DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Nhận định thị trường ngày 14/10/2015

Lượt xem: 13,377 - Ngày:

vni ngay 13-10

Quan điểm kỹ thuật:

Khả năng VN-Index và HNX-Index sẽ tăng trở lại trong phiên GD ngày mai thứ tư 14/10/2015 và dần hướng về vùng giá 610 – 615 của chỉ số VN-Index và 82.5 của chỉ số HNX-Index trong vài phiên tới. Đồng thời, mình cũng tiếp tục nhận định hai chỉ số vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và sẽ xuất hiện các nhịp rung lắc trong phiên và mức độ rủi ro ngắn hạn đang ở mức thấp. Các nhà đầu tư nên quan sát sự dịch chuyển dòng tiền giữa các nhóm cổ phiếu.

Hệ thống chỉ báo xu hướng của mình vẫn duy trì đà TĂNG cho xu hướng ngắn hạn trên hai chỉ số và nâng mức cắt lỗ của hệ thống lên mức 576.62 của chỉ số VN-Index và 78.88 của chỉ số HNX-Index. Do đó, mình tiếp tục giữ vững quan điểm các nhà đầu tư ngắn hạn nên nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và tận dụng các nhịp điều chỉnh, rung lắc trong phiên để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

Diễn biến thị trường phiên 13/10/2015:

VN-Index và HNX-Index đều giảm phiên hôm nay với GTGD cũng giảm so với những phiên gần đây. Biên độ thị trường thu hẹp; có 30 mã tăng trần và 20 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN đạt khá cao và khối này đã bán ròng nhẹ xuất phát từ giao dịch thỏa thuận. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra trầm lắng hơn; trong đó có giao dịch thỏa thuận lớn diễn ra ở mã HAG; giao dịch thỏa thuận trung bình diễn ra ở các mã MSN & MWG. Trong số các mã ảnh hưởng mạnh đến thị trường; GAS; VIC; VCB và PVD giảm trong khi VNM; BID; BMP và PPC tăng. Trong số các mã được giao dịch mạnh, FLC; HPG và HCM giảm trong khi CII; BHS và SBT tăng.

Hôm nay thị trường đã diễn ra hoạt động chốt lời nhẹ với các thị trường trong khu vực cũng điều chỉnh trước đó. Trung Quốc tiếp tục công bố số liệu kinh tế kém khả quan, lần này là kim ngạch nhập khẩu tiếp tục giảm khiến các thị trường khu vực giảm trở lại từ đỉnh của 7 tuần và dẫn đến phiên điều chỉnh nhẹ tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên NĐT đã mua vào khi giá giảm và đến khi đóng cửa hầu hết số điểm giảm trước đó đã được lấy lại.

GTGD giảm so với gần đây do giá trị giao dịch thỏa thuận giảm. NĐTNN tiếp tục tích cực mua vào một số bluechip và đây là nhân tố chủ chốt giúp những cổ phiếu bluechip này tăng gần đây; cụ thể hôm nay các mã này đã được mua vào khi điều chỉnh nhẹ. Cho đến khi NĐTNN còn mua ròng trong phiên giao dịch khớp lệnh (nghĩa là không tính giao dịch thỏa thuận) như 2 phiên vừa qua và cụ thể là mua ròng các bluechip chủ chốt; thì đợt tăng hiện nay sẽ còn tiếp diễn. Và phiên điều chỉnh nhẹ hôm nay đã thể hiện rõ ràng cho điều này.

Hiện đã bắt đầu vào mùa công bố KQKD và thị trường sẽ tập trung vào các doanh nghiệp có KQKD tốt vì cho rằng KQKD 9T thể hiện khá nhiều cho KQKD cả năm. Các công ty đã công bố KQKD tóm tắt chẳng hạn như công ngành thép (HPH & HSG); BMP và CTD đều có KQKD khả quan.

Các mã ngân hàng và chứng khoán nói chung hôm nay giảm. BVH đóng cửa tham chiếu. Nói chung các mã bluechip hôm nay giảm ngoại trừ một số mã như VNM & BID. VNM là đang là tâm điểm của thị trường trước kỳ vọng khả năng thoái vốn của SCIC. Các công ty với kỳ vọng KQKD tốt như đã đề cập là BMP & CTD tăng tốt. Các mã ngành dịch vụ tiện ích như PPC và NT2 cũng tăng tốt. MWG hôm nay tăng lại sau khi giảm phiên hôm qua. Các mã liên quan đến TPP diễn biến trái chiều với KBC giảm trong khi TCM tăng. SHI hôm nay cũng tăng.

SCIC sẽ thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp trong đó có Vinamilk, FPT và BMP

Sau khi thị trường đóng cửa hôm nay, các phương tiện truyền thông đã đưa tin liên quan đến Đề án tái cơ cấu SCIC mới được ký ban hành. Vào ngày 8/10, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã ký văn bản số 1787/TTg-ĐMDN về Đề án tái cơ cấu SCIC.

Những khoản đầu tư chủ chốt chẳng hạn như VNM sẽ được bán – Theo văn bản trên, SCIC sẽ chọn thời gian thích hợp để thoái vốn khỏi 8 doanh nghiệp niêm yết gồm VNM (45,1%); BMI (50,7%); VNR (40,4%); NTP (37,1%); BMP (38,4%); FPT (6%); SGC (49,9%); HGM (46,6%) và 2 doanh nghiệp chưa niêm yết là Công ty cổ phần viễn thông FPT (50,2%) và Công ty cổ phần hạ tầng và bất động sản Việt Nam – VIID (47,6%). Tuy nhiên, SCIC sẽ giữ lại phần sở hữu trong 9 doanh nghiệp khác trong đó có các doanh nghiệp niêm yết như BVH, TRA, DHG và DMC.

Đây là một bước đột phá giúp NĐTNN có thể tiếp cận nhiều hơn đối với những bluechip lớn như VNM & FPT. Tuy nhiên sẽ còn phải chờ:

(1) thời gian thực hiện cụ thể;

(2) liệu thay đổi về định nghĩa công ty/NĐT nước ngoài như trong dự thảo thay thế Thông tư 74 có được phê duyệt hay không;

(3) danh sách ngành kinh doanh có điều kiện.

Động cơ đằng sau quyết định này có liên quan đến tình hình ngân sách hiện nay; trong đó chính phủ có lẽ dự kiến dùng tiền từ bán tài sản để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Thị trường chắc chắn sẽ đón nhận thông tin này một cách tích cực do hiện tại đang thiếu hụt nguồn cung các cổ phiếu chủ chốt dẫn đến khó thu hút các dòng vốn lớn hơn vào thị trường.

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý