát nhích nhẹ và tăng trưởng việc làm tại Mỹ đã khá rõ ràng. Quyết định của Fed sẽ được công bố vào ngày thứ 3. Và trên thực tế, xu hướng giảm giá dầu thô chưa có dấu hiệu chấm dứt với những lo ngại mới về sự sụt giảm nhu cầu trong khi nguồn cung mới từ Iran sẽ xuất khẩu ra thị trường thế giới vào năm sau.

Theo đó thị trường thế giới trong những ngày gần đây đã khá bất ổn với những dấu hiệu đáng lo ngại được nhắc đến như sự sụt giảm liên tục của lợi suất trái phiếu doanh nghiệp cũng như sự giảm giá của đồng tiền của các nền kinh tế BRIC & mới nổi. Điều này bất chấp một thực tế là thị trường thế giới đã có một thời gian dài để phản ánh quyết định điều chỉnh lãi suất của Fed. Cho dù vậy thị trường Việt Nam vẫn biến động trong một biên độ khá hẹp trong vài ngày qua; trong đó mỗi khi giá một số bluechip giảm thì giá một số khác lại tăng.

3. Thông tin Doanh nghiệp:

TKC: 9 tháng 2015, Vĩnh Khánh đã xuất khẩu hơn 28.000.000m dây thuê bao viễn thông và hơn 11.000.000 m dây cáp Lan ra thị trường nước ngoài, tổng giá trị đơn hàng khoảng 3 triệu USD. Tại thị trường Phillipine, sản phẩm dây thuê bao đồng và các sản phẩm cáp viễn thông được các công ty viễn thông đánh giá cao về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, thiết kế dây viễn thông của Vĩnh Khánh được bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng trong vòng 7 năm tính từ 2015 tại thị trường Philippin. Vĩnh Khánh vẫn tiếp tục duy trì thế mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với dòng sản phẩm là cáp mạng Lan dạng Slim và Flat.

Công ty đang tập trung đầu tư phát triển và hình thành thêm 3 nhà máy tại khu đất 50,000 m2 mặt tiền đường quốc lộ 1K. Nhà máy mới khai trương có tổng diện tích hơn 10.000 m2 bao gồm khu nhà xưởng được trang bị dây chuyền sản xuất và thiết bị hiện đại. Hiện tại dây chuyền sản xuất của Công ty đã chạy hết 100% công suất. Dự kiến trong thời gian tới, công ty sẽ gia tăng thêm 10-17 dây chuyền máy để phục vụ nhu cầu khách hàng. Công suất hiện tại trong 1 tháng của nhà máy cáp là 21.000.000 m dây viễn thông, 10.000.000 m dây mạng LAN. Công suất dự kiến trong Q1 năm 2016 là 30.000.000 m dây viễn thông, 12.000.000 m dây mạnh LAN.

VKC hiện nay đã đưa vào sử dụng dây chuyền ép mặt bin bằng nguyên liệu PVC và HDPE. Sản phẩm dùng để chứa dây đồng, dây FTTH. Sơ bộ 9 tháng đầu năm 2015, Vĩnh Khánh đã tiết kiệm được gần 1 tỷ đồng chi phí so với mua hạt nhựa bên ngoài.

Cổ phiếu VKC đang tích lũy về giá và thanh khoản, nhà đầu tư nước ngoài liên tục gom hàng trong hơn 1 tháng qua. Hiện tại VKC đang giao dịch ở mức 10.100 đồng/cp ngày 14/12/2015. Bên cạnh đó ĐHCĐ 2015 của VKC đã thông qua việc chi trả cổ tức năm 2015 với tỷ lệ 10% tiền mặt, tương ứng 1.000đ/cp. Với một cổ phiếu thị giá thấp như VKC, tỷ lệ cổ tức này rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

——————-

MWG đã hoàn tất phát hành 7 triệu cổ phiếu ESOP

MWG (Khả quan) đã hoàn tất phát hành gần 7 triệu cổ phiếu ESOP với tỷ lệ 100:5. Theo đó vốn điều lệ tăng thêm 4,99% lên 1,47 nghìn tỷ đồng. MWG công bố LNST 10T đầu năm đạt 846 tỷ đồng, tăng 55,80% so với cùng kỳ (hoàn thành 95,49% kế hoạch cả năm 2015) và doanh thu đạt 19.891 tỷ đồng, tăng 60,41% (hoàn thành 84,32% kế hoạch cả năm). Có vẻ MWG sẽ vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Mặc dù công bố KQKD khả quan thì giá cổ phiếu MWG vẫn giảm 12,84% so với đầu năm; phản ánh những thực tế là: giá cổ phiếu trước đó đã tăng mạnh sau khi niêm yết; room đã đầy; tỷ lệ cổ phiếu ESOP phát hành cao; lo ngại khả năng một NĐT lớn bán cổ phiếu và sự bất ổn trước động thái tham gia lĩnh vực của hàng tiện dụng. Tuy nhiên giá cổ phiếu đã phản ánh hết những lo ngại nói trên trong khi công ty tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng nhờ công ty mở thêm cửa hàng mới trong khi doanh thu mỗi cửa hàng (cả cửa hàng Điện máy và Thế giới di động) cũng tăng trưởng.

——————-

EIB xác nhận danh sách ứng viên HĐQT cho biểu quyết tại ĐHĐCĐBT

Eximbank (EIB – Khả quan) đã công bố danh sách ứng viên HĐQT cho ĐHĐCĐ sắp tới. Có nghĩa là những ứng viên này đã được NHNN chấp thuận và đây chính là một bước tiến triển quan trọng khi mà Ngân hàng đã gặp nhiều khó khăn cả năm qua để tìm kiếm danh sách ứng viên phù hợp và được NHNN chấp thuận. Đồng thời, danh sách này không có sự khác biệt so với danh sách mà chúng tôi công bố trong báo cáo gần đây nhất.

Tuy nhiên, trong 8 ứng viên này, ông Phạm Hữu Phú nhiều khả năng sẽ rút khỏi danh sách do đã ông từ chức Tổng Giám đốc như đã đề cập trước đó. Do đó, còn 7 ứng viên còn lại trong danh sách. Hai ứng viên khá mới trong danh sách là ông Cao Xuân Ninh, được cho là đại diện từ NHNN (chính thức là đại diện cho cổ phần của VCB) và ông Ngô Thanh Tùng đại diện cho một nhóm cổ đông lớn khác. Cấu trúc cổ đông của EIB vẫn có vẻ khá đa dạng nhưng cũng bao gồm yếu tố ổn định còn thiếu trước đó. Trong khi NHNN vẫn giữ mức sở hữu đủ để giữ vai trò giám sát quá trình phát triển của Ngân hàng, nhưng chúng tôi cho rằng tạm thời NHNN có lẽ sẽ không đóng vai trò quá lớn ngoại trừ việc giám sát hoạt động của EIB trong thời gian tới.Thị trường có vẻ đánh giá cao những tiến triển này sau một thời gian dài bất ổn. Và cổ phiếu đóng phiên ở mức 11.500đ/cp hôm nay, định giá cổ phiếu với P/B dự phóng là 0,93 lần.

——————-

NT2: Đi đúng hướng trên đà đạt hiệu suất kỷ lục 85%

NT2 đã công bố doanh số bán điện 502 triệu kWh trong tháng 11, hoàn thành 132% kế hoạch tháng.

Doanh số điện bán ra trong tháng 12 tính đến ngày 13/12 đã đạt 218 triệu kWh, nâng tổng sản lượng lũy kế lên mức 5.208 kWh, hoàn thành 95% kế hoạch năm 2015. Do đó, NT2 đang gần đạt được hiệu suất hoạt động 85%.

Doanh thu lũy lế tính đến tháng 11 đạt 6.467 tỷ đồng. NT2 vừa bổ nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc mới, chuyên trách cho việc phát triển nhà máy điện thứ hai – vốn đang trong qua trình xin giấy phép.

NT2 đang giao dịch với PER lần lượt 6,9 lần và 5,9 lần dựa theo EPS năm 2015 và 2016.

——————-

VCF Vinacafe sẽ bán nốt 12,85% cổ phần tại VCF trong vài tuần tới

Vinacafe sẽ bán nốt cổ phần tại VCF trong vài tuần tới – Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) công bố sẽ thoái nốt 12,85% vốn (3.414.375 cổ phiếu) tại VCF trong vòng một tháng kể từ ngày 16/12. Vinacafe trước đây là công ty mẹ của VCF nhưng đã giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 12,85% và là cổ đông lớn thứ 3 của VCF sau Masan Consumer (53,2% cổ phần) và Gaoling Fund (24,46%). Người mua chưa được công bố nhưng với thời gian đăng ký bán ngắn cộng với cơ cấu cổ đông khá đặc thì có lẽ không khó để đoán được người sẽ mua số cổ phần trên là ai.

Doanh thu của VCF trước đó tăng trưởng mạnh nhờ việc MSN mua lại đã đem lại những lợi ích nhất định cho công ty – Tính cho đến trước năm nay, KQKD của VCF khá khả quan với LNST giai đoạn 2009-2014 tăng trưởng với tốc độ CAGR là 24,2%; trong đó phần lớn tăng trưởng rơi vào năm 2014 với doanh thu thuần đạt 2.974 tỷ đồng; tăng trưởng 29,4% và LNST đạt 401 tỷ đồng; tăng trưởng 54,1%. Bên cạnh đó VCF đã giành thêm được thị phần và cải thiện được tỷ suất lợi nhuận đáng kể sau khi được kết hợp vào hệ sống sẵn có của Masan Consumer.

Doanh thu năm 2015 giảm do nhiều lý do – KQKD 9T 2015 đạt thấp hơn kỳ vọng với doanh thu giảm 9,9% so với cùng kỳ do sản phẩm ngũ cốc có kết quả kém khả quan trong khi sản phẩm cà phê không tăng trưởng. Điều này một phần xuất phát từ ảnh hưởng ban đầu của việc tích hợp hoạt động kinh doanh của VCF vào mạng lưới phân phối lớn của Masan Consumer cộng với những thành công ban đầu của việc đưa sản phẩm mới ra thị trường. Trái lại, sản phẩm mới đưa ra thị trường sau này không thành công như ban đầu; thị trường ngũ cốc đã bước vào giai đoạn bão hòa cộng với những thay đổi đối với kênh phân phối sản phẩm cà phê đã ảnh hưởng tới doanh thu nói chung của VCF (tuy nhiên doanh số bán đến người tiêu dùng cuối cùng vẫn tăng trưởng).

Tỷ suất EBIT cũng giảm một nửa từ 10,7% trong 9T 2014 xuống còn 4,1% trong 9T đầu năm nay do giá bán bình quân giảm trong bối cảnh công ty cái cơ cấu hàng tồn kho và tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý trên doanh thu tăng. Theo đó LNST 9T 2015 giảm 64,3% so với cùng kỳ xuống còn 91 tỷ đồng.

——————-

PTI – 2015 bứt phá ngoạn mục, vươn lên vị trí thứ 4 thị trường BHPNT Việt Nam

Vươn lên vị trí thứ 4 trên thị trường BHPNT với tốc độ tăng trưởng ngoạn mục.

Kế hoạch “bứt phá” với mục tiêu tăng trưởng cao và nâng vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.

PTI có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục, tuy nhiên về thực chất, PTI lại lỗ về mặt nghiệp vụ.

PTI khó có thể mục tiêu lợi nhuận như kì vọng (tăng 65%), thay vào đó chúng tôi kì vọng lợi nhuận trước thuế của PTI sẽ đạt khoảng 105 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2014.

“Chắp cánh” vươn lên trở thành một trong ba doanh nghiệp BHPNT hàng đầu Việt Nam trong ba năm tới.

——————-

CTD: Giá cổ phiếu CTD tăng nhờ thông tin về hợp đồng mới

Ký kết hai hợp đồng mới – Giá cổ phiếu Coteccons (CTD – Khả quan) tăng hôm nay sau khi công bố tin công ty đã ký kết một số hợp đồng mới quan trọng gần đây. Theo đó, CTD đã ký hai hợp đồng mới với tổng giá trị 4.455 tỷ đồng để thực hiện 2 dự án, là Gold View với giá trị 3.037 tỷ đồng và Vinhomes Central Park (tháp P2, P3, P4 và P7) với giá trị 1.418 tỷ đồng. CTD đã ký hợp đồng thiết kế và xây dựng (D&B) để thực hiện dự án Gold View trong vòng 28 tháng. Dự án này được xây dựng trên diện tích 24.000m2 tại quận 4 với tổng diện tích sàn là 260.000m2. Trong khi đó, tại dự án Vinhomes Central Park, CTD đang tiến hành xây dựng 5 tháp (C3, L1, L2, P5, P6) với tổng giá trị 1.860 tỷ đồng.

Giá trị hợp đồng mới tăng khoảng 139% so với cùng kỳ nhờ toàn ngành phục hồi – Trong 9 tháng đầu năm, tổng giá trị hợp đồng ký kết mới đạt 15.000 tỷ đồng, tăng gấp 1,7 lần so với tổng giá trị hợp đồng ký kết mới cho cả năm ngoái, là 8.800 tỷ đồng.

4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Tăng trưởng tín dụng cả năm có khả năng đạt 18%

Thông tin trên có nguồn từ NHNN – Một số website tin tức trích lời ông Nguyễn Đức Long, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNNcho biết tăng trưởng tín dụng cả năm có thể đạt 18%. Trên thực tế tăng trưởng tín dụng so với cùng kỳ hầu hết thời gian trong năm cao hơn mức 18% (tuy nhiên NĐT chủ yếu chú trọng tăng trưởng tín dụng so với đầu năm) nên thông tin này không có gì bất ngờ.

Tăng trưởng chung đạt được chủ yếu nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh tại một số NHQD – Tăng trưởng tín dụng cao nói chung đạt được cụ thể nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh tại các ngân hàng lớn chẳng hạn như BID; CTG và VCB. Tăng trưởng tín dụng tại các NHQD trên đạt cao nhờ sự tăng trưởng mạnh cho vay cơ sở hạ tầng và cho vay DNNN; cho vay BĐS (cả cho vay chủ đầu tư và người mua nhà) và cho vay cá nhân nói chung. Cho vay BĐS và cho vay cá nhân tăng trưởng đặc biệt tốt và có lãi suất cao hơn thông thường; theo đó giúp cải thiện tỷ lệ NIM ở một số ngân hàng.

Cho vay cơ sở hạ tầng tăng mạnh trong Q1 với nguyên nhân cụ thể đằng sau – Tăng trưởng tín dụng đạt cao hơn bình thường phần lớn nhờ tăng trưởng cho vay cơ sở hạ tầng đạt cao vào Q1/2015 (khi đó cho vay cơ sở hạ tầng đóng góp phần lớn vào cho vay mới; hiện chưa có số liệu chính thức được công bố tỷ trọng cho vay cơ sở hạ tầng trong tổng dư nợ cho vay mới Q1 có thể vào khoảng 3/4). Thông thường Q1 là quý thấp điểm cho vay nên sự kiện trên đã giúp tăng trưởng tín dụng có một khởi đầu hết sức khởi sắc.

Một số thay đổi trong quy định của ngành cũng có ảnh hưởng – Có 2 nhân tố ảnh hưởng ở đây là việc áp dụng Thông tư 36 với định nghĩa khá rộng rãi về hệ số LDR. Theo đó hệ số LDR theo thông tư 36 tại một số NHQD giảm mạnh; theo đó mở ra thêm cơ hội để đẩy mạnh tăng trưởng cho vay ngay cả khi tăng trưởng huy động chậm hơn tăng trưởng tín dụng. Việc Quyết định 758 hết hiệu lực vào tháng 4/2015 cũng có ảnh hưởng. Quyết định này rộng rãi hơn đối với các ngân hàng khi tái cơ cấu các khoản vay; theo đó việc Quyết định này hết hiệu lực đã khiến các ngân hàng đẩy mạnh tái cơ cấu nợ vào đầu Q2 (theo đó lãi được cộng vào gốc và làm tăng tổng giá trị khoản vay).

——————–

Thông tư 162 hướng dẫn việc đăng ký IPO nhưng không phải là là cuộc cải cách

Ngày 26/10/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 162/2015/TT-BTC hướng dẫn việc chào bán chứng khoán ra công chúng, cổ phiếu hoán đổi trong giao dịch M&A, phát hành thêm cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/12/2015, thay thế Thông tư 130/2012/TT-BTC ngày 10/08/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và một số trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng và Thông tư 204/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ và thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng.

Thông tư này có một số điều chỉnh đáng chú ý nhưng không thật sự giải quyết vấn đề quy trình IPO còn rườm rà và hợp nhất khái niệmIPO với niêm yết. Các điều chỉnh đáng chú ý bao gồm bổ sung chi tiết về các tài liệu pháp lý về quyền sử dụng đất cần có trong hồ sơ đăng kí chào bán (văn bản công nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất hoặc quyết định cho thuê đất của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền), tài liệu pháp lý cần thiết đối với giao dịch liên quan đến dự án khai thác khoáng sản hoặc dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, báo cáo kiểm toán về tình hình sử dụng vốn huy động được của đợt chào bán trước và giờ đây đòi hỏi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố kết quả IPO trong ba ngày thay vì bảy ngày như trước đây. Điều chỉnh đáng chú ý cuối cùng là giao dịch đăng ký chào bán được chia thành nhiều đợt phải được hoàn tất trong vòng một năm.

——————-

Tổng Cục Hải quan tạm dừng truy thu thuế đối với các công ty sữa

Theo các nguồn tin truyền thông, Tổng Cục Hải quan đã ngừng việc truy thu thuế từ các công ty sữa đối với mặt hàng chất béo khan từ sữa (Anhydrous Milkfat, AMF) nhập khẩu. Động thái này được cho là theo chỉ đạo của Bộ Tài chính

Dù không quá ảnh hưởng về mặt tài chính, thông tin này đã hỗ trợ nhẹ tâm lý cho nhà đầu tư, khi VNM đã đi ngược thị trường và tăng 0,8% hôm nay.

 

Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK

Nguyễn Văn Nguyên – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.

LH: 0989 490 980 để được tư vấn tận tình và chuyên sâu nhất.

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý