DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Nhận định thị trường ngày 13/01/2016 gồm cập nhật tỷ giá, CNG, PGS, NT2, TDH, SVC

Lượt xem: 13,545 - Ngày:
Chia sẻ

1. Nhận định thị trường:

Với quan điểm thận trọng được nêu ra trong báo cáo ngày 11/01, diễn biến tăng điểm của phiên hôm nay chủ yếu đến từ các yếu tố kỹ thuật. Cụ thể, khoảng trống tại 565 điểm được tạo ra do sự sụt giảm mạnh giữa 02 phiên 7/1 và 8/1 đang được chỉ số hoàn bù. Đây cũng được coi là ngưỡng kháng cự mới được hình thành và việc thực hiện lấp đầy khoảng trống này đã được dự báo trong báo cáo ngày 11/01. Các tín hiệu từ MACD và RSI cũng chưa có sự cải thiện tích cực sau phiên này.

Đồ thị VN-Index ngày 12/01/2016

Đồ thị VN-Index ngày 12/01/2016. Nguồn: Amibroker

VN-Index bật tăng mạnh từ vùng đáy cũ tương ứng mốc 555 – 557 điểm. Cây nến trắng dạng Long White Candle xuất hiện bên cạnh cây nến đỏ đặc nhỏ để tạo nên mẫu hình nến đảo chiều tăng giá Bullish Engulfing lấy lại hết điểm số đã mất trong 2 phiên vừa qua.

Tuy nhiên chỉ số này đang đối mặt với vùng cản 562 – 565 điểm tạo bởi falling window thiết lập từ ngày 8/1 vừa qua. Trong bối cảnh nhóm chỉ báo dao động (William%R, STO) đều đã tăng giá trở lại và thoát khỏi vùng quá bán, đặc biệt đường STO đã giao cắt lên trên đường tín hiệu và hình thành phân kỳ dương với đường giá trong vùng quá bán, thì khả năng đường giá có thể sẽ xuất hiện những phiên “pullback” tăng giá trở lại trong một vài phiên kế tiếp. Chỉ số có thể sẽ quay lại thử thách vùng kháng cự được tạo bởi nhóm MA ngắn hạn (tương ứng với vùng quanh 570 điểm). Mặc dù vậy, chỉ với một phiên hồi phục xuất hiện sau một nhịp sụt giảm và phá vỡ các mốc hỗ trợ quan trọng của chỉ số là chưa đủ cơ sở để có thể đánh giá khả năng tạo đáy hoặc hồi phục bền vững của đợt tăng điểm này. Nhất là khi thanh khoản vẫn chưa có được sự cải thiện đáng kể, trong khi các chỉ báo kỹ thuật khác vẫn đang có diễn biến chưa mấy khả quan. Do đó, Nhật Cường cho răng chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục đà hồi phục và kiểm định mức kháng cự ngắn hạn 570 điểm. Đồng thời, Nhật Cường đánh giá chỉ số VN-Index vẫn đang trong nhịp hồi phục kỹ thuật và mức độ rủi ro ngắn hạn vẫn còn rất lớn cho nên các nhà đầu tư cần hạn chế bắt đáy và mua đuổi. Ngoài ra, dòng tiền đầu cơ ngắn hạn đang có dấu hiệu trở lại thị trường và khả năng chỉ số VN-Index không thể xuyên thủng vùng hỗ trợ 550 – 555 điểm.

Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức giảm xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và giữ mức kháng cự của hệ thống ở mức 574 điểm. Do đó, trên quan điểm thận trọng, nhà đầu tư được khuyến nghị bán giảm tỷ trọng danh mục tổng về mức thấp nếu chỉ số tiếp cận vùng kháng cự 568-572 điểm trong những phiên còn lại của tuần. Đồng thời, nhà đầu tư chưa nên mở lại vị thế mua và ưu tiên hạ tỷ trọng cổ phiếu trong nhịp hồi phục ở các cổ phiếu đã vi phạm mức cắt lỗ.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 12/01/2016:

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ có một phiên diễn biến rất tích cực dưới sự dẫn dắt của các blue-chips, VN-Index tăng 1.15% phiên hôm nay đóng cửa tại 564.26 điểm. Thanh khoản tăng nhẹ, độ rộng thị trường tích cực. Khối ngoại bán ròng 11.7 tỉ đồng trên cả hai sàn, VNM ETF discount -0.67%, FTSE ETF premium -0.19%.

Hai chỉ số bật tăng trở lại, VN-Index tăng 6,39 điểm (+1,15%) lên 564,26 điểm trong khi HNX-Index cũng tăng 0,55 điểm (0,72%) lên 76,65 điểm. Thanh khoản thị trường tăng nhẹ với giá trị giao dịch trên HOSE đạt 1582,45 tỷ đồng (+3,94%) tương đương 118,6 triệu cổ phiếu, còn giá trị giao dịch trên HNX-Index đạt 447,6 tỷ đồng (+40,9%) tương đương 47,99 triệu cổ phiếu.

Thị trường tiếp tục giao dịch thận trọng trong quãng thời gian đầu phiên khiến các chỉ số dao động quanh mốc tham chiếu. Tâm lý tự tin trở lại khi VN-Index quay lại mốc hỗ trợ 560 điểm với số lượng mã tăng giá dần chiếm ưu thế trên cả hai sàn. Càng về cuối phiên lực cầu tại các cổ phiếu vừa và nhỏ càng tăng giúp nhóm cổ phiếu tăng giá mạnh. Nhóm cổ phiếu lớn như BVH, VCB, VNM, SSI, MSN, VCG, AAA… cũng tăng giá trở lại khiến thị trường có phiên hồi phục khá mạnh. Số lượng cổ phiếu tăng giá chiếm đa số với tỷ lệ số mã tăng giá/ số mã giảm giá trên HOSE là 158/66 và trên HNX là 117/67.

Nhà đầu tư nước ngoài chỉ bán ròng nhẹ trong phiên này. Họ bán ròng 4,95 tỷ đồng trên HOSE chủ yếu tập trung vào mã VIC (-21,96 tỷ), CTD (-11,49 tỷ), SSI (-10,48 tỷ) trong khi mua vào nhiều các mã DLG (+21,22 tỷ), MSN (+15,43 tỷ), HHS (+13,48 tỷ). Trên HNX, khối ngoại bán ròng trở lại 6,75 tỷ chủ yếu do bán ròng 18,93 tỷ mã DBC.

Nhóm vốn hóa nhỏ và vừa cũng tăng vọt sau khi lao dốc gần đây. Cổ phiếu xây dựng HBC tăng kịch trần lên mức cao nhất 2 tháng sau thông tin trúng 2 gói thầu mới trị giá hơn 1.000 tỷ đồng. CTD cũng tăng. Tương tự, cổ phiếu ôtô, cảng biển cũng tăng, trong đó HHS tăng hết biên độ. Các cổ phiếu như DLG, VHG, HAI vốn bị bán tháo trong những phiên gần đây cũng tăng mạnh. JVC lao dốc phiên thứ 2 sau kết quả lợi nhuận 6 tháng thất vọng.

Hàng loạt cổ phiếu đầu cơ tăng trần gồm có DLG, HAI, HAR, TSC, VHG; FLC, KLF cũng tăng gần mức giá trần. HBC, TTF cũng có diễn biến tương tự. Ở chiều ngược lại, nhóm dầu khí tiếp tục diễn biến tiêu cực phản ánh xu hướng giảm của giá dầu, giá dầu WTI hiện tại giảm về còn hơn 30,8 USD/bbl.

Trong nước, Đại hội Đảng sắp diễn ra (ngày 22-28/1) và Ban Chấp hành Trung ương Đảng hiện đang nỗ lực thống nhất nội dung Đại hội trong quá trình chuẩn bị. Các vấn đề như TPP cũng sẽ được bàn luận. Và những nhân tố này sẽ làm tăng mức độ bất ổn của thị trường trong ngắn hạn nhưng nếu có những tiến triển tiếp tốt đẹp thì thị trường sẽ đón nhận tích cực.

3. Thông tin Doanh nghiệp:

CNG: Công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý 4 2015 khả quan. Theo đó, trong quý 4 2015, doanh thu thuần của công ty đạt 258.5 tỷ đồng giảm nhẹ 6% so với năm trước. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán giảm 12% còn 196.5 tỷ đồng đã đẩy lãi gộp tăng hơn 10 tỷ chạm mức 62 tỷ đồng. Biên lãi gộp cải thiện từ 22% lên 24%. LNST quý 4 2015 đạt 30 tỷ VNĐ, tăng 9 tỷ VNĐ so với cùng kỳ. Tổng kết cả năm 2015, lãi sau thuế của CNG đạt 118 tỷ đồng tăng gần 6 tỷ đồng (tương đương 40%) so với năm trước và vượt 7% kế hoạch cả năm.

Trong thời gian qua mặc dù giá dầu thô có biến động giảm mạnh khiến giá khí bán ra của CNG suy giảm song nhờ cơ chế giá mua khí mới linh hoạt theo giá dầu FO nên biên lợi nhuận của CNG không bị ảnh hưởng. Hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn khá vững chắc nhờ vị thế độc quyền phân phối khí CNG cho các hộ công nghiệp.

Bắt đầu từ tháng 8 2015, CNG đã tiến hành cung cấp khí CNG cho một số khách hàng ở khu vực phía bắc từ mỏ Khí Hàm Rồng, huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình bao gồm Công ty TOTO, Công ty Natsteel Vina, Công ty POSCO và Công ty TNHH Kyoei Việt Nam. Dự kiến đến cuối năm 2015, CNG Vietnam- CN Miền Bắc sẽ cung cấp khoảng 8 triệu m3 khí CNG tới khách hàng Miền Bắc. CNG có khả năng cung cấp khoảng 30 -40 triệu m3 khí/năm cho các khách hàng miền Bắc trong các năm tới. Trong giai đoạn đầu do chi phí khấu hao lớn, giá bán khí thấp nên việc cung cấp khí cho các khách hàng miền Bắc chưa đem lại hiệu quả đáng kể cho CNG. Tuy nhiên kỳ vọng yếu tố này sẽ được cải thiện trong tương lai.

Đánh giá cao CNG nhờ lợi thế cạnh tranh bền vững, tình hình tài chính lành mạnh và khả năng trả cổ tức tiền mặt cao (30%/năm). Dự phóng LNST 2016 đạt 120 tỷ VNĐ, tương đương EPS 4,440 VNĐ.

———————————–

PGS: CTCP Khí hóa lỏng miền Nam (HNX: PGS – Vốn hóa: 815 tỷ đồng) không hoàn thành kế hoạch doanh thu Công ty ước tính doanh thu 2015 vào khoảng 5,700-5,800 tỷ đồng, giảm 22% so với 2014 và chỉ hoàn thành 80% kế hoạch năm, do giá dầu giảm mạnh. Tuy nhiên, sản lượng bán LPG tăng 2% so với 2014 lên 279k tấn và CNG tăng 7% lên 170 triệu m3 khí. Biên lợi nhuận bị lấn át bởi doanh thu sụt giảm và chi phí bán hàng & quản lý tăng. Công ty ước tính LNST dành cho công ty mẹ năm 2015 giảm 14% so với 2014 còn 120 tỷ đồng, tương đương 2.4k đồng/cp.

Trong năm 2016, với sản phẩm LPG, do nắm thị phần lớn 35% ở miền Nam, thị trường được cho là đã bão hòa, PGS ước tính sản lượng chỉ tăng 2% lên 284 nghìn tấn. PGS không đặt mục tiêu gia tăng thị phần mà chú trọng thúc đẩy bán hàng từ hệ thống đại lý trực tiếp của công ty, đang đóng góp khoảng 30-40% tổng sản lượng bán hàng của công ty. Nếu giá dầu duy trì ổn định ở mức thấp 30-40 USD/thùng như hiện tại, tăng trưởng sản lượng bán hàng sẽ cao hơn ước tính của công ty. Với sản phẩm khí CNG, PGS kỳ vọng sản lượng bán hàng sẽ tăng 20% lên 200 triệu m3 khí nhờ vào các khách hàng mới như Samsung, Viglacera, v.v. PGS đã thương thảo được với PVGas, công ty mẹ, để mua được khí CNG với giá thả nổi theo giá dầu FO. Với cơ chế này cộng với giá dầu ở mức thấp, PGS sẽ được hưởng lợi.

Nhìn chung, về mặt tuyệt đối, giá dầu thấp sẽ tác động xấu đến KQKD của PGS, công ty phân phối khí LPG và CNG, nhưng sẽ ở mức độ nhỏ hơn so với các công ty trong mảng thượng tầng (thăm dò và khai thác) của ngành dầu khí. PGS kỳ vọng LNST dành cho công ty mẹ năm 2016 vào khoảng 130 tỷ đồng, tương đương 2.6k đồng/cp. Ở mức giá thị trường 16.1k hiện tại, cp PGS đang giao dịch ở mức PER dự phóng 2016 là 6.3x.

———————————–

NT2: Ước tính doanh thu 2015 tăng trưởng 5,6%. Và LNST cũng tăng vượt kế hoạch. Tuy nhiên triển vọng tương lai khá thận trọng.

Ước tính doanh thu tăng trưởng 5,6%. Nhờ sản lượng tiêu thụ tăng tốt hơn nhiều và mặc dù giá bán bình quân giảm. Là đơn vị sử dụng khí để sử dụng điện, NT2 được hưởng lợi khi các nhà máy thủy điện gặp khó khăn trong năm ngoái và mưa lũ làm gián đoạn nguồn cung của một số nhà máy nhiệt điện trong Q3. Do đó tạo điều kiện cho NT2 tăng sản lượng điện tiêu thụ. Công ty chưa công bố lợi nhuận, ước tính LNST gần như không đổi. Dự báo năm 2016 là lợi nhuận tăng 12% với giả định không có lãi/lỗ tỷ giá cho nợ vay bằng EUR trong năm nay. Và giả định này là điều không chắc chắn. Công ty cũng cho thấy khả năng cổ tức tăng và kế hoạch tăng công suất vừa phải.

Định giá có vẻ khá hợp lý với P/E dự phóng là 7,3 lần. Tuy nhiên tăng trưởng có vẻ đạt mức tối đa mặc dù mức cổ tức (vốn đã hào phóng) nhiều khả năng tăng sẽ thu hút một số NĐT. Đây là một yếu tố khó dự đoán trong ngành này do đến cuối cùng chủ đề nhắc đến vẫn là tỷ giá.

NT2 ước tính doanh thu 2015 tăng trưởng 5,6% – Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 công bố một số ước tính sơ bộ KQKD năm 2015. Theo đó, công ty ước tính doanh thu thuần đạt 6,76 nghìn tỷ đồng. Như vậy, NT2 đã hoàn thành 113,7% kế hoạch doanh thu cả năm. Trong khi đó, công ty vẫn chưa công bố ước tính lợi nhuận, tuy nhiên, công ty cũng cho biết LNST cả năm 2015 nhiều khả năng đã vượt kế hoạch cả năm thông qua tại HĐCĐTN năm 2015.

Cho năm 2015, NT2 đã đặt kế hoạch doanh thu khá thận trọng, là 5,97 nghìn tỷ đồng (giảm 6,8% so với năm 2014), và mục tiêu LNTT là 660,7 tỷ đồng (giảm 29,2% so với năm 2014).

Sản lượng tiêu thụ điện nhiều khả năng tăng trưởng 15,5% thậm chí khi giá bán bình quân giảm 8,6% so với năm 2014 – Cho năm 2015, NT2 ước tính tổng sản lượng điện đạt 5,5 tỷ kWh (tăng trưởng 15,5%). Theo đó công ty đã hoàn thành 128% kế hoạch sản lượng điện cả năm, là 4,3 tỷ kWh (giảm 9,8% so với năm 2014). Tuy nhiên, có vẻ như giá bán bình quân trong năm nay (cho tổng sản lượng điện tiêu thụ theo hợp đồng PPA và trên thị trường phát điện cạnh tranh – CGM) là 1.229,9đ/kWh (giảm 8,6% so với năm 2014). Giá bán bình quân giảm có thể do giá khí đầu vào giảm. Theo công ty cho biết, giá khí vào thời điểm cuối năm đã giảm còn chỉ 4 USD/triệu BTU, giảm 33% so với mức giá vào đầu năm là 6 USD/triệu BTU. Công ty không công bố con số giá khí bình quân cho cả năm, dù vây ước tính giá khí đầu cả năm vào sẽ dao động quanh bình quân hai mức giá trên.

Cho năm 2015, ước tính LNST của NT2 đạt 938 tỷ đồng (tăng trưởng 0,6%) – Dựa trên ước tính doanh thu của công ty, HSC dự báo EBITDA đạt 2,03 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 16%). Và theo đó ước tính LNST là 938 tỷ đồng và EPS là 3.255đ. Theo đó, P/E 2015 chỉ là 8,2 lần. EV/EBITDA là 6,3 lần.

Cho năm 2016, ước tính doanh thu giảm 4% so với năm 2015 và lợi nhuận tăng trưởng 12,2% – Chúng tôi dự báo doanh thu 2016 là 6,5 nghìn tỷ đồng (giảm 4% so với năm 2015) và LNST là 1 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 12,2%). Các giả định bao gồm:

(1) Dự báo tổng sản lượng điện của NT2 sẽ giảm nhẹ còn 5,2 tỷ kWh, (giảm 5,4% so với năm 2015) tương đương 106,7% công suất thiết kế, là 4,8 tỷ kWh/năm (750 MWx6.500 giờ/năm);

(2) Ước tính giá bán bình quân là 1.248đ/kWh (tăng trưởng 1,5%); và

(3) Giá khí đầu vào giữ nguyên ở mức giá vào cuối năm 2015 là 4 USD/ triệu BTU, hay giảm 6,7% so với năm 2015;

(4) Không còn phân bổ lỗ tỷ giá trong quá trình xây dưng trong năm nay so với mức tương đương 66 tỷ đồng (giảm 47,5% so với năm 2014) hạch toán vào chi phí trong năm 2015.

Về tỷ giá, chúng tôi giả định tỷ giá VND/EUR sẽ biến động nhẹ so với mức cuối năm 2015 và tiền đồng giảm giá 5% so với đồng USD. Dự báo tỷ lệ chi phí quản lý và bán hàng trong doanh thu và thuế suất hiện hành sẽ không đổi. Theo đó, với những giả định này, dự báo EBITDA sẽ là 2,1 nghìn tỷ (tăng trưởng 4,8%) và LNST là 1 nghìn tỷ (tăng trưởng 12,2%). EPS 2016 theo dự báo sẽ là 3.650đ, theo đó P/E dự phóng 2016 là 7,3 lần. Với EV/EBITDA là 6,0 lần.

NT2 cũng thông báo kế hoạch trả cổ tức cao hơn

(1) Công ty có kế hoạch tăng tỷ lệ trả cổ tức từ mục tiêu ban đầu là 15% mệnh giá. Giả định NT2 tăng cổ tức tiền mặt lên 20% mệnh giá hay 2.000đ/cp, tỷ lệ cổ tức/giá khi đó sẽ ở mức hấp dẫn 7,5%;

(2) NT2 hiện đang thực hiện nghiên cứu khả thi để tăng công suất thêm 40 MW hay tăng 5,3% từ công suất thiết kế hiện tại là 750 MW;

(3) KQKD cuối cùng cho năm 2015 và kế hoạch cho năm 2016 sẽ được công bố sắp tới trong tháng 1.

Kết quả kinh doanh trong năm nay tốt. Định giá hợp lý – NT2 hiện có lợi thế là hợp đồng PPA thuận lợi, sản lượng tiêu thụ điện cao và ổn định và là doanh nghiệp sản xuất điện có danh tiếng tốt. Tuy nhiên, triển vọng cho tăng trưởng doanh thu lại hạn chế do yếu tố công suất trong khi đó kế hoạch năng công suất có vẻ cũng hạn chế. Và dĩ nhiên NT2 cũng chịu phụ thuộc lớn vào những biến động tỷ giá do mức nợ không đảm bảo cao. Mặt khác, với mức cổ tức cao và định giá hợp lý hơn, cổ phiếu NT2 vẫn là lựa chọn lý tưởng cho các NĐT ưa thích cổ tức.

———————————–

TDH: Chốt quyền mua cổ phiếu phát hành thêm tỷ lệ 2:1, giá 12.500 đồng

CTCP Phát triển Nhà thủ Đức (mã chứng khoán TDH) vừa thông báongày 21/1/2016 tới đây sẽ chốt quyền mua cổ phiếu phát hành thêm tỷ lệ 2:1. Theo đó, Nhà thủ Đức dự kiến phát hành gần 21 triệu cổ phần với giá phát hành 12.500 đồng/cổ phần cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 2:1. Hiện tại, giá cổ phiếu TDH quanh mức giá 13.200 đồng đến 13.700 đồng/cổ phiếu. Số tiền dự kiến huy động được sau đợt phát hành khoảng 262 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu về vốn để đẩy mạnh triển khai các dự án bất động sản tiềm năng và bổ sung vốn lưu động cho công ty. Hiện tại, Nhà Thủ Đức đang niêm yết và lưu hành gần 42 triệu cổ phiếu. Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) và tổ chức J.P. Morgan Securities Ltd là 2 cổ đông lớn của Nhà Thủ Đức nắm giữ tổng cộng 16,78% vốn điều lệ công ty.

———————————–

SVC: Quỹ đầu tư Thái Lan nâng sở hữu lên hơn 8%

Finansia Syrus Securities Public Company Limited vừa thông báo đã mua thêm 19.010 cổ phiếu SVC. Trước khi thực hiện giao dịch, quỹ đầu tư Thái Lan này đã nắm giữ 1.994.080 cổ phiếu, tương đương 7,984% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (mã SVC – HoSE). Finansia Syrus Securities Public Company Limited trở thành cổ đông lớn của Savico, nắm giữ 5,2% vốn Savico từ ngày 11/10/2015. Sau ba tháng trở thành cổ đông lớn, tổ chức này liên tục mua cổ phiếu SVC và hiện đã tăng sở hữu lên 2,04 triệu cổ phiếu, tương đương 8,06% vốn điều lệ.

4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

NHNN tiếp tục điều chỉnh tăng nhẹ tỷ giá trung tâm dù tỷ giá giảm trên thị trường liên ngân hàng

NHNN hôm nay tiếp tục tăng tỷ giá trung tâm của tiền Đồng với đồng USD thêm 2 đồng lên 21.913đ, theo đó trần tỷ giá hiện tăng lên 22.570đ. Trong khi đó, trên thị trường liên ngân hàng, giá USD giảm còn 22.424đ, giảm 0,1% và hiện tỷ giá VND/USD giao dịch thấp hơn trần tỷ giá 0,65%. Tỷ giá tiền đồng duy trì ổn định. Diễn biến này có thể là nhờ một số can thiệp, tuy nhiên cũng có thể là nhờ kiều hối và hiện đang gần thời gian cao điểm của các dòng kiểu hối chảy về nước. Thực tế, truyền thông đã đưa tin lượng kiều hối năm 2015 là khoảng 13 tỷ USD, tăng khiêm tốn so với năm ngoái.

Trong khi đó, NHTW Trung Quốc ấn định tỷ giá tham chiếu đồng NDT ở mức 6,5628 NDT/USD. Tỷ giá tham chiếu hàng ngày được xác định dựa trên tỷ giá đóng cửa của ngày trước đó trên thị trường Thượng Hải cũng như những thay đổi đối với tỷ trọng thương mại các đồng tiền. Tuy nhiên, giao dịch thị trường thực tế tại nước ngoài, đồng NDT đã tăng hôm nay khi có làn sóng can thiệp của chính phủ nỗ lực giải quyết với dòng đầu cơ ngày càng tăng. Mục đích ban đầu của sự can thiệp này là thu hẹp hoặc xóa bỏ chênh lệch giữa tỷ giá đồng NDT trong nước và nước ngoài, là động lực của các nhà đầu cơ và dĩ nhiên NHTW Trung Quốc muốn ngăn chặn xu hướng này.

———————————–

Triển vọng thu hút FDI trong năm 2016 được coi là còn sáng sủa hơn cả năm 2015 trong bối cảnh hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tiếp tục được ký kết và có hiệu lực, đặc biệt là TPP, mặc dù hơn 23 tỉ USD vốn đăng ký của năm 2015 đã là một con số kỷ lục.

Ngay trong những ngày đầu tiên của năm 2016 đã có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam. Công ty TNHH Maple (Singapore) đầu tư dự án nhà máy may có vốn đầu tư 110 triệu USD triển khai tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh. Dự án của Công ty United More SDN.Bhd (Malaysia) đã được Ban Quản lý Khu công nghệ cao TPHCM trao giấy chứng nhận đầu tư với vốn đầu tư khoảng 21 triệu USD. Năm 2016 dự báo là năm dành cho tên tuổi bán lẻ Nhật Bản 7-Eleven khi hãng đã ấp ủ chiến lược mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 4/2017.

Thị trường mua bán-sáp nhập (M&A) cũng đón cú hích đầu năm mới. Tập đoàn tài chính AON Holdings đã chi khoảng 450 tỉ won (380 triệuUSD), vượt qua các nhà đầu tư tài chính khác để giành quyền sở hữu tòa nhà cao nhất Việt Nam. Thương vụ thứ hai là siêu thị Metro Việt Nam đã chính thức về tay Tập đoàn Berli Jucker (BJC, Thái Lan) với giá trị 655 triệu EUR (khoảng 879 triệu USD). ANA Holdings – công ty điều hành hãng bay lớn nhất Nhật Bản sẽ trở thành cổ đông lớn của Vietnam Airlines sau thương vụ trị giá gần 110 triệu USD.

———————————–

Phú Quốc dự kiến trở thành đặc khu kinh tế vào năm 2020

Savills vừa công bố báo cáo thị trường BĐS Phú Quốc. Theo đó, Savills đánh giá Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam với nhiều bờ biển tuyệt đẹp và hệ sinh thái hoang sơ. Từ đây chỉ 1 đến 2 giờ bay từ các thị trường du lịch trọng điểm trong khu vực Đông Nam Á. Theo quy hoạch tổng thể tới năm 2030 sửa đổi, Phú Quốc sẽ có 3 khu đô thị lớn, 15 khu du lịch sinh thái, 2 khu du lịch phức hợp và 5 sân gold. Phú Quốc dự kiến sẽ trở thành đặc khu kinh tế (SEZ) vào năm 2020. Theo đó, diện tích dành cho các Khu phức hợp và du lịch sẽ chiếm lần lượt 14% và 6% tổng diễn tích của Phú Quốc, trong khi phần diện tích lớn nhất dành cho lâm nghiệp với tỷ lệ 51%.

Theo quan sát của Savills, hòn đảo này được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ có sân bay quốc tế Phú Quốc đi vào hoạt động từ năm 2012 và chính sách miễn thị thực 30 ngày cho người nước ngoài. Trong ba năm qua, doanh thu du lịch tăng trưởng 38% hàng năm, trong khi tổng lượng khách tăng 61% hàng năm.

———————————–

Xuất khẩu gạo năm 2015 đạt hơn 6,5 triệu tấn

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tháng 12/2015, nước ta đã XK được 760.993 tấn, trị giá 309,729 triệu USD (giá FOB). Như vậy, trong cả năm 2015, các doanh nghiệp đã XK được 6,568 triệu tấn gạo, trị giá FOB là 2,68 tỷ USD. So với năm 2014, lượng gạo xuất khẩu năm 2015 cao hơn trên 200 ngàn tấn, nhưng trị giá FOB lại thấp hơn trên 100 triệu USD. Giá gạo XK của Việt Nam hiện ở mức 350-360 USD/tấn (gạo 5% tấm), 340-350 USD/tấn (25% tấm), tương đương với giá gạo cùng loại của Thái Lan.

———————————–

Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ dự báo thua lỗ 23 tỷ USD năm 2015

Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ (SNB, ngân hàng trung ương) dự báo thua lỗ của cả năm 2015 sẽ vào khoảng 23 tỷ franc (23 tỷ USD), mà nguyên nhân chính do sự mất giá của các ngoại tệ mà ngân hàng nắm giữ. Theo đó, mức lỗ của SNB bao gồm 20 tỷ franc do các loại ngoại tệ mất giá và 4 tỷ franc do giá vàng sụt giảm. Tuy nhiên, mức lỗ của SNB phần nào được giảm bớt nhờ thu được 1 tỷ franc nhờ đồng nội tệ lên giá giá.

Tháng 6/2015, SNB buộc phải can thiệp để ổn định thị trường, do các nhà đầu tư lo sợ khủng hoảng ở Hy Lạp nên đổ xô đầu tư đồng franc Thụy Sĩ. Đồng franc tăng giá gây tác động xấu đến nền kinh tế Thụy Sĩ vốn coi xuất khẩu là ngành then chốt, do các mặt hàng sản xuất tại nước này sẽ trở nên đắt đỏ hơn trên thị trường quốc tế.

———————————–

Economist đưa quan điểm trái ngược với Bloomberg: Việt Nam sẽ tăng trưởng thua Lào và Campuchia

Theo mộ ủa EIU – đơn vị nghiên cứu thuộc The Economist, Việt Nam nằm trong top 10 nền kinh tế tăng trưởng lớn nhất thế giới năm nay. GDP Việt Nam được dự báo tăng xấp xỉ 7%, tương đương mục tiêu 6,7% mà Quốc hội đã đề ra cho năm 2016. Với tốc độ này, Việt Nam đứng thứ 9 trong nhóm nước có tốc độ tăng GDP nhanh nhất thế giới.

———————————–

Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK

Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.

Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224

Skype: dautu.cophieu

Email: dautucophieu68@gmail.com

Website: dautucophieu.net

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý