
Đồ thị VN-Index ngày 06/11/2015. Nguồn: Amibroker
1. Quan điểm kỹ thuật:
Mình cho rằng chỉ số VN-Index có thể sẽ điều chỉnh về mức 608 điểm trong phiên giao dịch đầu tuần sau (ngày 09/11/2015). VN-Index đang gặp thử thách lớn kèm theo nỗ lực đẩy giá quá yếu và thiếu thanh khoản phiên hôm nay đã không thể giúp chỉ số xuyên nổi mức đỉnh cao nhất trong 03 phiên gần đây tại 618 điểm. Nhưng có thể thấy, mức hỗ trợ tại 608 điểm đang dần được hình thành sau 02 phiên hứng chịu lực cung gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, nếu thủng mức 608 điểm này, VN-Index sẽ lùi về mức 600 điểm trong một vài phiên giao dịch tới. Điều đó cho thấy rủi ro ngắn hạn đang có chiều hướng gia tăng. Vì vậy NĐT cần thận trọng trong giai đoạn này và không nên mở vị thế mua mới.
Hệ thống chỉ báo xu hướng của mình vẫn duy trì mức tăng cho xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN-Index và giữ mức cắt lỗ của hệ thống ở mức 600 điểm. Do đó, các NĐT ngắn hạn không nên mở vị thế mua mới và nên kiên nhẫn chờ các tín hiệu xác lập điểm mua tốt hơn. Đồng thời, duy trì trạng thái tiền mặt cao trong tài khoản là chiến lược ưu tiên hàng đầu vào lúc này.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 06/11/2015:
Thị trường có diễn biến khá trầm lắng trong phiên sáng nhưng lại biến động mạnh trong phiên chiều. Các chỉ số trước áp lực chốt lời đã giảm điểm mạnh ngay đầu phiên chiều, tuy nhiên nhờ có VNM vẫn giữ được sắc xanh và các mã ngân hàng như VCB, BID tăng điểm đã giúp chỉ số không giảm sâu. Chốt phiên, VN-Index chỉ giảm -2,82 điểm và HNX-Index giảm -0,35 điểm, thanh khoản hai sàn tăng nhẹ với KLGD trên HOSE tăng +7,8% và trên HNX tăng +17%.
NĐTNN mua ròng trên cả sàn HOSE lẫn HNX, giá trị mua ròng lần lượt là +34,5 tỷ đồng và +5,4 tỷ đồng. VCB (+14,8 tỷ đồng) là cổ phiếu được mua ròng tích cực nhất trong khi SBT (-10 tỷ đồng) là mã bị bán mạnh nhất. Dòng tiền trên thị trường vẫn đang tập trung chủ yếu tại các Bluechip quen thuộc, đặc biệt là VNM và FPT tiếp tục là tâm điểm của thị trường. VNM tăng nhẹ +0,8% trong khi FPT giảm -1,9%. Đối với các Bluechip được giao dịch mạnh khác, CII (-2,2%) tiếp tục chuỗi phiên giảm điểm, HAG giảm -1,4% sau khi đã tăng trần ở phiên trước, hiện đang xuất hiện rất nhiều tin đồn liên quan tới cổ phiếu này. GMD cuối phiên gây chú ý khi lực bán bất ngờ tăng mạnh trong phiên 3, đóng cửa cổ phiếu này giảm tới -4,7%. Ngoài GMD, một số cổ phiếu khác cũng có mức điều chỉnh mạnh đó là HBC, BVH, VCG.
Toàn văn của Hiệp định TPP đã được công bố trong chiều ngày hôm qua và các cổ phiếu hưởng lợi trực tiếp từ TPP tiếp tục tăng điểm. Cổ phiếu ngành dệt may như TCM, TNG tăng nhẹ, trong khi GMC tăng trần phiên thứ hai liên tiếp. Hai cổ phiếu được hưởng lợi khác là HVG và TTF cũng tăng nhẹ.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
PVD: Doanh thu hợp nhất 9 tháng đầu năm 2015 giảm 25% còn 553 triệu USD, trong khi lợi nhuận ròng sau thuế (LNST) giảm 20% còn 73 triệu USD. KQKD quý 3/2015 bao gồm cả lợi nhuận được chia từ liên doanh với Baker Hughes, khoản này sẽ không được ghi nhận trong quý tới.
Trong quý 3/2015, doanh thu giảm mạnh 35% do (1) giá thuê ngày giàn khoan giảm 10-15% so với quý 3/2014 và số lượng giàn khoan được thuê đã giảm một nửa còn 3 giàn; (2) giá cả và công việc liên quan đến kỹ thuật giếng thấp hơn 5-10% so với quý 3/2014 và (3) giàn PVD II bảo dưỡng 15 ngày trong tháng 7. Tuy nhiên, LNST quý 3/2015 chỉ giảm 8% so với quý 3/2014 nhờ ghi nhận lợi nhuận 8,9 triệu USD (chiếm khoảng 30% LN trước thuế quý 3/2015) được chia từ liên doanh Baker Hughes.
Theo mức giá đóng cửa 35.700 đồng hôm nay, cổ phiếu PVD đang giao dịch với PER 7,4 lần so với mức trung bình 3 năm là 6,7 lần. Tuy nhiên, mức PE này lại khá thấp so với so với mức PE 9,7 lần của các công ty cùng ngành.
NT2: Bổ nhiệm TGĐ mới, sản lượng điện vượt dự báo:
Sản lượng điện bán ra trong tháng mười của CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) đạt 450 triệu kWh, tương đương 144% mục tiêu do công ty đề ra cho tháng. Tính đến ngày 4/11, sản lượng bán ra của NT2 đã lên đến 4,5 tỷ kWh. NT2 cũng điều chỉnh tăng 35% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2015 lên 850 tỷ đồng.
NT2 đã lựa chọn Chủ tịch HĐQT mới vì Chủ tịch cũ về hưu. Chủ tịch HĐQT mới từng là Phó Tổng giám đốc công ty từ 2008 đến 2011 trước khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Nhà máy điện Nhơn Trạch 1. TGĐ cho biết triển vọng sản lượng điện năm 2016 sẽ ở mức cao vì hạn hán nghiêm trọng.
NT2 hiện đang giao dịch tại PER 6,5 lần giá đóng cửa phiên hôm nay.
KDH: Công bố KQLN Quý 3 đầy ấn tượng:
CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH) cho biết trong Quý 3 doanh thu đạt 255 tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 70 tỷ đồng, tăng lần lượt 126% và 131% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, doanh thu 9 tháng đầu năm đạt 735 tỷ đồng (tăng 278% so với cùng kỳ năm ngoái) và LNST và sau lợi ích CĐTS đạt 172 tỷ đồng (tăng 142%).
Sang Quý 3, KQLN đạt mức cao nhờ công ty tiếp tục bàn giao nhiều sản phẩm nhà phố chuỗi dự án Mega. Biên lợi nhuận gộp 9 tháng đầu năm 2015 tăng mạnh lên 28,2% từ 13,7% cùng kỳ năm ngoái. Công ty cũng ghi nhận 43 tỷ đồng lợi nhuận bất thường trong Quý 3/2015 nhờ mua lại dự án với giá thấp hơn so với giá trị sổ sách. Tuy nhiên, tiền lãi từ các hoạt động đầu tư chỉ đạt 43 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức 129 tỷ đồng ghi nhận cùng kỳ năm ngoái do số dư tiền mặt giảm mạnh. Điều này đã khiến biên lợi nhuận ròng giảm xuống 23,4% trong 9 tháng đầu năm 2015 từ mức 36,6% cùng kỳ năm ngoái, nhưng kết quả này vẫn rất tích cực.
Theo giá đóng cửa phiên hôm nay 21.400 đồng/cổ phiếu, KDH hiện đang giao dịch tại mức PE 12,6 lần.
TFC: Chiều nay, tại Khách sạn Metropole Hà Nội, công ty cổ phần Trang (Trang Food) và công ty chứng khoán Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu TFC”. Hội thảo thu hút gần 200 nhà đầu tư tham dự.
Ông Võ Thiên Chương, Giám đốc Tài chính TFC cho biết kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2015 với 329 tỷ đồng doanh thu, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 40 tỷ đồng, tăng 5%. EPS tương ứng đạt 4.500 đồng. Như vậy, TFC đã hoàn thành 65% kế hoạch doanh thu và 80% kế hoạch lợi nhuận của năm 2015.
Ông Chương cũng cho biết năm nay, TFC dự kiến chi cổ tức 25% bằng cổ phiếu. Năm 2016, lượng cổ tức chi trả dự kiến là 25% nhưng chưa xác định bằng tiền hay cổ phiếu. Đến giai đoạn 2017 – 2019, tỷ lệ cổ tức khoảng 30% và cũng chưa xác định hình thức chi trả.
Hiện tại, TFC đang phân phối các sản phẩm tại các chuỗi siêu thị Costco, Walmart (Mỹ), Sainbury’s, Iceland (Anh), Woodworths (Úc), Semiwon Food (Hàn Quốc), KFC châu Á… Theo kế hoạch, từ năm 2016, Công ty sẽ mở rộng thêm thị trường tại châu Á, Nhật Bản, Trung Đông và mở rộng nhà máy mới, đáp ứng việc sản xuất hàng giá trị gia tăng.
Hiện nay, nợ vay dài hạn của Trang chưa tới 10 tỷ đồng, trong khi đó nợ ngắn hạn khoảng 7-9 triệu USD, tương đương 150 – 180 tỷ đồng và luôn duy trì ở mức đó khi vốn điều lệ nhỏ. Vừa qua, TFC cũng phát hành 3 triệu cổ phần, thu về thặng dư hơn 50 tỷ đồng. Cơ cấu nợ của Trang đã giảm đi nhiều. Tính đến thời điểm 30/9, nợ vay ngắn hạn còn khoảng dưới 2 lần. Xu hướng sắp tới, Trang đầu tư thêm sẽ huy động vốn bên ngoài để giảm áp lực nợ vay ngắn hạn, tuy nhiên cũng sẽ giữ cơ cấu phù hợp để có lợi cao nhất cho cổ đông.
Ông Chương cũng cho biết thêm, nợ vay ngắn hạn của Trang chủ yếu là vay USD, lãi suất 2,7-3,5%/năm và cổ đông sáng lập công ty cam kết nắm giữ tối thiểu 51% vốn điều lệ trong 3-5 năm sau niêm yết; thời gian tiếp theo nắm giữ 36%.
Dự kiến TFC sẽ chào sàn HNX với 11 triệu cổ phiếu ngay trong tháng 11 này. (Cổ phiếu trôi nổi bên ngoài chỉ có 3 triệu cổ phiếu).
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Bộ Tài chính: cho biết, có rất nhiều cam kết tài chính trong Hiệp định TPP, như thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, dịch vụ tài chính và hải quan. Cụ thể, liên quan đến thuế nhập khẩu, Bộ Tài chính cho biết Việt Nam cam kết một biểu thuế chung cho tất cả các nước TPP, trong đó trên 65% số dòng thuế sẽ được xoá bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực và gần 98% số dòng thuế sau 10 năm; các mặt hàng còn lại có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ).
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư): tính chung trong 10 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của Hàn Quốc tại Việt Nam là 6,221 tỷ USD. Nhà đầu tư Hàn Quốc đã đầu tư vào 16 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư Hàn Quốc với tổng số vốn là 5,633 tỷ USD, chiếm 90,5%. Tiếp sau đó là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện và lĩnh vực Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa.
Tổng thống Mỹ Barack Obama: khẳng định Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ, trong khi vẫn đảm bảo các quyền lợi của người lao động và bảo vệ môi trường. Ông còn khẳng định TPP sẽ tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp Mỹ, đồng thời nhấn mạnh TPP không chỉ tháo gỡ các rào cản thương mại vốn gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ mà còn đặt ra các quy tắc về quyền lợi của người lao động Mỹ. Phát biểu của Tổng thống Obama được đưa ra ngay sau khi Mỹ cùng 11 quốc gia thành viên TPP đồng loạt công bố toàn văn hiệp định TPP.
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
LH: 0912.842.224 để được tư vấn tận tình và chuyên sâu nhất.