DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Nhận định thị trường ngày 10/12/2015 gồm cập nhật tỷ giá, BMI, KDC, DPR, NTP

Lượt xem: 13,469 - Ngày:
Chia sẻ
Đồ thị VN-Index ngày 09/12/2015

Đồ thị VN-Index ngày 09/12/2015. Nguồn: Amibroker

1. Nhận định thị trường:

Cây nến đỏ đặc dài xuất hiện đã phần nào phủ nhận sự hình thành của mẫu hình nến đảo chiều “bullish engulfing”, qua đó làm tăng rủi ro chỉ số có thể tiếp tục suy giảm và phá vỡ mốc điểm thấp nhất được tạo thành trong phiên trước đó, bởi đường giá vẫn đang phải chịu sức ép không nhỏ từ nhóm MA ngắn hạn đang hướng xuống ngày một gần trong bối cảnh đường Momentum đã quay lại xu hướng giảm, còn đường ADX tiếp tục xác lập thêm đỉnh cao mới ở trên ngưỡng 65 trong sự phân kỳ của 2 đường DI. Mặc dù vậy, xét diễn biến của các chỉ báo kỹ thuật khác thì có một số nét tích cực đáng chú ý, cụ thể, nhóm chỉ báo dao động (William%R, RSI và STO) và đường MFI vẫn đang trong xu hướng đi lên từ vùng quá bán. Thêm vào đó, đường MACD tiếp tục nhích lên và chỉ còn khoảng cách không đáng kể với đường tín hiệu. Điều này hàm ý khả năng giao cắt của đường MACD lên trên đường tín hiệu nếu chỉ số có diễn biến tích cực trong những phiên kế tiếp. Do đó, Nhật Cường cho rằng khả năng chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định các vùng hỗ trợ 560 điểm. Đồng thời, theo hệ thống chỉ báo kỹ thuật, Nhật Cường cũng thấy rằng mức độ rủi ro ngắn hạn ở mức thấp tại vùng giá hiện tại và áp lực bán suy yếu dần tại các nhịp giảm cho thấy khả năng giảm sâu dưới các vùng hỗ trợ trên được đánh giá thấp cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn cần hạn chế bán tháo bằng mọi giá ở các nhịp giảm.

Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức giảm xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và giữ mức kháng cự của chỉ số VN-Index ở mức 581.5 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn vẫn nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn và không nên bán tháo ở vùng giá hiện tại. Đồng thời, nếu nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao thì có thể cân nhắc giải ngân tỷ trọng thấp ở các cổ phiếu đã xác nhận xu hướng tăng.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 09/12/2015:

Thị trường quay trở lại trạng thái giảm điểm mạnh sau phiên bật tăng hưng phấn ngày hôm qua. Tác nhân chính gây ra sự sụt giảm lại đến từ nhóm bluechips vốn hóa lớn, điển hình là các mã thuộc ngành dầu khí và ngân hàng. Trong rổ Vn30, số mã giảm điểm chiếm ưu thế với 25 mã trong khi chỉ có 5 mã tăng điểm. Khối nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục chuỗi phiên bán ròng mạnh trên cả hai sàn với gái trị đạt hơn 200 tỷ đồng. Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân giao dịch vẫn kém, với hơn khi 22% giá trị giao dịch phiên hôm nay thuộc về các giao dịch thỏa thuận. Như vậy, tổng giá trị giao dịch giảm 10% xuống còn 101,1 triệu USD. Với xu hướng tăng của nhóm logistic phiên hôm qua, có trên 2,4 triệu cổ phiếu GMD giao dịch, chủ yếu qua hình thức thỏa thuận. Tuy nhiên, mã này vẫn giảm 1,8%, tương đối thấp nếu so với mức tăng 5% phiên hôm qua.

Các chỉ số giảm điểm trở lại sau phiên tăng mạnh hôm qua, kết phiên hôm nay VN-Index giảm 8,95 điểm (-1,56%) xuống 565,2 điểm, còn HNX-Index cũng giảm 0,54 điểm (-0,67%) xuống 79,6 điểm. Thanh khoản giảm nhẹ, giá trị giao dịch trên HOSE đạt 1850,3 tỷ đồng (-4,1%) tương đương 107,4 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch trên HNX đạt 425,3 tỷ đồng (-28,6%) tương đương 38,8 triệu cổ phiếu.

Thị trường chỉ tăng điểm được một phiên, sang phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng VCB, CTG, BID, STB, nhóm cổ phiếu dầu khí GAS, PVD, PVS, PVC.. và các cổ phiếu lớn như VNM, FPT, VIC, MSN, NT2, NTP …giảm giá trở lại kéo các chỉ số xuống dưới mức tham chiếu. Đà giảm giá lan rộng trên cả các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, trên sàn HOSE chỉ có 56 mã tăng giá trong khi có 165 mã giảm giá, còn trên HNX có 72 mã tăng giá và 118 mã giảm giá.

Lực bán ròng lớn của khối ngoại trong phiên này tiếp tục là nguyên nhân chính khiến thị trường giảm điểm mạnh trở lại, họ bán ròng 301,34 tỷ đồng trên HOSE và 25,65 tỷ đồng trên HNX. Trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung bán ròng mạnh các mã cổ phiếu lớn như VIC (- 43,4 tỷ), PVD (-31,4 tỷ), VCB (-27,3 tỷ), STB (-17,7 tỷ), MSN (-15,3 tỷ), HAG (-15,3 tỷ), BVH (-11,2 tỷ), HQC (-21 tỷ), HSG(-15,7 tỷ) còn trên HNX, các mã bị bán ra nhiều có PVS (-20,4 tỷ), SHB (-5,2 tỷ), VCG (-4,4 tỷ)

3. Thông tin Doanh nghiệp:

BMI: Là một trong 3 doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam với hơn 20 năm hoạt động, BMI đã khẳng định được vị thế vững mạnh trên thị trường Việt Nam bằng thương hiệu uy tín, quen thuộc với người Việt và mạng lưới kinh doanh rộng khắp.

Kế hoạch 2015, hướng tới mục tiêu tăng trưởng hiệu quả và bền vững.

KQLN quý 3 của BMI tăng trưởng tương đối khả quan nhờ vào việc thắt chặt chi phí và tăng lợi nhuận HĐ đầu tư.

KQLN quý 3 của BMI tăng trưởng tương đối khả quan nhờ vào việc thắt chặt chi phí và tăng lợi nhuận HĐ đầu tư.

Năm 2014, BMI hoàn thành vượt kế hoạch đề ra với tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 2.910 tỷ đồng, bằng 106,5% kế hoạch, tăng 13% so với năm 2013; doanh thu HĐ tài chính đạt 171 tỷ đồng, bằng 144% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt 145 tỷ đồng bằng 120% kế hoạch, tăng 38% so với năm 2013.

BMI dự báo thị trường BHPNT năm 2015 sẽ tăng trưởng tốt do nền kinh tế trên đà hồi phục, tuy nhiên cũng nhìn nhận sự cạnh tranh trong ngành sẽ diễn ra quyết liệt hơn, do vậy BMI khá thận trọng khi đề ra kế hoạch cho năm 2015, hướng đến mục tiêu phát triển “hiệu quả và bền vững”. Theo đó, BMI đặt kế hoạch tổng doanh thu 2015 đạt 3.113 tỷ đồng, tăng 7%; lợi nhuận trước thuế đạt 170 tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2014.

Về HĐKD Bảo hiểm:

Trong 3Q2015, doanh thu phí bảo hiểm (Gross written premium-GWP) đạt 2.328 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kì năm ngoái (3Q14), đạt 75% kế hoạch cả năm (3.113 tỷ đồng). Trong đó doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 2.063 tỷ đồng tăng 3,9% so với 3Q14, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình ngành (14%) trong cùng kì.

Lợi nhuận gộp của HĐKD Bảo hiểm đạt 95 tỷ đồng, thấp hơn 25% so với cùng kì năm ngoái, nguyên nhân là do doanh thu thuần HĐKD bảo hiểm (Net written premium-NWP) của BMI trong 3Q15 tăng 9,5%, nhưng tổng chi phí HĐKD bảo hiểm tăng 12,5%, trong đó, chi phí bồi thường tăng 11% và chi phí hoa hồng tăng 48%.

Tỷ lệ bồi thường gốc của BMI trong 3Q15 là 44%, vẫn cao hơn ngưỡng chấp nhận được của thị trường (40%). Tỷ lệ kết hợp (combined ratio)- được coi là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, tỷ lệ này nếu trên 100% có nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh không hiệu quả, lỗ về mặt nghiệp vụ bảo hiểm. Tỷ lệ kết hợp của BMI đến 3Q15 là 99,5%, BMI gần như hòa vốn ở hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Chính vì vậy, dù lợi nhuận gộp của HĐKD bảo hiểm 3Q15 đạt 95 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận thuần HĐKD bảo hiểm chỉ đạt 8 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kì năm ngoái.

Tuy HĐKD bảo hiểm trong 3Q15 không khả quan, nhưng có thể thấy một số dấu hiệu tích cực của BMI trong công tác thẩm định rủi ro, tái cơ cấu vào các nhóm nghiệp vụ có hiệu quả cao, giảm tỉ trọng các nhóm nghiệp vụ có hiệu quả thấp cụ thể là BH tai nạn và y tế (tỷ lệ bồi thường năm 2014 là 73%), thắt chặt kiểm soát chi phí (chi phí quản lý doanh nghiệp trong 3Q15 đã giảm 11% so với cùng kì, riêng quý 3 giảm 74% so với quý 3 năm trước).

—————————————————————————————————————

KDC: Cổ phiếu KDC tăng dần nhờ thực hiện kế hoạch mua vào cổ phiếu quỹ

Cổ phiếu KDC đã tăng 20% kể từ khi công ty thực hiện kế hoạch mua vào cổ phiếu – Cổ phiếu KDC tăng đạt 28.200đ/cp hôm nay, tăng 20% kể từ ngày 16/11. KDC trong quá trình mua lại 29,5 triệu cổ phiếu quỹ với giá mua tối đa là 30.000đ/cp. Đợt mua gần đây nhất theo đăng ký là ngày 17/11 đến ngày 16/12. Đóng phiên giao dịch hôm qua, công ty đã mua vào 19,046 triệu cổ phiếu và có vẻ như công ty có thể đã mua vào thêm một triệu cổ phiếu nữa hôm nay. Theo đó, tổng số cổ phiếu mua vào tổng cộng xấp xỉ 20 triệu cổ phiếu.

Gần một phần ba số cổ phiếu còn lại theo kế hoạch sẽ được mua vào trong 5 ngày tới – Theo đó, công ty có thể mua tối đa 9,5 triệu cổ phiếu còn lại trong 5 ngày giao dịch tới. Tính bình quân gần 2 triệu cổ phiếu mỗi ngày. Hiện tại, kể từ ngày 17/11, KLGD bình quân ngày của cổ phiếu vào khoảng 1,7 triệu cổ phiếu. Và do đó giả định KLGD này vẫn được duy trì trong những ngày tới, số lượng cổ phiếu cần mua vào sẽ tương đương 100% KLGD hàng ngày hiện tại. Dĩ nhiên, mức trần 30,000 đồng là yếu tố cản trở giá tăng quá cao và thực tế là mức này chỉ cao hơn 6,3% giá hiện tại. Do đó, khả năng giá cổ phiếu tăng mạnh là hạn chế. Và có khả năng các nhà đầu cơ ngắn hạn có thể bán ra trong những ngày tới. Với lo sợ rằng cổ phiếu sẽ giảm trở lại về điểm khởi đầu khi kế hoạch mua lại cổ phiếu sẽ kết thúc trong tuần tới.

Sau đợt mua lại cổ phiếu này, tỷ lệ cổ phiếu giao dịch tự do sẽ giảm đáng kể, xuống thấp hơn 30% – 29,5 triệu cổ phiếu mua vào theo kế hoạch này tương đương 12,5% tổng số cổ phiếu đang lưu hành hiện tại. Sau đợt mua vào này và giả định công ty sẽ mua thành công toàn bộ số cổ phiếu như dự kiến, tổng số cổ phiếu đang lưu hành sẽ giảm còn 206.661.441 cổ phiếu. Trong đó, theo ước tính của chúng tôi, thành viên gia đình sáng lập chính thức nắm giữ 79,6 triệu cổ phiếu hay 38,5% dựa trên tổng số cổ phiếu lưu hành mới. Và nếu tính cả những người bên liên quan, gia đình sáng lập trên thực tế có thể sở hữu hơn 70% cổ phần. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ cổ phiếu giao dịch tự do sẽ ít hơn 30%, trong đó NĐTNN nắm giữ 23,5%.

Kế hoạch này có thể làm giảm tiền mặt 885 tỷ đồng – Số tiền tối đa cần thiết để mua vào 29,5 triệu cổ phiếu với giá 30.000đ/cp là 885 tỷ đồng. Tính đến cuối ngày 30/9, tổng dư tiền mặt của công ty theo báo cáo là 4.446 tỷ đồng. Do đó, nếu thị trường có mong đợi sẽ có thêm một đợt mua vào cổ phiếu nữa thì cũng là hợp lý.

Định giá hợp lý – Trong 9 tháng đầu năm 2015, KDC báo cáo doanh thu thuần hợp nhất là 2.692 tỷ đồng, giảm 26,6% so với cùng kỳ do không còn doanh thu mảng bánh kẹo trong Q3. Và LNST là 5.142 tỷ đồng, tăng 103,4% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ ghi nhận lợi nhuận tài chính đáng kể, là 5.040 tỷ đồng từ bán 80% cổ phần của Kinh Đô Bình Dương. Theo đó, KDC có vẻ sẽ hoàn thành kế hoạch kinh doanh cả năm. Dự báo doanh thu thuần 2015 của KDC sẽ là 2.737 tỷ đồng, giảm 44,7% so với năm 2014 và LNST là 5.282 tỷ đồng, tăng trưởng 884,6%. Cổ phiếu KDC hiện giao dịch với EV/EBITDA là 17,1 lần và P/B là 1 lần, là mức định giá hợp lý. Lặp lại đánh giá nắm giữ.

—————————————————————————————————————

DPR: Bất chấp giá cao su giảm sâu, 11 tháng đã vượt 4% kế hoạch cả năm 2015

CTCP Cao su Đồng Phú (mã CK: DPR) công bố tình hình sản xuất kinh doanh tháng 11/2015. Theo đó trong tháng 11/2015 công ty đã giao bán được hơn 2.631 tấn mủ cao su, với giá bình quân 28,4 triệu đồng/tấn – Đây là mức giá thấp nhất trong vòng 11 tháng qua theo đó riêng tháng 11/2015 công ty ước đạt hơn 83 tỷ đồng doanh thu và 5,5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Giá bán cao su bình quân 11 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 32,2 triệu đồng/tấn, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 39,4 triệu đồng/tấn. Lũy kế 11 tháng, DPR ước đạt gần 646,7 tỷ đồng doanh thu tương đương 76,5% cùng kỳ và 161 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế tương đương 83,3% cùng kỳ năm ngoái. Năm 2015, DPR dự kiến giá bán bình quân tiếp tục giảm sâu, chỉ còn khoảng 31,5 triệu đồng/tấn, nên công ty đã đề xuất LNTT cả năm 155 tỷ đồng, giảm hơn 100 tỷ đồng so với mức thực hiện năm 2014. Như vậy với kế hoạch này kết thúc 11 tháng đầu năm 2015 công ty đã hoàn thành vượt 4% kế hoạch LNTT cả năm 2015. Ngày 22/12 tới đây DPR sẽ chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền tỷ lệ 15% (01 cổ phiếu nhận 1.500 đồng). Thời gian thực hiện 4/1/2016.

—————————————————————————————————————

NTP: Tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2015 bằng tiền, tỷ lệ 15%

CTCP Nhựa Thiếu niên – Tiền Phong (mã NTP – HNX) đã công bố Nghị quyết HĐQT về việc tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2015. HĐQT của NTP đã quyết định tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2015 bằng tiền mặt, với tỷ lệ 15% (1 cổ phần được nhận 1.500 đồng). NTP đã công bố BCTC hợp nhất) quý III/2015. Theo đó, trong quý III/2015, NTP đạt gần 909 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm ngoái. NTP lãi sau thuế quý III/2015 hơn 85,8 tỷ đồng, tăng mạnh 28,3% so với quý III/2014. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2015, NTP đạt hơn 2.545,39 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 13,5% lên mức gần 261,3 tỷ đồng. Năm 2015, NTP đặt kế hoạch lãi trước thuế 385 tỷ đồng, và trong 9 tháng đầu năm 2015, công ty đã đạt hơn 294,3 tỷ đồng, tức hoàn thành 76,4% kế hoạch cả năm.

4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Tỷ giá VND/USD tiếp tục dao động ngay dưới trần giao dịch trên thị trường liên ngân hàng

Tỷ giá vẫn giao dịch khá gần trần giao dịch trên thị trường liên ngân hàng – Đồng NDT giảm dẫn đến một vài biến động tiền tệ nhẹ trong những ngày gần đây. Tiền đồng đã giảm 0,05% hôm nay trên thị trường liên ngân hàng dù đã phục hồi 0,09% trên thị trường OTC. Tỷ giá VND/USD trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục tăng nhẹ hôm nay đóng cửa ở mức 22.484đ, theo đó đã tăng 5,42% so với mức thấp từ đầu năm là 21.329đ vào ngày 12/2 và hiện chỉ thấp hơn 0,28% so với trần giao dịch là 22.547đ. Tỷ giá đã tăng 0,82% kể từ đầu tháng 11.

Tỷ giá trên thị trường OTC có vẻ ổn định hơn – Trong khi đó trên thị trường OTC, tỷ giá đã giảm nhẹ hôm nay đóng cửa ở mức 22.610đ và vẫn cao hơn 0,28% so với trần giao dịch. Biến động tỷ giá trên thị trường OTC đã trở lại từ ngày 9/11 vừa qua và tỷ giá tăng lên mức 22.685đ gần đây, cao hơn 0,61% so với trần tỷ giá vào ngày 18/11 trước khi giảm nhẹ sau đó. Những biến động trái ngược này có thể liên quan đến diễn biến của thị trường vàng.

Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng hôm nay là 33,12 triệu đồng/lượng, tăng 0,14% so với hôm qua mặc dù vẫn đã giảm 5,37% so với mức cao gần đây là 35 triệu đồng/lượng. Ở mức hiện tại, giá vàng đã giảm 7,41% so với mức cao từ đầu năm đến hiện tại là 35,77 triệu đồng/lượng vào ngày 21/1 và cao hơn 0,94% so với mức thấp nhất từ đầu năm là 32,81 triệu đồng/lượng vào ngày 8/8.

—————————————————————————————————————

Tỷ giá CNY/USD xuống mức thấp nhất trong 4 năm.

Theo trang tin CNBC, tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ mà PBoC thiết lập cho ngày hôm nay (9/12) là 6,414 Nhân dân tệ đổi 1 USD, so với mức 6.4078 ngày 8/12. Đây là mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Đồng Nhân dân tệ hiện đang chịu sức ép giảm giá lớn do nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc và dòng vốn nước ngoài tháo chạy. Ước tính riêng trong tháng 11, lượng vốn ròng chảy khỏi Trung Quốc là 113 tỷ USD, lớn nhất từ trước đến nay, so với mức rút vốn 37 tỷ USD trong tháng 10. Trong khi đó, GDP quý III của Trung Quốc cũng chỉ tăng 6,9%, đánh dấu lần đầu tiên giảm dưới ngưỡng 7% kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Theo quan sát của chúng tôi, hiện có rất nhiều nhân tố cùng lúc tác động đến diễn biến của đồng Nhân dân tệ. Quyết định của IMF đưa đồng NDT vào rổ tiền tệ dự trữ quốc tế mới đây có thể giúp gia tăng sức mạnh cho đồng tiền này trong trung hạn nhưng những diễn biến kinh tế trong ngắn hạn dường như đang có phần thắng thế, gây áp lực giảm giá tới NDT. Diễn biến khó lường của căp tỷ giá CNY/USD chắc chắn sẽ khiến cho việc điều hành tỷ giá của NHNN Việt Nam trong năm 2016 trở nên phức tạp và khó khăn hơn, đặc biệt ở khía cạnh tính toán biên độ biến động của VND so với USD để đảm bảo hàng xuất khẩu của Việt Nam không quá bất lợi so với hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

—————————————————————————————————————

Vốn FDI duy trì tốc độ tăng trưởng khá

Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong tháng 11 đạt khoảng 927,5 triệu USD đưa mức vốn cam kết kể từ đầu năm đến nay (kể cả cấp mới và bổ sung) đạt 20,22 tỷ USD; tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2014. Trong khi đó, tổng vốn giải ngân mười một tháng đầu năm đạt 13,2 tỷ USD, tăng 17,9% YoY. Với tốc độ như hiện nay, chúng tôi dự báo thu hút vốn FDI cho cả năm 2015 sẽ ở mức 21-23 tỷ USD trong khi vốn giải ngân khoảng 13-15 tỷ USD.

5. Sự kiện nổi bật ngày mai (10/12/2015):

ALT: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tỷ lê 100:6.

HBC: Ngày GD 981.830 CP niêm yết bổ sung.

NTL: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.

 

Nguồn: Tổng hợp bởi – Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.

LH: 0912.842.224 để được tư vấn tận tình và chuyên sâu nhất.

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý