1. Nhận định thị trường:
VN-Index tiếp tục giảm 2,18 điểm (tương đương 0,39%), đóng cửa tại 557,87. Thanh khoản cũng sụt giảm với 100,5 triệu cổ phiếu khớp lệnh (-25%). VN-Index đã có nhịp bật tăng trong phiên, nhưng chưa thể vượt qua lực cản tại vùng 563-565 điểm, vùng có sự hiện diện của khoản gap hình thành trong phiên 08/01/2016.

Đồ thị VN-Index ngày 11/01/2016. Nguồn: Amibroker
Đồ thị nến có dạng Inverted Hammer, hàm ý đã có lực mua nhen nhóm xuất hiện, tuy chưa đủ sức để làm Vn-Index tăng điểm. Bên cạnh đó, MACD cũng đã cắt xuống đường tín hiệu và hai biên Bollinger Bands tiếp tục mở rộng ra. Đây là các tín hiệu kỹ thuật cho thấy khả năng đà giảm của VN-Index có thể tiếp diễn. Với các tín hiệu kỹ thuật trên, Nhật Cường cho rằng VN-Index có khả năng sẽ phải tiếp tục test lại vùng hỗ trợ 550-555 điểm trong phiên giao dịch sắp tới. Ngoài ra, lượng cổ phiếu giao dịch trong ngày 07/01 và 08/01 sẽ lần lượt về tài khoản trong lúc rủi ro ngắn hạn vẫn còn rất lớn khi các tín hiệu đảo chiều chắc chắn vẫn chưa hình thành. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn cần hạn chế tham gia bắt đáy ở thời điểm này. Tuy nhiên, Nhật Cường cũng nhận thấy áp lực bán đã có dấu hiệu suy giảm khi VN-Index đang giảm dần về các vùng hỗ trợ cho nên chỉ số chưa thể xuyên thủng vùng hỗ trợ ngắn hạn trong 1 – 2 phiên tới. Đồng thời, từ năm 2014 đến nay, VN-Index đã 5 lần giảm dưới vùng giá này nhưng sau đó tối đa 4 phiên sẽ hồi phục trở lại và thậm chí hình thành xu hướng tăng mạnh.
Trong kịch bản xấu, nếu ngưỡng hỗ trợ 555 điểm bị phá vỡ thì VN-Index có thể tạo các đáy thấp hơn tại các mức 552 và 535 điểm (tương ứng Fibonacci 61,8% và 78,6%). Với kịch bản VN-Index về đáy 535 điểm, đây là vùng hỗ trợ mạnh xuất hiện nhiều lực mua với chiến lược “buy on dip” (hiện tượng khi giá cổ phiếu rớt mạnh và nhà đầu tư vào mua bất chấp thiệt hại) đã diễn ra trong các sự kiện giảm mạnh trước đó như Biển Đông, giá dầu và phá giá đồng Nhân Dân Tệ. Do đó, Nhật Cường khuyến nghị nếu thị trường có yếu tố đột biến khiến VN-Index giảm về vùng hỗ trợ này thì đây chính là cơ hội mở ra vị thế mua rất tốt cho các nhà đầu tư.
Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức giảm xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và hạ mức kháng cự của hệ thống ở mức 574 điểm. Do đó, nhà đầu tư ngắn hạn tận dụng nhịp hồi phục kỹ thuật để hạ tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp và chưa nên tham gia bắt đáy khi rủi ro ngắn hạn vẫn còn rất lớn.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 11/01/2016:
Thị trường Chứng khoán Trung Quốc giảm tiếp hơn 5% trong chiều nay tác động mạnh lên VN-Index sau nhịp hồi phục vào phiên sáng,VN-Index ngày đầu tuần không giữ được mốc 560 điểm, đóng cửa tại 557.8 điểm (giảm 0.39%). HAG tăng trần và là cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh cao nhất HOSE ngày hôm nay, thanh khoản toàn sàn giảm đáng kể, độ rộng thị trường thu hẹp. Khối ngoại bán ròng 0.39 tỉ đồng trên cả hai sàn, VNM ETF discount 0.86%, FTSE ETF premium 1.41%.
Thị trường giảm cả về điểm số và thanh khoản, VN-Index giảm 0,36 điểm (-0,06%) xuống còn 559,69 điểm còn HNX-Index giảm nhẹ 0,19 điểm (-0,25%) xuống còn 76,22 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE đạt 1522,4 tỷ đồng (-21,1%) tương đương 106 triệu cổ phiếu trong khi giá trị giao dịch trên HNX đạt 317,5 tỷ đồng (-29,7%) tương đương 31,8 triệu cổ phiếu.
Thông tin tiêu cực từ thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục tác động mạnh đến thị trường Việt Nam. Các chỉ số đã có dấu hiệu hồi phục vào buổi sáng nhưng với việc chỉ số Shanghai Composite giảm mạnh hơn 5%, lực cung xuất hiện mạnh hơn khiến các cổ phiếu giảm giá trong đó có nhiều cổ phiếu lớn như SBT, STB, BVH, NTP, PVC, VCB, MSN, PVC, ACB…Mặc dù vẫn có một số cổ phiếu tăng khá như HAG, VIC, SSI, BID, PVS… nhưng số lượng cổ phiếu giảm giá vẫn chiếm ưu thế và khiến thị trường giảm điểm.
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên HNX và bán ròng trên HOSE với giá trị tương đương. Họ bán ròng 13,66 tỷ đồng trên HOSE chủ yếu tập trung vào mã VIC (-40,1 tỷ) ngoài ra các mã bị bán nhiều có SSI (-6,24 tỷ), ITA (-3,44 tỷ)…chiều ngược lại họ mua vào VCB(+8,56 tỷ), PAC (+6,58 tỷ), MSN (+5,45 tỷ), KBC (+5,28 tỷ). Trên HNX, khối ngoại mua ròng 13,27 tỷ với các mã được mua vào nhiều như PVS (+5,95 tỷ), IVS (+3,36 tỷ), PLC (+1,23 tỷ), SHB (+1,12 tỷ).
HAG đã tăng trần phiên hôm nay trước tin đồn về khả năng tái cấu trúc một phần nợ. Trước khi chạm đáy vào vài phiên gần đây, giá cổ phiếu HAG đã giảm liên tục trong vài tháng qua do lo ngại mức nợ cao trong khi giá hàng hóa cơ bản giảm. Tuy nhiên hiện tin đồn trên vẫn chưa được xác nhận.
Câu chuyện từ Trung Quốc vẫn chưa dừng lại khiến dòng vốn cả khối ngoại và khối nội cùng tỏ ra dè dặt đẩy rủi ro thị trường tiếp tục tăng cao. Các chỉ số sau khi rơi xuống dưới các mốc hỗ trợ ngắn hạn đều không cho tín hiệu về trạng thái hồi phục sẽ xuất hiện trong ngắn hạn. Hoạt động tìm đáy mới để tiến hành tích lũy có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong các phiên tới.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
BID: (HOSE – Kém khả quan) thông báo đạt LNTT công ty mẹ 7.036 tỷ đồng (tăng trưởng 16,20%) nhờ tăng trưởng tín dụng và huy động cao.
Căn cứ vào công bố LNTT công ty mẹ, con số lợi nhuận hợp nhất có thể sát dự báo. Công ty mới chỉ công bố một số kết quả kinh doanh riêng lẻ. Thực tế, mức tăng trưởng tín dụng và huy động được công bố cũng bao gồm cả các khoản vay và cho vay liên ngân hàng và các tài sản đầu tư chưa công bố số liệu cụ thể, do đó vẫn chưa thể tiến hành so sánh với các quý trước được. Tuy nhiên, có khả năng tăng trưởng cho vay Q4 có thể giảm tốc. Tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,71%.
Đánh giá Kém khả quan. BID cần sớm tăng vốn Cấp 1 nếu Ngân hàng muốn tiếp tục tăng trưởng do hệ số CAR chỉ dao động trên mức 9% trong khi đó Ngân hàng đã chạm trần đối với việc phát hành nợ thứ cấp để huy động vốn Cấp 2. Mức vốn cần huy động không phải là con số nhỏ do yêu cầu tuân thủ quy định của Basel 2 có thể áp dụng trong năm nay. Đồng thời, hệ số LDR thuần cao và lãi dự thu lớn hơn mức bình quân là những vấn đề khác mà Ngân hàng cần giải quyết. Không có yếu tố thúc đẩy giá rõ ràng trong hiện tại mặc dù định giá cổ phiếu Ngân hàng đã giảm trong những tháng gần đây về mức hợp lý hơn.
BID đã công bố ước tính sơ bộ LNTT chưa hợp nhất cho riêng Ngân hàng – Sát với kế hoạch cả năm của Ngân hàng. Theo đó, LNTT công ty mẹ của BID là 7.036 tỷ đồng (tăng trưởng 16,20%), tương đương 93,81% kế hoạch lợi nhuận hợp nhất cả năm, là 7.500 tỷ đồng (tăng trưởng 19,10%).
Tăng trưởng tín dụng và tài sản đầu tư tăng trưởng 22% đạt 799 nghìn tỷ đồng – Tăng trưởng tín dụng theo định nghĩa ở đây có thể bao gồm cho vay khách hàng, cho vay liên ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp và các giao dịch ủy thác khác. Ngân hàng cũng bao gồm các tài sản đầu tư vào tăng trưởng tín dụng. Ngân hàng chưa công bố các thông tin cụ thể về cơ cấu tín dụng và với khả năng tài sản đầu tư giảm, việc đánh giá tăng trưởng riêng mảng cho vay khách hàng của BID là không thể. Trong 3 quý đầu năm 2015, BID báo cáo tăng trưởng 23,47% cho vay khách hàng, đạt 550 nghìn tỷ đồng, trong đó 6,70% đến từ MHB. Và 16 -17% tăng trưởng còn lại đến từ BID. Như vậy, tài sản đầu tư thực tế đã giảm hoặc cho vay khách hàng đã giảm tốc trong Q4/2015.
Tổng huy động tăng trưởng 26% đạt 793 tỷ đồng – Tổng huy động theo định nghĩa ở đây bao gồm huy động khách hàng, huy động liên ngân hàng và các khoản vay từ các ngân hàng khác và các giấy tờ có giá. Thông tin chi tiết về cơ cấu tăng trưởng huy động cũng chưa được công bố và thay vào đó Ngân hàng chỉ thông báo con số tăng trưởng huy động chung. BID báo cáo tăng trưởng huy động khách hàng đạt 23,30% tính đến Q3/2015 đạt 543 nghìn tỷ đồng. Trong đó, 6,65% tổng tăng trưởng đến từ MHB.
Hệ số LDR thuần vẫn rất cao – Hệ số LDR thuần vào cuối Q3 là 101%. Và giả định cho vay và huy động cho cả năm tăng trưởng với tốc độ tương đương nhau, khi đó hệ số LDR thuần cả năm sẽ là khoảng 100%. Tuy nhiên, theo quy định của Thông tư 36, hệ số này sẽ thấp hơn nhiều mặc dù định nghĩa này có vẻ không dựa trên các định nghĩa quốc tế tương đương khác.
Tỷ lệ NPL giảm xuống chỉ còn 1,71% – Tỷ lệ NPL sau xử lý theo báo cáo là 1,71% giảm từ 2,03% năm 2014. Và tỷ lệ này cũng thấp so với con số trước đó là 2,03% tính đến cuối Q3/2015. Chưa có thông tin hỗ trợ, khó để kết luận liệu tỷ lệ nợ xấu giảm chủ yếu nhờ tăng xử lý nợ xấu, tăng trưởng nhanh của dư nợ hay tăng hoán đổi với VAMC. Và có thể là kết hợp các nguyên nhân này. Trong 9 tháng đầu năm 2015, BID ước tính đã hoán đổi khoảng 11 nghìn tỷ đồng nợ xấu với VAMC tương đương 2,05% tổng dư nợ Q3/2015. Trong số các NHTMCP, tính đến hết Q3/2015, BID đã thưc hiện hoán đổi nhiều nợ xấu hơn cả VCB (1,41% tổng dư nợ) và CTG (1,66% tổng dư nợ). Và như vậy theo đó chi phí dự phòng sẽ tiếp tục tăng trong một vài năm tới. Dự báo tổng chi phí dự phòng của BID năm 2015 là 8.373 tỷ đồng (tăng 18,14% so với năm 2014). Lãi dự thu của BID đã ở mức khá cao, là 1,77% nợ nhóm 1 tính đến Q3/2015. Và số lãi dự thu này có thể đến từ các khoản vay cơ sở hạ tầng hay đầu tư trái phiếu, tuy nhiên cũng có thể cho rằng dư nợ Nhóm 1 bao gồm một số nợ kém chất lượng.
Hệ số CAR có thể chỉ trên 9% vào cuối năm. BID cần nhanh chóng huy động vốn để duy trì tăng trưởng – Ước tính hệ số CAR của BID có thể chỉ trên 9% một chút vào thời điểm hiện tại (theo Thông tư 36, NHNN yêu cầu hệ số CAR tối thiểu là 9%). Sự suy giảm của hệ số CAR có vẻ là do Ngân hàng chưa thực hiện xong việc phát hành riêng lẻ cho một đối tác chiến lược trong năm 2015 theo kế hoạch ban đầu đồng thời do tăng trưởng tín dụng cao. Và BID cũng là ngân hàng đã niêm yết duy nhất đã chạm trần mức cho phép của phát hành nợ thứ cấp làm vốn Cấp 2. Chúng tôi biết rằng BID đã phát hành khoảng 3.300 tỷ đồng trái phiếu không đảm bảo dài hạn trong 6 tháng đầu năm 2015, tuy nhiên Ngân hàng chỉ ghi nhận 1.500 tỷ đồng số tiền huy động từ phát hành này là vốn Cấp 2 trong năm 2015 do vượt mức trần quy định (các khoản vay thứ cấp trong nợ Cấp 2 không được vượt quá 50% tổng vốn Cấp 1). Có nghĩa là Ngân hàng cần nhanh chóng tăng vốn sở hữu và khi đó Ngân hàng có thể ghi nhận toàn bộ giá trị còn lại từ phát hành nợ thứ cấp trước đó để tăng vốn.
Cho năm 2016, Dự báo LNTT sẽ là 7.785 tỷ đồng, tăng trưởng 3,60% – Dự báo dựa trên các giả định (1) tăng trưởng cho vay khách hàng là 16% và tăng trưởng huy động khách hàng 18%, theo đó hệ số LDR thuần giảm nhẹ; (2) dù vậy tỷ lệ NIM tăng 0,15% lên 3% nhờ tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân tốt và (3) tổng chi phí dự phòng sẽ tăng 24,66% so với năm 2015 lên khoảng 10.438 tỷ đồng. Dự báo BID sẽ phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho một đối tác chiến lược trong năm 2016. Theo đó, EPS và ROE sẽ chịu tác động của phát hành pha loãng. Lặp lại đánh giá Kém khả quan.
————————————–
PVS: Nếu giả định giá dầu thô ở mức 30 USD/thùng, tổng mức sinh lời giảm mạnh và thay đổi khuyến nghị thành phù hợp với thị trường.
KQKD 9 tháng 2015 giảm: Quý 3 có mức doanh thu của mảng Tàu kỹ thuật dầu khí (OSV) & Dịch vụ căn cứ cảng thấp hơn dự kiến, do mức sụt giảm mạnh trong hoạt động thăm dò và khai thác. Dù vậy, mảng Dịch vụ cơ khí dầu khí (M&C) diễn biến tích cực, cũng như lãi tỷ giá trở thành vị “cứu tinh”. Giá dầu thô thấp sẽ ảnh hưởng lợi nhuận trong tương lai và tác động đến giá trị định giá: Lợi nhuận năm 2016 sẽ chịu ảnh hưởng của việc giá dầu thô lao dốc.
Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận tiêu cực đã được phản ánh trong giá và lợi suất cổ tức hấp dẫn: Cổ phiếu PVS đang giao dịch với PER dự phóng 6,9 lần, so với mức PER dự phóng trung bình đã điều chỉnh là 12,7 lần. Với mức giá hiện tại, PVS đang có mức lợi suất cổ tức hấp dẫn 8,2%.
Các nhà đầu tư có thể đang chờ đợi do xu hướng kỹ thuật tiêu cực trong trung hạn: giá cổ phiếu sẽ duy trì giá trị trong dài hạn. Tuy nhiên, xu hướng kỹ thuật trong trung hạn của cổ phiếu này vẫn tiêu cực, các NĐT có thể đang chờ đợi cổ phiếu này đạt ngưỡng hỗ trợ trung hạn 12.000 đồng, hoặc cho đến khi xu hướng cải thiện trước khi mua cổ phiếu.
————————————–
DBC: Năm 2015 ước lãi 252,6 tỷ đồng, vượt 16% kế hoạch Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) công bố các chỉ tiêu kết quả kinh doanh ước tính năm 2015. Theo đó, doanh thu toàn Tập đoàn đạt 8.688 tỷ đồng, tăng 726 tỷ đồng, tương đương vượt 9% so với kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt: 283,9 tỷ đồng, tăng 26,3 tỷ đồng, tương đương vượt 10,2%. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt: 252,6 tỷ đồng, tăng 35,4 tỷ đồng, tương đương vượt 16% so với kế hoạch năm 2015. Năm 2015, hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Có được kết quả trên một phần nhờ vào thị trường thực phẩm ổn định ở mức cao trong thời gian dài, người chăn nuôi mở rộng quy mô chăn nuôi và có lợi nhuận, tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất thức ăn, con giống và chăn nuôi tập trung nâng cao sản lượng tiêu thụ sản phẩm. Năm 2016, được dự báo là năm có nhiều thách thức lớn đối với ngành chăn nuôi, khi Việt Nam đã chủ động hội nhập sâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua việc tham gia các hiệp định thương mại xuyên thái bình dương (TPP), hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (FTA)… HĐQT định hướng làm ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hợp lý nhất, nhằm phát triển bền vững ổn định.
————————————–
RDP: Thông qua phát hành trên 2,24 triệu CP Công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông (RDP) thông báo Nghị quyết HĐQT thông qua phương án phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu từ thặng dư vốn như sau: Theo đó, Hội đồng quản trị thống nhất phát hành 2.241.730 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 7:1. Cổ phiếu phát hành không bị hạn chế chuyển nhượng; Mục đích phát hành: Tăng vốn điều lệ. Về cổ phiếu lẻ phát sinh khi phát hành, Hội đồng quản trị thống nhất là chia cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu sẽ sẽ được làm tròn xuống hàng đơn vị. Cổ phiếu lẻ hàng thập phân (nếu có) sẽ được sử dụng vào cổ phiếu phục vụ chương trình cổ phiếu thưởng hoặc cổ phiếu ESOP.
————————————–
Vinamotor: Toàn bộ 97.7% số lượng cổ phiếu Vinamotor trong đợt bán đấu giá ngày hôm nay đã được bán cho một NĐT trong nước với giá 14.612đ/cp.
Kết quả đấu giá Vinamotor nói chung đúng như kỳ vọng với số lượng NĐT tham gia hạn chế. NĐT chiến thắng cũng có lợi ích liên quan trong ngành ô tô. Vinamotor có vẻ sẽ đạt KQKD khả quan hơn dự kiến cho 2015 nhờ số lượng xe bán đạt cao. Kế hoạch của NĐT đấu giá thành công cổ phần Vinamotor vẫn chưa được công bố. Hiện vẫn chưa rõ cổ đông thiểu số mua cổ phần trong lần đấu giá đợt trước (diễn ra không mấy thành công) sẽ bán ra cổ phần như thế nào.
Giá đấu thành công là 14.612đ/cp – Sáng nay, phiên đấu giá 85,6 cổ phần (97,7% cổ phần) Vinamotor đã được tổ chức. Tổng giá trị số cổ phần theo giá đấu thành công là 1.250,515 tỷ đồng (55,58 triệu USD) và NĐT đấu giá thành công là Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam. Trong khi đó NĐT còn lại bỏ giá thấp hơn đúng 2 triệu đồng (1.250,513 tỷ đồng) so với mức giá đấu thành công. Có 3 doanh nghiệp đã nộp hồ sơ đấu giá gồm Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam (N.A Motor), CTCP Phát triển TN (TN) và Thành Công Group nhưng chỉ có N.A Motor và TN đủ điều kiện tham gia đấu giá.
N.A Motor có một số lợi ích liên quan trong ngành ô tô – Được thành lập vào năm 2005, N.A Motor chuyên về phân phối ô tô & xe máy, phụ tùng, bảo hiểm phương tiện cũng như bảo dưỡng sửa chữa. Công ty hiện đang mở rộng hoạt động sang lĩnh vực BĐS. N.A Motor có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng đã cam kết biến Vinamotor thành doanh nghiệp sản xuất và phân phối ô tô hàng đầu. Tuy nhiên lợi nhuận 6T 2015 vẫn khá khiêm tốn là 8,4 tỷ đồng nhưng vẫn cao hơn nhiều lần so với mức 1,2 tỷ đồng năm 2014. Ngoài ra, N.A Motor là cổ đông chiến lược của Hafasco (Công ty Thương mại Thời trang Hà Nội) với 21% cổ phần và và nắm 13% cổ phần Cảng Sài Gòn.
Vinamotor là công ty lớn trong lắp ráp & phân phối xe bus & xe tải – Vinamotor sản xuất & lắp ráp xe bus (từ 23-52 chỗ) và xe tải loại nhỏ & trung bình (trọng tải dưới 10 tấn) với thương hiệu Vinamotor & Transinco. Công ty đã hợp tác với Hyundai để lắp ráp và phân phối xe. Công ty còn lắp ráp xe gắn máy; sản xuất phụ tùng ô tô và phân phối ô tô. Công ty còn có nhiều khoản đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính thể hiện ở doanh thu HĐ tài chính cao với tổng cộng 5 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 11 công ty con, 16 công ty liên kết và 2 liên doanh.
Vinamotor đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu 4,63% và LNTT 42,46% – kế hoạch doanh thu là 871 tỷ đồng (tăng trưởng 4,63%) và LNTT là 72 tỷ đồng (tăng trưởng 42,46%). Kế hoạch đề ra là dễ dàng đạt được với doanh thu 6T đạt 378,5 tỷ đồng (hoàn thành 43,45% kế hoạch) và LNTT là 55 tỷ đồng (hoàn thành 76,38% kế hoạch). Tỷ suất LN gộp 6T 2015 là 7,58% và tỷ suất LNTT là 14,5%. Tỷ suất LNTT cao hơn tỷ suất LN gộp do đóng góp cao từ doanh thu HĐ tài chính từ nhiều khoản đầu tư của công ty.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên truyền thông, Chủ tịch của Vinamotor, cho biết 9T đầu năm, doanh thu đạt 633,2 tỷ đồng (hoàn thành 72,7% kế hoạch) còn LNTT đạt 70,4 tỷ đồng (hoàn thành 97,8% kế hoạch). Tỷ suất LNTT 9T đầu năm tăng lên 11,1%; tăng so với mức 6,07% cùng kỳ.
Công ty nhiều khả năng sẽ vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm – Ước tính công ty đạt LNTT là 85 tỷ đồng; theo đó EPS đạt 971đ. Với giá đấu thành công là 14.612đ/cp, Vinamotor có P/E dự phóng 2015 là 15 lần. Tỷ lệ cổ tức 2015 là 6,5% trên mệnh giá.
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ tăng nhưng tỷ giá liên ngân hàng hôm nay đóng cửa giảm
NHNN tiếp tục tăng tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ lên 21.911đ, tăng 2 đồng so với thứ 6 tuần trước. Trong khi đó, trên thi trường liên ngân hàng, tỷ giá hôm nay lại đóng cửa giảm xuống 22.446đ, giảm 0,15% và hiện giao dịch thấp hơn 0,54% so với trần tỷ giá. Diễn biến hôm nay tiếp tục xu hướng giao dịch ổn định trong tuần trước thậm chí khi đồng NDT mất giá 1,4%.
Trong khi đó, hôm nay thứ Hai, NHTW Trung Quốc ấn định tỷ giá tham chiếu của đồng NDT ở mức 6,5626 NDT/USD, và đây là ngày thứ hai liên tiếp tỷ giá tham chiếu đồng NDT tăng. Và tỷ giá này thấp hơn tỷ giá NDT giao ngay không chính thức là 6,5938 NDT/USD.
Dù vậy, đồng NDT đóng cửa vẫn giảm. Có vẻ như thị trường vẫn cho rằng mặc dù tỷ giá diễn biến tăng trở lại, Chính phủ Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục duy trì tỷ giá thấp với mong muốn tỷ giá sẽ biến động theo diễn biến thị trường hơn.
————————————–
Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã chính thức khai mạc tại Hà Nội: Hội nghị lần này sẽ bàn về các nội dung: Thảo luận, thông qua chủ trương ký Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); tiếp tục hoàn thiện công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII và chuẩn bị nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa XII; thông qua dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội XII.
————————————–
Bán tháo tái diễn, chứng khoán Trung Quốc lao dốc 5%: Làn sóng bán tháo của chứng khoán Trung Quốc tái diễn trở lại sau phiên hồi phục cuối tuần trước. Chỉ số CSI 300 mất 5,03%, Shanghai Composite cũng rớt tới 5,22%. Mặc dù trong tuần này Trung Quốc đã ngừng áp dụng thiết bị ngắt giao dịch tự động nhưng nhà đầu tư vẫn tiếp tục lo lắng về khả năng xử lý các biến động trên thị trường tài chính của nước này.
————————————–
Giá vàng miếng tiếp tục tăng
Khởi đầu tuần mới, giá vàng miếng trên thị trường tiếp tục đi lên theo xu hướng của các phiên cuối tuần trước. Chênh lệch với vàng thế giới vẫn được neo ở mức 3,1 triệu đồng mỗi lượng. Tại Hà Nội vàng SJC được giao dịch ở ngưỡng 32,86 – 33,16 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).
————————————–
Giá dầu tiếp tục giảm mạnh
Sau khi điều chỉnh khá mạnh phiên cuối tuần trước, hiện giá dầu tiếp tục giảm mạnh hướng về mốc 32 USD/thùng. Hiện dầu WTI giảm xuống mức 32,44 USD/thùng, dầu Brent cũng giảm 2,68% xuống còn 32,65 USD/thùng.
————————————–
Công ty năng lượng lớn nhất hành tinh chuẩn bị IPO
Trả lời phỏng vấn The Economist, Hoàng tử Mohammed bin Salman cho biết, Ả Rập Xê út đang xem xét kế hoạch bán cổ phần tại Saudi Arabian Oil Co, hay còn gọi là Aramco, công ty năng lượng thuộc sở hữu nhà nước, kiểm soát hơn 1/10 thị phần dầu mỏ trên toàn cầu. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra trong vài tháng tới.
5. Sự kiện nổi bật ngày mai (12/01/2016):
VFG: (Sàn HSX) Tạm ứng chi trả cổ tức đợt 2 năm 2015 bằng tiền, 1.000đồng/cp
————————————–
Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net