1. Nhận định thị trường:
VN-Index đóng cửa phiên cuối tuần ở ngay trên đường SMA100 tại 573.65 điểm, chỉ số tăng thêm 3,26 điểm (tương đương 0,57%) với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt hơn 131 triệu cổ phiếu, tăng nhẹ so với phiên trước và tiếp tục duy trì ở mức cao trên mức khối lượng khớp lệnh trung bình 20 phiên gần nhất.

Đồ thị tuần VN-Index ngày 04/03/2016. Nguồn: Amibroker

Đồ thị ngày VN-Index ngày 04/03/2016. Nguồn: Amibroker
Trong phiên, chỉ số VN-Index tăng lên mức cao nhất tại 576,02 điểm tiếp cận gần hơn ngưỡng 580 điểm khiến áp lực bán cũng gia tăng kìm hãm đà tăng của đường giá. Kết phiên, VN-Index hình thành cây nến xanh ngắn có bóng trên dài hơn. Mặc dù, tín hiệu thể hiện đà tăng vẫn đang tiếp diễn nhưng tâm lý bán ra cũng đang gia tăng theo.
Các chỉ báo kỹ thuật vẫn duy trì trạng thái tích cực. Chỉ báo RSI(14) tiếp tục đi lên nhưng chưa đạt đến mức cao nhất. Đường giá vẫn đang được nâng đỡ bởi nhóm MA ngắn hạn và đường PSAR trong bối cảnh dải BB đang mở rộng theo chiều đi lên, nhóm chỉ báo dao động đang hướng về vùng quá bán, đặc biệt đường STO đã tạo ra khoảng cách trên 20 điểm với đường tín hiệu. Chỉ báo MFI vừa xác lập đỉnh cao mới gần ngưỡng 90, đã phần nào cho thấy sức mạnh dòng tiền vẫn đang được duy trì khá tốt trong thị trường. Bên cạnh đó, đường ADX cũng đang dần hình thành xu hướng tăng điểm với sự phân kỳ mở rộng của 2 đường DI.
Chốt lại một tuần, khối lượng giao dịch tuy giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức tích cực. Tương tự, cây nến tuần cũng duy trì trạng thái tích cực. Những cây nến xanh liên tiếp được hình thành trên đồ thị tuần cùng trạng thái tích cực của đa phần các chỉ báo kỹ thuật trên đồ thị tuần cũng đang ủng hộ cho khả năng tăng điểm của chỉ số trong thời gian tới. Mặc dù vậy, sau 4 tuần hồi phục, chỉ số đang phải đối mặt với vùng kháng cự mạnh được hội tụ bởi nhiều ngưỡng cản (các đường MA, Fibonacci, BB) trên cả 2 khung thời gian ngày và tuần.
Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng trong phiên giao dịch đầu tuần sau, thứ hai ngày 07/03/2016, chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục kiểm định ngưỡng kháng cự quanh 580 điểm. Nếu vượt qua ngưỡng này xu hướng tăng của đường giá sẽ bền vững và lâu dài hơn. Đồng thời, Nhật Cường cho rằng đà tăng của chỉ số sẽ tiếp tục duy trì trong tuần giao dịch tới. Tuy nhiên, đây là vùng hội tụ của nhiều ngưỡng cản cứng, nên xu hướng tăng của chỉ số có thể sẽ bị thử thách mạnh. Hơn nữa, dù khối lượng giao dịch tuy vẫn duy trì ở mức tích cực, nhưng so với nhịp tăng vào giai đoạn trước đó, nó đã yếu hơn. Các chỉ số đang tiến gần hơn các ngưỡng kháng cự mạnh. Để tránh bất lợi về mặt T+ có thể xảy ra, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi giá. Do các tín hiệu đảo chiều vẫn chưa xuất hiện, nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục có thể tiếp tục duy trì vị thế.
Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và nâng mức cắt lỗ của hệ thống ở mức 555.35 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh và rung lắc trong phiên 07/03/2016 để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu và mở vị thế mua mới. Tuy nhiên, để tránh bất lợi về mặt T+ có thể xảy ra, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi giá. Đồng thời, Nhật Cường khuyến nghị nhà đầu tư chưa nên chốt lời trong thời điểm này.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 04/03/2016:
Hòa cùng sắc xanh của Thị trường chứng khoán châu Á, VN-Index tăng 0.57% phiên hôm nay với dòng tiền tập trung nhiều vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Thanh khoản tăng nhẹ so với phiên hôm qua, độ rộng thị trường tích cực. Khối ngoại mua ròng phiên thứ tư liên tiếp gần 113 tỉ đồng trên cả hai sàn, VNM ETF premium 2.17%, FTSE ETF discount -0.16%.
Các thị trường tăng nhẹ trong phiên hôm nay với GTGD cũng ở mức vừa phải. Độ rộng thị trường khá rộng; đã có 32 mã tăng trần và 29 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN không thực sự cao và khối này vẫn mua ròng. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra khá trầm lắng với giao dịch thỏa thuận lớn đã diễn ra ở mã TTF; giao dịch thỏa thuận trung bình đã diễn ra ở các mã ABT và HSG.
· Các mã ngân hàng diễn biến trái chiều với chỉ VCB tăng. CTG; BID; EIB giảm còn MBB & STB đóng cửa tại tham chiếu. Theo phương tiện truyền thông quá trình sáp nhập PGBank vào CTG có thể sẽ hoàn tất trong Q2.
· BVH đóng cửa tại tham chiếu. SSI và HCM giảm. Các mã này đang củng cố sau khi tăng gần đây. PVI hôm nay tăng.
· VNM, FPT và BMP tăng nhưng không tăng nhiều.
· Các mã BĐS tăng. VIC, BCI và NLG tăng.
· Các mã ngành thép chẳng hạn như HPG & HSG tăng. Các mã ngành sản xuất chẳng hạn như DRC và PAC diễn biến trái chiều. TTF phục hồi một chút sau khi giảm mạnh gần đây.
· Tiếp tục có sự phân hóa giữa GAS với PVD và PVS. GAS tiếp tục tăng mạnh trong khi 2 mã còn lại lình xình. GAS sẽ trả cổ tức 2.000đ/cp với ngày giao dịch không hưởng quyền là 18/3/2016. Tại thị giá ngày hôm nay tỷ lệ cổ tức/giá là 4,32%.
· Các mã ngành cao su tăng mạnh, dẫn đầu là DPR; TRC; VHG và PHR. Thông tin từ Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA) cho biết hiện ba nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia đã đồng ý cắt giảm sản lượng cao su đồng thời trông chờ tín hiệu từ phía Việt Nam và theo nhận định của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), nhiều khả năng giá cao su sẽ hồi phục dài hạn đến năm 2020 đã tác động tích cực lên giá cổ phiếu nhóm cao su ngày hôm nay.
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng tích cực trên cả hai sàn. Trên HSX, họ mua ròng 109,2 tỷ đồng tập trung chủ yếu vào các mã vốn hóa lớn như MBB (+26,88 tỷ), VCB (+13,94 tỷ), REE (+11,64 tỷ), VIC (10,69 tỷ)…cùng nhiều mã mua ròng dưới 10 tỷ đồng khác như MSN, GAS, DPM, SSI, KBC….
Khối ngoại cũng mua ròng 3,57 tỷ đồng trên HNX trong đó đáng chú ý là họ mua ròng 7 tỷ đồng PVS trong khi bán ròng 3 tỷ đồng VND.
Chuyên viên thấy giá dầu WTI ở sát ngưỡng kháng cự quan trọng là 35USD lần thứ 2 chỉ trong vòng có hơn 1 tháng. Nếu giá dầu vượt qua ngưỡng này thì cổ phiếu dầu khí sẽ tăng tiếp. Tuy nhiên nếu giá dầu không vượt qua được ngưỡng 35 USD trong lần test thứ 2 này thì áp lực chốt lời sẽ xuất hiện và giá sẽ test lại ngưỡng hỗ trợ.
NĐT đang chờ đợi báo cáo việc làm của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay và đây là dữ liệu rất quan trọng sẽ cho biết tình trạng sức khỏe của nền kinh tế Mỹ và có tính quyết định đến chính sách lãi suất của Mỹ trong cuộc họp sắp tới vào giữa tháng 3. Ý kiến phổ biến có vẻ kỳ vọng số lượng việc làm tăng thêm sẽ ở mức khá (150.000 việc làm trở lên) và lạm phát tiền lương là hơn 2% để khẳng định nền kinh tế vẫn đang hồi phục. Còn nếu số liệu công bố cao hơn nhiều con số trên thì NĐT sẽ lo ngại vì Fed có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong khi nếu thấp hơn thì NĐT cũng sẽ lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ yếu đi. Nếu dữ liệu việc làm khả quan thì việc tăng lãi suất một lần nữa sẽ được tính đến. Nhưng dù sao đi nữa, khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất trong quý I này là khá thấp do những bất ổn gần đây. Cuối năm ngoái, đã có định hướng Fed sẽ tăng lãi suất 4 lần trong năm 2016 và chuyên viên cho rằng số lần tăng sẽ ít hơn và Fed cũng sẽ phải cân nhắc thận trọng trong việc nâng lãi suất khi mà tăng trưởng toàn cầu đang bấp bênh. Điều này tiếp tục được kì vọng làm hạ nhiệt làn sóng rút vốn khỏi các thị trường mới nối và NĐTNN đã có dấu hiệu trở lại thị trường Việt Nam vốn được đánh giá hấp dẫn về mặt định giá và nền kinh tế tăng trưởng cao. Theo các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế gần đây, nhiều quỹ đầu tư mới đang có kế hoạch tăng hoạt động đầu tư vào thị trường mới nổi và Việt Nam là một lựa chọn ưu tiên. Điều này ít nhiều đã củng cố đáng kể tâm lý NĐT nội.
Tâm lý thị trường vẫn khá tốt giữa lúc giá hàng hóa đang trong giai đoạn phục hồi, giúp cho thị trường toàn cầu đồng loạt khởi sắc. Trong khi đó, cùng với cổ phiếu liên quan đến nới room, các mã liên quan đến hàng hóa cơ bản tăng vọt và giúp VN-Index ghi nhận tuần thứ 3 tăng điểm liên tiếp. VN-Index cũng đã phục hồi 9,9% kể từ mức đáy gần nhất vào cuối tháng 1 và thu hẹp mức giảm kể từ đầu năm còn 0,9%. Về cơ bản, câu chuyện nới room hay sự phục hồi của giá hàng hóa sẽ vẫn là động lực chính kéo thị trường đi lên. Thị trường đang trải qua giai đoạn phục hồi ngắn hạn dù xu hướng vận động chưa tách khỏi xu thế chung của chứng khoán khu vực. Chưa có nhiều lý do cho thấy đà tăng sẽ dừng lại và chuyên viên tin rằng VN-Index sẽ tiếp tục vận động đi lên. Điểm tích cực hiện nay là khối ngoại duy trì hoạt động mua ròng liên tục sang tuần thứ 2. Do đó, VN-Index sẽ có nhiều khả năng tiếp tục test lên vùng 574-580 điểm trong các phiên giao dịch sắp tới. Tuy nhiên, đây là vùng hội tụ của nhiều ngưỡng cản cứng, nên xu hướng tăng của chỉ số có thể sẽ bị thử thách mạnh khi tiến vào vùng này.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
Vissan: IPO với giá khởi điểm 17,000 VND/cp.
Ngày 7/3/2016, Vissan sẽ tiến hành IPO phát hành cổ phiếu ra công chúng với giá khởi điểm là 17,000 VND/cp. Với kế hoạch chào bán 14% vốn, số lượng cổ phần IPO của Vissan là 11.3 triệu cổ phiếu dựa trên vốn điều lệ được đánh giá lại là 809 tỷ đồng. Dự kiến số tiền thu về sau đợt chào bán tối thiểu là 192 tỷ đồng. Ngoài ra, Vissan còn dành thêm 14% cổ phần để chào bán cho nhà đầu tư chiến lược. Sau khi cổ phần hóa, nhà nước nắm 65% vốn tại Vissan. Tính đến cuối Q3/2015, doanh thu của Vissan đạt 2,644 tỷ đồng, giảm 13.3 % , tuy nhiên lợi nhuận gộp được cải thiện đáng kể 22.4% so với mức 17.6% cùng kỳ năm ngoái. LNST đạt 94 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Cơ cấu doanh thu của Vissan chủ yếu là thịt heo tươi sống và xúc xích tiệt trùng với tỷ lệ hơn 60%. Trong giai đoạn 2016-2020, Vissan đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu hằng năm khoảng 7%. Với LNST năm 2016 ước tính khoảng 99 tỷ đồng, EPS dự phóng 2016 là 1,223 đồng. Dựa trên giá khởi điểm 17,000 VND/cp, P/E dự phóng năm 2016 của Vissan là 13.8 lần.
—————
VGG: CTCP May Việt Tiến sẽ niêm yết cổ phiếu vào ngày 10/3 với giá niêm yết là 40.000đ/cp
May Việt Tiến sẽ niêm yết trên UPCOM với giá tham chiếu là 40.000đ/cp – Hôm nay, HNX thông báo niêm yết sắp tới của CTCP May Việt Tiến (mã cổ phiếu: VGG – UPCOM) vào ngày 10/3 tới với giá tham chiếu là 40.000đ/cp (biên độ giao dịch là 30% vào ngày giao dịch đầu tiên). Tại mức giá niêm yết, là 40.000đ/cp, VGG theo đó sẽ có vốn hóa thị trường là 1,68 nghìn tỷ đồng, mức vốn hóa trung bình. Vinatex hiện nắm giữ 47,8% tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Các đối tác chiến lược khác bao gồm South Island Garment (Malaysia) sở hữu 14,2% cổ phần và Cty Tung Shing Sewing (Hong Kong) sở hữu 10% cổ phần.
May Việt Tiến là thương hiệu may mặc mạnh trong nước tuy nhiên phần lớn doanh thu lại đến từ xuất khẩu – Việt Tiến là công ty dệt may nổi tiếng trong nước, có mô hình sản xuất từ may mặc đến bán lẻ. Việt Tiến đã xây dựng thành công thương hiệu quần áo riêng cho cả nam và nữ (chủ yếu là nam), tham gia xuất khẩu và sở hữu hệ thống bán lẻ trong nước. Với thương hiệu mạnh và chuỗi phân phối trong nước rộng khắp, công ty là doanh nghiệp khá hấp dẫn. Tuy nhiên, phần lớn doanh thu lại đến từ xuất khẩu.
Tổng số cổ phiếu niêm yết lần này sẽ là 28 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, chuyên viên lưu ý vốn điều lệ hiện tại của VGG là 420 tỷ đồng. Và tổng số cổ phiếu đang lưu hành là 42 triệu cổ phiếu. Đầu năm nay, VGG cũng đã chuyển đổi số trái phiếu chuyển đổi phát hành cho các cổ đông hiện tại trong năm 2012 trị giá 140 tỷ đồng với giá chuyển đổi là 10.000đ/cp. Số cổ phiếu từ chuyển đổi này vẫn chưa được đăng ký và do đó sẽ niêm yết sau.
LNST cho cổ đông công ty mẹ 2015 tăng trưởng 5,6% – VGG báo cáo doanh thu hợp nhất 2015 là 6,4 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 18,5%) và LNST cho cổ đông cty mẹ là 311 tỷ đồng (tăng trưởng 5,6%). Theo đó EPS 2015 là 7.400đ. Và với giá niêm yết, P/E là 5,4 lần. Lưu ý là công ty vẫn chưa công ty bố BCTC 2015 cũng như bản cáo bạch cho niêm yết. Do đó, khó để chuyên viên có thể đưa ra bất kỳ nhận xét nào về triển vọng của công ty tại thời điểm này. Tuy nhiên, cổ phiếu có vẻ rất hấp dẫn xét về P/E. Và chuyên viên cũng lưu ý rằng những cổ phiếu quan trọng niêm yết chậm thường khá hấp dẫn. Chuyên viên chờ đợi nhiều thông tin hơn từ phía công ty.
—————
TTF: Giá cổ phiếu TTF giảm sau khi tin đồn từ lâu là VIC trở thành cổ đông chiến lược của công ty đã được xác nhận. Đánh giá Kém khả quan
Thông tin về việc công ty con của VIC sẽ chuyển 2 khoản nợ thành 32,5% vốn góp tại TTF với giá chuyển đổi lần lượt là 14.200đ & 22.000đ đã tạo ra làn sóng bán tháo ở cổ phiếu này. Thông tin này đã được thị trường chờ đợi từ lâu và đã giúp giá cổ phiếu TTF tăng mạnh trong năm ngoái nhờ tin đồn liên quan đến câu chuyện này. Trong khi đó KQKD của TTF cũng khá khả quan với cả doanh thu nội địa và xuất khẩu phục hồi mạnh nhờ việc tái cơ cấu nợ cũng như giãn nợ, xóa lãi đã giúp công ty hoạt động trở lại bình thường sau vài năm gặp khó khăn. Chuyên viên dự báo LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ năm 2016 sẽ tăng trưởng 10,5% với doanh thu tăng trưởng tốt nhờ vào doanh thu nội địa có tỷ suất lợi nhuận cao.
Đánh giá Kém khả quan. Giá cổ phiếu đã tăng 179% trong năm ngoái một phần nhờ nhu cầu đối với sản phẩm của công ty hồi phục và một phần nhờ tin đồn liên quan đến VIC. Hiện tin đồn liên quan đến VIC đã được xác thực và theo đó cổ phiếu TTF sẽ bị pha loãng đáng kể. Và Chuyên viên thấy trước mắt giá cổ phiếu ít có động lực tăng. Định giá vẫn cao mặc dù thị giá đã giảm mạnh. Chuyên viên cho rằng nhà đầu tư nên xem xét đầu tư vào cổ phiếu TTF khi giá giảm xuống dưới 17.000đ dựa trên triển vọng tăng trưởng nội tại và câu chuyện TPP.
VIC sẽ trở thành đối tác chiến lược của TTF với tỷ lệ sở hữu là 32,5% – Gần đây, TTF đã công bố Tân Liên Phát, công ty con của VIC sẽ trở thành cổ đông chiến lược của TTF và sau khi chuyển hai khoản nợ thành vốn góp, theo đó, VIC sẽ nắm 32,5% cổ phần TTF. Vào ngày 16/11 năm ngoái, ĐHCĐBT của TTF đã thông qua việc phát hành khoản vay chuyển đổi trị giá 603,5 tỷ đồng cho Tân Liên Phát, công ty con của VIC và hiện khoản vay này đã được chuyển đổi thành cổ phần với giá chuyển đổi là 14.200đ/cp. Gần đây, Tân Liên Phát tiếp tục cung cấp một khoản vay chuyển đổi cho TTF với giá trị 598,5 tỷ đồng với giá chuyển đổi là 22.000đ/cp. Như vậy Tân Liên Phát đã cho vay TTF tổng cộng 1.201,9 tỷ đồng. Và khi những khoản cho vay này được chuyển đổi thành cổ phần, Tân Liên Phát sẽ nắm 69,7 triệu cổ phiếu TTF; tương đương 32,5% cổ phần.
Trong thông tin công bố gần đây, TTF sẽ trình đề xuất tại ĐHCĐTN để phát hành 69,7 triệu cổ phiếu TTF (tăng 48,2%) cho Tân Liên Phát để chuyển đổi các khoản vay. Sau khi phát hành xong, vốn điều lệ của TTF sẽ tăng lên 2.143 tỷ đồng từ mức 1.446 tỷ đồng hiện tại.
Đánh giá cổ phiếu Khả quan – Cổ phiếu đã tăng 179% trong năm ngoái với sự tăng trưởng ấn tượng của các hoạt động kinh doanh, tác động từ chủ đề TPP và những đồn đoán về vai trò lớn hơn của VIC trong công ty. Hiện tại khi đồn đoán liên quan đến VIC đã trở thành sự thật, TTF đã giảm sàn 3 ngày liên tiếp. Một phần do những quan ngại về ảnh hưởng pha loãng do TTF sẽ phát hành một lượng đáng kể cổ phiếu cho VIC nhằm chuyển đổi các khoản vay chuyển đổi sang cổ phiếu. Dù vậy triển vọng đối với các mảng kinh doanh chủ chốt của TTF vẫn khá tốt nhờ sự mở rộng thị trường trong nước và nhu cầu xuất khẩu ổn định. Bên cạnh đó, tình hình tài chính có vẻ tốt hơn sau khi tiến hành tái cấu trúc nợ. Chủ đề TTP có thể là yếu tốt thúc đẩy tăng giá trong tương lai khi thuế nhập khẩu vào thị trường Mỹ 2,5 – 5% sẽ được xóa bỏ. Tuy nhiên, mặc dù điểu chỉnh giảm, định giá cổ phiếu hiện tại với P/E dự phóng là 14,6 lần vẫn khá đắt. Nếu P/E giảm dưới 10 lần hoặc giá giảm dưới 17.000đ/cp, chuyên viên sẽ cân nhắc điều chỉnh đánh giá đối với cổ phiếu TTF.
—————
KDH: Nhiều lợi thế để tận dụng nhu cầu gia tăng trong bối cạnh tranh ngày càng gay gắt
Chuyên viên điều chỉnh giá mục tiêu của KDH lên 24.500 đồng, tương ứng với khuyến nghị KHẢ QUAN. Nhu cầu cho nhà phố và villas tại TPHCM đã tăng mạnh trong thời gian qua với khối lượng giao dịch tăng 64% trong quý 4 2015 so với cùng kỳ, chủ yếu dẫn dắt bởi các dự án tại Quận 9, nơi tập trung quỹ đất của KDH. Hạ tầng cải thiên và cộng động dân cư liên tục mở rộng đảm bảo cho nhu cầu sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong thời gian ngắn sắp tới tại khu vực này. KDH có vị thề tốt để tận dụng nhu cầu gia tăng. KDH là công ty tiên phong với vị thế đầu ngành, cũng như khả năng triển khai tốt tạo ra niềm tin cho người mua nhà. Quỹ đất của KDH nằm ở vị trí đắc địa tại quận 9 sẽ được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng mới, thu hút nhu cầu lớn từ phía người mua nhà. Áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng căng thẳng khi cung trên thị trường vượt nhẹ so với nhu cầu với tỷ lệ hấp thụ giảm 6 điểm phần trăm trong quý 4/2015. Các chủ đầu tư cũng đang chuyển đổi sang phân khúc cao hơn với khả năng sinh lời cao nhưng thanh khoản thấp hơn Sự chuyển đổi tạm thời sang phân khúc cao cấp sẽ gia tăng giá bị hàng bán trong ngắn hạn nhưng cũng giá tăng rủi ro thanh khoản. Giá trị nhà bán năm 2016 của KDH dự báo tăng mạnh 70% trong khi số lượng nhà bán không thay đổi nhiều khi chuyển sang phân khúc cao cấp với thanh khoản thấp hơn, cùng với áp lực cạnh tranh gia tăng.
Dựa theo các dự án hiện đang triển khai, chuyên viên cho rằng việc chuyển sang phân khúc cao cấp chỉ là tạm thời, không phải là chiến lược dài hạn khi KDH sẽ tập trung trở lại vào các dự án phân khúc trung bình từ năm 2017 trở đi. Chuyên viên đánh giá cao động thái này khi nhu cầu của phân khúc này cao hơn nhiều so với phân khúc cao cấp. Việc thâu tóm BCI sẽ thúc đẩy triển vọng dài hạn, nhưng tác động ngắn hạn vẫn chưa rõ ràng. KDH hiện đang có quỹ đất lớn nhất TPHCM (khoảng 800ha) sau khi thâu tóm BCI (57,3% cổ phần). Bước đi này là rất quan trọng đối với tăng trưởng tương lai của KDH khi giúp Công ty đa dạng hóa quỹ đất và các dòng sản sản phẩm. Tuy nhiên, chuyên viên dự kiến sẽ cần đến một hoặc hai năm để KDH cơ cấu lại BCI và phát huy lợi thế của hai công ty. Tiềm năng cải thiện ngắn hạn chưa rõ ràng từ BCI ảnh hưởng đến giá mục tiêu của chuyên viên. KDH thực hiện phát hành quyền mua tỷ lệ 10:4 trong quý 4/2015 để tài trợ cho thương vụ thâu tóm BCI, làm gia tăng lượng cổ phiếu lưu hành và ảnh hưởng đến giá mục tiêu. Chuyên viên hiện đang định giá BCI theo giá thâu tóm, vốn xấp xỉ bằng giá trị sổ sách và giá trị vốn hóa. Đây là một biện pháp tiếp cận khá thận trọng so với tiềm năng lớn của quỹ đất thuộc BCI.
—————
STK: Triển vọng phục hồi sản lượng không phản ánh đầy đủ giá trị định giá
Chuyên viên điều chỉnh giảm 27,4% giá mục tiêu dành cho CTCP Sợi Thế Kỷ (STK) xuống 24.600VND và hạ khuyến nghị xuống KÉM KHẢ QUAN vì các lý do sau: Số lượng đơn hàng giảm mạnh vì khách hàng mong đợi giá bán sợi sẽ tiếp tục giảm. STK công bố KQLN sơ bộ 2015, trong đó doanh thu thuần đạt 1.035 tỷ đồng (tương đương 47 triệu đô Mỹ), giảm 29% so với năm 2014 và chỉ đạt 78% dự báo của chuyên viên.
Sản lượng giảm chủ yếu do nhiều đơn hàng bất ngờ bị hoãn lại, nhất là trong giai đoạn 6 tháng cuối năm do khách hàng muốn được hưởng lợi từ việc giá nguyên liệu của sợi là hạt PET sẽ tiếp tục giảm. Sản lượng bán ra năm 2016 sẽ phục hồi phần nào khi các đơn hàng hoãn lại và các đơn hàng mới được thực hiện. Các đơn hàng không thể bị hoãn lại vô thời hạn vì các công ty dệt may phải tiến hành sản xuất cho mùa xuân và mùa hè. Sản lượng dự kiến cũng sẽ được hỗ trợ nhờ STK trong năm 2015 đã tìm được 56 khách hàng mới, với kế hoạch sẽ đem lại thêm những hợp đồng bán hàng cho năm nay. Tuy nhiên, nhu cầu thế giới chững lại, công suất dư thừa tại Trung Quốc tăng, và điều tra chống bán phá giá ở Thổ Nhĩ Kỳ nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến việc phục hồi này. Chuyên viên cho rằng sản lượng bán ra sẽ chỉ tăng tương đối 16,7% trong năm 2016, đạt 31.372 tấn trong khi giá bán trung bình dự báo sẽ giảm tiếp 9% do cạnh tranh gay gắt hơn và áp lực chi phí nguyên liệu đầu vào giảm. Lỗ từ chênh lệch tỷ giá khiến chi phí tài chính tăng mạnh 313%, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận. Trong đó chủ yếu là do 33 tỷ đồng lỗ ( tương đương 1,5 triệu đô Mỹ) chưa ghi nhận từ chênh lệch tỷ giá do tiền đồng Việt Nam mất giá 5,1% so với đồng USD và nợ bằng USD gấp ba lần so với năm 2014. LNST cả năm đạt 72 tỷ đồng, giảm 32% so với năm 2014 và chỉ đạt 74% dự báo của chuyên viên.
Chuyên viên dự báo năm 2016, STK sẽ tiếp tục lỗ từ chênh lệch tỷ giá. Chuyên viên cho rằng: (1) Tiền đồng Việt Nam sẽ trượt giá thêm 5% so với đồng USD trong năm 2016, kéo theo khoảng 30 tỷ đồng lỗ ( tương đương 1,3 triệu đô) chưa ghi nhân khi định giá lại nợ; và (2) Chi phí lãi vay sẽ tăng mạnh 2,6 lần để trả cho những khoan vay dành cho các nhà máy Trảng Bàng 3 và 4. Giá trị định giá là quá cao ngay cả khi tính cả triển vọng lợi nhuận 2016 phục hồi.
Tại mức giá đóng cửa phiên hôm nay 29.200VND, STK đang giao dịch tại mức PE 18,9 lần với EPS trượt 12 tháng là 1.544VND, cao hơn nhiều so với PE trượt 12 tháng trung bình của các công ty cùng ngành là 12,5 lần. PE dự phóng năm sau là 17,3 lần trên cơ sở EPS dự phóng 2016 của chuyên viênlà 1.689VND cũng là cao, cho thấy triển vọng phục hồi trong năm nay không phản ánh giá trị định giá cao của STK.
—————
CTG: Việc sáp nhập với PGBank bị trì hoãn lần thứ hai
Kế hoạch sáp nhập Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (PGBank) của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) sẽ bị trì hoãn thêm một quý nữa, và do đó, các vấn đề sau sáp nhập như nợ xấu tăng và tỷ lệ lãi biên (NIM) giảm phải đến 6 tháng cuối năm 2016 mới phát sinh. Một đại diện của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cho biết thương vụ CTG sáp nhập với PGBank sẽ được hoàn tất vào Quý 2/2016. Đây là lần thứ hai thương vụ này bị trì hoàn vì kế hoạch ban đầu là sẽ hoàn thành trong năm 2015, và sau đó được kì vọng sẽ hoàn tất trong Quý 1/2016. Lý do của việc trì hoãn được chia sẻ là do một số khó khăn trong thủ tục hành chính.
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
FTSE thêm 5 mã ASM, HHS, HNG, HQC và PGD FTSE vừa công bố kết quả rà soát định kỳ Q1/2016 đối với các rổ chỉ số FTSE liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo đó, FTSE sẽ thêm 5 mã ASM, HHS, HNG, HQC và PGD vào rổ tính FTSE Vietnam Index và không loại bất kỳ cổ phiếu nào. Đối với chỉ số còn lại là FTSE Vietnam All-Share Index, FTSE thêm 4 mã MBB, ASM, DRC và HQC, đồng thời loại ra 2 mã là VSH, VHC. FTSE sẽ có hai tuần để thực hiện việc cơ cấu danh mục đầu tư và danh mục mới sẽ có hiệu lực áp dụng kể từ ngày thứ Hai, 21/3/2016.
Như vậy, số lượng cổ phiếu trong danh mục FTSE Vietnam Index và FTSE Vietnam All-Share Index sau kỳ rà soát này sẽ tăng lên lần lượt 26 và 52 mã. Cũng như 7 kỳ rà soát liên tiếp trước đó, FTSE không công bố tăng/giảm tỷ trọng có thể đầu tư của bất kỳ cổ phiếu nào trong danh mục của cả hai chỉ số thuộc FTSE Vietnam Index Series.
—————
Giá cao su tăng mạnh kể từ đầu năm đến nay là yếu tố mang tính hỗ cho giá nhóm cổ phiếu cao su tự nhiên. Hợp đồng tương lai cao su giao trên sàn Tokyo Commodity Exchange (TOCOM) chạm mức cao nhất trong 2,5 tháng trong phiên cuối tuần, kéo dài đà tăng sang ngày thứ 4 liên tiếp, đồng thời đây cũng là mức tăng theo tuần tốt nhất trong khoảng 10 tháng trở lại đây. Cụ thể, ở thời điểm hiện tại hợp đồng cao su tương lai giao tháng 8 tăng 4,8 JPY, tương đương 2,9% lên mức 169,5 JPY/kg. Trước đó, giá hợp đồng này đã chạm mức đỉnh 169,7 JPY/kg, mức cao nhất kể từ 22/12. Tính theo tuần, giá cao su đạt mức tăng gần 9%, mức tăng tốt nhất kể từ tháng 5 năm 2015.
Đà phục hồi của giá cao su xuất phát từ xu hướng tăng trở lại của giá dầu thế giới do cao su tổng hợp là một trong những thành phẩm của dầu thô. Bên cạnh đó, thông tin các nước xuất khẩu cao su tại Châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaysia có kế hoạch cắt giảm sản lượng xuất khẩu cao su 15% trong 6 tháng tới nhằm hỗ trợ giá cao su cũng đã tạo kỳ vọng cho thị trường về sự sụt giảm nguồn cung trong tương lai. Đà hồi phục của giá cao su được kỳ vọng sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, qua đó hỗ trợ diễn biến giá của nhóm cổ phiếu cao su tự nhiên. Mặc dù vậy, sau giai đoạn tăng điểm khá mạnh của nhóm cổ phiếu này kể từ đầu tuần, áp lực chốt lời có thể sẽ sớm xuất hiện, nhà đầu tư ngắn hạn được khuyến nghị hạn chế mua đuổi giá cao đối với cổ phiếu thuộc ngành này..
5. Sự kiện nổi bật ngày 07/03/2016:
07/03/2016 MHC Giao dịch bổ sung – 1,929,888 CP
07/03/2016 DLC Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016
07/03/2016 SCD Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 900 đồng/CP
07/03/2016 ECI Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền, 1,400 đồng/CP
—————
Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net