1. Nhận định thị trường:
VN-Index tăng nhẹ thêm 1,83 điểm (tương đương 0,27%) lên mức 686,72 điểm, với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt hơn 111 triệu cổ phiếu.
Đồ thị VN-Index ngày 28/09/2016. Nguồn: Amibroker
Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nhật Cường tiếp tục bảo lưu quan điểm chỉ số VN-Index sẽ tăng điểm để hướng đến mục tiêu tiếp theo tại mốc 690-700 điểm trong các phiên giao dịch cuối tháng 9. Tuy nhiên, cây nến xanh nhỏ dạng “Spinning Top” hôm nay lại cho thấy sự lưỡng lự của NĐT sau phiên bứt phá mạnh trước đó. Nhật Cường quan sát thấy dòng tiền trong thị trường đang có sự luân chuyển tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn. Ở giai đoạn nước rút thì số cơ hội sẽ bị hạn hẹp đi rất nhiều. Do đó, NĐT không nên mua đuổi tại các vùng giá cao và phải chặt chẽ hơn trong việc lựa chọn cổ phiếu.
Nhà đầu tư muốn biết điểm mua, điểm bán Top 50 cổ phiếu mạnh nhất thị trường, vui lòng add Facebook của Cường để được tư vấn chi tiết.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 28/09/2016:
VN-Index vẫn duy trì đà tăng và giữ vững mốc 680 mặc dù VN30 giảm hơn 2 điểm với số mã giảm chiếm ưu thế. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng phiên thứ hai liên tiếp.
- Các mã ngân hàng biến động trái chiều và tăng với VCB; BID và CTG tăng phiên thứ hai liên tiếp. ACB cũng tăng trong khi MBB & STB đóng cửa tại tham chiếu và EIB giảm.
Tin đồn trên thị trường – BID đang tiến hành những nỗ lực nhằm huy động vốn mới – Trên thị trường gần đây đã xuất hiện tin đồn cho rằng BIDV (BID – Kém khả quan) có thể đã đạt được một số tiến triển trong đàm phán với NĐT chiến lược. Ngân hàng cần sớm huy động vốn mới và chắc chắn sẽ sốt sắng xúc tiến việc này càng sớm càng tốt. Đây là thông tin chưa được xác nhận và dĩ nhiên giá phát hành sẽ thu hút sự quan tâm lớn của thị trường. Bất ngờ là trong tin đồn mới nhất, giá phát hành được cho là cao hơn thị giá hiện tại. Tuy vậy, một lần nữa Chuyên viên xem đây hoàn toàn là tin đồn trên thị trường với một sự thận trọng nhất định.
Tin ngành – Động thái hạ lãi suất huy động có thể được các NHQD đưa ra sau khi thảo luận với NHNN – Chuyên viên vẫn cho rằng có lẽ NHNN và các NHQD lớn đã có thảo luận trước khi giảm lãi suất huy động 0,3-0,5% trong thời gian gần đây. Trên thực tế ngoài quyết định giữ nguyên lãi suất của Fed, thì còn có những nhân tố quan trọng khác ảnh hưởng đến động thái giảm lãi suất huy động chẳng hạn như cung tiền đồng dồi dào trên thị trường liên ngân hàng, lợi suất trái phiếu chính phủ giảm khá mạnh gần đây, đặc biệt là ở kỳ hạn dài. Ngoài ra tính đến tháng 9, Kho bạc cũng đã hoàn thành được 98% kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ sau khi đã điều chỉnh cho năm 2016.
Cho đến nay mới chỉ có MBB giảm lãi suất huy động theo các NHQD lớn – Sau khi các NHQD giảm lãi suất huy động, thì cho đến nay mới chỉ có MBB giảm lãi suất theo. Trên thực tế ngày hôm qua MBB đã quyết định giảm lãi suất huy động về gần bằng với lãi suất của VCB. Động thái này có vẻ có lý vì MBB có thương hiệu có uy tín có thể so sánh với VCB trên thị trường. Theo đó để tránh người gửi tiền chuyển mạnh sang gửi MBB sẽ làm ảnh hưởng đến tỷ lệ NIM, MBB đã có động thái nhanh chóng và hợp lý nêu trên.
Các ngân hàng khác hiện vẫn đang quan sát thêm – Cho tới nay Chuyên viên thấy các NHTMCP lớn khác chẳng hạn như EIB, STB, ACB, TCB, VPB, SHB, LVP hay TPB chưa có động tĩnh gì. Từ những gì Chuyên viên được biết sau khi trao đổi với một số NHTMCP, thì những ngân hàng này vẫn đang thận trọng vì (1) còn đang quan sát xem liệu quyết định giảm lãi suất của các NHQD lớn có được chấp hành nghiêm chỉnh tại các chi nhánh của những ngân hàng này hay không (2) hầu hết các ngân hàng trên cần chủ động kiểm soát tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn vì sẽ không có nhiều dư địa cho tỷ lệ này gia tăng sau khi tỷ lệ trần mới được áp dụng. Nói cách khác, nếu giảm lãi suất huy động quá nhiều thì vốn huy động có thể giảm đột ngột do người gửi tiền chuyển sang gửi ở ngân hàng khác. Theo đó sẽ ảnh hưởng đến các hệ số an toàn hoạt động với tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn có thể vi phạm mức trần mới theo quy định.
Quan sát động thái cắt giảm lãi suất huy động của ACB – Tuy nhiên Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB – Khả quan) là một trong số ít những NHTM ngoài quốc doanh có thể dễ dàng giảm lãi suất huy động. Do Ngân hàng không phải lo lắng về tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cùng với chính sách cho vay thận trọng và hệ số LDR hiện ở mức thấp. Do đó, tích cực theo dõi diễn biến tiếp theo của ACB trong những ngày tới để xem liệu Ngân hàng này có giảm lãi suất huy động hay không. Nếu ACB cũng giảm lãi suất huy động, khi đó một số ngân hàng khác có thể sẽ có động thái tương tự. Và NHNN có thể xem là thành công khi tác động giảm lãi suất huy động ở những ngân hàng quốc doanh lớn dẫn đến lãi suất cho vay cũng giảm trên hệ thống.
Nếu không, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay giữa các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng tư nhân sẽ lớn hơn thông thường – Và nếu chẳng hạn ACB lựa chọn không tăng giảm lãi suất huy động, khi đó chênh lệch lãi suất huy động giữa các ngân hàng quốc doanh và TMCP sẽ lớn hơn mức thông thường. Mức chênh lệch bất thường này thường sẽ không kéo dài; tuy nhiên khi mà lạm phát đang có xu hướng tăng tốc và chu kỳ tiếp theo của lãi suất dự kiến sẽ là tăng, mức chênh lệch này có thể sẽ duy trì một thời gian. Và theo đó cuối cùng cũng sẽ dẫn đến sự chênh lệch lớn hơn trong lãi suất cho vay giữa các ngân hàng quốc doanh và TMCP.
SCIC sẽ bán toàn bộ cổ phần tại Maritime Bank – Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vào ngày 26/10/2016 sẽ tổ chức bán đấu giá toàn bộ cổ phần tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank), tương đương 2.402.325cp do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà Nước (SCIC) sở hữu. Giá khởi điểm sẽ là 11.700đ/cp. Hiện tại, Maritime Bank có vốn điều lệ là 11,75 nghìn tỷ đồng, theo đó số cổ phần đấu giá tương đương 0,2% vốn điều lệ.
- Các mã tài chính phi ngân hàng tăng với BVH & PVI đóng phiên tăng. Trong số các cổ phiếu chứng khoán, SSI; HCM và VND tăng.
- Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng biến động trái chiều với VNM đóng cửa tại tham chiếu trong khi MSN (bắt đầu tiến hành thanh tra mỏ Núi Pháo) & KDC giảm. FPT & MWG tăng trong khi PNJ giảm.
Tin doanh nghiệp – Sabeco xác nhận sẽ niêm yết vào tháng 11 – Công văn số 8845 của Bộ Công thương cho thấy cổ phiếu của Sabeco sẽ được niêm yết vào khoảng tháng 11/2016. Tin doanh nghiệp – Đoàn thanh tra của Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã bắt đầu điều tra mỏ Núi Pháo – Đoàn thanh tra tác động môi trường của Bộ TN&MT đã bắt đầu thực hiện việc thanh tra toàn diện kéo dài trong thời gian 45 ngày tại mỏ Núi Pháo của Masan Resources (công ty con của CTCP Tập đoàn Masan – Khả quan) để tiến hành điều tra những tác động đến môi trường xung quanh mỏ. Báo cáo thanh tra dự kiến sẽ được công bố sau khi việc thanh tra được hoàn tất.
Trong khi đó, TGĐ của Núi Pháo ngay từ đầu đã khẳng định công ty đã xây dựng tiêu chuẩn hoạt động của mình dựa trên Nguyên tắc Xích đạo (Equator Principles) của Ngân hàng Thế giới (World Bank), được xem là những “tiêu chuẩn vàng” về tính bền vững môi trường và xã hội đối với các dự án khai thác khoáng sản. Nhìn chung, lãnh đạo Masan Resources và Tập đoàn Masan vẫn luôn nhấn mạnh công ty luôn coi trọng yếu tố phát triển bền vững.
Trong năm 2016, dự báo Masan Resources sẽ đóng góp 9% doanh thu thuần của MSN và 10% lợi nhuận toàn tập đoàn. Dự báo doanh thu thuần 2016 của MSN là 41.475 tỷ đồng, tăng trưởng 35.4% và LNST của cổ đông công ty đạt 2.495 tỷ đồng, tăng trưởng 68,8% với giả định không có ảnh hưởng lớn từ việc thanh tra. Dựa trên dự báo của Chuyên viên, cổ phiếu MSN đang giao dịch với P/E dự phóng là 20,3 lần. Tiếp tục đánh giá Khả quan.
Tin cổ phiếu – Công ty Đầu tư của SCIC đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu FPT – Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC, công ty con của SCIC đã đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu CTCP FPT (FPT – MUA VÀO) thông qua giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ ngày 30/9 – 28/10/2016. Mục đích giao dịch là để tái cấu trúc danh mục đầu tư. Hiện tại, SCIC sở hữu 1.675.663 cổ phiếu FPT (tương đương 0,36% cổ phần). Nếu giao dịch thành công, SCIC sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại FPT xuống 0,14%, tương đương 675.663cp.
Tin doanh nghiệp – Mekong Capital thông báo đăng ký bán tiếp 3,457 triệu cổ phiếu PNJ (tương đương 3,52% tổng số cổ phiếu PNJ đang lưu hành). Ngày 11/7/2016, Mekong Capital đã giảm cổ phần tại PNJ từ 6,57% xuống 3,52% sau khi bán thành công 3 triệu cổ phiếu PNJ (tương đương 3,05% cổ phần) với giá bán là khoảng 85.000đ/cp. Hôm nay, Mekong Capital đã thông báo tiếp tục thực hiện kế hoạch thoái vốn tại PNJ với đăng ký bán 3,457 triệu cổ phiếu PNJ (tương đương 3,52% tổng số cổ phiếu đang lưu hành) thông qua giao dịch thỏa thuận từ ngày 30/9 – 28/12/2016. Không có thông tin về giá bán. Khả năng Mekong Capital đã tìm được người mua với mức giá cao hơn giá bán cổ phiếu trong đợt thoái vốn trước đó.
Cổ phiếu PNJ đóng phiên giảm hôm nay (giảm 1,3%) sau khi tăng vào tuần trước (tăng 6,3%) có thể nhờ thông tin tích cực liên quan đến việc thoái vốn tại Đông Á Land như trong báo cáo trước đó của Chuyên viên. Giá cổ phiếu cũng tăng 79,43% so với đầu năm.
Quan điểm đầu tư – Lặp lại đánh giá Nắm giữ. Sau đợt tăng gần đây, định giá cổ phiếu không còn rẻ. Ước tính EPS 2016 là 4.014đ/cp, định giá công ty với P/E dự phóng là 18,85 lần, P/E dự phóng của ngành kinh doanh chủ chốt là 15,48 lần. Khả năng thoái vốn tại Đông Á Lan có thể là động lực hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn, tuy nhiên, tăng trưởng của chuỗi cửa hàng bán lẻ chậm lại cho thấy tăng trưởng của mảng này đang dần bão hòa.
Dù vậy, câu chuyện tăng trưởng dài hạn vẫn còn được kỳ vọng nhờ công ty mới sở hữu 25% thị phần thị trường trang sức có thương hiệu trong khi thị trường trang sức chưa có thương hiệu cũng cho thấy nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận cổ phiếu là lo ngại ở đây do PNJ chưa có kế hoạch nới room với những lo ngại về hạn chế về cơ chế hoạt động sau khi mở room do các rào cản đối với ngành bán lẻ.
- Cổ phiếu dầu khí biến động trái chiều với GAS tăng trong khi PVD; PVS và PXS giảm. Biến động rõ ràng trong những tháng đầu năm qua ở cổ phiếu dầu khí là GAS nhìn chung biến động theo xu hướng của các mã blue chip lớn khác trong khi đó các mã dầu khí chủ chốt khác biến động theo giá dầu thô.
- Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều với HPG; HSG và NKG tăng. BMP cũng tăng (KQKD 8 tháng đầu năm đạt tốt) & CMS cũng tăng trong khi DRC; DQC và TCM đóng cửa tại tham chiếu. Tiếp đó, HHS; PAC; RAL; STK; TMT và TTF đều giảm.
Tin doanh nghiệp – EVE sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường xin ý kiến về việc bán cổ phần cho NĐT Hàn Quốc – Công ty Cổ phần Everpia (EVE) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường lần 2 vào ngày 28/10 với mục đích trình và xin ý kiến về kế hoạch phát hành 15 triệu cổ phiếu tại Hàn Quốc (theo tài liệu gửi UBCK và Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM). Giá bán đề xuất và phương pháp xác định giá bán cũng sẽ được quyết định tại Đại hội.
Công ty mong muốn thực hiện phát hành cổ phiếu trong 6 tháng đầu năm 2017. Mục đích của lần phát hành này là huy động vốn để mua một lô đất và xây dựng nhà máy tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên.
Tin doanh nghiệp – Nhiều thành viên HĐQT HHS đã bán cổ phiếu HHS theo kế hoạch xây dựng mô hình tập đoàn mới – Nhiều thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) gần đây đã bán cổ phiếu HHS như đăng ký và đây được xem là một phần trong quá trình chuyển giao toàn bộ cổ phần sang cấu trúc tập đoàn mới. Cụ thể như sau;
• Bà Đỗ Thị Huyền Trang, vợ ông Đỗ Hữu Hưng, thành viên HĐQT HHS đã bán toàn bộ 2 triệu cổ phiếu HHS đang nắm giữ, tương đương 0,74% cổ phần vào ngày 26/9/2016.
• Bà Nguyễn Thị Hà, thành viên HĐQT HHS đã bán toàn bộ 2.005.000 cổ phiếu HHS vào ngày 26/9/2016.
• Ông Đỗ Hữu Hạ, Chủ tịch HĐQT HHS đã bán 1.000.000 cổ phiếu HHS vào ngày 23/9/2016, giảm tỷ lệ sở hữu xuống 4.800.000cp, tương đương 1,78% cổ phần.
• Cổ phiếu BĐS biến động trái chiều và tăng dù VIC giảm và NLG & DXG cũng vậy. Tuy nhiên, BCI; CII; CTD; DIG; HBC; KDH; KBC và SJS đều tăng.
- Cổ phiếu ngành nông nghiệp & thủy sản biến động trái chiều với HAG; HNG; BHS; BFC; VHC; PAN và GTN tăng. Trong khi SBT và DPM giảm.
Tin doanh nghiệp – Gia hạn thời gian IPO Vinafood 2 sang tháng 1 năm sau – Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đồng ý gia hạn thời gian IPO Vinafood 2 từ Q4 năm nay sang 30/1/2017. Từ đó Kiểm toán Nhà nước có thể kiểm toán kết quả xác đinh giá trị doanh nghiệp, xử lý các vấn đề liên quan tới sai phạm sử dụng đất đai, quản lý tài chính; dự kiến hoàn tất trước ngày 1/12. Trước đó Vinafood 2 báo lỗ tổng cộng 1,16 nghìn tỷ đồng trong 3 năm vừa qua.
Vinafood 2 là doanh nghiệp đầu ngành xuất khẩu gạo – Vinafood 2 là một DNNN và đứng đầu ngành về xuất khẩu gạo tại Việt Nam. Công ty mua gạo từ các hộ nông dân để chế biến và đóng gói rồi xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Philippines; Indonesia và Châu Phi. Hầu hết sản phẩm xuất khẩu của Vinafood 2 là gạo tấm chất lượng thấp.
Theo kế hoạch ban đầu IPO Vinafood 2 sẽ diễn ra vào tháng trước – Theo kế hoạch ban đầu IPO Vinafood 2 sẽ diễn ra vào tháng 8/2016 do Bộ NNPTNT thực hiện và sẽ bán 35% cổ phần ra bên ngoài; trong đó gồm 25% cổ phần cho NĐT chiến lược; 8,95% cổ phần bán đấu giá ra công chúng; còn lại bán cho CBCNV. Sau khi cổ phần hóa, Nhà nước sẽ nắm 65% cổ phần. Vào tháng 3 vừa qua, Vinafood 2 được định giá là 14,27 nghìn tỷ đồng (639 triệu USD). Công ty dự kiến phát hành thêm 16,5 triệu cổ phiếu mới.
Thua lỗ triền miên do nhiều nguyên nhân – Trong 6 tháng đầu năm, Vinafood 2 đã xuất khẩu 464.300 tấn gạo. Trong năm 2015, Vinafood 2 ghi nhận doanh thu thuần là 23,322 tỷ đồng, giảm 11,5% so với năm 2014 nhưng vẫn đạt LNTT khiêm tốn, là 26 tỷ đồng so với mức lỗ ròng 890 tỷ đồng trong năm 2014. Trong khi đó, năm 2013 công ty cũng báo lỗ ròng 269 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tính đến ngày 31/12/2015, tổng phải thu khó đòi của Vinafood 2 là 591,5 tỷ đồng. Công ty là một trong những DNNN dưới sự giám sát chặt chẽ của nhà nước và hiện bị hạn chế về tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Kết quả kiểm toán sẽ được quan tâm chờ đợi – Phụ thuộc vào báo cáo kiểm toán và đề xuất phương án giải quyết của Kiểm toán Nhà nước, bước tiếp theo trong tiến trình IPO sẽ trở nên rõ ràng hơn. Một khả năng là IPO có thể phải trì hoãn lâu hơn. Dĩ nhiên, rủi ro ở đây là một công ty đang báo cáo thua lỗ sẽ không thu hút đối với NĐT trừ phi chào bán với giá rẻ và như vậy có nghĩa là chính phủ sẽ thu về ít hơn so với kỳ vọng từ việc cổ phần hóa này. Tuy nhiên, nhờ mối quan hệ lâu năm với người nông dân, các xưởng xay xát và hệ thống bán buôn rộng khắp, điểm hấp dẫn của công ty là khả năng tiếp cận phần lớn chuỗi giá trị gạo. Và đây là lợi thế không thể phủ nhận.
Vinafood 2 sẽ là một trong những cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng lớn nếu niêm yết – Bất kể về thời gian tiến hành IPO, việc niêm yết Vinafood rõ ràng là một trong những giải pháp bán tài sản để trả nợ công. Nếu niêm yết, Vinafood 2 sẽ là một trong những cổ phiếu nông nghiệp – tiêu dùng lớn trên thị trường chứng khoán. Mặc dù quá trình này có thể kéo dài một vài năm.
Tin doanh nghiệp – HĐQT của HVG ước tính LNST năm 2016 tăng trưởng 253,1% – Hôm nay HVG, một trong những doanh nghiệp đầu ngành thủy sản đã công bố nghị quyết HĐQT cho biết trong năm tài chính 2016 (năm tài chính 2016 của HVG bắt đầu từ 1/10/2015 đến 30/9/2016) doanh thu thuần đạt 20 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 62,1% và LNTT đạt 500 tỷ đồng, tăng trưởng 253,1%. Nghĩa là tăng trưởng mạnh hơn kỳ vọng. Chuyên viên trước đó dự báo doanh thu thuần năm 2016 đạt 21.021 tỷ đồng, tăng trưởng 70,4% và LNTT đạt 374 tỷ đồng, tăng trưởng 146,9%. Theo đó ước tính EPS đạt 1.299đ; P/E dự phóng là 7,7 lần.
Tuy nhiên đây mới chỉ là ước tính ban đầu vì hiện vẫn còn chưa hết năm và BCTC kiểm toán còn chưa được công bố. Trên thực tế, thận trọng trước ước tính trên vì hoàn toàn có thể có khác biệt giữa số liệu ước tính và số liệu trên BCTC kiểm toán vì chịu ảnh hưởng của nhiều khoản mục trên bảng cân đối kế toán.
HVG đặt kế hoạch LNST năm 2017 tăng trưởng 40% – HVG cũng đã đưa ra kế hoạch cho 2017 với doanh thu thuần đạt 24.000 tỷ đồng, tăng trưởng 20% và LNTT đạt 700 tỷ đồng, tăng trưởng 40%. Hiện Chuyên viên chưa đưa ra đánh giá cho cổ phiếu HVG do các vấn đề tài chính như các khoản phải thu và nợ ở mức cao. Tại thời điểm 30/6/2016, các khoản phải thu là 6.665 tỷ đồng; tương đương số ngày phải thu là 122 ngày. Tổng nợ là 8.560 tỷ đồng; theo đó tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu ở mức khá cao là 2,5 lần.
Giá cổ phiếu đã tăng trần trước thông tin trên nhưng vẫn thấp hơn đầu năm – Giá cổ phiếu đã tăng trần trước thông tin trên nhưng vẫn thấp hơn 7,7% so với đầu năm. Dựa trên định giá và mức tăng giá cổ phiếu, thì Chuyên viên cho rằng nên chốt lời cổ phiếu này. Trên thực tế nếu công ty cho thấy sự tiến triển trong việc xử lý những vấn đề tồn tại về tình hình tài chính thì triển vọng của HVG sẽ có sự cải thiện. Và Chuyên viên sẽ chờ xem liệu điều này có xảy ra hay không.
Tin doanh nghiệp – SBT thông báo ngày giao dịch không hưởng quyền tham dự ĐHCĐTN năm tài chính 2015 – 2016 là ngày 12/10 – Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT) thông báo ngày 12/10 sẽ ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng là ngày 13/10 tổ chức ĐHĐCĐTN cho năm tài chính 2015-2016. ĐHĐCĐTN sẽ được tổ chức vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11/2016 tại đường Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Nội dung ĐHĐCĐTN bao gồm báo cáo KQKD niên độ 2015-2016, báo cáo tài chính đã kiểm toán niên độ 2015-2016, phân phối lợi nhuận 2015-2016 và kế hoạch cho 2016-2017, báo cáo của HĐQT, báo cáo của Ban Kiểm soát và các vấn đề khác.
- Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều với DHG giảm trong khi DMC và TRA tăng. IMP đóng cửa tại tham chiếu.
- Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, logistic và vận tải biến động trái chiều với NT2 & VSH tăng trong khi PPC giảm. GMD giảm trong khi VSC và VNS tăng.
Phiên hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch có phần tích cực hơn khi chỉ còn bán ròng hơn 4,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng đạt hơn 29 tỷ đồng (giảm hơn 70% so với phiên trước đó). Trên sàn HOSE, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 3 liên tiếp, tuy nhiên, giá trị bán ròng giảm mạnh 64% so với phiên trước, đạt hơn 36,5 tỷ đồng. Trong đó VIC dẫn đầu danh sách bán ròng, đạt tới hơn 25 tỷ đồng. Tiếp sau đó, HPG và HSG bị bán ròng lần lượt 23 tỷ đồng và 14,9 tỷ đồng. Chiều ngược lại, họ tiếp tục mua ròng mạnh nhất mã VCB, đạt hơn 13,4 tỷ đồng. SSI cũng được mua ròng hơn 13,4 tỷ đồng. VNM được khối ngoại mua ròng trở lại hơn 12,7 tỷ đồng. Đáng chú ý, khối ngoại có nhiều giao dịch thỏa thuận PAC (196 tỷ đồng), BVH (19,5 tỷ đồng), VNM (14 tỷ đồng),… Trên sàn HNX, khối ngoại quay lại mua ròng hơn 7,3 tỷ đồng. Họ mua ròng mạnh nhất mã BVS, đạt hơn 3,3 tỷ đồng. Trong khi đó, không có cổ phiếu nào trên HNX bị khối ngoại bán ròng trên 1 tỷ đồng. (Nguồn: HSC)
3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Chính phủ giao cho tập đoàn dầu khí khai thác thêm 1 triệu tấn dầu so với kế hoạch trước đây. Tức là kế hoạch mới sẽ khai thác khoảng 17 triệu tấn dầu so với mục tiêu ban đầu là 16 triệu tấn, mang lại thêm cho ngân sách khoản thu 350 triệu đô la. Tính từ đầu năm đến hết tháng 9-2016, sản lượng khai thác dầu của PVN đạt gần 13 triệu tấn. Tổng doanh thu 9 tháng ước đạt 318.000 tỉ đồng, bằng 62% kế hoạch năm, nộp ngân sách toàn tập đoàn bằng 81% kế hoạch. Đây được coi là nỗ lực của Chính phủ để thu hẹp khoảng cách giữa tăng trưởng GDP thực tế và kế hoạch đề ra từ đầu năm, ở mức 6,7%. ADB mới đây cũng ra báo cáo hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2016 ở mức 6% do chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như hạn hán ở khu vực Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, cùng với giá cả hàng hóa toàn cầu thấp. Với động thái mới này của Chính phủ, cùng các nỗ lực trước đó như nới lỏng chính sách tiền tệ, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, gia tăng hoạt động xuất khẩu, đẩy mạnh giải ngân các khoản chi đầu tư cơ bản trong các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng quốc gia… Chuyên viên đánh giá mục tiêu tăng trưởng 6,7% mặc dù khó đạt được nhưng mức tăng trưởng GDP trên 6% là hoàn toàn khả thi.
—————————
Cổ phiếu Vingroup giảm mạnh phiên ngày hôm nay (-2,8%) sau thông tin tập đoàn này chuyển đổi Vinmec và Vinschool sang mô hình phi lợi nhuận. VinGroup cam kết sẽ dùng 100% lợi nhuận thu được từ Vinmec và Vinschool để sử dụng cho việc tái đầu tư nhằm liên tục nâng cấp và phát triển hệ thống, cụ thể là đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, trao học bổng, tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tăng cường hợp tác, liên kết quốc tế… Không chỉ dành toàn bộ lợi nhuận để tái đầu tư, VinGroup cũng cam kết không thu hồi hơn 4.000 tỷ đồng đã đầu tư đến thời điểm hiện tại để xây dựng hệ thống Vinmec và Vinschool. Theo báo cáo tài chính của Tập đoàn Vingroup (VIC), doanh thu từ Vinmec và Vischool trong năm 2015 đạt tổng cộng 1.285 tỷ đồng, chiếm 4% toàn tập đoàn. Trong khi đó, lợi nhuận gộp từ 2 mảng kinh doanh này đạt 380 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 3%.
4. Sự kiện nổi bật ngày mai (29/09/2016):
29/09/2016 TMT Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2016 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:10
29/09/2016 TV1 Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,500 đồng/CP
29/09/2016 STV Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
29/09/2016 NNC Trả cổ tức đợt 1/2016 bằng tiền, 3,000 đồng/CP
29/09/2016 VAF Giao dịch bổ sung – 8,691,891 CP
29/09/2016 VMD Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 2,000 đồng/CP
29/09/2016 IJC Lấy ý kiến CĐ bằng văn bản CTCP Phát triển Hạ Tầng Kỹ thuật
29/09/2016 GTT Họp ĐHCĐ bất thường năm 2016
5. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:
Ghi chú:
– T + 0 là ngày Mua.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.
—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Facebook / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net