1. Nhận định thị trường:
Sắc đỏ tiếp tục hiện diện ở phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index đánh mất 6,81 điểm xuống 678,02 điểm cùng với 91,99 triệu cổ phiếu được khớp.
Đồ thị VN-Index ngày 24/10/2016. Nguồn: AmiBroker
Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nhật Cường cho rằng động lực tăng điểm của thị trường trong ngắn hạn đang dần suy yếu. Do đó, chỉ số VN-Index có thể tiếp tục điều chỉnh trong phiên giao dịch ngày mai – 25/10/2016 để kiểm định mốc hỗ trợ 671.86 điểm. Do vậy, các danh mục lướt sóng cũng nên tạm dừng trong giai đoạn này. Đồng thời, NĐT được khuyến nghị hạn chế hoạt động mua vào, NĐT có thể tranh thủ các nhịp hồi để giảm tỷ trọng đối với vị thế ngắn hạn và chờ đợi thị trường cho tín hiệu rõ nét hơn.
Nhà đầu tư muốn biết điểm mua, điểm bán Top 50 cổ phiếu mạnh nhất thị trường, vui lòng add Facebook của Cường để được tư vấn chi tiết.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 24/10/2016:
VN-Index đánh mất mốc hỗ trợ mạnh 680 điểm. Bất chấp kết quả kinh doanh tích cực, VNM giảm điểm mạnh đóng góp gần 1/3 mức giảm của chỉ số.
• Các mã ngân hàng biến động trái chiều và giảm với VCB giảm trong khi BID & CTG đều tăng. EIB đóng cửa tại tham chiếu trong khi MBB; STB và ACB giảm.
BID trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt là 850đ/cp sau khi tổ chức ĐHĐCT bất thường – BIDV (BID – Kém khả quan) đã thông báo tại ĐHĐCĐBT rằng Ngân hàng sẽ trả cổ tức tiền mặt 850đ/cp vào ngày 21/11 tới. Và ngày đăng ký cuối cùng là ngày 4/11. Đây được xem là quyết định cuối cùng cho vấn đề cổ tức và sự đảo ngược so với phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu đã được đề xuất tại ĐHĐCĐTN năm 2015. Đây cũng là vấn đề được Bộ Tài chính xem xét trong thời gian qua.
Trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm giảm vốn chủ sở hữu và nhu cầu tăng vốn trở nên cấp thiết hơn nữa – Sau thông tin này, sự cấp thiết trong việc tăng vốn lại càng gia tăng nếu không BID có thể gặp khó khăn để hoàn thành kế hoạch tăng trưởng tín dụng và LNTT năm nay do Ngân hàng sẽ không thể tăng trưởng tài sản nếu không cải thiện được tỷ lệ CAR lên mức thoải mái hơn.
Vietinbank có thể sẽ có quyết định tương tự – Sau khi vấn đề của BID đã được giải quyết, chúng tôi ngờ rằng CTG có thể cũng sẽ có động thái tương tự và thực hiện trả cổ tức tiền mặt. Mặc dù vẫn chưa có bất kỳ thông báo nào từ phía Ngân hàng này. Dù vậy, sẽ là bất thường nếu có các quyết định khác nhau đối với hai ngân hàng này.
BID cũng vừa công bố KQKD 9 tháng đầu năm riêng lẻ với mức tăng trưởng khiêm tốn – LNTT là 5.623 tỷ đồng (tăng 6,09% so với cùng kỳ) với tăng trưởng cho vay khách hàng từ đầu năm đến hiện tại đạt 12,93% (là 673 nghìn tỷ đồng) và tăng trưởng huy động khách hàng là 25,72% (đạt 712 nghìn tỷ đồng). Thu nhập lãi thuần khá và mức tăng trưởng khá của các thu nhập ngoài lãi bị bào mòn bởi chi phí dự phòng tăng mạnh (tăng 80,96% so với cùng kỳ). Lưu ý rằng đây mới là KQKD riêng lẻ của ngân hàng, do vậy con số hợp nhất có thể khác. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm từ những năm trước, LNTT của ngân hàng thường chiếm 95% LNTT hợp nhất.
• Các mã tài chính phí ngân hàng nhìn chung giảm dẫn đầu là BVH trong khi PVI đóng cửa tại tham chiếu.
SSI ước LNTT 9 tháng giảm nhẹ 4,4% so với cùng kỳ trong khi doanh thu tăng 45%. SSI đã công bố một số liệu KQKD 9 tháng công ty mẹ với doanh thu tăng 45% so với cùng kỳ lên 1.619 tỷ đồng trong khi LNTT giảm 4,4% so với cùng kỳ xuống còn 900,7 tỷ đồng do năm ngoái LNST đạt cao Theo đó LNTT hợp nhất 9 tháng có thể đạt 950 tỷ đồng (25,8% so với cùng kỳ). Kết quả đạt được khả quan nhờ mảng tự doanh đạt kết quả tốt. Theo đó SSI đã hoàn thành 95% kế hoạch LNTT sau 9 tháng.
Doanh thu tăng nhờ GTGD bình quân ngày của thị trường 9 tháng đầu năm tăng 19,7% so với cùng kỳ và đạt 2.950 tỷ đồng cộng với thị phần tăng từ 12,2% trong 9 tháng đầu năm 2015 lên 13,61% trong 9 tháng đầu năm 2016.
Doanh thu môi giới đạt 298 tỷ đồng (tăng 37,2% so với cùng kỳ) trong khi doanh thu từ cho vay margin đạt 320 tỷ đồng (tăng 49,7% so với cùng kỳ). Kết quả ấn tượng này đạt được nhờ (1) GTGD bình quân ngày của thị trường 9 tháng đầu năm tăng 19,7% từ 2.464 tỷ đồng cùng kỳ lên 2.950 tỷ đồng và 92) mảng môi giới khách hàng cá nhân tiếp tục được mở rộng với thị phần chung tăng lên 13,61% trong 9 tháng đầu năm 2016 cho dù mức phí môi giới bình quân là 0,2%; giảm nhẹ so với mức 0,21% cùng kỳ năm ngoái (cho thấy sự cạnh tranh về thị phần môi giới giữa các công ty chứng khoán gay gắt).
Nhờ thị trường phục hồi, dư nợ cho vay margin tăng mạnh lên mức kỷ lục là 3.983 tỷ đồng (tăng 55% so với cùng kỳ) và tăng 9,5% so với đầu năm. Tuy nhiên lợi suất bình quân là 11,5%; giảm 1,2% so với cùng kỳ (là 12,7%). Với lãi suất giảm trong khi thị trường hồi phục, nên SSI đã đưa ra lãi suất cho vay và gửi tiền hấp dẫn hơn cho khách hàng.
Mảng tự doanh là động lực tăng trưởng doanh thu chính – Trong 9 tháng đầu năm mảng tự doanh đạt kết quả rất khả quan với lãi đạt 572 tỷ đồng (tăng 203% so với cùng kỳ) chưa tính lãi chưa hiện thực hóa. Riêng trong Q3, công ty ghi nhận 280 tỷ đồng lãi (tăng 160% so với cùng kỳ), chủ yếu từ tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) là 263 tỷ đồng (94% tổng doanh thu là từ mảng tự doanh).
Trong các khoản đầu tư quan trọng, có những khoản đóng góp sau: DBC đem lại 15 tỷ đồng lãi; HPG đem lại 47 tỷ đồng; TMS đem lại 31 tỷ đồng, GIL đem lại 77 tỷ đồng. Các khoản đầu tư chủ chốt tại thời điểm cuối tháng 9 gồm: HPG (73 tỷ đồng, bằng 5% FVTPL), SSC (116 tỷ đồng, bằng 8,6% FVTPL và giá gốc là 164 tỷ đồng), FPT (127 tỷ đồng, bằng 9,6% FVTPL), PVS (82 tỷ đồng, bằng 6% FVTPL), DBC (270 tỷ đồng, bằng 20,2% FVTPL) và ELC (201 tỷ đồng, bằng 15% FVTPL).
Tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ là thuật ngữ mới dùng để phân loại chứng khoán đầu tư trong quy định mới. Nếu giá trị khoản đầu tư giảm xuống dưới giá gốc sẽ được ghi nhận là “lỗ chưa thực hiện” và sau đó nếu hoàn nhập sẽ được ghi nhận vào “lợi nhuận chưa thực hiện”; chỉ giới hạn ở mức lỗ chưa thực hiện trước đó. Lãi so với giá gốc sẽ không được ghi nhận cho đến khi bán chứng khoán và khi đó lãi sẽ được ghi nhận là “lợi nhuận đã thực hiện” trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Thu nhập lãi tiền gửi dự báo tăng mạnh tới 98% so với cùng kỳ đạt 250 tỷ đồng – Với tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn là 5.914 tỷ đồng (tăng 38,6% so với cùng kỳ). Trong Q3, thu nhập lãi tiền gửi là 100 tỷ đồng, theo đó lợi suất tăng lên 7,64% so với mức 6,51% trong cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động đầu tư này bao gồm cả tiền gửi ngân hàng và trái phiếu. Tuy nhiên, do con số cụ thể không được công bố và chúng tôi cũng biết rằng mức đầu tư vào trái phiếu là không đáng kể, chúng tôi giả định toàn bộ thu nhập này là lãi từ các khoản tiền gửi ngân hàng.
Doanh thu từ các mảng kinh doanh khác cũng được cải thiện, đạt 61 tỷ đồng (tăng 70% so với cùng kỳ) mặc dù vẫn chỉ chiếm 6,5% tổng doanh thu – Với mảng dịch vụ tư vấn đạt doanh thu nổi bật, đóng góp 44 tỷ đồng (tăng 56% so với cùng kỳ).
Chi phí hoạt động tăng lên 263 tỷ đồng (tăng 39,7% so với cùng kỳ) – Chủ yếu do chi phí môi giới tăng. Chúng tôi hiện chưa có con số chi phí cụ thể và giả định rằng chi phí này chủ yếu đến từ hai nguồn (1) phí môi giới bình quân mỗi giao dịch tăng; (2) mức hoa hồng cho môi giới cũng như các chi phí liên quan đến mở rộng chi nhánh tăng.
Chi phí lãi vay tăng mạnh lên 200 tỷ đồng (tăng 157% so với cùng kỳ) – Với tổng dư nợ là 5.948 tỷ đồng (tăng 84,8% so với cùng kỳ). Trong đó, 5.373 tỷ đồng là vay ngân hàng ngắn hạn, chiếm 90,3% tổng dư nợ và lãi suất ước tính là 6% so với mức lãi suất 6,07% trong cùng kỳ năm ngoái. Và 575 tỷ đồng, tương đương 9,6% tổng dư nợ là trái phiếu doanh nghiệp, trong đó 376 tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn trong vòng một năm với lợi suất là khoảng 8,2%.
Theo ước tính, chỉ trong Q3, tổng chi phí lãi vay là 75,8 tỷ đồng với lãi suất bình quân là 5,6%/năm, với mặc dù (1) lãi suất giảm nhưng (2) chi phí lãi vay tăng mạnh hơn dư nợ.
Khi đó, tỷ lệ CIR là 49% trong 9 tháng đầu năm, khá ổn định so với cùng kỳ.
Cũng lưu ý rằng, 229 tỷ đồng thu về từ bán HNG sẽ vẫn được hạch toán là “tài sản lưu động khác”. Theo chú thích trên BCTC, khoản thanh toán này được thực hiện theo thời gian đã xác định trước trong hợp đồng. Tại ĐHĐCĐTN, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT SSI cho biết đến cuối năm 2016, khoản tiền này sẽ được thu hồi hoàn tất vào cuối năm 2016.
Ước tính EPS cả năm sẽ là 1.680đ/cp (theo Thông tư 210), (giảm 2% so với năm 2015) định giá công ty với P/E là 12,83 lần. Dựa trên dự báo của chúng tôi, với giá trị sổ sách là 14.460đ/cp, ước tính P/B là 1,49 lần.
Quan điểm đầu tư – Lặp lại đánh giá Khả quan. Giá cổ phiếu đã giảm theo biến động chung của toàn ngành trong năm nay. Và hiện tại định giá có vẻ rất hợp lý với vị thế đầu ngành và triển vọng tăng trưởng lớn của thị trường vốn Việt Nam trong trung hạn. Việc giới thiệu chứng khoán phái sinh theo quy định của Thông tư 203 và các hình thức cải cách mới trong 12 tháng tới cũng sẽ thúc đẩy tăng KLGD hơn nữa. Và mặc dù việc mở rộng hoạt động môi giới như giới thiệu chứng khoán phái sinh sẽ yêu cầu lượng vốn lớn tập trung cho IT và nhân lực, chúng tôi cho rằng vốn đầu tư này sẽ được thu hồi trong khoảng thời gian hợp lý dựa trên tiềm năng lớn của các sản phẩm mới này. Tuy nhiên, sau khi nới room lên 100% trong năm ngoái, vẫn có những băn khoăn về quản lý và hoạt động chờ đợi cơ quan chức năng làm rõ.
• Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng giảm dẫn đầu là VNM; MSN và KDC. FPT; MWG và PNJ cũng giảm.
VNM công bố KQKD Q3 khả quan như kỳ vọng – VNM (Khả quan) công bố doanh thu thuần Q3 đạt 12.266 tỷ đồng, tăng 15,96% so với cùng kỳ và LNTT đạt 3.045 tỷ đồng, tăng 19,23% so với cùng kỳ. KQKD Q3 nói chung khả quan nhưng vẫn kém hơn mức cao kỷ lục của Q2. So với Q2, doanh thu thuần Q3 thấp hơn 1,5% còn LNTT thấp hơn 9,4%. Đây mới chỉ là KQKD tóm tắt.
Tỷ suất lợi nhuận vẫn ở mức cao mặc dù có giảm so với các quý trước – Tỷ suất LNTT đạt 24,8%; vẫn thấp hơn mức 25,4% trong Q1 và 27% trong Q2. Điều này một phần là do giá sữa nguyên liệu và giá các đầu vào khác hồi phục.
VNM đã hoàn thành 78,8% kế hoạch doanh thu và 90% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng – Doanh thu thuần 9 tháng đạt 35.127 tỷ đồng, tăng 17,6% so với cùng kỳ trong khi LNTT đạt 9.033 tỷ đồng, tăng 27,6% so với cùng kỳ.
Dự báo doanh thu thuần đạt 46.884 tỷ đồng, tăng trưởng 17%; LNTT đạt 11.752 tỷ đồng, tăng trưởng 25,5% và LNST đạt 9.871 tỷ đồng, tăng trưởng 27%. Hiện P/E dự phóng 2016 là 23 lần; sát với định giá các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực.
Công ty Cổ phần FPT (FPT – HSX) vừa mới công bố KQKD cho 9 tháng đầu năm 2016. Doanh thu tiếp tục tốc độ tăng trưởng âm với -2,7% yoy trong khi LNST cho cổ đông công ty mẹ đã có sự tăng trưởng nhẹ +4,7% yoy. Tổng doanh thu và LN tương ứng lần lượt đạt 28.468 tỷ đồng và 1.330 tỷ đồng. Theo đó, LNST đã đạt được mức tăng trưởng dương sau khá nhiều tháng chứng kiến KQKD sụt giảm so với cùng kỳ. Duy trì khuyến nghị MUA trong DÀI HẠN với cổ phiếu FPT với giá mục tiêu là 58.000 đồng/cp.
KQKD 9 tháng đầu năm của FPT tăng nhẹ như dự báo – Công ty Cổ phần FPT (FPT) công bố doanh thu 9 tháng đầu năm hợp nhất là 28.468 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ. LNTT tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ đạt 2.012 tỷ đồng trong khi LNST đạt 1.744 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Vì vậy, sau 9 tháng đầu năm FPT đã hoàn thành 62% kế hoạch doanh thu cả năm và hoàn thành gần 64% kế hoạch LNTT cả năm.
Trong Q3/2016, doanh thu của FPT đạt 10.650 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ trong khi LNST tăng 29% so với cùng kỳ đạt 667 tỷ đồng.
Kế hoạch niêm yết HABECO: Habeco sẽ niêm yết trên sàn UpCom trước khi chuyển sang HNX. Công ty chưa tiết lộ ngày niêm yết và mức giá niêm yết. Habeco đang giao dịch ở mức giá gần 47.000 đồng/cp tương ứng vốn hóa là ~495 triệu USD. Bộ Công Thương vừa thành lập Ban chỉ đạo giám sát hoạt động thoái vốn của Sabeco và Habeco nhằm đẩy nhanh tiến độ đang có khả năng không đạt kế hoạch ban đầu vào cuối năm 2016. Đối với Habeco, Nhà nước sẽ thoái vốn toàn bộ 81,79% (khoảng 4 triệu USD) năm 2016, hoặc đầu năm 2017. Hiện tại, Carlsberg là cổ đông lớn thứ hai của Habeco với ~17,5% cổ phần.
• Cổ phiếu dầu khí giảm dẫn đầu là GAS; PVD; PVS và PXS.
KQKD 9 tháng đầu năm của GAS giảm như dự báo – Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP (GAS – Nắm giữ) đã công bố KQKD 9 tháng đầu năm. Theo đó, doanh thu giảm 7,4% so với cùng kỳ còn 43.546 tỷ đồng và LNST giảm mạnh 46% so với cùng kỳ còn 4.161 tỷ đồng. Sau 9 tháng đầu năm, GAS đã hoàn thành 79% kế hoạch doanh thu cả năm và 58,7% kế hoạch lợi nhuận.
Trong Q3/2016, doanh thu là 13.787 đồng, giảm 12% so với cùng kỳ và LNST chỉ là 986 tỷ đồng, giảm 59% so với cùng kỳ.
• Cổ phiếu ngành sản xuất nhìn chung giảm dẫn đầu là HPG & HSG giảm dù NKG tăng. BMP; CSM; DQC; DRC; HHS; RAL; STK; TCM và TMT đều giảm.
Tin KQKD – TCM (HSX) công bố KQKD 9 tháng hợp nhất với doanh thu thuần đạt 2.309 tỷ đồng (tăng 8% so với cùng kỳ) và LNST đạt 90 tỷ đồng (giảm 32% so với cùng kỳ). Theo đó TCM đã hoàn thành 71% kế hoạch doanh thu nhưng mới chỉ hoàn thành được 56% kế hoạch LNST cả năm sau 9 tháng. Riêng Q3, doanh thu thuần đạt 790 tỷ đồng (giảm 2% so với cùng kỳ) còn LNST đạt 40 tỷ đồng (giảm 12% so với cùng kỳ).
Chi phí tăng đã ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và cả lợi nhuận – LNST giảm do lợi nhuận gộp giảm 10% so với cùng kỳ xuống còn 302 tỷ đồng. Trong khi đó tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 16% trong 9 tháng đầu năm 2015 xuống còn 13% trong 9 tháng đầu năm 2016. Ở đây có nhiều yếu tố ảnh hưởng gồm (1) chi phí nhân công tăng 12% so với cùng kỳ chủ yếu do lương tối thiểu tăng 12% từ ngày 1/1/2016; (2) chi phí khấu hao trên doanh thu tăng 7% do nhà máy Vĩnh Long đi vào hoạt động từ tháng 7/2015 trong khi công suất hoạt động thấp hơn điểm hòa vốn 7% và thấp hơn 15% so với các nhà máy cũ của TCM.
PAC công bố KQKD khả quan – Công ty Cổ phần Pin Ắc quy Miền Nam (PAC – Nắm giữ) công bố KQKD 9 tháng đầu năm với doanh thu đạt 1.687 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ trong khi LNST đạt 81 tỷ đồng, tăng 24,6% so với cùng kỳ. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm, PAC đã lần lượt hoàn thành 69% và 62% kế hoạch doanh thu và LNST cả năm.
Trong Q3/2016, doanh thu đạt 552 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ trong khi LNST tăng mạnh 72% so với cùng kỳ đạt 31,9 tỷ đồng.
Cổ phiếu BĐS biến động trái chiều với VIC & BCI đóng cửa tại tham chiếu. CII; CTI; CTD; DIG; DXG; HBC; KBC; KDH; SJS và NLG đều giảm.
KQKD 9 tháng đầu năm của NLG tăng mạnh như dự báo – Trong 9 tháng đầu năm, Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG – Khả quan) báo đạt 1.672 tỷ đồng doanh thu, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ và hoàn thành 52% kế hoạch doanh thu cả năm trong khi đó, LNST cũng tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ đạt 163 tỷ đồng, hoàn thành 41% kế hoạch LNST cả năm.
Trong Q3/2016, doanh thu đạt 604 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ nhờ thực hiện bàn giao nhà tại các dự án Ehome3, Ehome4 và Ehome6 đồng thời ghi nhận 35 tỷ đồng LNST, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ.
• Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều và giảm do HAG giảm đồng thời BFC; BHS; DPM và GTN cũng giảm. PAN; SBT; VHC và VFG đóng cửa tại tham chiếu trong khi đó HNG tăng.
• Cổ phiếu ngành dược phẩm giảm với DHG; DMC; IMP và TRA giảm.
• Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, logistic và vận tải biến động trái chiều và giảm với NT2 giảm dù PPC và VSH tăng. GMD đóng cửa tại tham chiếu trong khi NCT và VSC giảm. VNS cũng giảm.
Tin KQKD – VNS (Nắm giữ) công bố lợi nhuận 9 tháng 2016 giảm. VNS công bố doanh thu thuần hợp nhất 9 tháng đạt 3.441 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ và LNST đạt 243 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ. Theo đó công ty đã hoàn thành 80% kế hoạch doanh thu và 92% kế hoạch LNST sau 9 tháng. Riêng trong Q3, doanh thu đạt 1.184 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ) và LNST đạt 93 tỷ đồng (giảm 6% so với cùng kỳ). Theo đó tăng trưởng doanh thu Q3 giảm còn 6% từ mức 8% của 6 tháng đầu năm trong khi LNST Q3 giảm 6%; bằng mức giảm của 6 tháng đầu năm.
Dự báo LNST cả năm 2016 sẽ giảm 4,2% do doanh thu/xe giảm trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng. Dự báo doanh thu thuần đạt 4.420 tỷ đồng (tăng trưởng 4%) và LNST đạt 315 tỷ đồng (giảm 4,2%). Giả định là tổng số xe tại thời điểm cuối 2016 sẽ tăng 4,9% lên 6.416 chiếc; đồng thời giả định doanh thu/xe sẽ giảm 1,7% xuống còn 2,07 triệu đồng/ngày. Theo đó EPS đạt 4.309đ; P/E dự phóng là 8,1 lần.
Hiện câu chuyện tăng trưởng đã không còn được như trước – Câu chuyện tăng trưởng của VNS hiện đã chấm dứt do (1) tốc độ mở rộng của đội xe đã chậm lại (2) cạnh tranh gay gắt hơn từ đối thủ mới gia nhập ngành chẳng hạn như Uber và Grab và (3) chiến lược thận trọng trong việc mở rộng vào các thị trường mới chẳng hạn như thị trường Hà Nội. Phần mềm gọi taxi của VNS hiện đang được áp dụng thử nghiệm trong khi công ty cũng bổ sung một số taxi không gắn biển hiệu và logo taxi (Vcar) nhằm giữ vững thị phần. Trong khi đó giá xăng giảm chủ yếu đem lại lợi ích cho người lái xe chứ không phải công ty. (Nguồn HSC)
Nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại bán ròng với giá trị đạt hơn 28,9 tỷ đồng, tuy nhiên nếu xét về khối lượng thì họ vẫn mua ròng hơn 1 triệu cổ phiếu. Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng gần 32 tỷ đồng (gấp 3,7 lần so với giá trị bán ròng phiên cuối tuần trước). Trong đó, HPG dẫn đầu danh sách mua ròng với giá trị đạt 55,4 tỷ đồng. Tiếp đó là BMP với giá trị đạt 10,7 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, họ bán ròng mạnh nhất mã VNM, đạt 83,9 tỷ đồng. CTD và HSG cũng bị bán ròng mạnh với giá trị lần lượt đạt 18 tỷ đồng và 13,5 tỷ đồng. Ngoài ra không có mã nào có giá trị giao dịch đạt 10 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 3 tỷ đồng (giảm 72% so với phiên trước). Họ bán ròng mạnh nhất mã IVS hơn 6 tỷ đồng trong khi HUT và PVS được mua ròng mạnh nhất với giá trị lần lượt đạt 7 tỷ đồng và 4 tỷ đồng.
3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
VNX-Index chính thức vận hành: Chỉ số chung VNX-Allshare sẽ được chính thức triển khai từ ngày 24/10/2016. VNX-Index có điểm chỉ số cơ sở là 1.000 điểm. Theo đó, chỉ số chung VNX-Allshare đã lựa chọn 488 cổ phiếu từ tổng cộng gần 700 cổ phiếu. Trong đó, sàn GDCK Tp. Hồ Chí Minh (HoSE) góp 247 cổ phiếu, sàn GDCK Hà Nội (HNX) góp 241 cổ phiếu. Chỉ số này đại diện cho hơn 92% giá trị vốn hóa và hơn 94% giá trị giao dịch toàn thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là chỉ số giá được tính theo phương pháp giá trị vốn hóa điều chỉnh tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng.
4. Sự kiện nổi bật ngày mai (25/10/2016):
25/10/2016 MPT Ngày GDKHQ Thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, tỷ lệ 2:1, giá 10.000 đồng/CP
25/10/2016 MPT Ngày GDKHQ Trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:12
25/10/2016 FCC Họp ĐHCĐ bất thường lần 1 năm 2016
25/10/2016 STG Giao dịch bổ sung – 57,677,859 CP
25/10/2016 FID Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 7%
25/10/2016 CDN Trả cổ tức đợt 1/2016 bằng tiền, 500 đồng/CP
25/10/2016 HAH Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền, 2,000 đồng/CP
5. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:
Ghi chú:
– T + 0 là ngày Mua.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.
—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Facebook / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net