DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 27/06/2016 gồm cập nhật Brexit, CPI 6 tháng đầu năm, FPT

Lượt xem: 13,601 - Ngày:
Chia sẻ

1. Nhận định thị trường:

VN-Index kết thúc phiên giao dịch cuối tuần với mức điểm giảm mạnh nhất kể từ đầu sóng tăng ngày 22/01/2016, chỉ số mất 11,5 điểm xuống mức 620,77 điểm cùng với 262,21 triệu cổ phiếu được khớp.

Đồ thị tuần VN-Index ngày 24/06/2016Đồ thị tuần VN-Index ngày 24/06/2016. Nguồn: Amibroker

Đồ thị VN-Index ngày 24/06/2016

Đồ thị VN-Index ngày 24/06/2016. Nguồn: Amibroker

Nên đỏ phiên giao dịch cuối tuần ngày 24/06/2016 bao trùm toàn bộ 5 phiên hồi phục trước đó kèm theo thanh khoản đạt mức kỷ lục cho thấy lực bán đang rất mạnh và dường như nhà đầu tư đang tháo chạy khỏi thị trường. Các chỉ báo kỹ thuật phát đi tín hiệu tiêu cực hơn khi RSI xuất hiện tín hiệu phân kỳ tam phân đoạn với đường giá, MACD cắt mạnh xuống dưới đường tín hiệu thể hiện xu hướng ngắn hạn đang xấu đi. Mặc dù xuất hiện tín hiệu bắt đáy khi chỉ số giảm mạnh về vùng 600 điểm, tuy nhiên tín hiệu này chỉ mang tính nhất thời và không cải thiện được tín hiệu tiêu cực khi giá giảm mạnh kèm theo khối lượng đột biến ngày hôm nay, với tín hiệu này nhiều khả năng thị trường đã bắt đầu phân phối và có thể sẽ kết thúc xu hướng tăng kể từ đầu năm.

Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng xu hướng ngắn hạn có thể sẽ theo xu hướng tiêu cực trong tuần giao dịch tới. Do đó, Nhật Cường không khuyến khích tham gia bắt đáy trong giai đoạn này.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 24/06/2016:

Ngày thứ 6 đen tối đối với chứng khoán toàn cầu khi kết quả bỏ phiếu của người dân Anh chính thức rời EU. Thị trường chứng khoán Việt Nam có phiên giao dịch kỷ lục về thanh khoản kể từ 9/9/2014.

• Các mã ngân hàng giảm, dẫn đầu là VCB; CTG và BID. ACB đóng cửa tại tham chiếu trong khi EIB; MBB và STB giảm nhẹ. VCB giảm mạnh nhất cho thấy mã này chỉ có được một phiên tăng tốt vào hôm qua.

• Các mã ngành tài chính phi ngân hàng giảm, dẫn đầu là BVH và PVI. Các mã chứng khoán giảm mạnh hơn với HCM giảm mạnh; SSI cũng giảm. VND phiên 24/06/2016 giảm.

• Các mã ngành hàng tiêu dùng giảm với VNM giảm nhẹ. MSN và KDC giảm mạnh hơn. FPT cũng giảm. Trái lại MWG tăng mạnh. PNJ cũng giảm.

FPT đã công bố KQKD 5 tháng vượt kế hoạch với doanh thu đạt 14.633 tỷ đồng, hoàn thành 97% kế hoạch cho 5 tháng đầu năm trong khi LNTT đạt 1.037 tỷ đồng; hoàn thành 109% kế hoạch. LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 722 tỷ đồng, hoàn thành 116% kế hoạch. Mảng bán lẻ là động lực tăng trưởng chính với doanh thu tăng 33% so với cùng kỳ còn LNTT tăng 37% so với cùng kỳ.

Điều đáng nói phiên 24/06/2016 là cả mảng bán lẻ của MWG và FPT đều nhận được sự quan tâm tích cực gần đây và điều này đã giúp giá MWG tăng. Trên thực tế câu chuyện thoái vốn khỏi mảng bán lẻ của FPT là một trong những động lực giúp cả 2 cổ phiếu tăng từ đầu năm.

• Cổ phiếu ngành sản xuất giảm mạnh, dẫn đầu là HPG & HSG. PAC cũng giảm mạnh. BMP và DQC cũng giảm. TMT và HHS cũng giảm. TCM & STK phiên 24/06/2016 cũng giảm.

Phiên 24/06/2016 cổ phiếu ngành sản xuất giảm mạnh vì có mối liên hệ trực tiếp nhất với sự biến động của thị trường tiền tệ toàn cầu. NĐT sẽ có cơ hội mua vào các cổ phiếu này trong tuần tới.

• Cổ phiếu dầu khí giảm mạnh, dẫn đầu là GAS & PVD. PXS và PVS cũng giảm. Giá dầu là tác nhân chính ở đây. Nhiều cổ phiếu dầu khí đã bật lên khỏi sàn vào thời điểm đóng cửa.

• Cổ phiếu BĐS giảm nhẹ, dẫn dầu là VIC; DXG; SJS; BCI và NLG. Trái lại KBC tăng và đạt đỉnh từ đầu năm. HBC cũng tăng trần. CTD & CII cũng giảm.

KBC & HBC đi ngược lại thị trường chung và Chuyên viên trước đó vẫn luôn có quan điểm tích cực về 2 cổ phiếu này.

Viglacera (VGC-Upcom) sẽ đấu giá 30 triệu cổ phiếu với giá khởi điểm là 11.700đ/cp vào ngày 28/7/2016 trên HNX. Số cổ phiếu này tương đương 11,36% tổng số cổ phiếu niêm yết của VGC (264,5 triệu cổ phiếu). Trong 5 tháng đầu năm, LNTT của VGC đạt 284 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ và hoàn thành 41% kế hoạch cả năm. Trong khi đó doanh thu đạt 6.021 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. VGC kinh doanh VLXD và BĐS. NĐT nên theo dõi VGC vì công ty có kế hoạch niêm yết trên HSX hoặc HNX.

• Cổ phiếu ngành thủy sản và nông nghiệp biến động trái chiều. HAG & HNG giảm. SBT và BHS cũng giảm. VFG và GTN giảm. PAN và VHC là những mã hiếm hoi tăng.

GTN đã đánh mất phần lớn những gì đạt được sau khi được thêm vào giỏ ETF. Hiện định giá của cổ phiếu này đã hợp lý trở lại.

• Cùng với đà giảm chung của thị trường, các mã ngành dược cũng giảm, dẫn đầu là DHG & TRA.

• Các mã ngành điện chịu tác động của sự biến động tỷ giá với NT2 tăng trần trong khi PPC giảm.

Brexit, một hiện tượng kinh tế mới với nền kinh tế toàn cầu và gần như chưa có tiền lệ nên những bất định phía sau sẽ khó có thể đo lường chính xác trong ngắn hạn. Do đó, nếu nhà đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro thấp, chuyên viên cho rằng hành động bán phiên 24/06/2016 là khá hợp lý. Đồng thời, yếu tố truyền thông trong hai ngày cuối tuần nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trong tuần tới. Yếu tố giao dịch tại các thị trường tài chính lớn cũng có khả năng sẽ ảnh hưởng đến hành động mua bán tại thị trường Việt Nam.

3. Thông tin Doanh nghiệp:

FPT: KQLN 5 tháng đầu năm bắt đầu cải thiện và Chuyên viên kỳ vọng 6 tháng cuối năm sẽ khả quan hơn. Giữ KN MUA.

CTCP FPT (FPT) vừa công bố KQLN 5 tháng đầu năm 2016, trong đó lợi nhuận trước thuế đạt 1.117 tỷ đồng (giảm 7% so với cùng kỳ), nhìn chung phù hợp với kỳ vọng và đạt 36% dự báo cả năm Chuyên viên. Chuyên viên giữ khuyến nghị MUA đối với FPT với giá mục tiêu 54.000 đồng (tổng mức sinh lời 36,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,9%) vì Chuyên viên cho rằng tăng trưởng sẽ quay trở lại trong 6 tháng cuối năm 2016, trong khi việc thoái bớt vốn lĩnh vực phân phối và bán lẻ, mà Chuyên viên cho rằng sẽ hoàn tất trong Quý 4/2016, sẽ là một yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu.

Trong tháng năm, biên lợi nhuận lĩnh vực xuất khẩu phần mềm (28% lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm 2016) tiếp tục cải thiện so với Quý 1/2016 khi cả doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Chuyên viên dự báo biên lợi nhuận tăng sẽ hỗ trợ lợi nhuận trước thuế tăng trưởng cao hơn từ nay đến cuối năm nhờ các biện pháp tăng cường hiệu suất, cải thiện tại tại Slovakia và các biện pháp giảm chi phí như giảm ngân sách cho bộ phận back office. Nhìn chung, trong 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu phần mềm đạt tăng trưởng doanh thu 38% và lợi nhuận trước thuế 26%, thể hiện thành công trong việc mở rộng tại các thị trường nước ngoài.

Tương tự KQLN 4 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế dịch vụ viễn thông (33% lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm 2016) giảm 11% dù doanh thu tăng trưởng cao ở mức 26%. Như Chuyên viên đề cập trước đây, điều này do 1/ Phân bổ chi phí đầu cuối liên quan đến các dự án quang hóa tại TP. Như Chuyên viên đề cập trước đây, điều này là do 1/ Phân bổ chi phí đầu cuối liên quan đến các dự án quang hóa tại TP. HCM và Hà Nội; 2/ Các dự án quang hóa tại các thành phố khác; và 3/ Dự phòng tương đương 1,5% doanh thu viễn thông cho quỹ Viễn thông Công ích Việt Nam. Vì việc phân bổ chi phí liên quan đến các dự án tại TP. HCM và Hà Nội đến tháng 06/2016 sẽ hoàn tất, Chuyên viên kỳ vọng biên lợi nhuận lĩnh vực này sẽ tăng trong 6 tháng cuối năm.

Lĩnh vực CNTT lỗ trước thuế 24 tỷ đồng trong khi 5 tháng đầu năm 2015 lãi 83 tỷ đồng nhưng cần lưu ý rằng việc ghi nhận là tùy thuộc theo tiến độ dự án và có nhiều biên động. FPT cho biết dự kiến hoàn tất phần lớn các dự án trong 6 tháng cuối năm trong khi năm 2015 thì phần lớn dự án được ghi nhận trong 6 tháng đầu năm. Vì vậy, Chuyên viên cho rằng kết quả lĩnh vực này sẽ hồi phục trong 6 tháng cuối năm 2016.

Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế lĩnh vực phân phối (15% lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm 2016) giảm mạnh 40% do mất doanh thu từ MWG từ tháng 09/2015. Bán lẻ (7% lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm), đóng góp ít hơn, không thể bù đắp được dù lợi nhuận trước thuế tăng mạnh 37% so với cùng kỳ năm ngoái với 52 cửa hàng mới mở trong 5 tháng đầu năm.

4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Ảnh hưởng của Brexit – Ảnh hưởng mạnh trong ngắn hạn với sự không rõ ràng trong trung hạn về tương lai của EU.

Mặc dù đã hồi phục từ mức giảm mạnh thì thị trường sẽ còn giảm vài phiên nữa để phản ánh hết tác động của Brexit – Cho đến sáng nay, thị trường vẫn chưa phản ánh tác động của Brexit, kể cả thị trường tiền tệ; hàng hóa cơ bản và thị trường chứng khoán. Và một đợt giảm mạnh thường thấy đã diễn ra với thị trường tiền tệ biến động mạnh trước tiên, sau đó đến thị trường chứng khoán. Tuy nhiên sau khi giảm mạnh ban đầu, Chuyên viên thấy các thị trường đã có sự hồi phục. VNIndex là một ví dụ rõ ràng; trong đó trong phiên chỉ số này đã có lúc rơi xuống dưới mốc 600 trước khi hồi phục và đóng cửa trên mốc 620.

Tuy nhiên các thị trường vẫn chưa phản ánh hết tác động của Brexit vì (1) thị trường Mỹ chưa mở cửa và (2) không ai biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Brexit sẽ gây ra bất ổn trong vài phiên hay thậm chí là vài tuần tới. Do vậy mặc dù thị trường có vẻ đã phản ứng thái quá khi giảm về 597, thì Chuyên viên cho rằng việc Vnindex đóng cửa được ở trên mốc 620 có lẽ cho thấy NĐT đã hơi quá lạc quan. Chuyên viên cho rằng Vnindex có lẽ sẽ giảm trong tuần tới trước khi gặp được ngưỡng hỗ trợ đủ mạnh.

Nhận định này một phần xuất phát từ quan điểm là thị trường tiền tệ sẽ tiếp tục có sự biến động – Chuyên viên cho rằng thị trường sẽ còn bất ổn sau phiên ngày 24/06/2016 dựa trên quan điểm là (1) thị trường tiền tệ tiếp tục có sự biến động với đồng USD & JPY mạnh lên và (2) tâm lý thiên thiên về giảm rủi ro trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường sơ khai và mới nổi.

Tiếp tục có những bất ổn trong trung dài hạn từ Brexit – Tác động trong trung dài hạn của Brexit sẽ khó có thể đánh giá. Quá trình Anh rời khỏi EU có thể mất khoảng 2 năm. Và Anh có lẽ sẽ phải đàm phán với phần còn lại của thị trường chung châu Âu nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực về mặt kinh tế. Tuy nhiên với việc Anh rời EU thì các quốc gia khác như Đan Mạch và Cộng hòa Séc có lẽ cũng sẽ yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý tương tự. Và có thể phe chống lại việc ở lại EU trên khắp châu Âu cũng sẽ lên tiếng về việc rởi khỏi EU. Điều này sẽ dẫn đến một thời gian dài bất ổn trong nội bộ EU và sẽ ảnh hưởng đến đồng euro.

Và bất ổn đối với đồng euro có thể dẫn tới rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới trong trung hạn.

Chuyên viên lo ngại trong trung hạn NĐT sẽ có xu hướng tìm đến những đồng tiền an toàn như USD và JPY. Đồng thời tâm lý tránh rủi ro tại các thị trường chứng khoán sơ khai và mới nổi cũng sẽ tăng lên.

Ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam là rất nhỏ – Ảnh hưởng đối với kinh tế vĩ mô của Việt Nam là rất nhỏ. Anh chỉ chiếm 2,9% tổng kim ngạch xuất khẩu và 0,44% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Tác động thực sự ở đây là bất ổn về tương lai của EU (EU chiếm 19,1% kim ngạch xuất khẩu và 6,3% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam). Và rủi ro chính ở đây là rủi ro tỷ giá thay vì sự giảm đi của nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam mặc dù nền kinh tế Anh có thể yếu đi trong một khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đã đắt hơn do đồng Bảng giảm giá hơn 10% vào ngày 24/06/2016.

Một thông tin tích cực từ Brexit là lãi suất tại Mỹ sẽ chưa tăng ngay – Trên thực tế Brexit không chỉ hoàn toàn đem lại thông tin tiêu cực vì Fed sẽ chưa thể tăng ngay lãi suất vì có rủi ro bên ngoài như Chủ tịch Fed Yellen đã đề cập gần đây. Cho dù vậy đồng USD mạnh lên như đã thấy ngày 24/06/2016 cũng không phải hoàn toàn tích cực.

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ Brexit trong vài ngày tới – Vnindex đã hồi phục nhanh chóng sau khi giảm mạnh với NĐT đã mua vào mạnh khi chỉ số này rơi xuống dưới 600. Tuy nhiên Chuyên viên cho rằng mọi việc chưa kết thúc ở đây và hiện thị trường vẫn phải đối mặt với những bất ổn. Do vậy Chuyên viên cho rằng trong tuần tới thị trường vẫn còn khả năng giảm trong bối cảnh Vnindex phải tìm và xác nhận đáy ngắn hạn.

Các mã bluechip và cổ phiếu của doanh nghiệp có xuất khẩu sang EU sẽ chịu tác động ngắn hạn nhiều hơn – Về từng cổ phiếu cụ thể, Chuyên viên cho rằng giá những cổ phiếu sau sẽ tiếp tục giảm (1) các mã bluechip được NĐTNN ưa chuộng nói chung và (2) cổ phiếu của doanh nghiệp xuất khẩu nhiều sang EU chẳng hạn như HVG; FMC và STK. Những công ty có khoản vay bằng euro hay JPY như NT2 & PPC sẽ chịu rủi ro lỗ tỷ giá vào cuối năm. Tuy nhiên, cũng có thể các công ty này sẽ lãi tỷ giá.

Tuy nhiên Brexit lại mang lại lợi ích cho một số doanh nghiệp. Khi trao đổi với VHC vào ngày ngày 24/06/2016, công ty đã cho biết cá tra là một trong những loại cá rẻ nhất tại thị trường Anh nên có khả năng nhu cầu đối với mặt hàng này còn tăng khi kinh tế khó khăn. Đồng thời công ty còn đang nỗ lực khai thác nhu cầu tại thị trường Mỹ.

Tâm lý bất mãn đối với chính quyền đương nhiệm có lẽ cũng sẽ thể hiện trong cuộc bầu cử tại Mỹ và điều này có khả năng ảnh hưởng đến TPP – Brexit thể hiện cho tâm lý bất mãn nói chung của cử tri tại nhiều nước châu Âu và cả ở Mỹ (ông Donald Trump là một hiện tượng) sau nhiều thập kỷ mức sống đi xuống. Và điều này tâm lý này có lẽ cũng sẽ ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội tại Mỹ. Các quốc gia đang có xu hướng gần hơn với chủ nghĩa dân tộc và xa hơn với chủ nghĩa quốc tế. Chuyên viên cho rằng TPP có lẽ sẽ gặp khó khăn nhiều hơn khi thông qua tại Quốc hội do không được cư tri Mỹ nói chung ủng hộ vì đây là một biểu tượng của chủ nghĩa quốc tế (nhiều người cho rằng chủ nghĩa quốc tế làm giảm mức sống và mang đi nhiều việc làm sang các quốc gia phát triển).

Hiện nói về mối liên hệ giữa Brexit và quá trình thông qua TPP tại quốc hội các nước là hơi sớm và chưa có gì chắc chắn; nhưng có lẽ Brexit đang cho thấy tâm lý nói chung của cử tri tại các nền kinh tế phát triển.

——————————–

CPI Việt Nam 6 tháng đầu năm tăng 1,72%, theo công bố của Tổng Cục thống kê. Cụ thể, chỉ số CPI tháng 6 tăng 0,46% so với tháng trước, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, tăng 2,35% so với thời điểm cuối tháng 12 năm ngoái. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 10 nhóm hàng tăng, trong đó nhóm giao thông tăng cao nhất (2,99%); tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (tăng 0,55%); Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,21%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,18%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,13%… Mặc dù mức tăng này không cao, tuy nhiên Bà Đỗ Thị Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho biết áp lực lạm phát sẽ dồn lên 6 tháng cuối năm 2016 với giá y tế, giáo dục và xăng dầu tăng trở lại. Điều này cho thấy áp lực lạm phát đang ngày một lớn dần và NHNN vẫn cần thận trọng trong điều hành chính sách tiền tệ.

5. Sự kiện nổi bật ngày mai 27/06/2016:

27/06/2016 GMD Niêm yết cổ phiếu bổ sung – 59,810,287 CP

27/06/2016 EMC Niêm yết cổ phiếu bổ sung – 3,400,000 CP

27/06/2016 HVT Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,500 đồng/CP

27/06/2016 VIC Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 1000:110

27/06/2016 HJS Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,200 đồng/CP

27/06/2016 PVE Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,000 đồng/CP

27/06/2016 PCT Trả cổ tức bằng tiền, 900 đồng/CP

27/06/2016 SRC Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 700 đồng/CP

27/06/2016 MHL Giao dịch bổ sung – 437,054 CP

27/06/2016 TC6 Ngày GDKHQ Thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 1:1.5

27/06/2016 TC6 Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 600 đồng/CP

27/06/2016 VNP Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016

27/06/2016 SFI Giao dịch bổ sung – 435,224 CP

27/06/2016 AVF Giao dịch bổ sung – 419,400 CP

6. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:

Ghi chú:

– “Giá mục tiêu” và “Giá cắt lỗ” sẽ được cập nhật dựa trên diễn biến giao dịch hàng ngày của từng mã.

– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.

——————————–

Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK

Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.

Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224

Skype: dautu.cophieu

Email: dautucophieu68@gmail.com

Website: dautucophieu.net

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý