DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 29/03/2016 gồm cập nhật DBC, VSC, SSI, MBS, HSG, PTB, CII

Lượt xem: 13,536 - Ngày:
Chia sẻ

1. Nhận định thị trường:

Sắc xanh tiếp tục được duy trì ở phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số VN-Index tiến lên 575,72 điểm, tăng 3,64 điểm cùng với 110,86 triệu cổ phiếu được khớp. Dòng vốn chảy vào thị trường trong phiên này sụt giảm đáng kể so với các phiên liền trước và dưới mức bình quân 20 phiên gần nhất.

Đồ thị VN-Index ngày 28/03/2016.

Đồ thị VN-Index ngày 28/03/2016. Nguồn: Amibroker

Stochastic ngừng rơi, RSI tăng trở lại lên mức 57 và MACD Histogram mọc thấp hơn lên đường 0 cho thấy đà giảm đã chững lại. Dựa trên sự vận động giữa đường giá và dải bollinger có thể thấy phiên tăng điểm ngày 28/03 là hệ quả tích cực sau nhiều lần tái xác lập ngưỡng hỗ trợ bởi cận dưới của dải bollinger tại 570 điểm trong suốt tuần trước đó. Theo đó, đà tăng của phiên hôm nay có thể sớm đưa chỉ số trở lại khu vực kháng cự cũ tạo bởi cận trên của dải bollinger tại 580 điểm.

Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng trong phiên giao dịch ngày mai 29/03/2016, chỉ số VN-Index có khả năng sẽ tiếp tục thử thách mức kháng cự 580 điểm. Đồng thời, Nhật Cường đánh giá rủi ro ngắn hạn đã có chiều hướng suy giảm. Do đó, chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt được mức kháng cự 580 trong tuần giao dịch này. Ngoài ra, dòng tiền ngắn hạn có xu hướng gia tăng trở lại.

Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và giữ mức cắt lỗ của hệ thống ở mức 566.81 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh và rung lắc của thị trường để nâng tỷ trọng cổ phiếu nắm giữ và mở vị thế mua mới. Đồng thời, Nhật Cường đánh giá đây không phải là thời điểm bán ra mà nên lựa chọn nhóm cổ phiếu theo xu hướng của dòng tiền. Đặc biệt là những cổ phiếu có trong danh mục Top 30 cổ phiếu cần quan tâm hàng ngày mà Nhật Cường khuyến nghị.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 28/03/2016:

Cả 3 thị trường đều tăng điểm trong phiên đầu tuần tuy nhiên giá trị giao dịch giảm. Upcom Index tiếp tục đạt mức tăng ấn tượng lên đến 20.6% so với thời điểm đầu năm. Dòng tiền hướng vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đặc biệt ở nhóm thép và khoáng sản, độ rộng thị trường tích cực. Mức độ tham gia của khối nhà đầu tư nước ngoài ở mức khá và khối này mua ròng 121.5 tỉ đồng trên cả hai sàn.

Cả hai chỉ số tăng tốt nhưng GTGD thấp hơn bình quân gần đây. Các mã bluechip dẫn dắt phiên tăng hôm nay, đặc biệt là trong thời gian giao dịch buổi chiều với tỷ lệ mã tăng/mã giảm rất tích cực. Khối ngoại mua ròng nhưng mức độ tham gia thị trường của khối này không cao do hiện đang là kỳ nghỉ lễ ở nhiều nước.

· Các mã ngân hàng đã có một phiên giao dịch trầm lắng; trong đó VCB; CTG; ACB và MBB đóng cửa tại tham chiếu. BID & STB giảm. EIB là mã duy nhất tăng trong số các ngân hàng niêm yết lớn. Tổng cục thống kê đã công bố một số số liệu về tăng trưởng tín dụng & cho vay từ đầu năm. Chuyên viên muốn chờ số liệu do NHNN công bố; tuy nhiên có thể thấy tăng trưởng huy động cao hơn đáng kể so với tăng trưởng tín dụng; cho thấy tỷ lệ NIM của các ngân hàng có thể sẽ giảm.

· BVH tăng. Các mã chứng khoán biến động trái chiều và giảm với HCM giảm còn SSI đóng cửa tại tham chiếu. MBS hôm nay đã có phiên chào sàn không mấy khả quan với mức giảm mạnh; cho thấy NĐT có lẽ cho rằng giá tham chiếu phiên chào sàn là cao.

· VNM, FPT và BMP hôm nay tăng.

· Các mã dầu khí hôm nay biến động trái chiều và giảm. GAS đóng cửa tại tham chiếu trong khi PVD và PVS tăng trong bối cảnh giá dầu tăng.

· HSG & HPG tăng khá mạnh hôm nay. Các mã ngành sản xuất đáng chú ý khác như PAC và DRC cũng tăng tốt.

· Các mã BĐS đã có một phiên khởi sắc, dẫn đầu là VIC và NLG. BCI hôm nay đóng cửa tại tham chiếu. CTD tiếp tục tăng và lập đỉnh mới. FCN cũng tăng tốt. KBC giảm.

· Hôm nay cả NT2 và PPC tăng. HNG giảm.

Trên HSX, khối ngoại mua ròng hơn 104 tỷ đồng, FLC dẫn dầu về khối lượng mua ròng với trên 743 nghìn đơn vị. PET, HAG và KBC cũng được mua ròng nhẹ. Chiều ngược lại, KSS dẫn đầu về khối lượng bán ròng với 135 nghìn đơn vị. BMP, BGM và DMP cũng bị bán ròng nhẹ.

Trên HNX, khối ngoại mua ròng hơn 16 tỷ đồng. SCR dẫn đầu về khối lượng mua ròng với 327 nghìn đơn vị. KLS, KLF và PVS cũng được mua ròng nhẹ. Chiều ngược lại, khối ngoại chủ yếu bán ròng AAA với khối lượng trên 91 nghìn đơn vị.

3. Thông tin Doanh nghiệp:

DBC: Chuyên viên khuyến nghị mua cổ phiếu DBC với giá mục tiêu là 35.500đồng/cp trong 12 tháng tới theo phương pháp FCFF (upside 22%). Ngày 28/3/2016, cổ phiếu DBC được giao dịch tại mức giá 29.500 đồng/cp, tương đương P/E FW (loại trừ lợi nhuận từ bất động sản) là 8,7x, thấp hơn so với P/E của thị trường và thấp hơn so nhiều so với P/E của Vissan (92,85x) trong phiên đấu giá cho cổ đông chiến lược ngày 24/3/2016. Công ty đang thoái vốn tại các dự án bất động sản, tập trung hơn vào hoạt động lõi, phát triển mô hình từ trang trại đến bàn ăn tương tự như các đối thủ lớn Masan, CP, Vissan.

Kết quả kinh doanh 2015. Năm 2015, tổng doanh thu của Tập đoàn đạt 5.791 tỷ đồng (+13% yoy). Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 253 tỷ đồng (+23% yoy) nhờ mảng chăn nuôi và chế biến thực phẩm tiếp tục được cải thiện. Kế hoạch kinh doanh 2016. Công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 8.456 tỷ đồng (bao gồm cả doanh thu nội bộ). Lợi nhuận sau thuế đạt 291 tỷ đồng (phấn đấu đạt 450 tỷ đồng), trong đó lợi nhuận từ sản xuất thức ăn chăn nuôi và chế biến thực phẩm là 241 tỷ đồng. Khi đó, EPS kế hoạch là 3.679 đồng/cp, loại trừ lợi nhuận từ bất động sản, EPS là 3.015 đồng/cp. Cổ tức 2016 dự kiến là 10% cổ phiếu và 5% tiền mặt.

Dự báo kết quả kinh doanh 2016. Doanh thu thuần được dự báo đạt 6.314 tỷ đồng (+9%) trong đó, sản lượng tiêu thụ TACN đạt 465 nghìn tấn (+9%), tương đương với doanh thu là 3.596 tỷ đồng, chăn nuôi, chế biến thực phẩm được dự báo đạt 2.718 tỷ đồng (+10%). Lợi nhuận sau thuế được dự báo đạt 266 tỷ đồng (+5%), tương đương EPS là 3.344 đồng/cp. Lưu ý, dự báo của Chuyên viên không tính đến lợi nhuận thu về từ việc chuyển nhượng các dự án bất động sản của DBC.

Rủi ro đầu tư. (1) Rủi ro cạnh tranh tăng với mảng TACN khi có thêm nhiều đối thủ mới gia nhập ngành và với mảng chế biến thực phẩm do lo ngại cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài; (2) Rủi ro khoản phải thu từ bất động sản.

—————

VSC: CTCP Tập đoàn Container Việt Nam (HSX)

Kế hoạch kinh doanh 2016 ở mức thấp. Năm 2016, VSC đặt kế hoạch doanh thu đạt 1,015 tỷ đồng (+9.5%yoy) nhờ sản lượng bốc dỡ tại cẩu cảng đạt 580,000 TEUs (+65%yoy), bốc xếp tại kho bãi dự báo kế hoạch là 400,000 TEUs (+2.3%yoy). Cầu cảng 1 tại cảng Vip-Green Port đã đi vào hoạt động cuối tháng 11/2015, dự tính cầu cảng 2 sẽ chính thức khai thác vào đầu quý 4/2016. Lợi nhuận trước thuế kế hoạch chỉ đạt 262 tỷ, giảm khoảng 25% so với cùng kỳ năm 2015 do (1) cảng Vip-Green Port dự báo lỗ khoảng 50 tỷ. (2) Chi phí lưu thông container trên tuyến Hà Nội – Hải Phòng tăng khoảng 50% so với năm 2015. Từ 1/4/2016 mức phí trên quốc lộ 5 tăng lên 50%, cao tốc Hà Nội Hải Phòng tăng khoảng 25%. (3) Biên giới với Trung Quốc ổn định, giảm doanh thu lưu kho bãi, đặc biệt với khoản container lạnh. (4) Giá dịch vụ bốc dỡ tại cảng dự báo giảm do khó khăn của các hãng vận tải biển thế giới.

Kế hoạch trả cổ tức: VSC kế hoạch trả cổ tức 20% trong đó 10% tiền mặt và 10% cổ phiếu.

Nới room cho cổ đông nước ngoài. Hiện tại cổ đông nước ngoài đang nắm 49% tại VSC. Công ty có kế hoạch nới room lên tối đa (50%) phù hơp với quy định của Việt Nam đối với mảng khai thác dịch vụ bốc dỡ cầu cảng. Theo quy định, chính phủ chỉ nắm quyền kiểm soát với 7 cảng chính, thủ tướng sẽ xem xét nới room cho các cảng còn lại khi có đề xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, khả năng nới room của VSC trong tương lai là có thể xảy ra.

Vấn đề khác. VSC trình kế hoạch cổ phần hóa 10 công ty con, trong đó, VSC nắm giữ tối thiểu 65% còn lại 35% bán cho cán bộ công nhân viên tại công ty con và ban giám đốc, mặc dù được thông qua, nhưng kế hoạch này chỉ nhận được 54% tỷ lệ thông qua.

Quan điểm đầu tư: Như đã nhận định trong báo cáo cập nhật VSC, Chuyên viên đánh giá kế hoạch kinh doanh 2016 của VSC khá thận trọng do: (1) VSC hưởng lợi từ kế hoạch gia tăng đội tầu của Evergreen. Trong năm 2016, Evergreen kế hoạch mua thêm hơn 20 tầu trọng tải 2,000 TEUs dùng chạy tuyến liên Á. Hiện tại Evergreen đang chiếm khoảng 30% doanh thu của VSC, chạy 4 chuyến trên tuần vào Việt Nam. (2) Mở rộng diện tích kho bãi, tăng tốc độ lưu thông container trên tuyến tiền phương, nhờ kế hoạch đầu tư 160 tỷ mua bãi container rộng khoảng 10 ha. (3) Các cảng đối thủ chính của cảng mới như Nam Hải Đình Vũ, Đình Vũ sẽ sớm đạt tối đa công suất trong năm 2016, trong khi đó lưu lượng hang hóa qua khu vực Hải Phòng dự báo tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. (4) Xu hướng vận tải biển thế giới sử dụng tầu trọng tải lớn, làm lợi cho các cảng nước sâu, gần cửa sông trong đó có Vip-green.

Rủi ro đầu tư: cảng Green port sẽ chịu tác động mạnh của việc xây dựng cầu Bạch Đằng.

—————

SSI: Chuyên viên đưa ra báo cáo lần đầu dành cho CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) với khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG vì các lý do sau:

Lĩnh vực môi giới hoạt động xung quanh mục đích đẩy mạnh hoạt động giao dịch ký quỹ (margin). SSI là một công ty môi giới tập trung vào mảng khách hàng cá nhân, với một số lĩnh vực phụ trợ, trong đó có một số hoạt động khá lớn, một số không có giá trị chắc chắn sau khi tính chi phí vốn. Báo cáo này cung cấp một cái nhìn khác so với báo cáo tài chính của SSI. Chuyên viên nhận thấy hoạt động môi giới có chi phí lớn vì tập trung vào mảng khách hàng cá nhân. Lĩnh vực này yêu cầu giá trị giao dịch lớn như năm 2014 để đủ hoàn vốn. Nhưng lĩnh vực môi giới góp phần cho phép SSI đẩy mạnh cho vay margin, là yếu tố chính thúc đẩy lợi nhuận. Nhận diện các yếu tố tăng trưởng của SSI chủ yếu là nhận định dư nợ margin và khoản chênh lệch giữa cho vay margin và chi phí vốn. Một điểm khác là tuy SSI vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng nhưng quy định về đòn bẩy tối đa đối với cho vay margin/vốn chủ sở hữu nên không thể có tỷ lệ đòn bẩy như ngân hàng.

Hoạt động đầu tư ảnh hưởng đến định giá. Báo cáo của Chuyên viên, cũng như báo cáo tài chính của SSI đều không phủ nhận rằng các khoản đầu tư được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận bị ảnh hưởng do dự phòng nhưng công ty dường như đã tránh được các biến động mạnh (có bằng chứng cho thấy vấn đề HNG đã được giải quyết). Tuy nhiên, việc tránh blow-up khác với lợi nhuận cao hơn chi phí vốn. SSI đã không thể đạt được điều này trong 6 năm qua và Chuyên viên cho rằng kết quả hoạt động tiếp tục dưới khả quan.

Chuyên viên chưa thấy thuyết phục với tuyên bố của SSI là việc quản lý tài sản và môi giới quốc tế sẽ đột phá. Cả hai lĩnh vực này hiện đang thiếu quy mô và không có lợi thế của công ty đi đầu, và từ trước đến nay không có bằng chứng nào về việc giảm đòn bẩy của mạng lưới bán lẻ hàng đầu ngành. SSI đề ra mục tiêu tung ra gói UCITS trị giá 150 triệu USD trong năm nay. Theo quan sát của Chuyên viên, việc huy động vốn dành cho Việt Nam của các quỹ tập trung vào quốc gia trong 12 tháng qua khá yếu. Vì vậy, Chuyên viên không thể khẳng định thành công và phải thận trọng và chờ đợi để tiếp cận lĩnh vực này.

Chuyên viên tránh dự báo về vấn đề thị phần. Chuyên viên giữ thị phần môi giới của SSI cố định trong giai đoạn dự báo tại mức cuối năm 2015 và chỉ giả định tỷ lệ hoa hồng trung bình từ môi giời giảm 1 điểm cơ bản trong giai đoạn dự báo.

Cải cách thị trường vốn hỗ trợ thanh khoản tăng trưởng. Việc cải cách tăng room khối ngoại, đẩy mạnh cổ phần hóa, giảm sở hữu của nhà nước, giao dịch trong ngày và giao dịch phái sinh và cuối cùng là việc bán khống cổ phiếu sẽ khắc phục tình trạng thị trường chững lại, khi thị trường tập trung vào nhà đầu tư cá nhân chuyển hóa sang thị trường có sự hiện diện lớn hơn của các nhà đầu tư tổ chức.

—————

MBS: Giá cổ phiếu MBS giảm 23% vào ngày đầu tiên niêm yết

Hôm nay, 122 triệu cổ phiếu MBS (Nắm giữ) đã được niêm yết trên HNX, và cổ phiếu đóng cửa ở mức 7.700 đồng/ cổ phiếu, giảm 23% so với giá khởi điểm là 10.000 đồng/ cổ phiếu. Tỷ lệ cổ phiếu giao dịch tự do hạn chế với 80% tổng số cổ phiếu lưu hành thuộc sở hữu của Ngân hàng Quân đội. KQKD hợp nhất đã kiểm toán 2015 được công bố với LNTT là 9.395 tỷ đồng (giảm 87,5% so với năm 2014), thấp hơn nhiều so với kế hoạch của công ty là 39 tỷ đồng. Cho năm 2016, Chuyên viên dự báo doanh thu cả năm của MBS sẽ là 440 tỷ đồng (tăng trưởng 12,8%) và LNTT là 44 tỷ đồng do không còn các chi phí bất thường lớn (đã tăng hơn 4 lần trong năm 2015). Theo đó, ước tính EPS của MBS sẽ là 346 đồng (theo Thông tư 210), gấp 5 lần con số năm 2014, định giá công ty với P/E là 22,3 lần theo giá cổ phiếu đóng cửa hôm nay.

Chuyên viên đánh giá cổ phiếu Nắm giữ vào thời điểm hiện tại. Với dự báo trên đây, Chuyên viên ước tính giá trị sổ sánh của cổ phiếu MBS là 11.036 đồng/ cổ phiếu, theo đó ước tính P/B là 0,7 lần, thấp hơn so với mức bình quân ngành là 1,22 lần. Mặc dù mức P/B ngành có thể giảm xuống 1,00 lần nếu không tính đến hai công ty chứng khoán đầu ngành hiện tại là SSI và HCM. MBS hiện sếp thứ 6 trong ngành với thế mạnh về bán lẻ và thực hiện các thương vụ theo yêu cầu. Với mức giá hiện tại, cổ phiếu có vẻ được định giá hợp lý mặc dù P/E cao. Tuy nhiên, vẫn có rủi ro về ảnh hưởng dự phòng đầu tư cũng như công tác quản lý rủi ro đối với khoản phải thu vẫn là lo ngại của Chuyên viên. Thiếu nguồn khách hàng tổ chức và hoạt động ngân hàng đầu tư hạn chế cũng ảnh hưởng phần nào đến nguồn doanh thu của công ty. MBS có thể tận dụng lợi thế của ngân hàng công ty mẹ hơn nữa trong thời gian tới mặc dù lựa chọn này cũng bao gồm những hạn chế nhất định.

—————

HSG: Chuyên viên dự báo LNST hợp nhất 2016 của HSG đạt 716,37 tỷ đồng, tương đương EPS 2016 = 4.374 đồng cp (đã tính trường hợp trả cổ tức bằng cổ phiếu 50% trong thời gian tới). Chuyên viên cho rằng khả năng cao KQKD của HSG sẽ vượt kế hoạch mục tiêu năm và số liệu dự báo trên. Ngày 25/03/2016, cổ phiếu HSG được giao dịch với giá 34.500 đồng, PE FW = 7,89x.

KQKD 6T 2015/2016 khả quan: Theo báo cáo của HH Thép, tiêu thụ tôn mạ trong tháng 1/2016 của HSG đạt 83.560 tấn và ống thép đạt 26.900 tấn. Tổng cộng 4 tháng từ 10/2015 đến 1/2016, tổng sản lượng tiêu thụ Tôn mạ và Ống thép của HSG đạt 380.072 tấn; cùng với việc các doanh nghiệp tôn mạ Việt Nam đang mở rộng sang thị trường Mỹ, Chuyên viên cho rằng sản lượng tiêu thụ năm 2015/2016 của HSG có thể vượt mức mục tiêu 1,1 triệu tấn. Ước tính LNST Q2 đạt khoảng 250 tỷ đồng, LNST 6T khoảng 437 tỷ đồng, bằng 66,21% kế hoạch năm (LNST mục tiêu công ty đặt ra là 660 tỷ đồng).

Triển vọng tích cực từ giá thép nguyên liệu và Quyết định của Chính phủ. Hiện tại giá thép nguyên liệu vẫn tiếp tục tăng trong ngắn hạn, giá HRC tăng từ mức đáy 364 USD/tấn (tháng 12/2015) lên mức 416 USD/tấn (24/03/2016). Bên cạnh đó, trong tháng 3/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định điều tra áp dụng thuế CBPG với thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc, Hồng Kong và Hàn Quốc nhằm bảo vệ ngành thép Việt Nam. Chuyên viên cho rằng hai nguyên nhân trên sẽ tiếp tục tác động tích cực tới ngành thép trong thời gian tới.

Kế hoạch cổ tức:

– Cổ tức bằng tiền mặt: Trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 25%, ngày giao dịch không hưởng quyền 14/04/2016 và ngày thanh toán 28/04/2016

– Cổ tức bằng cổ phiếu: Tỷ lệ 50%, dự kiến phát hành chậm nhất ngày 15/07/2016.

—————

PTB: Năm 2016 đặt mục tiêu lãi trước thuế 245 tỷ đồng Năm 2016, CTCP Phú Tài (PTB-HOSE) đặt kế hoạch tổng doanh thu 3.531 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 245 tỷ đồng. CTCP Phú Tài (PTB-HOSE) công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016. Theo đó, năm 2016, PTB đặt kế hoạch tổng doanh thu 3.531 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 245 tỷ đồng. Công ty dự kiến trả cổ tức tỷ lệ 20%/vốn điều lệ. Năm 2015, Công ty đạt doanh thu hơn 3.000 tỷ đồng, vượt 13% kế hoạch năm và tăng 24% so với năm 2014, lợi nhuận trước thuế năm 2015 đạt gần 219 tỷ đồng, vượt 56% kế hoạch năm và tăng 61% so với năm trước. ĐHĐCĐ PTB cũng đã thông qua chủ trương phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2015 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 20%. PTB dự kiến thực hiện phát hành vào quý III/2016 với nguồn vốn từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại Báo cáo tài chính 2015.

—————

CII: Công bố kế hoạch mua cổ phiếu quỹ, bán một phần lô đất ở Thủ Thiêm và giảm cổ phần tại NBB.

CII sẽ hoàn thành phần còn lại của kế hoạch mua cổ phiếu quỹ trong năm nay để hấp thụ toàn bộ số trái phiếu chuyển đổi. Công ty cũng có kế hoạch bán 35% quỹ đất sở hữu tại Thủ Thiêm cho đối tác nước ngoài và hợp tác cùng phát triển phần lớn tổng diện tích 9,6 ha đất tại đây. Số tiền thu về từ bán đất sẽ được dùng để trả nợ. Công ty cũng đang trong quá trình giảm cổ phần tại NBB xuống dưới 20% để giải quyết vấn đề liên quan đến việc hạch toán một giao dịch bán đất khác. Thông thường, thu nhập từ HĐ tài chính thường có đóng góp quan trọng trong mô hình kinh doanh của CII. Không có thay đổi trong dự báo của Chuyên viên và hiện Chuyên viên vẫn dự báo tăng trưởng của LNST cho cổ đông công ty mẹ 2016 của CII là 34,6%.

Lặp lại đánh giá MUA VÀO. Kế hoạch bán một phần đất và đồng hợp tác phát triển phần lớn số đất đó là chiến lược khá thú vị, cho phép CII huy động lượng tiền mặt cần thiết. Định giá có vẻ hấp dẫn với mô hình kinh doanh đặc biệt và triển vọng tăng trưởng trong tương lai.

CII công bố vào thứ Sáu tuần trước nghị quyết của HĐQT liên quan đến một số hoạt động kinh doanh của công ty như sau:

(1) Kế hoạch mua lại 40,18 triệu cổ phiếu quỹ (16,05% tổng số cổ phiếu đang lưu hành) với giá tương đương giá đóng cửa bình quân 30 ngày trước ngày công ty nộp hồ sơ cho UBCKNN và không vượt quá 25.300đ/cp. Cổ đông trước đó đã phê duyệt đề xuất mua 50 triệu cổ phiếu quỹ trước 31/12/2016 và đến hiện tại, công ty đã mua vào thành công 9,81 triệu cổ phiếu. Mục đích của kế hoạch này là giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành trong trường hợp GS chuyển đổi toàn bộ trái phiếu đang nắm giữ, trị giá 40 triệu USD thành 62,69 triệu cổ phiếu.

Tuy nhiên, Chuyên viên biết rằng theo quy định hiện hành, CII không thể mua vào cổ phiếu quỹ nếu công ty đã mua hoặc phát hành cổ phiếu mới trong 6 tháng trước đó. Do vậy, CII phải đợi sau này 26/7/2016 mới có thể thực hiện kế hoạch mua vào 40,18 triệu cổ phiếu này.

(2) Về quỹ đất tại Thủ Thiêm, CII có kế hoạch bán 35% tổng quỹ đất 9,6 ha tại khu vực này cho NĐT nước ngoài để trả nợ khoản vay ngân hàng liên quan đến dự án này. 30% quỹ đất sẽ hợp tác với NĐT nước ngoài để phát triển và 35% còn lại sẽ do CII tự phát triển. CII đã và đang nhận 9 lô đất với tổng diện tích là 9,6 ha tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (gần cầu Thủ Thiêm) để thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng tại phân khu 3 và 4 của Khu đô thị Thủ Thiêm. CII hiện đang nhận đất dựa trên tiến độ phát triển cơ sở hạ tầng. Dự án BT này khởi công vào tháng 7/2015 và dự kiến sẽ hoàn tất sau 18 tháng. Tổng vốn đầu tư cho dự án này là khoảng 2.700 tỷ đồng và nhằm huy động vốn cho dự án này, CII đã ký hợp đồng tín dụng trị giá 2.000 tỷ đồng với BIDV.

Gần đây, CII thông báo việc thành lập một công ty tên là CTy TNHH Trường Thuận Phát. Và ngay sau đó bán công ty này cho một đối tác (Chuyên viên cho rằng là NBB) để ghi nhận LNST là 150 tỷ đồng. Bản chất của giao dịch này, theo Chuyên viên suy đoán là bán một trong 9 lô đất mà công ty sở hữu tại Thủ Thiêm. Tuy nhiên, do thủ tục bán đất trực tiếp cho các NĐT khác rất phức tạp, thay vì đó CII đã thực hiện bán cổ phần tại công ty sở hữu lô đất đó.

Chuyên viên cũng được biết CII dự kiến xây dựng 105 căn hộ cao cấp trên diện tích 14.000m2 tại một trong số 9 lô đất ở Thủ Thiêm. Khu căn hộ 4 tầng này với tổng diện tích sàn là 18.000m2 dự kiến khởi công xây dựng trong Q1/2016 và công ty có kế hoạch giao nhà thô vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017. Giá bán vẫn chưa được công bố, tuy nhiên, Chuyên viên được biết người mua đã bày tỏ quan tâm đến phần lớn số căn hộ dự kiến phát triển này.

(3) CII cũng có kế hoạch tạm thời giảm sở hữu tại NBB từ 24,98% xuống 19,9% trong năm 2016. Thực tế, CII hôm nay đã bán 2,9 triệu cổ phiếu NBB trong một giao dịch thỏa thuận với giá bán là 19.000đ/cp. Và Chuyên viên ngờ rằng CII có thể đã bán công ty Trường Thuận Phát cho NBB. Theo VAS, CII sẽ phải loại bỏ số lãi 150 tỷ đồng từ giao dịch này trong BCTC hợp nhất nếu NBB được xem là công ty liến kết của CII. Do đó, để có thể ghi nhận giao dịch này, CII phải tạm thời giảm tỷ lệ sở hữu tại NBB xuống dưới 20%. Tuy nhiên, theo Chuyên viên được biết, giá trị sổ sách của khoản đầu tư tại NBB là cao hơn giá thị trường hiện tại, do đó, Chuyên viên dự báo CII có thể phải ghi nhận dự phòng lỗ đầu tư cổ phiếu khoảng 40 tỷ đồng nếu giá cổ phiếu NBB vẫn duy trì ở mức 18.000đ/cp khi tiến hành hạch toán giao dịch này.

Giả thuyết đầu tư của Chuyên viên – Cho năm 2016, Chuyên viên giữ nguyên dự báo doanh thu thuần là 2.281 tỷ đồng (tăng trưởng 30%) và LNST cho cổ đông công ty mẹ là 845 tỷ đồng (tăng trưởng 34,6%), theo đó EPS pha loãng là 3.128đ. Với giá cổ phiếu hiện tại, cổ phiếu đang giao dịch với P/E dự phóng là 7,6 lần và P/B dự phóng là 1,1 lần. CII có lợi thế lớn để giành được phần lớn các gói thầu cạnh tranh cho các công trình BOT và BT cầu đường bộ và nước tại khu vực TPHCM trong 10 năm tới dựa trên bản chất mô hình kinh doanh cũng như kinh nghiệm thực hiện các dự án. Công ty có thể nhận thanh toán bằng các lô đất và đây hứa hẹn sẽ là nguồn thu nhập tiềm năng dưới hình thức phát triển BĐS. Đồng thời cho phép công ty huy động nguồn vốn mới thông qua bán các lô đất. Cấu trúc tập đoàn gần như hoàn thiện cho phép CII tận dụng toàn bộ lợi thế từ rất nhiều cơ hội tiềm năng. Và với tỷ suất IRR của các dự án ở mức bình quân khoảng 25%, Chuyên viên cho rằng cổ phiếu là lựa chọn đầu tư hấp dẫn. Ảnh hưởng pha loãng đã được phản ánh vào giá cổ phiếu. Lặp lại đánh giá Mua vào.

4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Báo cáo tại buổi họp Chính phủ thường kỳ tháng Ba tổ chức sáng 26/3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, nếu không có các giải pháp quyết liệt và tổng thể sẽ khó đạt mục tiêu tăng trưởng (GDP) ở mức 6,7% như Quốc hội đề ra. Thay vào đó, mức tăng được Bộ trưởng đưa ra trong cuộc họp chỉ là 5,45%. Cụ thể, theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đang hết sức khó khăn do tác động của hạn hạn và xâm nhập mặn, tính đến hết quý 1 nhóm này đã giảm 1,23% so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy, trong quý 1, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 33,88 tỷUSD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2015, trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 37,11%, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, mức tăng xuất khẩu quý 1 thấp hơn nhiều so với mức tăng 6,9% của cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu giảm lại tập trung vào nhóm thiết bị máy móc, nguyên vật liệu… điều này sẽ tác động xấu đến hoạt động đầu tư và sản xuất trong nước. Chuyên viên đánh giá mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% là khả thi, tuy nhiên tồn tại nhiều thách thức mang tính khách quan mà Chính phủ cần có các giải pháp giải quyết triệt để như hụt thu ngân sách từ giá dầu hay hạn hán do hiện tượng El Nino gây ra. Bên cạnh đó, việc cân đối ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ cũng là yếu tố quan trọng để tạo được sự ổn định trong hệ thống.

5. Sự kiện nổi bật ngày mai (29/03/2016):

29/03/2016 10:00 TMS Giao dịch bổ sung – 2,844,532

29/03/2016 10:00 KBE Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 1,000 đồng/CP

29/03/2016 10:00 BHP Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 1/2015 bằng tiền, 300 đồng/CP

29/03/2016 10:00 CTB Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 300 đồng/CP

29/03/2016 10:00 SVN Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016

29/03/2016 10:00 TSB Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016

29/03/2016 10:00 VHL Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016

—————

Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK

Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.

Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224

Skype: dautu.cophieu

Email: dautucophieu68@gmail.com

Website: dautucophieu.net

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý